Đề kiểm tra Học kỳ 1 Môn : Vật lý 10

Đề kiểm tra Học kỳ 1 Môn : Vật lý 10

1). Từ mặt đất người ta ném một vật thẳng đứng lên cao với vận tốc v0=20m/s. Lấy g=10m/s2. Thới gian vật lên đến độ cao cực đại là :

 A). 3s

 B). 2,5s

 C). 2s

 D). 4s

 2). Một chất điểm được thả rơi trong chân không, không vận tốc đầu tại một nơi có g = 10 m/s2. Khoảng đường rơi của chất điểm trong giây thứ năm là:

 A). 45m

 B). 125m

 C). 50m

 D). 15m

 3). Trong một chuyển động thẳng , vận tốc có giá trị : 1m/s ( t= 0) ; 2m/s ( t=1s);4 m/s ( t=2s) ;6m/s ( t=3s) ; 10 m/s (t= 4s)vậy ta có:

 A). Chuyển động chậm dần

 B). Chuyển động nhanh dần đều.

 C). Chuyển động chậm dần đều

 D). Chuyển động nhanh dần

 

doc 8 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kỳ 1 Môn : Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh Đắk Lắk 	 Đề kiểm tra Học kỳ 1
Trường THPT BC Buôn Ma Thuột Môn : Vật lý 10
 1). Từ mặt đất người ta ném một vật thẳng đứng lên cao với vận tốc v0=20m/s. Lấy g=10m/s2. Thới gian vật lên đến độ cao cực đại là : 
	A). 3s 
	B). 2,5s 
	C). 2s 
	D). 4s 
 2). Một chất điểm được thả rơi trong chân không, không vận tốc đầu tại một nơi có g = 10 m/s2. Khoảng đường rơi của chất điểm trong giây thứ năm là:
	A). 45m
	B). 125m	
	C). 50m
	D). 15m
 3). Trong một chuyển động thẳng , vận tốc có giá trị : 1m/s ( t= 0) ; 2m/s ( t=1s);4 m/s ( t=2s) ;6m/s ( t=3s) ; 10 m/s (t= 4s)vậy ta có:
	A). Chuyển động chậm dần
	B). Chuyển động nhanh dần đều.	
	C). Chuyển động chậm dần đều
	D). Chuyển động nhanh dần
 4). Chuyển động của của vật nào trong số các vật kể sau KHÔNG THỂ coi như chuyển động của một chất điểm:
	A). Cánh cửa đang được mở ra
	B). Hòn bi được ném lên không trung	
	C). Ôtô đi từ TP Hồ Chí Minh về Buôn Ma Thuột
	D). Sàn toa tàu đang chạy giữa 2 sân ga.
 5). Lúc 8h, ôtô 1 đi qua điểm A trên đường thẳng với vận tốc 10m/s, chuyển động CDĐ với a1 = 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại B cách A 560m, xe 2 bắt đầu khởi hành đi ngược chiều xe 1, chuyển động nhanh dần đều với a2 = 0,4 m/s2. Tìm thời điểm gặp nhau của 2 xe:
	A). 9 giờ00 phút10 giờ	
	B). 8 giờ30 phút 40 giây
	C). 8 giờ00 phút 40 giây
	D). 8 giờ05 phút 00 giây
 6). Một vật đi nửa đầu đoạn đường với vận tốc đều v1 =12 km/h, đi nửa đoạn đường còn lại với vận tốc đều v2 = 20 km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường
	A). 16km/h
	B). 15km/h	
	C). 32km/h	
	D). 20km/h
 7). Một chất điểm được thả rơi trong chân không, không vận tốc đầu tại một nơi có g = 10 m/s2. Khoảng đường rơi của chất điểm sau năm giây là
	A). 125m	
	B). 50m
	C). 45m
	D). 60m
 8). Trong số các phương trình sau, phương trình nào là phương trình tọa độ của chuyển động thẳng đều có độ lớn vận tốc là 2m/s
	A). x = 5 - 2(t - 4)	 
	B). s = 2t	
	C). v = 5- 2(t -6)	 	 
	D). x = 5 + 2t2/2
 9). Chuyển động của một vật rơi tự do trong chân không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
	A). Gia tốc rơi tự do(gia tốc trọng trường ) tại mỗi nơi
	B). Hình dạng và thể tích của vật
	C). Hình dạng của vật
	D). Khối lượng của vật
 10). Một chất điểm chuyển động biến đổi đều với v0=18km/h và quãng đường nó đi được trong giây thứ năm là 4,5m. Gia tốc của chất điểm là :
	A). -1,1m/s2 
	B). -0,1m/s2
	C). 1,1m/s2
	D). 0,1m/s2
 11). Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó có:
	A). Có gia tốc và vận tốc tăng dần.
	B). Gia tốc a có hướng và độ lớn không đổi	
	C). Gia tốc a có độ lớn không đổi và cùng chiều với vận tốc ( tích a.v > 0)
	D). Tất cả các phát biểu trên đều sai
 12). Từ mặt đất người ta ném một vật thẳng đứng lên cao với vận tốc v0=20m/s. Lấy g=10m/s2. Vận tốc lúc vật rơi xuống đất là : 
	A). 30m/s 
	B). 20m/s 
	C). 3m/s 
	D). 4m/s 
 13). Một chất điểm có chuyển động thẳng chậm dần theo chiều âm khi ta có:
	A). V > 0 , a< 0	
	B). V < 0 , a < 0
	C). V 0	
	D). V > 0 , a< 0
 14). Phương trình chuyển động của một vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng là x= 80t2 + 50t + 10 (cm/s). Định vị trí của vật vào lúc vận tốc đạt được 130 cm/s
	A). 0,4m	
	B). 600cm
	C). 350cm
	D). 0,55m
 15). Đúng lúc 8h một ôtô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc không đổi v1 = 32km/h. Đồng thời một xe đạp khởii hành từ HP đi về HN với vận tốc không đổi v2 =5m/s. Coi như đường HN-HP là đường thẳng và dài 100km. hãy xác định: thời điểm ôtô và xe đạp gặp nhau; nơi gặp nhau cách HN bao nhiêu ki lô mét? 
	A). 2h và 36km
	B). 10h và 32km
	C). 10h và 64km
	D). 2h và 64km 
 16). Một xe chuyển động nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100m, lần lượt trong 5s và 3,5s. Tính gia tốc của chuyển động.
	A). 3m/s2 
	B). 2m/s2
	C). 1,5 m/s2	
	D). 2,5 m/s2
 17). Một vật chuyển động nhanh dần đều có vận tốc ban đầu là v0 = 18 km/h, gia tốc a = 0,5 m/s2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, thì công thức đường đi là:
	A). s = 5t + 0,5 t2/2
	B). x = ( t -5) / 0,5	 	
	C). s = 5t + 2/ t 	
	D). s= 5 + 0,5t2
 18). Ô tôrời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Cần bao nhiêu thời gian để vận tốc đạt đến 36km/h?
	A). 20s 
	B). 30s 
	C). 25s
	D). 10s 
 19). Một chất điểm chuyển động biến đổi đều với v0=18km/h và quãng đường nó đi được trong giây thứ năm là 4,5m. Quãng đường chất điểm chuyển động trong 10s là : 
	A). 18m
	B). 15m
	C). 45m
	D). 75m 
 20). Một vật được ném lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu v0 = 20 m/s.Độ cao cực đại mà vật lên tới là:
	A). 35m
	B). 20m 
	C). 15m
	D). 30m
 21. Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào: 
	A. Tốc độ góc của vật 
	B. Khối lượng của vật 
	C. Vị trí của trục quay 
	D. Hình dạng và kích thước của vật 
 22. So sánh lực hấp dẫn giữa 2 vật cùng khối lượng 2kg đặt cách nhau 1m với trọng lượng của mỗi vật thì: 
	A. Lực hấp dẫn lớn hơn trọng lượng 
	B. Chưa thể biết kết quả 
	C. Lực hấp dẫn bằng trọng lượng 
	D. Lực hấp dẫn nhỏ hơn trọng lượng 
 23. Khi xe máy đột ngột tăng tốc, người ngồi trên xe sẽ: 
	A. Chúi người về phía trước 
	B. Ngã người ra phía sau 
	C. Ngồi yên như lúc trước 
	D. Ngã người sang một bên 
 24. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do? 
	A. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi 
	B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi 
	C. Một viên bi chì đang rơi trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã hút hết chân không 
	D. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống 
 25. Một hệ qui chiếu cần có tối thiểu những yếu tố nào? 
	A. Một hệ tọa độ và một mốc thời gian 
	B. Một hệ tọa độ và 1 thước đo 
	C. Một vật làm mốc và một hệ tọa độ 
	D. Một vật làm mốc và một mốc thời gian 
 26. Một ôtô chạy trên đọan đường thẳng với vận tốc không đổi v= 30m/s(vượt quá vận tốc cho phép). Một cảnh sát dùng mô tô đuổi theo ôtô đúng lúc ôtô tới chỗ môtô đang đỗ và chuyển động nhanh dần đều đạt vận tốc 25m/s sau 10s. hãy xác định: khỏang thời gian để mô tô đuổi kịp xe ôtô và quãng đường xe môtô phải đi để gặp ôtô
	A. 2,4s và 72m
	B. 42s và 270m
	C. 24s và 720m
	D. 12s và 360m
 27. Một viên bi ban đầu nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, sau khi được truyền cho một vận tốc, viên bi chuyển động chậm dần do: 
	A. Lực ma sát trượt ngăn cản chuyển động 
	B. Thôi tác dụng lực vào nó 
	C. Xuất hiện lực ma sát nghỉ 
	D. Lực ma sát lăn ngăn cản chuyển động 
 28. Một máy bay thả rơi vật ở độ cao 10km với vận tốc 360km/h. Phải thả vật cách mục tiêu bao nhiêu để vật rơi trúng mục tiêu? (Bỏ qua sức cản không khí) 
	A. 3,47m 
	B. 5,47m 
	C. 6,47m 
	D. 4,47m 
 29. Lốp của xe ôtô, xe máy, xe đạpthường có khía cao su vì: 
	A. Để giảm ma sát lăn 
	B. Để tăng ma sát trượt 
	C. Để giảm áp lực lên mặt đường 
	D. Để tăng ma sát lăn 
 30. Một ôtô chuyển động thẳng đều song song cùng chiều với một tàu hỏa. Người lái xe nhận thấy khỏang thời gian kể từ lúc ôtô gặp điểm cuối đòan tàu tới lúc ôtô vượt qua đầu tàu là 30s. Vận tốc của ôtô là v1 =54km/h; của tầu hỏa làv2 = 36km/h. Tính chiều dài của đòan tàu.
	A. 900m
	B. 200m
	C. 450m
	D. 150m
 31. Cho hình vẽ gồm đồ thị tọa độ của 3 xe X, Y, Z chuyển động thẳng trên cùng một đường thẳng, dựa vào đồ thị đó hãy cho biết: xe nào khởi hành cùng với xe X; xe nào chuyển động nhanh nhất
	A. Xe Y; xe Y
	B. Xe Z; xe X
	C. Xe Z; xe Z
	D. Xe Y; xe X
 32. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 2 giờ đi được 18km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 2 phút trôi được 200/3m. Vận tốc của thuyền buồm so với mặt nước là bao nhiêu? 
	A. 11km/h 
	B. 9km/h 
	C. 10km/h 
	D. 12km/h 
 33. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng 50N/m để nó giãn ra 5cm? Cho g = 10m/s2
	A. 20N 
	B. 25N 
	C. 30N 
	D. 15N 
 34. Có 3 khối giống hệt nhau được nối với nhau bằng hai đọan dây và được đặt trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Hệ vật được tăng tốc bởi lực kéo đặt vào vật 1 và có phương song song mặt phẳng ngang. Hợp lực tác dụng vào khối giữa là bao nhiêu? 
	A. 0 
	B. F 
	C. F/3 
	D. 2F/3 
 35. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 9,8m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu? 
	A. 9,8m/s 
	B. 9,6m/s 
	C. 9,9m/s 
	D. 1m/s 
 36. Một vật quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28rad/s. Nếu bỗng nhiên mômen lực tác dụng lên nó mất đi, bỏ qua ma sát, thì: 
	A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại 
	B. Vật quay đều với tốc độ góc như cũ 
	C. Vật dừng lại 
	D. Vật đổi chiều quay 
 37. Hành trình của một chuyến tàu hỏa được mô tả bằng đồ thị như hình vẽ. Căn cứ đồ thị hãy tính: vận tốc trung bình vtb của tàu trong tòan bộ hành trình và quãng đường tàu đi được sau khi khởi hành 2 giờ
	A. vtb=36km/h; s=72km
	B. vtb=24km/h; s=50km
	C. vtb=32km/h; s=40km
	D. vtb=30km/h; s=60km
 38. Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là bao nhiêu: 
	A. 80N 
	B. 60N 
	C. 120N 
	D. 160N 
 39. Câu nào sau đây đúng? 
	A. Vật chuyển động được là nhờ tác dụng vào nó một lực. 
	B. Khi không còn lực tác dụng lên vật, vật đang chuyển động sẽ dừng lại. 
	C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật
	D. Nếu vật không chịu tác dụng của một lực nào cả thì vật đứng yên 
 40. Hai viên bi A và B khối lượng bằng nhau. Cùng ở một độ cao h. Ta thả viên bi A rơi, còn viên bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết quả thế nào? 
	A. A và B chạm đất cùng lúc 
	B. Chưa biết 
	C. B chạm đất trước 
	D. A chạm đất trước 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
ĐÁPÁN: 
 001). = 
	002). ; 
	003). =
	004). ; 
	005). =
	006). /
	007). ;
	008). ;
	009). ; 
	010). / 
 011). =
	012). / 
	013). /
	014). ; 
	015). ~ 
	016). / 
	017). ; 
	018). ; 
	019). ~ 
	020). / 
 021). ; 
	022). ~
	023 / 
	024). ~
	025). ; 
	026). = 
	027). ~
	028). ~
	029). ~
	030). ~ 
 031). = 
	032). ; 
	033). / 
	034). ~
	035). ; 
	036). / 
	037). [
	038). ; 
	039). = 
	040). ; 

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Ly10Ch_hk1_BCBMT.doc