Đề kiểm tra học kì I ( năm học 2006 – 2007) môn : Lịch sử lớp 10 ( cơ bản)

Đề kiểm tra học kì I ( năm học 2006 – 2007) môn : Lịch sử lớp 10 ( cơ bản)

1). Văn hoá Phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

 a). Khoa học xã hội và nhân văn

 b). Giá trị con người và khoa học tự nhiên

 c). Tôn giáo, tự do cá nhân

 d). Khoa học tự nhiên

2). Nước Lào thịnh đạt nhất dưới thời vua:

 a). Pha Ngừm b). Xulinhavông xa

 c). Giây- a- vac -man d). Ayu thay a

3). Chế Độ phong kiến Trung Quốc có đặc điểm:

 a). Ra đời muộn kết thúc sớm

 b). Phát triển thịnh đạt vào giai đoạn cuối

 c). Ra đời sớm kết thúc muộn

 d). Chủ động mở của để buôn bán với các nước phương Tây.

4). Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành sớm nhất ở triều đại nào của Trung Quốc?

 a). Minh b). Đường

 c). Thanh d). Tống

5). Trong xã hội Địa Trung Hải, thứ hàng hoá gữ vị trí quan trọng bậc nhất là:

 a). Dầu ôliu, rượu nho b). Hương liệu, tơ lụa

 c). Nô lệ d). Hàng xa xỉ phẩm

 

doc 6 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I ( năm học 2006 – 2007) môn : Lịch sử lớp 10 ( cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & Đào tạo Đăk Lăk
Trường THPT Trần Quốc Toản.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Năm học 2006 – 2007)
 Môn : Lịch sử Lớp 10 ( Cơ bản)
	 Thời gian : 45 phút
Chọn câu trả lời đúng nhất.
1). Văn hoá Phục hưng đã đề cao vấn đề gì?
	a). Khoa học xã hội và nhân văn
	b). Giá trị con người và khoa học tự nhiên
	c). Tôn giáo, tự do cá nhân
	d). Khoa học tự nhiên
2). Nước Lào thịnh đạt nhất dưới thời vua:
	a). Pha Ngừm	b). Xulinhavông xa
	c). Giây- a- vac -man	d). Ayu thay a
3). Chế Độ phong kiến Trung Quốc có đặc điểm:
	a). Ra đời muộn kết thúc sớm
	b). Phát triển thịnh đạt vào giai đoạn cuối
	c). Ra đời sớm kết thúc muộn
	d). Chủ động mở của để buôn bán với các nước phương Tây.
4). Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành sớm nhất ở triều đại nào của Trung Quốc?
	a). Minh	b). Đường
	c). Thanh	d). Tống
5). Trong xã hội Địa Trung Hải, thứ hàng hoá gữ vị trí quan trọng bậc nhất là:
	a). Dầu ôliu, rượu nho	b). Hương liệu, tơ lụa
	c). Nô lệ	d). Hàng xa xỉ phẩm
6). Các quốc gia phong kiến đầu tiên ở đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian:
	a). Thế kỷ VII -X	b). Thế kỷ VI -X
	c). Thế kỷ VIII -X	d). Thế kỷ VII -XI
7). Công việc quan trọng làm cư dân liên kết với nhau trong công xã- tổ chức xã hội của các nước cổ đại phương Đông là:
	a). Trị thuỷ
	b). Chống ngoại xâm
	c). Chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công
	d). Làm nghề nông
8). Sự phát triển của thủ công nghiệp đã tạo điều kiện cho:
	a). Nông nghiệp phát triển.
	b). Sản xuất hàng hoá tăng, quan hệ thương mại mở rộng.
	c). Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn ra đời
	d). Khai hoang được nhều vùng đất mới
9). Người Thái đi cư từ phía Bắc xuống định cư ở Lào gọi là:
	a). Người Lào Thơng	b). Người Lào Lùm
	c). Người Lào Sủng	d). Người Lào Lùn
10). Vương triều Hồi giáo Đêli là vương triều:
	a). Ngoại tộc, gốc Trung Á	b). Ngoại tộc, gốc Mông Cổ
	c). Ngoại tộc, gốc Trung Quốc	d). Nội tộc, gốc Ấn Độ
11). Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người là:
	a). Công xã thị tộc	b). Thị tộc mẫu hệ
	c). Thị tộc phụ hệ	d). Bầy người nguyên thuỷ
12). Văn hoá Phục hưng là:
	a). Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời Trung đại.
	b). Phục hưng tinh thần sáng tạo của văn hoá Hi lạp -Rôma, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản
	c). Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá.
	d). Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại.
13). Một trong những vai trò của thành thị trung đại ở châu Âu là:
	a). Hạn chế sự phát triển của các lãnh địa phong kiến.
	b). Làm giàu thêm cho các lãnh chúa.
	c). Giúp nông nô cải thiện đời sống.
	d). Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
14). Hai giai cấp chính trong xã hội cổ đại phương Tây là:
	a). Chủ nô, nôlệ
	b). Nông dân công xã và nô lệ.
	c). Nông dân tự do, chủ nô
	d). Quý tộc , nô lệ
: 15). Cuộc khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống lại ách thống trị của quân xâm lược
	a). Pháp	b). Mianma
	c). Xiêm	d). Cham Pa
16). Hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến phương Đông là:
	a). Địa tô	b). Tô tiền
	c). Tô lao dịch	d). Tô phục dịch
17). Hệ tư tưởng giữ vị trí độc tôn trong xã hội phong kiến Trung Quốc là:
	a). Nho giáo	b). Đạo giáo
	c). Phật giáo	d). Pháp giáo
18). Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nào thành thạo về số học? vì sao?
	a). Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa
	b). Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc
	c). Ai cập. Vì Phải đo lại ruộng đất do phù sa bồi lấp.
	d). Ấn Độ. Vì phải tính thuế.
19). Ăng ko Vát là quần thể kiến trúc chịu ảnh hưởng của:
	a). Đạo Hồi	b). Đạo Hin đu
	c). Đạo Phật	d). Đạo Bàlamôn
20). Hin đu giáo có nguồn gốc từ:
	a). Sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
	b). Tư tưởng thần thánh hoá nhà vua.
	c). Tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn
	d). Giáo lí của đạo Phật
21). Giai đoạn thịnh vượng của Vương quốc Lan Xang là:
	a). Thế kỷ XV - XVI	b). Thế kỷ XV - XVII
	c). Thế kỷ XV - XVIII	d). Thế kỷ XVIII - XIX
22). Nguyên nhân sâu xa dần đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là:
	a). Phong trào khởi nghĩa của nông dân
	b). Sự xâm lược của các thế lực bên ngoài
	c). Sung đột tôn giáo, sắc tộc
	d). Sự lạc hậu lỗi thời của chế độ phong kiến.
23). Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất thời Đường là:
	a). Lý Uyên	b). Chu Nguyên Chương
	c). Ngô Quảng	d). Lý Tự Thành
24). Sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ quân chủ chuyên chế phương Đông là:
	a). Hội đồng 500 người có thể quyết định mọi công việc của quốc gia.
	b). Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những công việc lớn của đất nước.
	c). Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
	d). Vua thực hiện quyền chuyên chế.
25). Phát minh nào không phải của người Trung Quốc?
	a). Thuốc súng	b). Thuyền chạy bằng chân vịt
	c). Giấy, kĩ thuật in	d). La bàn
26). Từ đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã xuất hiện hình thức sản xuất gì để thay cho phường hội?
	a). Công trường thủ công	b). Nông trang
	c). Xưởng thủ công	d). Thương đoàn
27). Thời kì đá mới được coi là một cuộc cách mạng vì:
	a). Con người biết săn bắn, hái lượm và đánh cá
	b). Con người tiến tới trồng trọt và chăn nuôi.
	c). Con người biết làm đồ gốm để đun nấu
	d). Con người chế tạo ra cung tên
28). Vị vua kiệt xuất nhất của vương triều Mô gôn là:
	a). Ti-mua-leng	b). A-sô-ca
	c). Hác-sa	d). A- cơ-ba
29). Đạo phật được truyền bá rộng rãi dưới thời vua:
	a). A- gia- han	b). A-sô-ca
	c). A-cơ-ba	d). A-la-út-đin
30). Các quốc gia cổ đại Phương Đông đầu tiên ra đời từ:
	a). Thiên niên kỉ IV- III TCN	b). Thiên niên kỉ V- III TCN
	c). Thiên niên kỉ III- IV TCN	d). Thiên niên kỉ IV- V TCN
31). Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tư hữu là:
	a). Của cải dư thừa thường xuyên.
	b). Gia đình phụ hệ xuất hiện
	c). Những người có chức phận trong bộ lạc chiếm đoạt của cải dư thừa.
	d). Việc sử dụng công cụ bằng kim loại.
32). Hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là:
	a). Tây ban Nha, Bồ Đào Nha	b). Tây Ban Nha, Anh
	c). Bồ Đào Nha, Italia	d). Tây Ban Nha, Hà Lan
33). Vương triều có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á là:
	a). Pa la	b). Hác sa
	c). Pa la va	d). Mô gôn
34). Điều kiện tự nhiên ở Địa Trung Hải chỉ thuận lợi cho trồng cây:
	a). Cây lưu niên	b). Cây lương thực
	c). Ô liu	d). Cam, nho
35). Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa là :
	a). Nông dân	b). Nông nô
	c). Nông dân công xã	d). Nông dân và thợ thủ công.
36). Hai gia cấp chính trong xã hội phong kiến phương Đông là:
	a). Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
	b). Chủ nô và nô lệ.
	c). Lãnh chúa và nông nô.
	d). Địa chủ và nông dân tự canh.
37). Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Đông Nam Á từ thời cổ đại là:
	a). Trồng lúa nước
	b). Chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ
	c). Thủ công nghiệp
	d). Buôn bán tơ lụa, hương liệu
38). Trong cuộc hành trình của mình Ma-gien-lăng đã vượt qua châu lục nào để tiến vào biển Thái Bình Dương?
	a). Châu Âu	b). Châu Mĩ
	c). Châu Phi	d). Châu Á
39). Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập vào:
	a). Năm 222 TCN	b). Năm 220 TCN
	c). Năm 221 TCN	d). Năm 212 TCN
40). Đế quốc Rôma bị tiêu diệt vào năm:
	a). 476	b). 477
	c). 467	d). 475
HẾT
	
	ĐÁP ÁN
 = = = = = = = = = =
	Câu : 01. Giá trị con người và khao học tự nhiên
	Câu : 02. Xulinhavông xa
	Câu : 03. Ra đời sớm kết thúc muộn
	Câu : 04. Minh
	Câu : 05. Nô lệ
	Câu : 06. Thế kỷ VII -X
	Câu : 07. Trị thuỷ
	Câu : 08. Sản xuất hàng hoá tăng, quan hệ thương mại mở rộng.
	Câu : 09. Người Lào Lùm
	Câu : 10. Ngoại tộc, gốc Trung Á
	Câu : 11. Bầy người nguyên thuỷ
Câu : 12. Phục hưng tinh thần sáng tạo của văn hoá Hi lạp Rôma, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản
	Câu : 13. Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
	Câu : 14. Chủ nô, nôlệ
	Câu : 15. Xiêm
	Câu : 16. Địa tô
	Câu : 17. Nho giáo
	Câu : 18. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa
	Câu : 19. Đạo Hin đu
	Câu : 20. Tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn
	Câu : 21. Thế kỷ XV - XVIII
	Câu : 22. Sự lạc hậu lỗi thời của chế độ phong kiến.
	Câu : 23. Chu Nguyên Chương
	Câu : 24. Tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia.
	Câu : 25. Thuyền chạy bằng chân vịt
	Câu : 26. Công trường thủ công
	Câu : 27. Con người tiến tới trồng trọt và chăn nuôi.
	Câu : 28. A- cơ-ba
	Câu : 29. A-sô-ca
	Câu : 30. Thiên niên kỉ IV- III TCN
	Câu : 31. Việc sử dụng công cụ bằng kim loại.
	Câu : 32. Tây ban Nha, Bồ Đào Nha
	Câu : 33. Pa la va
	Câu : 34. Cây lưu niên
	Câu : 35. Nông nô
	Câu : 36. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
	Câu : 37. Trồng lúa nước
	Câu : 38. Châu Mĩ
	Câu : 39. Năm 221 TCN
	Câu : 40. 476
	
ĐÁP ÁN
 = = = = = = = = = =
	01). - | - -	21). - - } -
	02). - | - -	22). - - - ~
	03). - - } -	23). - | - -
	04). { - - -	24). - - } -
	05). - - } -	25). - | - -
	06). { - - -	26). { - - -
	07). { - - -	27). - | - -
	08). - | - -	28). - - - ~
	09). - | - -	29). - | - -
	10). { - - -	30). { - - -
	11). - - - ~	31). - - - ~
	12). - | - -	32). { - - -
	13). - - - ~	33). - - } -
	14). { - - -	34). { - - -
	15). - - } -	35). - | - -
	16). { - - -	36). { - - -
	17). { - - -	37). { - - -
	18). { - - -	38). - | - -
	19). - | - -	39). - - } -
	20). - - } -	40). { - - -

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_su10ch_hk1_TTQT.doc