Đề kiểm tra học kì I môn: Văn 12

Đề kiểm tra học kì I môn: Văn 12

I – Trắc nghiệm điền khuyết : Tìm từ ngữ đã cho điền vào chỗ trống sao cho phù hợp (1 điểm ).

 Câu 1 : Có thể nói : Nhật kí trong tù là một của Hồ Chí Minh.

A. Tập thơ hay

B. Bức chân dung tự hoạ

C. Tác phẩm nghệ thuật hư cấu

D. Tác phẩm tự sự

Câu 2 : Vi hành tạo tình huống đạt hiệu quả cao làm cho câu chuyện trở nên trớ trêu hài hước có kịch tính châm biếm sâu sắc.

A. Độc đáo

B. Gay cấn

C. Nhầm lẫn

D. Gây cười

 Câu 3 : “Tôi đứng giữa núi đồi

 Gió thổi rừng tre phấp phới”.

A. Reo vui

B. Vui nghe

C. Nghe vui

D. Lắng nghe

Câu 4 : Hành động chạy theo là kết quả tất yếu là đỉnh điểm của sức sống tiềm tàng của sự phản kháng trong tâm hồn Mị.

A. Cắt dây trói cho A Phủ

B. Cởi dây trói cho A Phủ

C. Rủ A Phủ

D. Chở A Phủ

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THPT Trần Quốc Toản 
Họ và tên :	
Lớp : 	
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Môn: Văn 12 (thời gian : 90 phút)
	A – TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
I – Trắc nghiệm điền khuyết : Tìm từ ngữ đã cho điền vào chỗ trống sao cho phù hợp (1 điểm ).
	Câu 1 : Có thể nói : Nhật kí trong tù là một              của Hồ Chí Minh.
Tập thơ hay
Bức chân dung tự hoạ
Tác phẩm nghệ thuật hư cấu
Tác phẩm tự sự
Câu 2 : Vi hành tạo tình huống          đạt hiệu quả cao làm cho câu chuyện trở nên trớ trêu hài hước có kịch tính châm biếm sâu sắc.
Độc đáo
Gay cấn
Nhầm lẫn
Gây cười
	Câu 3 : “Tôi đứng       giữa núi đồi
	 Gió thổi rừng tre phấp phới”.
Reo vui
Vui nghe
Nghe vui
Lắng nghe
Câu 4 : Hành động               chạy theo là kết quả tất yếu là đỉnh điểm của sức sống tiềm tàng của sự phản kháng trong tâm hồn Mị.
Cắt dây trói cho A Phủ
Cởi dây trói cho A Phủ
Rủ A Phủ 
Chở A Phủ
	Câu 5 : Chiến trường đi          
	 Aùo bào thay chiếu anh về đất”.
Không tiếc đời anh
Chẳng tiếc đời anh
Chẳng tiếc đời xanh
Chẳng tiếc quê hương
	Câu 6 : “Chẳng có        khi lòng anh đóng khép
	 Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”
Em đâu
Anh đâu
Thơ văn đâu
Thơ đâu
Câu 7 : “Em đi trẩy hội non sông
	 Cười      ánh sáng muôn lòng xuân xanh”
Say
Tươi
Mê
Vui
	Câu 8 : “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
	 Những phố dài      hơi may”
Xao xác
Xào xạc
Bát ngát
Xáo xác
II – Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Gạch chéo vào phương án mà em cho là đúng nhất (1 điểm).
	Câu 1 : Em hiểu thế nào là thao tác giải thích ?
Dùng sự hiểu biết giảng giải, cắt nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề 	£
Từ những trường hợp cụ thể rút ra nhận xét chung	£
Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.	£
Từ một nhận xét chung suy ra những trường hợp cụ thể	£
	Câu 2 : Muốn phản bác ý kiến người khác thì quan trọng nhất người phản bác phải có?
Lập trường vững vàng	£
Kĩ năng, kinh nghiệm phản bác	£
Dẫn chứng và lí lẽ đúng đắn thuyết phục	£
Thái độ khiêm tốn, nhưng kiên quyết	£
Câu 3 : Phân tích trong văn nghị luận là gì ?
Dùng dẫn chứng để làm rõ vấn đề 	£
Trình bày lại lịch sử của vấn đề 	£
Chia nhỏ sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố để xem xét đánh giá	£
Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ đặc điểm của sự vật hiện tượng	£
	Câu 4 : Nhà văn Tô Hoài đã coi Đôi Mắt của Nam Cao là :
Tác phẩm xuất sắc của văn xuôi kháng chiến chống Pháp	£
Tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn thời tiền chiến	£
Tác phẩm xuất sắc của Nam Cao sau cách mạng Tháng Tám	£
Thành công mới của Nam Cao về nghệ thuật xây dựng nhân vật 	£	
	Câu 5 : Trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi khi viết về “Mùa thu nay” chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc ?
Núi đồi chiến khu Tây Bắc 	£
Núi đồi chiến khi Việt Bắc	£
Vùng quê tác giả 	£
Ở một nơi không xác định	£	
	Câu 6 : Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh thuộc thể loại :
Văn chính luận	£
Truyện ngắn	£
Kí	£	
Phóng sự 	£
	Câu 7 : Đa số các bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được viết theo thể :
	A. Thơ tự do 	£
Thơ tứ tuyệt 	£
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật 	£	
Thể kệ	£
	Câu 8 : Ý nào sau đây không có trong mạch tâm trạng chủ thể trữ tình ở bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên :
A. Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường 	£
Khát vọng về với nhân dân và những kỉ niệm đầy nghĩa tình trong kháng chiến 	£
Niềm vui trước những đổi thay của Tây Bắc 	£	
Khúc hát lên đường say mê náo nức 	£
	III – Trắc nghiệm đúng sai : Gạch chéo vào ô vuông phương án mà em cho là đúng nhất. (1 điểm )
	Câu 1 : Sự vận động trong thơ Bác (Nhật kí trong tù) là sự vận động từ tối ra ánh sáng 
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	Câu 2 : Đôi mắt của Nam Cao có cốt truyện đơn giản, không gian thời gian hẹp mà đã đặt ra vấn đề sâu sắc cấp bách.
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	Câu 3 : Đoạn trích học “Vợ chồng A Phủ” cho ta biết Mị và A Phủ đã là vợ chồng.
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	Câu 4 : Mùa Lạc là một truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Khải ra đời 1960. Sau khi nhà văn đi thực tế ở nông trường Điện Biên 1959.
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	Câu 5 : Kết cấu bài thơ Việt Bắc là kết cấu theo lối đối đáp (hát) giao duyên của hai nhân vật trữ tình : Mình – Ta trong ca dao 
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	Câu 6 : Bài Việt Bắc là phần đầu của tập thơ Việt Bắc 
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	Câu 7 : “ Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa 
	 Người đời ai khóc Tố Như chăng”
	Là hai câu thơ trong bài “ Kính gửi cụ Nguyễn Du”
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
Câu 8 : Nhân vật Đào trong “Mùa lạc” của Nguyễn Khải đến với nông trường Điện Biên là theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng cuộc sống mới.
	A. Đúng 	£	B. Sai 	£
	B – TỰ LUẬN : 7 điểm 
Đề : Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
	Mùa thu nay khác rồi
	Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
	Gió thổi rừng tre phấp phới
	Trời thu thay áo mới
	Trong biếc nói cười thiết tha
	Trời xanh đây là của chúng ta
	Núi rừng đây là của chúng ta
	Những cánh đồng thơm mát
	Những ngả đường bát ngát
	Những dòng sông đỏ nặng phù sa
	Nước chúng ta
	Nước những người chưa bao giờ khuất
	Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
	Những buổi ngày xưa nói về ”
ĐÁP ÁN
A – TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
I – Điền khuyết (1điểm)
Câu 1 B : Bức chân dung tự hoạ
Câu 2 C : Nhầm lẫn
Câu 3 B : Vuinghe 
Câu 4 A : Cắt dây trói cho A Phủ
Câu 5 C : Chẳng tiếc đời xanh
Câu 6 D : Thơ đâu 
Câu 7 C : Mê 
Câu 8 A : Xao xác 
II – Nhiều lựa chọn : (1 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5 
Câu 6 
Câu 7
Câu 8
A
C
C
B
B
A
B
C
III – Đúng sai : (1 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5 
Câu 6 
Câu 7
Câu 8
A
A
B
A
A
B
B
B
B – TỰ LUẬN :
	Học sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt yêu cầu sau :
	1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết phân tích một đoạn thơ trữ tình, biết làm một bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, biểu cảm: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Trình bày sạch đẹp.
	2. Yêu cầu về kiến thức : 
	a/ Nội dung : 
	- Cảm nhận vẻ đẹp mới về mùa thu đất nước của tác giả : Mùa thu Việt Bắc trong sáng, cao rộng, bát ngát trong tâm trạng vui tươi, hồ hởi, ý thức tự hào làm chủ 
	- Những suy ngẫm về đất nước, khẳng định truyền thống bất khuất của dân tộc ..
	b/ Về nghệ thuật : Phân tích đan xen giá trị biểu đạt :
	- Phối hợp thanh bằng trắc 
	- Hình ảnh gợi cảm
	- Phép điệp gợi âm hưởng 
	- Ngôn ngữ, giọng điệu thơ.
	* Cách cho điểm :
Điểm 7 : Đạt được những yêu cầu trên, văn viết lưu loát có cảm xúc, sai một vài lỗi không đáng kể.
	Điểm 5, 6 : Đạt 2/3 yêu cầu văn viết có cảm xúc sai ít lỗi không trầm trọng.
	Điểm 3, 4: Đạt ½ yêu cầu văn viết chưa trôi chảy còn mắc khá nhiều lỗi, từ – câu
	Điểm 1, 2 : Bài đạt 1/3 yêu cầu văn viết lủng củng mắc nhiều lỗi, từ – câu.	
	Điểm 0 : Lạc đề 

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TTQT.doc