Câu 26: Để nhân nhanh nhiều động vật quý hiếm hoặc đối với các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta làm như thế nào?
A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt
B. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm
C. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển
D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG ĐỀ KIỂM THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: Sinh 12 Thời gian làm bài: 60 phút Họ, tên thí sinh:................................................................... Lớp ... Ngày thi ./.../ Mã đề thi 594 (Thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất và tô tròn vào đáp án) I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24) 6 điểm. Câu 1: Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen quy định .Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được kết quả sau: Hoa hồng x hoa hồng. F1: 25,1% hoa đỏ : 49,9% hoa hồng : 25% hoa trắng. Kết quả của phép lai được giải thích như thế nào? A. Hoa hồng là tính trạng đồng trội B. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng C. Hoa trắng trội hòan tòan so với hoa đỏ D. Hoa đỏ trội hòan tòan so với hoa trắng Câu 2: Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a, Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nucleotit. Đột biến trên thuộc dạng A. Thêm 2 cặp nucleotit B. Mất 1 cặp nucleotit C. Thêm 1cặp nucleotit D. Mất 2 cặp nucleotit Câu 3: Một gen quy định tổng hợp một phân tử prôtein gồm 498 axit amin . Trong gen có A=2G, số nucleotit mỗI lọai của gen là A. A=T=500 và G=X=250 B. A=T=1000 và G=X=500 C. A=T=2000 và G=X=1000 D. A=T=3000 và G=X=1500 Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc NST sẽ gây ung thư máu ở người là A. Mất đọan NST 21 B. Lặp đọan NST 21 C. Đảo đọan NST 21 D. Chuyển đọan NST 21 Câu 5: Polipeptit hòan chỉnh được tổng hợp ở tế bào nhân thực đều A. Bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtionin B. Kết thúc bằng metionin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ C. Bắt đầu bằng axit amin mêtionin D. Kết thúc bằng axit amin mêtionin Câu 6: Cấu trúc của operon bao gồm nhữnh thành phần nào? A. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành B. Gen điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động C. Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành D. Gen bất họat, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành Câu 7: Bệnh bạch tạng ở người là do A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính B. Đột biến gen trội trên NST giới tính C. Đột biến gen lặn trên NST thường D. Đột biến gen trội trên NST thường Câu 8: Tần số tương đối của một alen được tính bằng A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể D. Tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể Câu 9: Một gen có chiều dài 10200 Ao. Có A=2G, gen này bị đột biến làm mất 7 liên kết hidro đồng thời làm cho phân tử prôtein tổng hợp từ gen đột biến đó giảm 1 axit amin so với gen bình thường. Số lượng mỗi lọai nucleotit của gen đột biến là: A. A=T=1997 và G=X=1000 B. A=T=1996 và G=X=1001 C. A=T=1998 và G=X=999 D. A=T=1999 và G=X=998 Câu 10: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình :cấm kết hôn trong họ hàng gần vì A. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai B. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp C. Ở thế hệ sau xuất hiện sự phân li kiểu hình D. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp biểu hiện tính trạng có hại Câu 11: Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? A. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến B. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn C. Tạo dòng thuần chủng của thể đột biến D. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu Câu 12: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên 1 cặp nu và sau đột biến tổng số nu của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen đã xảy ra là A. thay thế 1 cặp nu. B. đảo cặp nu. C. thay thế hoặc đảo 1 cặp nu. D. mất hoặc thêm 1 cặp nu. Câu 13: Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn? A. Bố :aa x Mẹ : AA B. Bố :aa x Mẹ :aa C. Bố :AA x Mẹ :aa D. Bố :AA x Mẹ: AA Câu 14: Theo Menden với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các lọai kiểu gen được xác định theo công thức nào? A. Số lượng các lọai kiểu gen là 2n. B. Số lượng các lọai kiểu gen là 3n. C. Số lượng các lọai kiểu gen là 5n. D. Số lượng các lọai kiểu gen là 4n. Câu 15: Ruồi giấm đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F1. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào? A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (tòan ruồi cái) C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (tòan ruồi đực) D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng Câu 16: Kết quả nào dưới đây không phải là hiện tượng giao phối gần A. Hiện tượng thóai hóa B. Tạo ra dòng thuần C. Tạo ưu thế lai D. Tỉ lệ đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm Câu 17: Tác động đa hiệu của gen là A. Một gen quy định nhiều tính trạng B. Một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng C. Một gen tác động át chế gen khác để quy định nhiều tính trạng D. Một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng Câu 18: Theo quan niệm của Menden, mỗi tính trạng của cơ thể do A. Một cặp nhân tố di truyền quy định B. Hai nhân tố di truyền khác lọai quy định C. Hai cặp nhân tố di truyền quy định D. Một nhân tố di truyền quy định Câu 19: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là A. Đều có sự xúc tác của ADN polimeraza B. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung C. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần D. Thực hiện trên tòan bộ phân tử ADN Câu 20: Theo giai đọan phát triển của cá thể và theo nhu cầu họat động sống của tế bào thì A. Tất cả các gen trong tế bào đều họat động B. Phần lớn các gen trong tế bào họat động C. Tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng lọat họat động có khi đồng lọat dừng D. Chỉ một số gen trong tế bào họat động Câu 21: Cho tần số tương đối của 2 alen A = 0,38 ; a = 0,62. Cho biết A là hoa đỏ, a là hoa trắng. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng là A. 46,71% hoa trắng ; 53,29% hoa đỏ. B. 61,56% hoa đỏ ; 38,44% hoa trắng. C. 38,44% hoa đỏ ; 61,56% hoa trắng. D. 46,71% hoa đỏ ; 53,29% hoa trắng. Câu 22: Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là A. Tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt hơn B. Hạn chế được hiện tượng thóai hóa C. Lai tổ hợp được thông tin di truyền giữa các lòai đứng rất xa nhau trong bậc thang phân lọai D. Khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa Câu 23: Theo thí nghiệm của Menden khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn vớI nhau được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là A. 9 vàng, trơn : 3 xanh, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn B. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng trơn D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn Câu 24: ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh kết hôn với một người nữ bình thường, nhưng có bố mắc bệnh, khả năng con gái của họ không mắc bệnh là bao nhiêu? A. 75% B. 50% C. 25% D. 100% II/ PHẦN RIÊNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (4 điểm). A. Thí sinh học chương trình chuẩn: (Từ câu 25 đến câu 40) Câu 25: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên A. Vốn gen của quần thể B. Kiểu gen của quần thể C. kiểu hình của quần thể D. Thành phần kiểu gen của quần thể Câu 26: Để nhân nhanh nhiều động vật quý hiếm hoặc đối với các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta làm như thế nào? A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt B. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm C. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển Câu 27: Khi lai ruồi thân xám cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen cánh cụt được F1 tòan thân xám cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen cánh cụt thu được tỉ lệ: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Để giải thích kết quả phép lai, Moocgan cho rằng : A. Do tác động đa hiệu của gen B. Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1 NST C. Màu sắc thân và hình dạng cánh do 2 gen nằm ở 2 đầu mút NST quy định D. Các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên 1NST và liên kết hòan tòan Câu 28: Ngừơi ta vận dụng đột biến nào để lọai bỏ những gen có hại? A. Chuyển đọan tương hổ và không tương hổ B. Lặp đọan C. Đảo đọan D. Mất đọan Câu 29: Vì sao cơ thể lai F1 trong lai khác lòai thường bất thụ? A. Vì hai lòai bố, mẹ có hình thái khác nhau B. Vì hai lòai bố, mẹ có bộ NST khác nhau về số lượng C. Vì F1 có bộ NST không tương đồng D. Vì hai lòai bố, mẹ thích nghi với môi trường khác nhau Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội? A. Phát triển khỏe, chống chịu tốt B. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường C. Tăng khả năng sinh sản D. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ Câu 31: Kĩ thuật chuyển gen là A. Kĩ thuật được thao tác trên tế bào nhân sơ B. Kĩ thuật được thao tác trên tế bào nhân thực C. Kĩ thuật được thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử D. Kĩ thuật được thao tác trên NST Câu 32: Câu33: Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menden đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen? A. Alen trội át chế không hòan tòan alen lặn tương ứng B. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng C. Alen trội át chế hòan tòan alen lặn tương ứng D. Alen trội và lặn tác động đồng trội Câu 33: Tần số hóan vị gen được xác định bằng A. Tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P B. Tổng tỉ lệ của hai lọai giao tử mang gen hóan vị và không hóan vị C. Tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P D. Tổng tỉ lệ các giao tử mang gen hóan vị Câu 34: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN được tăng nhiều nhất là A. Thể khuyết nhiễm B. Thể ba nhiễm C. Thể đa nhiễm D. Thể một nhiễm Câu 35: Ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết hòan tòan là gì? A. Để xác định số nhóm gen liên kết B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của các tính trạng C. Đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm gen quý, nhờ đó người ta chọn lọc đồng thời được cả nhóm tính trạng có giá trị D. Để xác định được nhóm gen liên kết của lòai Câu 36: Theo Menden nội dung của quy luật phân li là A. Mỗi nhân tố di truyền (gen, alen) của cặp phân li về giao tử với xác xuất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1 C. Ở thể dị hợp tính trạng trội át chế hòan tòan tính trạng lặn D. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn Câu 37: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế A. Điều hòa họat động của gen B. Dịch mã C. Phiên mã D. Nhân đôi Câu 38: Cá thể mang đột biến, biểu lộ thành kiểu hình đột biến gọi là A. Đột biến gen B. Thể đột biến C. Đột biến NST D. Thể mang đột biến Câu 39: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh di truyền phân tử ở người? A. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb) B. Các bệnh về các yếu tố đông máu C. Các bệnh về prôtein huyết thanh D. Ung thư máu Câu 40: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hòan tòan so với gen a quy định quả vàng. Cây 4n quả đỏ AAAA giao phấn với cây 4n quả vàng aaaa được F1. F1 giao phấn vớ nhau cho F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? A. 3 quả đỏ : 1 quả vàng B. 5 quả đỏ : 3 quả vàng C. 17 quả đỏ : 1 quả vàng D. 35 quả đỏ : 1quả vàng B. Thí sinh học chương trình nâng cao: (Từ câu 41 đến câu 56) Câu 41: Quần thể người bình thường có chỉ số IQ là bao nhiêu? A. Dao động từ 50 đến 110 B. Dao động từ 80 đến 430 C. Dao động từ 60 đến 120 D. Dao động từ 70 đến 130 Câu 42: Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò gì? A. Tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào B. Tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào C. Tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân D. Tạo thuận lợi cho các NST giử vững được cấu trúc trong quá trình phân bào Câu 43: Cơ chế xác định giới tính nào sau đây là đúng? A. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang X, tạo hợp tử phát triển thành con gái B. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang X, tạo hợp tử phát triển thành con trai C. Tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng mang X, tạo hợp tử phát triển thành con gái D. Tinh trùng mang X thụ tinh với trứng mang Y, tạo hợp tử phát triển thành con trai Câu 44: Đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là A. Đột biến hợp tử B. Đột biến giao tử C. Đột biến tiền phôi D. Đột biến xôma Câu 45: Điều nào dưới đây giải thích không đúng với tần số hóan vị gen không vượt quá 50%? A. Các gen có xu hướng không liên kết với nhau B. Các gen có xu hướng liên kết là chủ yếu C. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa hai sợi crômatit của cặp tương đồng D. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo Câu 46: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn ADN A. Luôn theo chiều 3’ đến 5’ B. Di chuyển một cách ngẫu nhiên C. Luôn theo chiều 5’ đến 3’ D. Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia Câu 47: Khi lai ruồi thân xám cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen cánh cụt được F1 tòan thân xám cánh dài. Cho con cái F1 lai với con đực thân đen cánh cụt thu được tỉ lệ: 0,415 xám, dài : 0,415 đen, cụt : 0,085 xám, cụt : 0,085 đen dài. Để giải thích kết quả phép lai, Moocgan cho rằng A. Có sự phân li độc lập của hai cặp gen trong giảm phân B. Có sự phân li không đồng đều của hai cặp gen trong giảm phân C. Có sự hóan vị giữa 2 gen không tương ứng D. Có sự hóan vị giữa 2 gen tương ứng Câu 48: Di truyền học giúp y học những gì? A. Tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đóan đề phòng một số bệnh di truyền trên người B. Biện pháp chữa được mọi bệnh lây lan C. Biện pháp chữa được mọi bệnh di truyền D. Phương pháp nghiên cứu y học Câu 49: Sự nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực khác nhân sơ như thế nào? A. Diễn ra nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN và có nhiều lọai enzim tham gia B. Diễn ra nhanh hơn C. Có ít lọai enzim tham gia hơn D. Năng lượng tiêu tón ít hơn Câu 50: Điều kiện quan trọng nhất để định luật Hacđi - Vanbec nghiệm đúng là A. Không có chọn lọc B. Quần thể giao phối ngẫu nhiên C. Quần thể có số lượng cá thể lớn D. Không có đột biến Câu 51: Cơ sở tế bào học của qyi luật phân li là A. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân B. Sự phân li của các alen của cặp NST giảm phân C. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của các alen trong cặp D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh Câu 52: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do A. Gen đột biến trội B. Gen đột biến lặn C. Sự tương tác át chế của gen trội đột biến D. Sự tương tác át chế của gen lặn đột biến Câu 53: Việc nối kín các đọan Okazaki để tạo nên một mạch đơn hòan chỉnh được thực hiện nhờ enzim. A. Enzim nối ligaza B. ARN Polimeraza C. ADN Polimeraza D. Enzim tháo xoắn Câu 54: Bệnh tiểu đường ở người là do A. Đột biến gen lặn trên NST thường B. Đột biến gen trội trên NST thường C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính D. Đột biến gen trội trên NST giới tính Câu 55: Trong sự di truyền qua tế bào chất thì vai trò của bố, mẹ như thế nào? A. Vai trò của bố, mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng B. Vai trò của bố, mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng C. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng D. Vai trò của mẹ lớn hơn hòan tòan vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng Câu 56: Poliribôxôm có vai trò gì? A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục B. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein cùng lọai C. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtein khác lọai D. Đảm bảo quá trình dịch mã diễn ra chính xác ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: