Đề kiểm tra học kì I môn : Sinh học ban khoa học tự nhiên 10

Đề kiểm tra học kì I môn : Sinh học ban khoa học tự nhiên 10

 1). Một phân tử ADN dài 255 n.m. Hỏi số đơn phân của ADN là ?

 A). 1500. B). 750. C). 1200. D). 3000.

 2).Các nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên phân tử prôtêin là:

 A). các bon, hyđrô, ni tơ, lưu huỳnh. B). các bon, hyđrô, o xy, can xi.

 C). các bon, hyđrô, ô xy, phốt pho. D). các bon, hyđrô, ôxy, ni tơ.

 3). Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đơn vị cấu trúc là glucôzơ?

 A). Glycôgen. B). Photpholipit. C). Tinh bột. D). Saccarôzơ.

 4). Các nguyên tố chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào là:

 A). các bon, ô xy, phốt pho, can xi. B). các bon, hyđrô, ôxy, nitơ.

 C). các bon, hyđrô, ôxy, phốt pho. D). các bon, hyđrô, ô xy, can xi.

 5). Thế nào là liên kết photphodieste?

 A). Liên kết hoá trị giữa bazơ nitơ của nuclêotit này với bazơ nitơ của nuclêotit bên cạnh. B). Liên kết hidrô giữa hai nuclêotit bổ sung.

 C). Liên kết giữa photphoric của nuclêotit này với đường của nuclêotit bên cạnh.

 D). Liên kết glycôzit giữa các phân tử đường của các đơn phân nulêotit.

 

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn : Sinh học ban khoa học tự nhiên 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh Đăk Lăk	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Trường THPT Ea Sup 	 Môn : Sinh học ban KHTN 10
	-------&-------	-------&-------
 1). Một phân tử ADN dài 255 n.m. Hỏi số đơn phân của ADN là ? 
	A). 1500. 	B). 750. 	C). 1200. 	D). 3000. 
 2).Các nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên phân tử prôtêin là: 
	A). các bon, hyđrô, ni tơ, lưu huỳnh. 	B). các bon, hyđrô, o xy, can xi. 	
	C). các bon, hyđrô, ô xy, phốt pho. 	D). các bon, hyđrô, ôxy, ni tơ. 
 3). Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đơn vị cấu trúc là glucôzơ? 
	A). Glycôgen. 	B). Photpholipit. 	C). Tinh bột. 	D). Saccarôzơ. 
 4). Các nguyên tố chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào là: 
	A). các bon, ô xy, phốt pho, can xi. 	B). các bon, hyđrô, ôxy, nitơ. 	
	C). các bon, hyđrô, ôxy, phốt pho. 	D). các bon, hyđrô, ô xy, can xi. 
 5). Thế nào là liên kết photphodieste? 
	A). Liên kết hoá trị giữa bazơ nitơ của nuclêotit này với bazơ nitơ của nuclêotit bên cạnh. 	B). Liên kết hidrô giữa hai nuclêotit bổ sung. 	
	C). Liên kết giữa photphoric của nuclêotit này với đường của nuclêotit bên cạnh. 	
	D). Liên kết glycôzit giữa các phân tử đường của các đơn phân nulêotit. 
 6). Đường fructôzơ là : 
	A). Một axit béo. 	B). Một loại đường đôi. 	
	C). Một loại đường đơn . 	D). Một loại đường đa. 
 7). Đại phân tử ADN được cấu tạo từ các đơn phân nào ? 
	A). Axit amin. 	B). Nuclêotit. 	C). Glucôzơ. 	D). Bazơ nitric. 
 8). Trên một mạch của ADN, các đơn phân liên kết với nhau nhờ liên kết nào ? 
	A). Glycôzit. 	B). Hiđrô. 	C). Peptit. 	D). Photphodieste. 
 9). sinh vật nhân thực gồm những giới nào? 
	A). giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật và giới nấm. 	
	B). giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật. 	
	C). giới khới sinh, giới nấm, giới thực vật và giới động vật. 	
	D). giới khởi sinh, giới vi sinh vật, giới thực vật. 
 10). những hợp chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào là? 
	A). các bohyđrát, lipít, prôtêin và a xít nuclếic. 
	B). các bohyđrát, lipít, prôtein và xen lulozơ. 	
	C). các bohyđrát, lipít, a xít nuclêic và côlesterôn. 	
	D). cácbohyđrát, lipít, prôtêin và axít amin. 
 11). Một phân tử ADN có 2400 Nuclêotit, trong đó có A=20%.Hỏi số liên kết hiđrô của ADN ? 
	A). 4200. 	B). 3120. 	C). 4500. 	D). 3000. 
 12). Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào nhân thực gồm: 
	A). Màng sinh chất, không bào, nhân. 	B). Màng sinh chất , tế bào chất, vùng nhân. 	C). Màng sinh chất, ribôxôm, nhân. 	D). Màng sinh chất, tế bào chất, nhân. 
 13). Chức năng của các vi ống là gì? 
	A). Các vi ống là thành phần chính của sợi trung gian. 	
	B). Các vi ống tạo nên bộ thoi vô sắc. 	
	C). Các vi ống cùng vi sợi tạo nên roi của tế bào. 	
	D). Tạo nên bộ thoi vô sắc, cùng vi sợi tạo nên roi của tế bào. 
 14). Chuỗi nào tạo nên mạch đơn của ADN? 
	A). Chuỗi phân tử glucôzơ. 	B). Chuỗi các axit amin. 	
	C). Chuỗi liên kết peptit. 	D). Chuỗi Polynuclêotit. 
 15). Khi 10 phân tử glucôzơ kết hợp với nhau sẽ cho ra chất nào dưới đây? 
	A). C60 H120 O60. 	B). C60 H111 O51. 	C). C60 H100 O50. 	D). C60 H102 O51. 
 16). Cấu trúc của phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi : 
	A). Sự có mặt của khí CO2. 	B). Sự có mặt của khí O2. 	
	C). Nhiệt độ. 	D). Liên kết phân cực của các phân tử nước. 
 17). Chức năng chính của ty thể là: 
	A). Quang hợp tổng hợp nên các chất hữucơ. 	
	B). Hô hấp tạo năng lượng và tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình chuyển hoá vật chất. 	C). Cung cấp năng lượng cho quátrình phân giải và tổng hợp các chất. 	
	D). Cung cấp ATP cho các hoạt động sống của tế bào. 
 18). Chức năng của lục lạp? 
	A). Phân giải các hợp chất hữu cơ. 	
	B). Kết hợp giữa nước với muối khoáng tạo thành cácbohydrat. 	
	C). Có chức năng quang hợp. 	
	D). Có chức năng bảo vệ lớp ngoài của lá. 
 19). các bohyđát gồm những loại hợp chất nào? 
	A). đường đơn, đường đa và axít béo. 	B). đường đơn, đường đôi và đường đa. 	
	C). đường đơn, đường đôi và a xít béo. 	D). đường đơn, đường đôi và axít béo 
 20). tập hợp sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật? 
	A). vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh, địa y. 	
	B). vi sinh vât cổ, vi tảo, nấm mũ, nấm mốc. 	
	C). vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo và nấm men. 	
	D). vi sinh vật cổ, vi tảo, động vật nguyên sinh, địa y. 
 21). Sau là giảm phân I, 2 tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể kép là ? 
	A). 3n NST kép. 	B). n NST kép. 	C). 4n NST kép. 	D). 2n NST kép. 
 22). Nếu tế bào tinh trùng của một loài có số lượng NST là 14 thì tế bào sinh dưỡng của cơ thể thuộc loài đó có : 
	A). 56 NST. 	B). 14 NST. 	C). 42 NST. 	D). 28 NST. 
 23). Có những loại sắc tố quang hợp nào ? 
	A). Clorophyl, carotenoit, phycobilin. 	B). Clorophyl, chất diệp lục, phycobilin. 	
	C). Clorophyl, sắc tố vàng, phycobilin. 	D). Clorophyl, sắc tố da cam, phycobilin. 
 24). Sản phẩm của 2 phân tử Axêtyl - CoA bị oxi hoá hoàn toàn trong chu trình Crep là : 
	A). 2 phân tử ATP, 2 phân tử FADH2, 6 phân tử NADH, 6 phân tử CO2.	
	B). 2 phân tử CO2 , 1 phân tử ATP, 1 phân tử FADH2, 3 phân tử NADH. 	
	C). 38 phân tử ATP. 	
	D). 4 phân tử CO2 , 2 phân tử ATP, 2 phân tử FADH2, 6 phân tử NADH. 
 25). Các lỗ trên màng sinh chất được hình thành như thế nào ? 
	A). Là các lỗ nhỏ được hình thành trong các phân tử lipít . 	
	B). Do sự tiếp giáp giữa 2 lớp màng sinh chất. 	
	C). Được hình thành bởi các phân tử colesteron. 	
	D). Được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng. 
 26). 12 tế bào sinh tinh sau quá trình giảm phân sẽ tạo ra: 
	A). 48 tinh trùng. 	B). 24 tinh trùng. 	C). 36 tinh trùng. 	D). 12 tinh trùng. 
 27). Các phương thức vận chuyển qua màng gồm: 
	A). Thẩm thấu , khuếch tán. 	
	B). Vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động. 	
	C). Vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất và nhập bào. 	
	D). Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. 
 28). Thế nào là hô hấp tế bào? 
	A). Là quá trình thu nhận nước và CO2 để tổng hợp glucôzơ diễn ra trong lục lạp. 	
	B). Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể sống. 	
	C). Là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP diễn ra trong tế bào sống. 	
	D). Là quá trình ở động vật thu nhận O2 và thải CO2 đồng thời giải phóng năng lượng ATP. 
 29). Cấu tạo của bộ máy gongi: 
	A). Gồm hệ thống túi màng dẹt xếp cạnh nhau. 	
	B). Gồm hệ thống túi màng xếp chồng lên nhau như những cột đồng xu. 	
	C). Có những túi và bóng to nhỏ khác nhau được cấu tạo bằng glyxerol. 	
	D). Gồm hệ thống túi màng được cấu tạo bằng xenlulôzơ. 
 30). Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phân bào ? 
	A). 2 tế bào được sinh ra từ 1 tế bào ban đầu. 	
	B). Hiện tượng sinh con ra từ 1 cơ thể mẹ. 	
	C). Hiện tượng 2 giao tử kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. 	
	D). Hiện tượng mọc chồi ở thuỷ tức. 
 31). Chức năng của lizôxôm là : 
	A). Chứa hệ enzim thuỷ phân là nhiệm vụ tiêu hoá nội bào. 	
	B). Chứa hệ enzim hô hấp tạo ATP. 	
	C). Là nơi tổng hợp cacbohydrat. 	
	D). Là nơi tổng hợp prôtêin. 
 32). Thực chất của quá trình hô hấp là : 
	A). là sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào. 	
	B). Là quá trình lấy O2và thải CO2. 	
	C). Là 1 chuỗi phản ứng oxi hoá khử sinh học. 	
	D). Là sự tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào. 
 33). ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách : 
	A). Chuyển nhóm photphat để trở thành ADP. 	
	B). ATP gắn thêm 1 nhóm photphat để tạo thành ADP. 	
	C). ATP bị phân huỷ để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hợp chất khác. 	
	D). Chuyển nhóm photphat cuối cùng để trở thành ADP. 
 34). Enzim có bản chất là gì ? 
	A). Prôtêin. 	B). Glicôprotêin. 	C). Các chất vô cơ. 	D). Lipoprotêit. 
 35). Điểm kiểm soát R thuộc kì cuối của : 
	A). Kì đầu của nguyên phân. 	B). Pha G1 kì trung gian. 	
	C). Pha S kì trung gian. 	D). Pha G2 kì trung gian. 
 36). Thế nào là quang hợp ? 
	A). Là quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhờ ánh sáng mặt trời. 	
	B). Là quá trình khử CO2 nhờ năng lượng thu được từ các phản ứng phân giải các chất như H2S, NH3... 	
	C). là phương thức dinh dưỡng của các sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ. 	
	D). Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ ( CO2 và H2O ) nhờ các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời. 
 37). Các enzim của lizôxôm phân cắt được những nhóm chất nào ? 
	A). Prôtêin, axit nuclêic, lipit , cacbonat canxi. 	
	B). Prôtêin, axit nuclêic, cácbohydrat, lipit. 	
	C). Prôtêin, axit nuclêic, cacbohydrat, cacbonat canxi. 	
	D). Prôtêin , lipit, cacbohydrat, cacbonat canxi. 
 38). Từ 10 tế bào sinh trứng sau quá trình giảm phân ta được : 
	A). 40 giao tử. 	B). 30 tế bào trứng và 10 thể định hướng. 	
	C). 10 tế bào trứng và 30 thể định hướng. 	D). 40 tế bào trứng có n NST. 
 39). Có 6 tế bào sinh dưỡng trải qua 5 lần nguyên phân số tế bào con được tạo thành là: 
	A). 128. 	B). 192. 	C). 64. 	D). 32. 
 40). Thế nào là chuyển hoá vật chất ? 
	A). Phân giải các chất cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. 	
	B). Cơ thể lấy các chất từ môi trường và thải ra môi trường các chất cặn bã. 	
	C). Cơ thể lấy các chât và năng lượng từ môi trường cung cấp cho các hoạt động sống. 	
	D). Là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra trong tế bào. 
Khởi tạo đáp án đề số : 01
	01). ;---	06). --=-	11). -/--	16). --=-
	02). ---~	07). -/--	12). ---~	17). -/--
	03). -/--	08). ---~	13). ---~	18). --=-
	04). -/--	09). -/--	14). ---~	19). -/--
	05). --=-	10). ;---	15). ---~	20). --=-
	21). -/--	26). ;---	31). ;---	36). ---~
	22). ---~	27). --=-	32). --=-	37). -/--
	23). ;---	28). --=-	33). ---~	38). --=-
	24). ---~	29). ;---	34). ;---	39). -/--
	25). ---~	30). ;---	35). -/--	40). ---~

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh10nc_hk1_TESP.doc