Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 10

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 10

 ĐỀ :

 Câu 1: (2 điểm )

 Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi:

 “ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

 Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

 (Bảo kính cảnh giới-bài 43)

Câu 2 :(3 điểm)

 Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2010-2011
 TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG	 Môn Ngữ Văn lớp 10
	 Thời gian làm bài 90 phút
	 ( Không kể thời gian giao đề )
 ĐỀ :
 Câu 1: (2 điểm )
 	Nêu ý nghĩa hai câu thơ của Nguyễn Trãi: 
 	“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, 
 	 Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
 (Bảo kính cảnh giới-bài 43)
Câu 2 :(3 điểm)
	Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 3: (5 điểm )
Hãy hóa thân vào nhân vật cô Tấm, kể lại quãng đời từ khi được vào cung làm hoàng hậu, rồi bị mẹ con Cám tiếp tục hãm hại đến lúc được vua đón trở về cung.
------------------------------------------------------Hết------------------------------------------------
- Học sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
 SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2010-2011
 TRƯỜNG THPT PHƯỚC LONG	 Môn Ngữ Văn lớp 10
	 Thời gian làm bài 90 phút
	 ( Không kể thời gian giao đề )
HƯỚNG DẪN CHẤM
I.Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch tổng điểm của mỗi câu.
- Sau khi cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.
 II.Đáp án và thang điểm
Câu
 Đáp án
Điểm
 1
- Ước mơ đất nước được thanh bình, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc. 
- Tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của nhà thơ. 
1,0
1,0
 2
A. Yêu cầu về kĩ năng:
 Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bài viết nên :
- Thể hiện đúng kết cấu của một bài văn ngắn (có mở bài, thân bài, kết bài; trong phạm vi khoảng 1 trang giấy thi).
- Thể hiện đúng suy nghĩ của mình về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường. 
- Có cách hành văn trong sáng, sinh động, mạch lạc, chặt chẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
 Sau đây là một vài gợi ý về nội dung của bài viết:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận
0,25
- Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh, của những người mới lớn.
- Từ trước đến nay, học sinh có những cách thể hiện bản thân mình để gây sự chú ý, để được tôn trọng, yêu thương.
0,25
- Với bản thân: cả ngoại hình lẫn tư cách, lời ăn tiếng nói phải gọn gàng, lịch sự và nhã nhặn, văn minh; dám đấu tranh với những điều sai trái, chưa tốt, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; biết rèn luyện để kiềm chế và làm chủ bản thân, không có những hành động vượt ngoài khuôn khổ kỷ luật và nội quy của nhà trường.
 0,5
 - Với thầy cô : phải lễ phép, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời, thương yêu và biết ơn.
- Với bạn bè : thân ái, tương trợ, đoàn kết.
 0,5
- Với nhiệm vụ học sinh : học tập tốt các môn văn hóa; tham gia các hoạt động đoàn, đội, các hoạt động xã hội khác (viết thư thăm hỏi bộ đội, làm công tác từ thiện, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ).
 0,5
- Phải biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn. Mạnh mẽ, dứt khoát duy trì quan điểm đúng của mình về sự thể hiện bản thân trong môi trường học đường, không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu. 
0,5
 - Đoàn kết với những bạn có cùng quan điểm, cùng cách thể hiện bản thân đúng đắn để tạo nên sức mạnh giúp mình đứng vững trong sự thể hiện bản thân, nhất là trong hoàn cảnh môi trường học đường chịu nhiều sự tác động của những nhân tố không tích cực.
 0,25
- Thể hiện mình không chỉ là nhu cầu của lứa tuổi học sinh mà còn là nhu cầu của con người ở mọi lứa tuổi. Chính sự thể hiện mình một cách đúng đắn của con người từ xưa đến nay đã góp phần tạo nên chất văn hóa và nét đẹp trong đời sống con người.
0,25
 3
A. Yêu cầu về kĩ năng :
 - Học sinh biết cách làm bài văn tự sự, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, trong sáng, chữ viết cẩn thận, ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu. 
 - Nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, đảm bảo mạch truyện, có sáng tạo đôi chút so với nguyên bản có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm lồng ghép vào truyện kể để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, nhưng vẫn giữ lại các chi tiết.
0,5
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Kể ở ngôi thứ nhất : xưng tôi
- Dẫn dắt nhiều cách khác nhau, nhưng phải mạch lạc và đảm bảo các ý sau:
0,5
- Nói rõ vì sao Tấm trở thành hoàng hậu.
0,5
- Tấm về giỗ cha bị dì ghẻ chặt cau giết chết. 
- Những lần hóa thân thành chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị, những lần đấu tranh của Tấm trong hình hài khác nhau.
- Tấm gặp bà cụ hàng nước hiền lành, Tấm từ trong quả thị chui ra dọn dẹp nhà cửa, bà cụ xé vụn vỏ thị, Tấm ở với bà hàng nước, gặp lại vua, vua đón về cung. 
0,5
1,5
1,0
- Suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của câu chuyện trong đời sống thực tế.
0,5
*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, GV cần căn cứ vào yêu cầu của đề để cho các biểu điểm. Giáo viên phát hiện và cho điểm sáng tạo những học sinh có sáng tạo phù hợp.
 ---------------------Hết-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hkii.doc