Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hóa học Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hóa học Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

Câu 1.Chất nào dưới đây là este:

A. C3H7COOH. B. CH3COC2H5. C. CH3OCH3. D. C2H5COOCH3.

Câu 2.Tên của chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 là

 A. triolein. B. tristearin. C. tripanmitin. D. stearic.

Câu 3.Metyl fomat được điều chế từ

A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.

C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.

Câu 4.Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức.

Câu 5.Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

 

docx 6 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hóa học Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN HÓA HỌC 12
Cho biết nguyên tử khối: Na= 23; Ag= 108; Zn=65; H= 1, C= 12; N= 14; O= 16;Cl= 35,5.
Họ và tên học sinh: ............................................................... Lớp: ................
Câu 1.Chất nào dưới đây là este:
A. C3H7COOH.	B. CH3COC2H5.	 C. CH3OCH3.	D. C2H5COOCH3.	
Câu 2.Tên của chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 là
 A. triolein.	B. tristearin.	C. tripanmitin.	D. stearic. 
Câu 3.Metyl fomat được điều chế từ 	
A. axit fomic và ancol metylic.	B. axit fomic và ancol propylic.
	C. axit axetic và ancol propylic.	D. axit propionic và ancol metylic. 
Câu 4.Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. phenol. 	B. glixerol. 	C. ancol đơn chức. 	D. este đơn chức.
Câu 5.Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là 	
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5. 
Câu 6. Đun sôi hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) sẽ thu được sản phẩm
A. C2H5COOCH3.	B. CH3COOC2H5.	
C. HCOOC2H5.	D. HCOOCH3.
Vận dụng (2 câu)
Câu 7. Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là
	A. HCOOC3H7.	B. C2H5COOCH3.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOC3H5.
Câu 8. Cho 20 gam một este Y (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của Ylà:
 A. CH3COOCH=CHCH3.	 B. CH2=CHCH2COOCH3.
 C. CH2=CHCOOC2H5. 	D. C2H5COOCH=CH2.	
Câu 9. Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X:
 A. CH3COOCH3.	B. O=CH-CH2-CH2OH. 	C. HOOC-CHO. 	D. HCOOC2H5.	
Câu 10. Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là:
 A. C2H4O2 và C3H6O2.	 	 B. C3H4O2 và C4H6O2. 	
 C. C3H6O2 và C4H8O2.	D. C2H4O2 và C5H10O.
Câu 11.Chất thuộc loại polisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. fructozơ. 
Câu 12.Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức của Saccarozơ là
	 A. C6H12O6.	B. C12H22O11.	C. C2H4O2.	D. (C6H10O5)n.
Câu 13. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có chức anđehit, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng 
A. lên men glucozơ.	B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.	D. kim loại Na. 
Câu 14. Trong phân tử cacbonhiđrat (gluxit) luôn có:
	 A. Nhóm chức anđehit. B.Nhóm chức ancol C. Nhóm chức xeton	D. Nhóm chức axit
Câu 15. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa
	A. glucozơ.	B. saccarozơ.	C. tinh bột.	D. xenlulozơ.
Câu 16. Phân biệt glucozơ, xenlulozơ, tinh bột, saccarozơ có thể dùng chất nào sau đây?
 (1) nước (2)AgNO3/NH3 (3) nước I2 (4) quỳ tím
	 A. (2), (3) 	B. (3), (4)	C. (1), (2)	D. (1), (2), (3)
Câu 17. Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức (C6H10O5)n , tại sao tinh bột có thể ăn được còn xenlulozơ thì không?
	A. Vì tinh bột và xenlulozơ có cấu tạo hóa học khác nhau.
	B. Vì thủy phân tinh bột và xenlulozơ cho các sản phẩm cuối cùng khác nhau.
	C. Vì phân tử khối của tinh bột và xenlulozơ khác nhau.
	D. Vì tinh bột có thể bị thủy phân còn xenlulozơ thì không thể.
Câu 18. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng với H2 (xt Ni, t°) đều tạo ra sobitol?
	A. saccarozơ và glucozơ.	B. saccarozơ và fructozơ.	
	C. tinh bột và mantozơ.	D. fructozơ và glucozơ.
Câu 19. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
	A. hòa tan Cu(OH)2.	B. trùng ngưng.	C. tráng gương.	D. thủy phân.
Câu 20. Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 14,4	.	B. 45.	C. 11,25.	D. 22,5.
Câu 21. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol Glucozơ thu được dung dịch X. Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì số mol Ag thu được là
	A. 0,090 mol.	B. 0,095 mol.	C. 0,06 mol.	D. 0,1 mol.
Vận dụng cao
Câu 22. Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
	A. 20%.	B. 10%.	C. 80%.	D. 90%.
Câu 23. Dung dịch phản ứng với anilin có hiện tượng kết tủa màu trắng là
 A. H2O.	B. HCl.	C. Br2.	D. H2SO4.
Câu 24. Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin không đúng?
A. Metyl-, etyl-, dimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước.
B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.
Câu 25. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
 A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.	 B. chỉ chứa nhóm amino.
 C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.	D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 26.Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 3?
 A. H2N-[CH2]6–NH2. 	 B. CH3–CH(CH3)–NH2. C. (CH3)3N.	D. C6H5NH2. 
Câu 27.Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái sang phải là 
	A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. 	B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. 	
	C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. 	D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. 
Câu 28.Cho các dãy chuyển hóa: Glyxin X1 X2. Vậy X2 là:
A. H2NCH2COOH. 	B. H2NCH2COONa.	C. ClH3NCH2COOH. 	D. ClH3NCH2COONa
Câu 29. Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)
	A. C2H7N	B. CH5N	C. C3H5N	D. C3H7N
Câu 30. A là một a-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 3,0 gam A tác dụng với NaOH dư thu được 3,88 gam muối. Công thức phân tử của A là
 	A. NH2CH2-COOH.	 B. CH3-CHNH2-COOH. 
C. H2NCH2CH2COOH. 	D. CH3CH2-CH(NH2)-COOH.
.HẾT..
ĐÁP ÁN
1D
2B
3A
4B
5A
6B
7C
8D
9D
10C
11C
12B
13B
14B
15C
16D
17A
18D
19D
20D
21D
22D
23B
24C
25A
26C
27C
28C
29B
30A

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_12_de_3_co_dap_an.docx