Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học năm 2009 môn Sinh học - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ

Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học năm 2009 môn Sinh học - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ

Một số loài cây (hồi, mỡ, lim, xà cừ.) có lá ở phần ngọn nhỏ, dày, có tầng cutin dày, nhiều gân, màu nhạt. Lá ở phần tán có phiến lớn, mỏng, cutin mỏng, ít gân, màu thẫm.

 

doc 8 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học năm 2009 môn Sinh học - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thpt chuyên 	đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học năm 2009
 hoàng văn thụ	 bài kiểm tra số 2 (90 phút)
Câu1: Một gen bị đột biến làm chuỗi pôlipeptit do gen đó điều khiển tổng hợp có axit amin thứ 8 là valin được thay bằng alanin, các axit amin còn lại đều bình thường. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể gây ra hiện tượng trên ? 
A. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 8.
B. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 8.
C. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 8.
D. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá bất kì của gen.
Câu2: Đột biến số lượng NST có thể tạo ra các thể đột biến sau: 
1. Thể không. 	4. Thể bốn.
2. Thể một. 	5. Thể ba.
3. Thể tứ bội. 	
Công thức NST của các thể đột biến 1, 2, 3, 4 và 5 được viết tương ứng là : 
A. O, 2n + 1, 2n + 4, 4n và 3n.
B. 2n, 2n - 1, 2n + 1, 4n và 3n.
C. 2n - 2, 2n + 1, 4n, 2n + 4 và 2n + 3.
D. 2n – 2, 2n – 1, 4n, 2n + 2 và 2n + 1.
Câu3: Bằng phép lai phân tích, người ta xác định được tần số hoán vị giữa các gen A, B và C như sau : f(A/B) = 6,7% ; f(A/C) = 24,4% ; f(B/C) = 31,1%. Trật tự của các gen trên NST là
A. ABC.	B. ACB.	C. BAC.	D. BCA.
Câu4: ở người, bệnh máu khó đông được quy định bởi gen lặn trên X, không có alen tương ứng trên Y. Một phụ nữ bình thường có bố máu khó đông, lấy chồng bị máu khó đông, xác suất chị sinh con trai đầu lòng bị máu khó đông là
A. 0,20.	B. 0,25.	C. 0,50.	D. 0,75.
Câu5: Trung bình cứ 2500 người Cáp - ca sinh ra ở Mĩ thì có một người mắc chứng bệnh xơ nang. Giả sử quần thể người ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec, hãy ước lượng số người mang gen gây bệnh đó trong mỗi 2500 người sẽ là bao nhiêu, biết gen có hai alen, trội lặn hoàn toàn.
A. khoảng từ 1 - 50 người. B. khoảng từ 1 - 10 người.
C. khoảng từ 1 - 25 người. D. khoảng từ 96 - 100 người.
Câu6: ở một loài thực vật, chiều cao của thân cây do 3 cặp gen tác động cộng gộp với nhau quy định. Mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất được F1 toàn cây cao 150 cm. Chiều cao của các cây bố, mẹ trong phép lai trên là
A. 90 cm và 210 cm.	B. 100 cm và 210 cm.
C. 90 cm và 200 cm.	D. 80 cm và 210 cm.
Câu7: Phép lai nào dưới đây có khả năng cao nhất để thu được một con chuột với kiểu gen AABb trong một lứa đẻ
A. AaBb ´ AaBb.	 	B. AaBb ´ AABb. 
C. AABB ´ aaBb.	 	D. AaBb ´ AaBB.
Câu8: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người cho thấy rằng vượn người ngày nay và loài người là có quan hệ với nhau về ngồn gốc. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người cho chúng ta phán đoán được điều gì? 
A. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người.
B. Nguồn gốc khác nhau giữa người và vượn người.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.
D. Vượn người và người đã sống trong hai môi trường sống hoàn toàn khác nhau.
Câu9: Cho số liệu thí nghiệm về loài bướm Biston betularia sau:
Vị trí
Số bướm
màu sáng
Số bướm
màu xẫm
Vùng không
ô nhiễm
Thả
496
488
Bắt lại
62
34
Vùng ô Vùng ô nhiễm
Thả
137
493
Bắt lại
18
136
Khẳng định nào sau đây là chính xác?
A. Tỉ lệ bướm màu sáng bị bắt lại ở vùng ô nhiễm cao hơn so với bướm màu sẫm bị bắt lại ở vùng ô nhiễm.
B. Tỉ lệ bướm màu sáng bị bắt lại ở vùng không ô nhiễm cao hơn so với bướm màu sẫm bị bắt lại ở vùng không ô nhiễm.
C. Tỉ lệ bướm màu sáng bị bắt lại ở vùng ô nhiễm cao hơn so với bướm màu sáng bị bắt lại ở vùng không ô nhiễm .
D. Tỉ lệ bướm màu sẫm bị bắt lại ở vùng không ô nhiễm cao hơn so với bướm màu sẫm bị bắt lại ở vùng ô nhiễm.
Câu10: Kiểu gen của P là AB/ab x AB/ab. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra ở hai bên với tần số bằng nhau là 8%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình (A-B-) ở thế hệ sau sẽ là
A. 56,25%. B. 66%. C. 71,16%. D. 51,16%.
Câu11: Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật biến nhiệt?
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất.	B. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.
C. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.	D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
Câu12: Cho các thông tin sau:
Giới hạn về nhiệt độ của loài chân bụng Hydrobia aponensis là từ 1oC đến + 60oC, của đỉa phiến là + 0,5oC đến + 24oC
Loài chuột cát ở Đài nguyên thích hợp với nhiệt độ từ - 5oC đến + 30oC
Cá chép ở nước ta thích hợp với nhiệt độ từ + 2oC đến + 44oC
Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố hẹp nhất?
A. Đỉa phiến	 B. Chuột cát C. Hydrobia aponensis	D. Cá chép.
Câu13: ở một quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec, số cá thể lông đen chiếm 84%. Biết gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông hung. Cấu trúc di truyền của quần thể trên là
A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.	B. 0,48 AA : 0,36 Aa : 0,16 aa.
C. 0,16 AA : 0,36 Aa : 0,48 aa.	D. 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa.
Câu14: Bệnh máu khó đông ở người do 1 gen lặn liên kết với giới tính X quy định. Trong 1 gia đình, có mẹ bị mắc bệnh này, bố bình thường. Giả sử không xảy ra đột biến, có thể chẩn đoán
A. tất cả con gái của họ sẽ bị bệnh.	B. tất cả con trai của họ sẽ bị bệnh.
C. 1/2 số con gái của họ sẽ bị bệnh.	D. 1/2 số con trai của họ sẽ bị bệnh.
Câu15: Trong các phép lai sau đây, phép lai nào cho F1 có nhiều kiểu gen nhất ? 
A. AaBb ´ AaBb.	B. AB/ab ´ AB/ab.	C. AaBbdd ´ AaBbDD.	 D. AaXBXb ´ AaXBY.
Câu16: Một gen của tế bào nhân chuẩn được đưa vào tế bào vi khuẩn. Trong tế bào vi khuẩn, gen này được phiên mã và dịch mã tạo thành prôtêin nhưng prôtêin này không còn chức năng như cũ vì nó chứa nhiều axit amin hơn prôtêin của gen đó khi được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn. Tại sao lại thế?
A. Vì tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn sử dụng các bộ mã di truyền khác nhau.
B. Vì khi phiên mã trong tế bào nhân sơ, mARN không được biên tập như trong tế bào nhân chuẩn.
C. Vì thời gian tồn tại của mARN trong tế bào nhân sơ rất ngắn.
D. Vì ribôxôm của tế bào nhân sơ lắp nhầm các axit amin khi dịch mã gen của tế bào nhân chuẩn.
Câu17: Trong kĩ thuật chuyển một gen từ người vào plasmit của vi khuẩn, cả gen nguồn và plasmit đều phải
A. có các đoạn ADN giống hệt nhau.	B. có nguồn gốc từ cùng một loại tế bào.
C. được cắt bởi cùng một loại enzym cắt giới hạn.	D. có độ dài tương tự nhau.
Câu18: Khi nghiên cứu NST của ruồi giấm, người ta thấy trật tự phân bố gen trên NST số 2 của ba dòng ruồi giấm thu được ở ba nơi khác nhau như sau : 
Dòng 1 : A B C G H I K D E F
Dòng 2 : A B C D E F G H I K 
Dòng 3 : G C B A H I K D E F
Trật tự phát sinh các dòng sẽ là
A. 1 đ 2 đ 3. C. 2 đ 3 đ 1.	B. 3 đ 2 đ 1. D. 2 đ 1 đ 3.
Câu19: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là : 
A. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng.
B. Các gen trong một kiểu gen đều có mức phản ứng như nhau.
C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. 
D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
Câu20: Hiện tượng nào sau đây là một ví dụ về "ADN tái tổ hợp"?
A. Sự tái tổ hợp giữa các alen của cùng một gen trong một tế bào.
B. Sự xuất hiện một gen của người trong hệ gen của vi khuẩn E.Coli.
C. Các alen trên các cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau trong quá trình phân bào.
D. Các gen trên một cặp NST tương đồng được nhân bản một cách nhân tạo.
Câu21: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến ? 
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc.	B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.	
C. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.	 D. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.
Câu22: ở một loài thực vật giao phấn, gen quy định hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định màu hoa trắng. Quần thể nào sau đây của loài trên đạt trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec ? 
A. Quần thể có toàn hoa đỏ.	B. Quần thể có toàn hoa trắng.
C. Quần thể có 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng.
D. Quần thể có 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa trắng.
Câu23: Một nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm tạo ra một thực khuẩn thể có vỏ prôtêin của phage T2 và ADN của phage T4. Phage lai này được nhiễm vào vi khuẩn. Các phage được tạo ra trong tế bào vi khuẩn sẽ có
A. vỏ là prôtêin giống prôtêin của phage T2 và ADN giống ADN của phage T4.
B. vỏ là prôtêin giống prôtêin của phage T4 và ADN giống ADN của phage T2.
C. cả vỏ và prôtêin đều giống của phage T2.
D. cả vỏ và prôtêin đều giống của phage T4.
Câu24: Hãy thử tượng tượng một trường hợp như sau: Một trận bão lớn đã thổi bay một số cá thể của quần thể chim sẻ ở đất liền ra một hòn đảo tương đối xa so với đất liền. Các cá thể đó đã thích nghi với cuộc sống ở đảo và hình thành nên quần thể mới cách li với quần thể gốc ở đất liền. Sau 8.000 năm, mực nước biển hạ thấp và nối liền đảo đó với đất liền khiến các chim sẻ trên đảo và chim sẻ ở đất liền tự do tiếp xúc với nhau. Quan sát nào sau đây khiến ta có thể kết luận chúng đã trở thành hai loài khác nhau?
A. chúng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
B. chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
C. con lai của chúng có kiểu hình khác với cả hai dạng bố mẹ.
D. con lai của chúng yếu ớt và chết trước khi thành thục sinh dục.
Câu25: Một quần thể sóc là con mồi của các con chim ưng. Các con sóc nhỏ có thể trốn trong các hang. Các con sóc lớn có thể đánh trả lại chim ưng. Sau nhiều thế hệ, sóc của vùng đó có xu hướng hoặc là rất nhỏ, hoặc là rất to. Quá trình trên được gọi là
A. chọn lọc vận động. B. chọn lọc phân hoá.
C. đấu tranh sinh tồn. D. chọn lọc kiểu hình.
Câu26: Mật độ cá thể trong quần thể được coi là đặc tính cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng đến
A. tỉ lệ nhóm tuổi trong quần thể.
B. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
C. tỉ lệ giới tính trong quần thể.
D. đặc điểm phân bố của quần thể.
Câu27: Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối trung bình lớn nhất là
A. sinh vật phân hủy.	 	B. sinh vật sản xuất. 
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1.	 D. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu28: Cho các ví dụ sau:
Gieo ngải dại ở mật độ 100.000 hạt trên 1m2 thì giữa những cây con có một sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều cây con bị chết, mật độ quần thể giảm đi rõ rệt. 
Mọt bột trong môi trường nuôi cấy có 64g bột thì số lượng cá thể đạt ở mức cực đại là 1750 cá thể. Nếu môi trường chỉ có 16g bột thì số lượng cá thể tối đa chỉ đạt được 650 cá thể.
Các ví dụ trên đề cập đến khái niệm sinh thái nào?
A. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường	B. Đấu tranh cùng loài
C. Khống chế sinh học 	D. Cơ chế điều hoà mật độ quần thể
Câu29: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng
A. cùng sống trong một nơi ở.	B. có các ổ sinh thái trùng lặp nhau.
C. có mùa sinh sản trùng nhau.	D. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.
Câu30: Trong các bằng chứng tiến hoá sau đây thì bằng chứng nào có tính thuyết phục nhất về nguồn gốc chung của các loài ? 
A. Bằng chứng sinh học phân tử.	 B. Bằng chứng địa lí sinh học.
C. Bằng chứng phôi sinh học.	 	D. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
Câu31: Trên cùng một dòng sông chảy vào hồ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian dài, từ một loài gốc đã hình thành nên 3 loài cá hồi mới có các đặc điểm thích nghi khác nhau. 
Loài 1 : đẻ trong hồ vào mùa đông. 
Loài 2 : đẻ ở cửa sông vào mùa xuân - hè. 
Loài 3 : đẻ ở đoạn giữa sông vào mùa thu - đông. 
Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường nào ? 
A. Con đường địa lí.	B. Con đường sinh thái.
C. Con đường cách li tập tính.	D. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu32: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu? 
A. Sự bất động của thực vật và động vật ít di động cách li sinh thái.
B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trong các điều kiện sinh thái khác nhau.
C. Điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau.
D. Nhân tố cách li sinh thái.
Câu33: Khi lai hai thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài, người ta thu được F1 đồng loạt các cây cao, hạt dài. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 được 3000 cây trong đó có 120 cây thấp, hạt tròn. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và mọi diễn biến của các cây F1 trong quá trình giảm phân đều như nhau.
Nhận định nào sau đây là không chính xác ? 
A. Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nói trên nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.
B. Có hoán vị gen xảy ra với tần số là 40%.
C. Kiểu gen của các cây F1 là Ab/aB.
D. Kiểu gen của các cây F1 là AB/ab.
Câu34: ở một loài thực vật, gen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen b quy định thân thấp. Trong một phép lai giữa các cây bố mẹ có kiểu gen BB ´ Bb, thấy xuất hiện ở F1 một số cây có kiểu hình thân thấp. Giả sử chỉ xảy ra đột biến số lượng NST thì có thể dự đoán các cây thân thấp đó sẽ là
A. thể một nhiễm. B. thể tứ nhiễm.	C. thể tam nhiễm. D. thể khuyết nhiễm.
Câu35: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XBXb, bố có kiểu gen XBY sinh được con gái có kiểu gen XBXbXb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ ? 
A. Trong giảm phân I, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II, ở bố NST giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân II, ở mẹ NST giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
Câu36: Tác nhân gây đột biến làm rối loạn sự phân li của 1 cặp NST trong giai đoạn giảm phân II của 1 tế bào sinh giao tử sẽ tạo được những loại giao tử nào sau đây ? 
A. n và n +1.	B. n và n -1.	C. n +1 và n - 1.	D. n, n +1 và n - 1.
Câu37: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen : 0,1 AA : 0,8 Aa : 0,1 aa. Sau 3 thế hệ tự phối bắt buộc, thành phần kiểu gen của quần thể đó là : 
A. 0,35 AA : 0,1 Aa : 0,55 aa.	B. 0,1 AA : 0,8 Aa : 0,1 aa.
C. 0,45 AA : 0,1 Aa : 0,45 aa.	D. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.
Câu38: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng cố kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại tế bào trứng được hình thành? 
A. 1 loại.	 B. 2 loại.	 C. 4 loại.	D. 8 loại.
Câu39: Nếu một lôcut có 5 alen (A1, A2, A3, A4, A5) trên NST thường thì có thể tạo thành tối đa là bao nhiêu cặp alen về gen đó ? 
A. 5.	B. 10.	C. 15.	D. 20.
Câu40: Cho một cây F1 giao phấn với 3 cây khác 
- Với cây thứ nhất được thế hệ lai gồm 15 cây quả tròn, ngọt : 15 cây quả bầu dục, chua : 5 cây quả tròn, chua : 5 cây quả bầu dục, ngọt
- Với cây thứ hai được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt : 9 cây quả bầu dục, chua : 15 cây quả tròn, chua : 3 cây quả bầu dục, ngọt
- Với cây thứ ba được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt : 9 cây quả bầu dục, chua : 3 cây quả tròn, chua : 15 cây quả bầu dục, ngọt
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng
Nhận định nào sau đây là không chính xác ? 
A. Về tính trạng hình dạng quả : tròn (A) là trội hoàn toàn so với bầu dục (a).
B. Về tính trạng vị quả : ngọt (B) là trội hoàn toàn so với chua (b).
C. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với nhau.
D. Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và có hoán vị gen với tần số 25%.
Câu41: Quy ước một số gen ở người như sau : T : tóc quăn ; t : tóc thẳng N : mắt đen ; n : mắt nâu
Nhóm máu A do kiểu gen IA IA hoặc IA Io quy định. Nhóm máu B do kiểu gen IB IB hoặc IB Io quy định
Nhóm máu AB do kiểu gen IA IB quy định. Nhóm máu O do kiểu gen Io Io quy định
Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nói trên nằm trên các cặp NST thường tương đồng khác nhau. Số loại kiểu hình có thể có về các tính trạng nói trên là
A. 4.	B. 8.	 C. 16.	D. 32.
Câu42: Gen A đột biến thành gen a. Khi gen A và gen a cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a nhiều hơn so với cho gen A là 6 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen A là
A. mất 1 cặp nuclêôtit. 	 B. mất 2 cặp nuclêôtit.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit.	D. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Câu43: Một nhóm cá nhỏ sống ở một hồ nước có đáy đầy cát màu nâu sáng. Phần lớn cá trong quần thể này đều có màu nâu sáng, một ít cá có màu lốm đốm (khoảng 10%). Loài cá này là mồi của một loài chim sống gần bờ biển. Một công ty xây dựng đã rải sỏi xuống đáy hồ, làm đáy hồ trở nên lốm đốm. Dự đoán nào sau đây là chính xác về các sự kiện sẽ có thể xảy ra đối với quần thể cá này?
A. Tỉ lệ cá có màu lốm đốm sẽ tăng dần qua thời gian.
B. Sau ba thế hệ, tất cả cá sẽ có màu lốm đốm.
C. Khi các cá lốm đốm bị ăn thịt, các con khác sẽ sinh sản nhiều hơn để bù đắp cho lượng thiếu hụt đó.
D. Tỷ lệ cá trong hồ vẫn giữ nguyên như ban đầu.
Câu44: Một thay đổi quan trọng trong quan điểm truyền thống về các loài là dường như các loài khác nhau như dơi, người và cá voi lại có cấu trúc bộ xương giống nhau. Điều này chứng minh rằng
A. các sinh vật sống sót là các sinh vật thích nghi nhất.
B. các sinh vật khác nhau có thể đã tiến hoá từ một tổ tiên chung.
C. phần lớn các sự kiện tiến hoá đều diễn ra nhanh, kéo theo là sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật.
D. các sinh vật khác nhau này trước kia đã sống trong những môi trường giống nhau nên có cấu trúc bộ xương giống nhau.
Câu45: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hi vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì
A. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng với môi trường có thuốc trừ sâu mới.
B. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
C. sinh vật nào cũng có khả năng tự điều chỉnh với môi trường sống mới nên sẽ có một số con sống sót.
D. có một số con có khả năng lẩn trốn tốt nên tránh được tác dụng của thuốc.
Câu46: ở một loài động vật, khi cho bố mẹ dị hợp về hai cặp gen giao phối với nhau, người ta thu được ở thế hệ lai có kiểu hình (A-B-) chiếm 59%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Kiểu gen của P là AaBb, các gen phân li độc lập với nhau.
B. Kiểu gen của P là AB/ab, liên kết hoàn toàn.
C. Kiểu gen của P là AB/ab, hoán vị gen ở cả hai bên với tần số 40%.
D. Kiểu gen của P là Ab/aB, hoán vị gen ở cả hai bên với tần số 40%.
Câu47: Một số loài cây (hồi, mỡ, lim, xà cừ...) có lá ở phần ngọn nhỏ, dày, có tầng cutin dày, nhiều gân, màu nhạt. Lá ở phần tán có phiến lớn, mỏng, cutin mỏng, ít gân, màu thẫm.
Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của thực vật ? 
A. Hàm lượng CO2.	B. ánh sáng. C. Nhiệt độ.	 D. Độ ẩm.
Câu48: Nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt?
A. Tốc độ sinh trưởng tăng, phát dục sớm.	B. Tốc độ sinh trưởng tăng, phát dục muộn.
C. Tốc độ sinh trưởng giảm, phát dục sớm.	D. Tốc độ sinh trưởng giảm, phát dục muộn.
Câu49: Cho các ví dụ sau
Ví dụ 1: Con gà 1 dù đã ăn rất no thỏa thuê tới mức không ăn được nữa, nhưng khi đưa đến bên một con gà khác đang tích cực ăn, con gà 1 vẫn có thể ăn thêm 34% khối lượng thức ăn đã ăn.
Ví dụ 2: Cây mọc chụm trên đồi trọc thảo nguyên có thể tạo ra những điều kiện để đấu trah với hoàn cảnh sống khắc nghiệt và các loại cây dại khác.
Các ví dụ trên phản ánh điều gì?
A. Quan hệ hợp tác	B. Cạnh tranh cùng loài	C. Hiệu quả nhóm	D. Khống chế sinh học
Câu50: Các con hải âu bảo vệ nghiêm ngặt vùng lãnh thổ của mình trong mùa sinh sản. Tại thời điểm đó, các cá thể trong quần thể hải âu phân bố theo kiểu
A. ngẫu nhiên. B. theo nhóm.	C. đồng đều. D. cân bằng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_on_thi_dai_hoc_nam_2009_mon_sinh_hoc.doc