Đề kiểm tra chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàn Thuyên - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Đề kiểm tra chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàn Thuyên - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Theo tác giả, bức tranh nào là đẹp nhất? Bức tranh ấy được vẽ lên bởi những màu sắc, hình ảnh nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong các dòng thơ sau:

 Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

 Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim

 Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

 Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

Câu 4. “Bức tranh màu xanh” được nói đến trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

pdf 4 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 27Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hàn Thuyên - Sở GD&ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT BẮC NINH 
Trường THPT Hàn Thuyên 
(Đề thi gồm 01 trang) 
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1 - KHỐI 12 
NĂM HỌC 2019 – 2020 
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Họ, tên thí sinh:Số báo danh.. 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: 
Bức tranh của tôi 
Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh 
Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh 
Cửa sổ 
Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố 
Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ 
Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quả 
Cùng với những gì gọi là cuộc đời 
Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời 
Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất 
Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc 
Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim 
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn 
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên 
Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm: 
“- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm 
Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ” 
(Nguyễn Duy, trích từ tập thơ Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973) 
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? 
Câu 2. Theo tác giả, bức tranh nào là đẹp nhất? Bức tranh ấy được vẽ lên bởi những màu 
sắc, hình ảnh nào? 
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong các 
dòng thơ sau: 
 Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc 
 Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim 
 Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn 
 Và phác trong tôi bao đường nét bình yên 
Câu 4. “Bức tranh màu xanh” được nói đến trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? 
 II. PHẨN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm). 
 Anh/ Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về 
quan niệm sống được Nguyễn Duy gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: “Anh không thể chỉ 
đắm say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”. 
Câu 2 (5,0 điểm) 
 Nhận xét về “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: 
“Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Tuyên 
ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”. 
 Từ việc cảm nhận giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy chứng minh 
những nhận định trên? 
.Hết 
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 
Tuye
inh2
47.c
om
SỞ GD & ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1 - KHỐI 12 
NĂM HỌC 2019 – 2020 
MÔN: NGỮ VĂN 
Phần Câu Nội dung Điểm 
I ĐỌC HIỂU 3,0 
1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0,5 
2 - Theo tác giả, bức tranh đẹp nhất chính là bức tranh màu xanh - cửa sổ 
- Bức tranh đã được vẽ bằng màu sắc chủ đạo là màu xanh của bầu trời, trên đó 
hiện lên các hình ảnh: khói trắng, núi lam sương, cánh đồng biếc mạ, nhánh 
cây, chùm quả 
0,75 
3 - Có thể chọn: biện pháp điệp từ hoặc liệt kê 
- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú, đa dạng của cuộc sống, niềm yêu 
thương, gắn bó, tình cảm nâng niu, trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc đời bình dị, 
thân thuộc. 
0,75 
4 “Bức tranh màu xanh” trong văn bản gợi suy nghĩ về chính bức tranh cuộc 
sống của mỗi người với những nét vẻ giản dị, gần gũi, thanh bình, tươi đẹp. 
- Màu sắc nổi bật của bức tranh là màu xanh – màu của sự sống, ước mơ và hi 
vọng. Khi dành thời gian ngắm nhìn bức tranh đó, con người thấy thêm trân 
trọng, yêu thương, gắn bó với cuộc đời 
- Suy nghĩ riêng của bản thân 
1,0 
II LÀM VĂN 7,0 
1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về quan 
niệm sống được Nguyễn Duy gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: “Anh không 
thể chỉ đắm say đứng ngắm/ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”. 
2,0 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - 
hợp, móc xích hoặc song hành. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tinh thần hoà nhập và cống hiến, góp 
một “nét vẽ đơn sơ” vào bức tranh thiên nhiên, cuộc đời. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận: có thể theo gợi ý sau: 
- Giải thích: Khi “anh đứng ngắm”, anh chỉ là khán giả bên ngoài, kẻ thụ 
hưởng. Anh hãy là “một nét vẽ”, hãy tham gia làm nên vẻ đẹp của bức tranh 
cuộc đời. Hai câu thơ gửi gắm thông điệp về tinh thần hoà nhập và cống hiến, 
đóng góp giá trị bản thân cho cuộc đời. 
- Bình luận: 
+ Bức tranh cuộc sống phong phú, nhiều dạng vẻ, màu sắc chỉ khi mỗi người 
biết góp vào đó một nét vẽ, dù bé nhỏ, biết tham gia tích cực, cống hiến cho tập 
thể, cuộc đời. Khi đó, chính họ sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân, tự hào và 
lạc quan hơn trong cuộc sống 
+ Phê phán những người chỉ biết đứng ngoài, bàng quan với cuộc sống, tách 
mình khỏi thiên nhiên. 
- Bài học, liên hệ: 
+ Giữ thái độ sống tích cực, hoà mình vào thiên nhiên, vào dòng chảy xã hội 
+ Nỗ lực để “nét vẽ” của mình không chỉ “đơn sơ” mà thật đậm màu, rực rỡ, tận 
hiến 
d. Chính tả, ngữ pháp 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
0.25 
0.25 
1.0 
0.25 
Tuye
nsin
247.
co
e. Sáng tạo 
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 
0.25 
2 Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng 
“Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng 
định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực”. 
Từ việc cảm nhận giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy chứng 
minh những nhận định trên? 
5,0 
 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát 
được vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác 
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm “Tuyên ngôn độc 
lập” (TNĐL), trích dẫn hai ý kiến. 
2. Giải thích, khẳng định hai ý kiến: 
- Ý kiến thứ nhất: Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa 
lịch sử đối với dân tộc. Văn kiện lịch sử vô giá: nhấn mạnh vai trò, tầm quan 
trọng của TNĐL có liên quan đến vận mệnh dân tộc. 
- Ý kiến thứ hai: Áng văn chính luận mẫu mực: là những áng văn đạt chuẩn mực 
cao về nội dung và nghệ thuật, có sức thuyết phục, quy tụ lòng người. 
=> Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác xét trên 
hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật. 
3. Cảm nhận giá trị bản Tuyên ngôn độc lập 
a, Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá 
- Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, chấm dứt mối 
quan hệ thuộc địa với Pháp, từ đó khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng 
của dân tộc ta với thế giới 
- Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. 
 - Tác phẩm kết tinh những tư tưởng cao đẹp của nhân loại: lý tưởng đấu tranh 
giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. 
b, Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực 
 Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở nghệ 
thuật viết văn chính luận mẫu mực qua bố cục ngắn gọn, logic, lập luận chặt 
chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc 
- Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ với nhau 
trong hệ thống lập luận sắc sảo: 
+ Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lí và chính nghĩa bằng việc trích dẫn 2 bản 
tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền 
và dân quyền của Pháp năm 1791. Cách lập luận vừa khôn khéo, sắc sảo, vừa 
sáng tạo, sâu sắc. 
+ Phần thứ hai: nêu cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn Độc lập bằng việc lập 
bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định thực tế lịch 
sử đấu tranh của dân tộc ta. 
+ Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản “Tuyên ngôn”: Tuyên bố và khẳng định 
quyền độc lập tự do của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn: “Nước VN 
0.25 
0.5 
0.5 
0.5 
2.0 
Tuye
nsi
h247
.com
có quyền...Sự thật là...” . Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc và định hướng 
cho CMVN “Toàn thể dân tộc VN quyết đem tinh thần và lực lượng... độc lập 
ấy”. 
- Tác phẩm thể hiện những lí lẽ sắc bén, đầy sáng tạo, hệ thống dẫn chứng xác 
thực, ngôn ngữ chính xác, hùng hồn, đầy cảm xúc, tác động mạnh mẽ vào nhận 
thức, tình cảm của người nghe 
4. Bình luận, đánh giá 
- Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối lập nhưng 
thực chất là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá trị to lớn của bản tuyên 
ngôn. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa giá trị lịch sử chính trị và giá trị văn 
chương nghệ thuật. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng 
văn chính luận mẫu mực hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh 
cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên 
cổ hùng văn”. 
- Khẳng định tấm lòng vĩ đại cũng như tài năng xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí 
Minh qua Tuyên ngôn độc lập. Người không chỉ đem lại ánh sáng tự do, hòa 
bình cho dân tộc mà còn đóng góp những tài sản tinh thần vô giá cho lịch sử và 
văn học nước nhà. 
0.5 
 d. Chính tả, ngữ pháp 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
0.25 
 e. Sáng tạo 
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 
0.5 
 Tuye
nsin
h247
.com

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chat_luong_lan_1_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an_na.pdf