Câu I.( 2,0 điểm)
Anh chị hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ơ – nít Hê – minh – uê ?
Câu II.( 3,0 điểm)
“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.”(Lep Tôn-xtôi)
Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình ? (Bài viết khoảng 400 từ)
Sở GD & ĐT Sơn La ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Trường THPT Chu Văn Thịnh Môn : Ngữ văn Khối 12 Thời gian : 90 phút Câu I.( 2,0 điểm) Anh chị hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ơ – nít Hê – minh – uê ? Câu II.( 3,0 điểm) “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.”(Lep Tôn-xtôi) Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình ? (Bài viết khoảng 400 từ) Câu III.( 5,0 điểm ) Cảm nhận của anh (chị) về người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ? Sở GD & ĐT Sơn La ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Trường THPT Chu Văn Thịnh Môn : Ngữ văn Khối 12 Thời gian : 90 phút Câu I.( 2,0 điểm) Anh chị hãy giới thiệu ngắn gọn tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ơ – nít Hê – minh – uê ? Câu II.( 3,0 điểm) “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.”(Lep Tôn-xtôi) Anh (chị) hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình ? (Bài viết khoảng 400 từ) Câu III.( 5,0 điểm ) Cảm nhận của anh (chị) về người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu I.(2,0 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng Học sinh biết trình bày kiến thức văn học sử một cách chuẩn xác, ngắn gọn, khúc chiết và có hệ thống. b.Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau đây: *Tiểu sử: - Ơ-nit Hê-minh-uê (1899- 1961), sinh trưởng trong gia đình khá giả tại một thành phố nhỏ ngoại vi Chi cagô nước Mỹ. - Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại: thuở nhỏ thường theo cha tới vùng núi rừng, thích phiêu lưu mạo hiểm. - Từng nhập ngũ trong đại chiến I, đại chiến II. - 18 tuổi bước vào nghề phóng viên, từng có mặt ở chiến trường Ý, Tây Ban Nha, Pháp, làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch. - Ông chủ yếu sống ở Cu-ba, quen nếp sống giản dị của người dân chất phác. Mất năm 1961 tại đây. => Nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới. *Sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm chính: Tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uê: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940). Ông già và biển cả (1952) - Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người". - Ông là người đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” (bảy phần chìm, một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc rút ra phần ẩn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên lý trên là độc thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng... - Hê-minh-uê được tặng Giải Pu-lit-dơ (1953) - giải thưởng văn chương cao nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học (1954). c.Cách cho điểm - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II. (3,0 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau : Giải thích lí tưởng là gì (Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện). Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng: + Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể. + Thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả. + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước. Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống: + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa, sống thừa. + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng, nhiều khi sa vào vòng tội lỗi (chứng minh). Suy nghĩ như thế nào ? + Vấn đề cần bình luận: Con người phải sống có lí tưởng. Không có lí tưởng con người thực sự sống không có ý nghĩa. + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng. + Mở rộng: Phê phán những người sống không có lí tưởng. Lí tưởng của thanh niên ngày nay là gì (Phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí). Làm thế nào để sống có lí tưởng. + Nêu ý nghĩa của câu nói. c.Cách cho điểm Điểm 3: Bài viết đáp ứng tốt cấc yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề. Câu III.(5,0 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng Biết làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tự sự. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp và chính tả. b.Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyêng ngoài xa”, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn với các ý chính sau: * Nội dung Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Minh Châu, về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Cảm nhận về hình dáng bề ngoài của người đàn bà hàng chài: một người phụ nữ miền biển trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với vẻ mệt mỏi tạo ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Nhân vật được gọi một cách phiếm định: người đàn bà. Tuy không có tên cụ thể, vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận, phẩm chất của chị được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quân tâm nhất trong truyện ngắn này. Chị là người phụ nữ có số phận đau khổ nhưng bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh – tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chị là người phụ nữ đau khổ. Chị bị chồng đánh thường xuyên nhưng chị vẫn thầm lặng chịu đựng, chị không kêu, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Chị thương chồng. Chị hiểu được những đau đớn, day dứt của chồng do hoàn cảnh nghèo khổ, vất vả, khó khăn đến nỗi nó khiến anh thay đổi trở thành kẻ vũ phu, tàn ác. Bởi thế chị nhẫn nhục chịu đựng mhững trận đòn của chồng. Chị là người mẹ thương con. Hy sinh cho con. Chị gửi con (thằng Phác) cho bố ruột nuôi vì chị sự thằng Phác có những hành động nông nổi với bố nó. Chị xin anh mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh vì không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ. Chị nghĩ đến đàn con, nghĩ đến gia đình cần có một người đàn ông những lúc phong ba bão táp, cùng chị nuôi nấng đàn con khôn lớn nên chị nhẫn nhục chịu đựng. Chị là một người hiểu thấu lẽ đời, tuy ít học mà tỉnh táo và sáng suốt. Chị hiểu mình, hiểu tấm lòng những người phụ nữ hàng chài. Câu chuyện của chị ở toà án huyện đã mang lại cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng những nhận thức mới mẻ mà trước đó họ chưa từng nghĩ tới. Chị yêu thương gia đình và cuộc sống đạm bạc của gia đình. Chị đã nói với nghệ sĩ Phùng, trên thuyền cũng có những lúc cha con, vợ chồng vui vẻ với nhau, nhất là khi đàn con được ăn no. Chính vì vậy khi chánh án Đẩu đè nghị chị ly hôn với chồng chị đã nhất định không chấp nhận. * Nghệ thuật Đặt nhân vật vào tình huống ngặt nghèo để nhân vật bộc lộ tính cách rõ ràng, đầy đủ và trọn vẹn. Giọng văn trần thuật giản dị mà giàu sức biểu đạt. Khai thác, phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo và tinh tế. c.Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Tài liệu đính kèm: