Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn – Ban cơ bản lớp kiểm tra 12

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn – Ban cơ bản lớp kiểm tra 12

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1. Để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản.

2. Do yêu cầu về thời gian, đề chỉ bao quát một số kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài “Khái quát về Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” và bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”.

3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học;

Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:

+ Kiến thức về đọc hiểu văn học sử: Các đặc điểm của Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975

+ Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: về một tư tưởng, đạo lí.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1231Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn – Ban cơ bản lớp kiểm tra 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN	ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG	MÔN: NGỮ VĂN – BAN CƠ BẢN
 TỔ NGỮ VĂN	 LỚP KIỂM TRA: 12A13
	 Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Để đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản.
2. Do yêu cầu về thời gian, đề chỉ bao quát một số kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài “Khái quát về Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” và bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí”.
3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học;
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về đọc hiểu văn học sử: Các đặc điểm của Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975
+ Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: về một tư tưởng, đạo lí.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN 12 – BAN CƠ BẢN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
1.Đọc hiểu văn học sử
Nhận diện những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975
Nguyên nhân tạo nên đặc điểm văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 – 1975 
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
Số điểm: 2,25
Số điểm: 0,75
Số câu : 1
3,0 điểm = 30% 
2. Làm văn: nghị luận xã hội
Hiểu được một vấn đề xã hôi cụ thể.
Kĩ năng viết một bài nghị luận ngắn: nghị luận xã hội.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
Số điểm: 2,0
Số điểm: 5,0
Số câu : 1
7,0 điểm = 70% 
Tổng cộng
2,25 điểm
2,75 điểm
5 điểm
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN – BAN CƠ BẢN
LỚP KIỂM TRA: 12
Thời gian: 45 phút
CÂU I: (3,0 điểm)
Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. Nguyên nhân tạo nên đặc điểm văn học giai đoạn này?
CÂU II: (7,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ của Trung Hoa : “Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi”.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 - 1975. Nguyên nhân tạo nên đặc điểm văn học giai đoạn này.
3,0
1.
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 - 1975 (2,25 điểm)
- - Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
 - Nền văn học hướng về đại chúng;
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
0,75
0,75
0,75
2.
Nguyên nhân tạo nên đặc điểm văn học giai đoạn này. (0,75 điểm)
- Văn học vận động và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh.
0,75
II
Viết một bài văn ngắn không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu ngạn ngữ của Trung Hoa : “Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi”.
1.
Mở bài
- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
- Nêu ý chính hoặc trích dẫn câu nói về tư tưởng, đạo lí mà đề bài đưa ra.
1,0 
2. 
Thân bài
- Giải thích vắn tắt ý nghĩa câu ngạn ngữ: Việc học tập là quá trình không ngừng nghỉ, luôn luôn phải tiến lên phía trước, vượt qua trở ngại, nếu không đạt đến những kiến thức mới, những đỉnh cao mới sẽ bị lạc hậu, bị tụt lại phía sau, không thể bắt kịp với sự biến đổi không ngừng của cuộc sống.
- Phân tích, chứng minh: Vì sao việc học tập nếu không tiến bộ thì sẽ trở thành lạc hậu, không thể dậm chân tại chỗ?
˚ Vốn tri thức của loài người là mênh mông, vô tận, các kiến thức cụ thể trong một lĩnh vực, một ngành khoa học cũng luôn luôn đổi mới, đòi hỏi con người phải luôn tiếp cận, khám phá, ứng dụng vào cuộc sống.
˚ Cuộc sống luôn luôn biến đổi, những kiến thức đã tiếp thu được có thể trở nên bất cập, lạc hậu, vì vậy phải luôn luôn bổ sung, tiếp cận cái mới thì mới có thể bắt kịp với sự thay đổi của cuộc sống.
˚ Trong quá trình học tập, con người luôn gặp phải những lực cản từ nhiều hướng: tác động của ngoại cảnh, của quỹ thời gian, của hoàn cảnh gia đìnhvà sức ì, sự ngại khó, ngại khổ của chính bản thân, vì vậy, nếu con người không biết vượt lên những khó khăn đó thì sẽ không thể tiến bộ trong học tập, sẽ tụt hậu.
- Bình luận mở rộng vấn đề:
˚ Bàn luận về những hiện tượng tích cực trong quá trình học tập, sáng tạo: những tấm gương cố gắng vươn lên để tiếp cận và khám phá tri thức mới, đem lại giá trị mới cho cuộc sống.
˚ Phê phán hoặc nêu trải nghiệm về những hiện tượng không nỗ lực, không phấn đấu vươn lên trong học tập để biểu lộ chí hướng của bản thân, để hội nhập với sự tiến bộ của cuộc sống hiện nay.
1,25
0,75
0,75
0,75
0,75
0,75
3. 
Kết bài
- Khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí: Những bài học của con người luôn ở phía trước.
- Dòng chảy của cuộc sống là vô cùng,vô tận, sự học cũng không có điểm dừng: còn sống là còn học tập.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docma tran kiem tra chat luong lop 12.doc