Đề kiểm tra 45 phút, môn Sinh học 12

Đề kiểm tra 45 phút, môn Sinh học 12

01: Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết được gọi là:

 A. Di truyền sinh học B. Di truyền tín hiệu

 C. Di truyền qua tế bào chất D. Di truyền trung gian

02: Dạng vượn người hoá thạch sống ở thời kì:

 A. Cuối kỉ Tam điệp B. Cuối kỉ Giura C. Cuối kỉ Phấn trắng D. Cuối kỉ Thứ ba

03: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là:

 A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon

04: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của vượn người là:

 A. 46 B. 48 C. 44 D. 42

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1887Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút, môn Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT SỐ III BẢO YÊN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT, NĂM HỌC 2010- 2011
Mã đề: 1201
 	 Môn : Sinh Học, 
 Lớp 12 
01:   Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết được gọi là:
    A. Di truyền sinh học	B. Di truyền tín hiệu	
 C. Di truyền qua tế bào chất	D. Di truyền trung gian   
02:  Dạng vượn người hoá thạch sống ở thời kì:
    A. Cuối kỉ Tam điệp	B. Cuối kỉ Giura	C. Cuối kỉ Phấn trắng	D. Cuối kỉ Thứ ba
03:   Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là:
    A. Ôxtralôpitec	B. Parapitec	C. Đriôpitec	D. Crômanhon
04: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của vượn người là:
    A. 46	B. 48	C. 44	  D. 42
05:   Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất:
    A. Vượn	 B. Đười ươi	C. Gôrila	D. Tinh tinh 
06:   Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội là phương thức thường được thấy ở:
    A. Thực vật 	 B. Động vật 	 C. Động vật ít di động xa	D. Động vật kí sinh
07:   Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc:
    A. Tiêu chuẩn di truyền 	B. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh
    C. Tiêu chuẩn hình thái	D. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
08:   Tiêu chuẩn nào được dùng để phân biệt hai loài thân thuộc gần giống nhau:
    A. Tiêu chuẩn hình thái	B. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
    C. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh	D. Một hoặc một số tiêu chuẩn nói trên trùng theo từng trường hợp 
09:   Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:
    A. Cách li địa lí	B. Cách li sinh thái
    C. Cách li sinh sản và sinh thái 	D. Cách li di truyền và cách li sinh sản 
10:   Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
    A. Đột biến nhiễm sắc thể 	B. Thường biến	 C. Biến dị tổ hợp	D. Đột biến gen
11:  Đối với từng gen riêng lẻ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là:
    A. 10-6	 B. 10-4	 C. 10-2 đến 10-4	 D. Từ 10-6 đến 10-4
12:  Theo Đacuyn, nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là:
    A. Những biến đổi đồng loại tương ứng với điều kiện ngoại cảnh 
    B. Những biến đổi do tác động của tập quán hoạt động ở động vật 
    C. Các biến đổi phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định ở từng cá thể riêng lẻ
    D. A và B đúng 
13:  Nguyên nhân tiến hóa theo Lamac là:
    A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh
    B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật 
    C. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi 	D. A và C đúng 
14:   Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự:
    A. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn	 B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan
    C. Nhụy trong hoa đực của cây ngô	D. Cánh sâu bọ và cánh dơi
15:  Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức) là những cơ quan có ..... (G: cùng nguồn gốc, K: nguồn gốc khác nhau) nhưng đảm nhiệm các chức phận ..... (Gi: giống nhau, Kh: khác nhau) nên có ..... (H: hình thái, J: kiểu gen) tương tự:
    A. K, Gi, J	 B. G, Gi, H	C. K, Kh, H	D. K, G, H
16:   Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người hiện đại là:
    A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ Thứ 3	 B. Lao động, tiếng nói, tư duy
    C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
    D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên 
17:   Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là:
    A. Ôxtralôpitec	B. Parapitec	C. Đriôpitec	 D. Crômanhon
18:   Dạng vượn người nào dưới đây sống ở Đông Nam Á:
    A. Vượn	B. Đười ươi	C. Gôrila	D. A và B đúng 
19:   Dấu hiệu nào dưới đây ở người chứng tỏ quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống:
    A. Cấu tạo cơ thể 	 	B. Cơ quan thoái hoá	
 C. Quá trình phát triển phôi	  	D. Tất cả đều đúng 
20:   Trong các chiều hướng tiến hoá của sinh giới, chiều hướng nào dưới đây là cơ bản nhất:
    A. Thích nghi ngày càng hợp lí	B. Tổ chức ngày càng cao
    C. Ngày càng đa dạng và phong phú	D. B và C đúng 
21: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là:
    A. Nòi địa lí	B. Nòi sinh thái	C. Nòi sinh học	D. Quần thể 
22:   Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc:
    A. Tiêu chuẩn di truyền 	B. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh
    C. Tiêu chuẩn hình thái	D. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
23:   Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới:
    A. Cách li sinh sản 	B. Cách li địa lý	 C. Cách li sinh thái	D. Cách li di truyền 
24:   Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là:
    A. Biến dị tổ hợp	 B. Biến dị đột biến 	C. Thường biến	D. Đột biến nhiễm sắc thể 
25:   Quá trình giao phối có tác dụng:
    A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể	 B. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp
    C. Trung hoà tính có hại của đột biến 	 D. Tất cả đều đúng 
26:   Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là:
    A. Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
    B. Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa 
    C. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị 
    D. Chưa giải thích được quá trình hình thành các loài mới
27:   Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
    A. Lamac	B. Menđen	C. Đacuyn	D. Xanh Hile
28:   Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương đồng:
    A. Vây cá và vây cá voi	 B. Cánh dơi và tay khỉ
    C. Sự tiêu giảm chi sau của cá voi	D. Ngà voi và ngà voi biển
29:  Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan thoái hoá:
    A. Gai cây hoa hồng	B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô
    C. Ngà voi	D. Gai của cây hoàng liên
30:  Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng, những sai khác về chi tiết là do:
    A. Sự thoái hoá trong quá trình phát triển 	B. Thực hiện các chức phận khác nhau	
   C. Chúng phát triển trong các điều kiện sống khác nhau 
 D. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra 45 phut.doc