Câu 1.Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì
A.nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
B.tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.
C.cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
D.nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
Câu 2.Tiến hoá hoá học là quá trình
A. hình thành các hạt côaxecva. B. xuất hiện cơ chế tự sao.
C. xuất hiện các enzim .D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
Trường THPT số 3 Quảng Trạch ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT( Thời gian45 phút ) Môn: Sinh học 12 Họ và Tên:....................... Lớp :............... Mã đề: 002 (Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất) Câu 1.Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì A.nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. B.tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. C.cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. D.nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú. Câu 2.Tiến hoá hoá học là quá trình A. hình thành các hạt côaxecva. B. xuất hiện cơ chế tự sao. C. xuất hiện các enzim .D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học. Câu 3.Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ. C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac. D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic. Câu 4.Tiến hoá tiền sinh học là quá trình A. hình thành mầm mống của sự sống B. hình thành các pôlipeptit từ các axitamin. C. các đại phân tử hữu cơ. D. xuất hiện các nuclêôtit và saccarit. Câu 5.Sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường A. khí quyển nguyên thuỷ. B.trong lòng đất và được thoát ra bằng các trận phun trào núi lửa.C.trong nước đại dương. D.trên đất liền Câu 6..Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hoá sinh học là xuất hiện A. quy luật chọn lọc tự nhiên.B.các hạt côaxecva .C.các hệ tương tác giữa các đại phân tử hữu cơ.D.các sinh vật đơn giản đầu tiên. Câu 7.Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào A.tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch.B.những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình C.lớp đất đá và hoá thạch điển hình. D.sự thay đổi khí hậu. Câu 8.Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. B. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng. C. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. D. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn. Câu 9.Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. sự thích nghi ngày càng hợp lý. Câu10.Theo La Mác nguyên nhân tiến hoá là do A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên Câu 11.Theo La Mác cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 12.Theo Đácuyn nguyên nhân tiến hoá là do A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu13.Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 14.Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 15.Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa A.hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B.giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. C.đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D.làm rõ tổ chức của loài sinh học. Câu 16.Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 17.Tiến hoá lớn là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành loài mới. C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài Câu 18.Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. quá trình đột biến. C. giao phối. D. quá trình giao phối. Câu 19. Đa số đột biến là có hại vì A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể. B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường. C. làm mất đi nhiều gen. D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng. Câu 20.Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. Câu 21.Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 22.Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B.giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly. Câu 23.Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là A. đột biến. B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly. Câu 24.Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 25.Đácuyn quan niệm biến dị cá thể là A.những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B.sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C.những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D.những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 26.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau Câu 27.Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán A.tuổi của các lớp đất chứa chúng. B. lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của sinh vật. C.lịch sử phát triển của quả đất. D.diễn biến khí hậu qua các thời đại. Câu 28. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành được hình thành đầu tiên trên trái đất là A. gluxit. B. cacbuahyđrrô. C. axitnuclêic. D. prôtêin. Câu29. Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A. axit nuclêic và prôtêin. B. cacbohyđrat và prôtêin. C. lipit và gluxit. D. axit nuclêic và lipit. Câu 30.Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là A.ngày càng đa dạng, phong phú. B.tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D.cả B và C.
Tài liệu đính kèm: