Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 lần 1 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 lần 1 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? (1,0 điểm)

Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? (1,0 điểm)

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,5 điểm)

pdf 6 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 6Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 lần 1 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN 
-------------------------------------- 
 Đề lẻ 
 (Đề thi gồm: 02 trang) 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 LẦN 1 
MÔN: NGỮ VĂN 
NĂM HỌC: 2019-2020 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
2.10.1971 
Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là 
một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình 
thản quá, và cũng đột ngột quá. 
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi 
những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ 
mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn 
rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, 
gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 
28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày 
có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình. 
Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của 
hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước. 
...Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là 
ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh 
lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu 
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. 
 (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) 
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình 
ảnh đó? (1,0 điểm) 
Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? 
(1,0 điểm) 
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,5 điểm) 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 
chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ 
quốc. 
Câu 2 (5,0 điểm) 
Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: 
 Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
 Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
 Khèn lên man điệu nàng e ấp 
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 
 Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
 Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
 Có nhớ dáng người trên độc mộc 
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 
 (Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD) 
------------- Hết ------------- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh. SBD:  
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Câu Nội dung Điểm 
Câu 1 - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0,5 
Câu 2 - Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy: 
+ Ánh lửa cầu vồng. 
+ Màu đỏ của lửa, của máu. 
+ Hồng cầu của trái tim. 
- Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt 
huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, 
khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân. 
0,5 
0,5 
Câu 3 - Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? 
vì: 
+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống. 
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình. 
+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ 
quốc 
1,0 
Câu 4 Nêu thông điệp có ý nghĩa và lý giải 0,5 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách làm một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý, vận dụng tốt các thao 
tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. 
- Đoạn văn mạch lạc, rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, 
dùng từ, đặt câu. 
Yêu cầu về kiến thức: 
 Dưới đây chỉ là những định hướng cơ bản: 
Ý Nội dung Điểm 
1 Giải thích 0,5 
 - Tuổi trẻ: Độ tuổi thanh niên, thiếu niên. 
- Trách nhiệm: Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo 
đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 
=> Tuổi trẻ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. 
2 Bàn luận 1,0 
 - Tuổi trẻ hôm nay được sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh đất nước được 
hòa bình. Tuổi trẻ hôm nay được sống, học tập và hưởng thụ những thành quả mà 
biết bao thế hệ cha ông đã đổi lấy bằng xương máu và trí tuệ.Vì thế, mỗi thanh 
niên - những người chủ tương lai của đất nước cần biết quý trọng tuổi trẻ, phải 
sống và cống hiến hết mình vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu. 
- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay được biểu hiện 
ở những khía cạnh: 
+ Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ quân sự, góp phần xây dựng quân đội vững 
mạnh; sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi... 
+ Bảo vệ Tổ quốc bằng việc không ngừng học tập, trau dồi tri thức hiểu biết, góp 
0,25 
0,5 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN 
 Đề lẻ 
(Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 
Năm học 2019 - 2020 
Môn: Ngữ văn 12 
Ý Nội dung Điểm 
sức mình xây dựng đất nước, làm cho đất nước ngày càng vững mạnh... 
+ Bảo vệ Tổ quốc bằng cách chống lại những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu 
và hành động thù địch chống phá Đảng và Nhà nước của kẻ thù, gây mất lòng tin 
với Đảng và đoàn kết dân tộc. 
+ Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời 
tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá hiện đại của nước ngoài. 
+ Bảo vệ Tổ quốc bằng cách xây dựng lí tưởng sống cá nhân cao đẹp kết hợp chặt 
chẽ với quyền lợi của Tổ quốc, của dân tộc.... 
- Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn trách 
nhiệm với Tổ quốc... 
0,25 
3 Bài học nhận thức và hành động 0,5 
 - Tuổi trẻ xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, ý chí tự tôn tự cường dân tộc.... 
- Tuổi trẻ không ngừng học tập, rèn luyện thể chất.... 
 Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm 
Câu 2 (5,0 điểm) 
Yêu cầu về kĩ năng: 
 Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng 
tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không 
mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 
Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: 
Ý 
Nội dung 
Điểm 
1 
2 
 Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn 
thơ sau: 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, 
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa 
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 
0,5 
- Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca 
hiện đại Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn 
nhạc Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thiết 
tha với quê hương, đất nước mình. 
- Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của đời thơ Quang 
Dũng. Tác phẩm là bức họa bằng ngôn từ về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống 
miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà mĩ lệ, nên thơ cùng hình ảnh lãng mạn, bi tráng về 
người lính Tây Tiến. 
- Đoạn thơ thứ 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên 
hoan văn nghệ; cảnh thiên nhiên, con người miền Tây trữ tình, thơ mộng. 
Qua đó thể hiện vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. 
2. Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn 
thơ: 
4,0 
a. Giải thích khái niệm : Vẻ đẹp hào hoa 
- Nghĩa gốc: Hào hoa chỉ vẻ lịch lãm, sang trọng, phóng khoáng trong 
cách sống, cách cư xử 
- Trong bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hoa là vẻ đẹp của tâm hồn 
nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, mềm mại, bay bổng, mơ mộng; khẳng định cái 
tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Vẻ đẹp hào hoa nâng đỡ tinh thần người lính 
vượt lên mọi thử thách trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để hướng đến 
ngày mai chiến thắng. 
0,5 
b. Phân tích: 
* Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua nỗi 
nhớ về tình quân dân với cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang màu sắc 
phương xa, xứ lạ. 
- Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn người đọc vào một 
đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn nơi xứ lạ. 
+ Đêm liên hoan trở thành đêm hội tưng bừng với hình ảnh “đuốc 
hoa” rực rỡ, gợi những liên tưởng thi vị, tình tứ, mang đến niềm vui rạo rực, 
náo nức lòng người. 
+ Cụm từ “bừng lên” như nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, đó là ấn 
tượng về ánh sáng chói lòa, đột ngột của lửa, của đuốc làm ấm nóng cả núi 
rừng. 
- Hình ảnh trung tâm của đêm hội là “đuốc hoa”, là những thiếu nữ 
miền sơn cước: Kìa em xiêm áo tự bao giờ. 
+ Sự kết hợp của từ Kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ bộc lộ cảm 
giác vừa ngỡ ngàng, thú vị vừa ngưỡng mộ, trìu mến của người lính Tây 
Tiến. 
+ Người xem hội, người tham gia liên hoan ngất ngây trong tiếng 
khèn, trong man điệu mang đậm chất núi rừng vừa bí ẩn, quyến rũ, vừa tình 
tứ, e thẹn nhưng cũng mãnh liệt, tha thiết của những thiếu nữ miền Tây. 
- Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngây ngất trong những giây 
phút bình yên hiếm hoi của thời chiến. 
- Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi chỉ còn những tâm hồn 
lãng mạn trong tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một kỉ niệm đẹp, khó phai mờ 
trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng 
nói riêng. 
* Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua kí 
ức khó phai về khung cảnh thiên nhiên và con người miền Tây trữ tình, 
thơ mộng. 
- Người đi Châu Mộc chiều sương ấy là người lính Tây Tiến, họ như 
đang dẫn người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, lặng tờ mang một 
sắc màu huyền thoại. Cảnh thơ mộng, trữ tình được nhà thơ diễn tả qua các 
chi tiết chiều sương giăng mắc mênh mang mờ ảo, dòng sông trôi lặng tờ 
đậm sắc màu cổ tích, dáng người mềm mại, uyển chuyển lướt trên con thuyền 
độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng thác lũ. 
- Cảnh không vô tri vô giác, mà trong gió trong cây, như có linh hồn 
của vạn vật: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Hồn lau trong thơ Quang Dũng 
cũng là hồn lau của li biệt, phảng phất chút buồn nhưng không xao xác, lãng 
1,75 
1,75 
 3 
quên mà đầy nhớ nhung, lưu luyến. 
- Hình ảnh bóng dáng con người Tây Bắc hiện lên trong khung cảnh 
huyền ảo, mờ xa. Dáng người mềm mại, bé nhỏ nhưng lại cứng cỏi kiên 
cường. 
- Hoa trên dòng thác lũ đong đưa tình tứ như níu giữ cái nhìn say mê 
của những “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”. Bóng người, bóng hoa như 
họa thêm vẻ đẹp cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền 
Tây. 
- Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát cất lên từ tâm hồn 
ngất ngây, mê say, lãng mạn của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc dẫn người đọc 
vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc. 
3. Đánh giá, mở rộng: 
- Với cảm hứng lãng mạn, đoạn thơ đưa người đọc trở về với những 
phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh, về thế giới cổ tích với dòng 
sông huyền thoại... Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng ấy của thiên nhiên và con 
người Tây Bắc được cảm nhận qua tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người lính 
Tây Tiến. 
- Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa kết tinh được vẻ 
đẹp chung của hình tượng người lính trong những trang thơ chống Pháp: có lí 
tưởng cao cả, đầy ý chí và nghị lực vượt lên mọi khó khăn, vừa chứa đựng vẻ 
đẹp riêng trong trang thơ Quang Dũng: vẻ đẹp hào hoa. Vẻ đẹp ấy được khắc 
họa bằng cảm xúc lãng mạn, bay bổng cùng các thủ pháp đặc trưng của bút 
pháp lãng mạn. Quang Dũng đã góp phần làm phong phú diện mạo thẩm mĩ 
của chân dung người lính vệ quốc trong thơ ca Việt Nam thời chống Pháp. 
Bên cạnh hình tượng người lính xuất thân từ nông dân chất phác, bình dị, hồn 
hậu, là người lính của đất Hà thành mang tầm hồn hào hoa, lãng mạn. 
0,5 
------------ Hết------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_12_lan_1_co_dap_an_na.pdf