Đề - Đáp án thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn - lớp 12

Đề - Đáp án thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn - lớp 12

ĐỀ :

I. Câu 1: ( 2 Điểm ) Có ý kiến cho rằng : Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam . Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?

II. Câu 2: ( 2 Điểm ) Cảm nhận của em sau khi đọc bốn câu thơ trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm :

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?

Bóng chiều không thắm ,không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

III. Câu 3: (6 Điểm ) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu .

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề - Đáp án thi học sinh giỏi môn: Ngữ văn - lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD- ĐT Quảng Trị 
Trường THPT Lê Lợi 
‏٭٭٭
ĐỀ - ĐÁP ÁN THI HS GIỎI
MÔN: Ngữ Văn - Lớp 12 (NH :2007-2008)
************************************
ĐỀ :
I. Câu 1: ( 2 Điểm ) Có ý kiến cho rằng : Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam . Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?
II. Câu 2: ( 2 Điểm ) Cảm nhận của em sau khi đọc bốn câu thơ trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm : 
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?
Bóng chiều không thắm ,không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
III. Câu 3: (6 Điểm ) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn: Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu .
***************
ĐÁP ÁN và BIỂU ĐIỂM :
* Câu 1:
- Kiểu bài : giải thích - bình luận văn học.
- Hs có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung kiến thức sau :
1. Thu Vịnh: Là bức tranh toàn cảnh về mùa thu ở làng quê VN: Một bầu trời thu cao xanh ,một vài cành trúc lơ phơ trước gió , một làn khói thu như mơ như thực ,một ánh trăng thu lọt qua song cửa ,một vài chùm hoa còn sót lại từ năm trước và cuối cùng là tiếng kêu của những con ngỗng trời đi tránh rét về phương Nam thật gợi cảm. Bức tranh làng cảnh VN trở nên có hồn hơn chính là nhờ vào cái âm thanh kì diệu nầy .
2.Thu Điếu : Không gian ,thời gian ,cảnh sắc, con người dường như bị thu hẹp lại trong 1 chiếc thuyền câu bé tẻo teo . Những chiếc lá vàng đang bị cuốn đi trước gió khẽ khàng , tầng mây lơ lững, ngõ trúc quanh co....Tất cả đều nhỏ nhắn ,nhẹ nhàng. Ở đây NK đã thu nhỏ, khép kín khung cảnh mùa thu vào cái: không gian bé tí - Xuân Diệu. Không gian và cõi lòng nhà thơ đều tĩnh lặng mà không hoang vắng,nó gợi cho người đọc phải suy ngẫm thêm nhiều ở ngoài những gì nhà thơ đề cập đến trong bài thơ nầy.
3.Thu ẩm : Là bài thơ bộc lộ rõ hơn cả chủ thể sáng tạo. Nhà thơ đem mình ra làm đối tượng miêu tả, nhưng điều đó không làm cho NK giống với bất kì các tác giả văn học nào .Ở đây ông nói là uống rượu ,mà thực là để đón thu. Ở 2 bài thơ trên tác giả tả cảnh thu nhiều hơn . Rõ ràng tác giả ngồi trong ngôi nhà thấp le te , nhìn ra ngoài ngõ tối đêm sâu và đóm lập loè trên mặt nước lóng lánh, làn khói nhạt phất phơ lưng giậu và da trời xanh ngắt. Một cảm nhận mùa thu tinh tế trong con mắt và chếnh choáng hơi men của NK.
* Điểm :
- Làm đúng kiểu bài : 0,5 đ
- BLuận 3 bài thơ : 1,5 đ 
* Câu 2 
-Kiểu bài: Cảm thụ văn học .
- HS có thể cảm thụ bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý chính sau :
+ Bốn câu thơ tràn đầy âm hưởng chia li, nhưng cuộc chia li khác thường. Cái khác thường là ở cách xưng hô: Ta- Người .
+2 câu đầu tạo sự tương phản giữa thanh bằng và trắc. Câu 1 toàn vần bằng, câu 2 đột ngột nổi lên những thanh trắc -> gợi cảm giác như những lớp sóng đang dâng trào .Dòng sông và lớp sóng làm liên tưởng nỗi buồn chia li như trong thơ cổ :
Gạt hàng lệ lúc trên sông tiễn bước,
Trời cao cao man mác nghĩ buồn thay.
 (Tiễn Vi Phùng - Đỗ Phủ )
+2 câu sau cũng nhấn mạnh sự tương phản giữa không và có , nhưng là nói về buổi chiều tà.Thơ xưa cũng hay dùng cảnh chiều tà để gợi nỗi buồn chia li :
Chia phôi khác cả mối lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
 ( Tiễn bạn - Lý Bạch )
*Điểm :
- Làm đúng kiểu bài : 0,5 đ
-3 ý mỗi ý 0,5đ : 1,5 đ
* Câu3: 
- Kiểu bài : Phân tích nhân vật văn học .
-Hs có thể phân tích bằng nhiều cách khác nhau ,song cần đảm bảo các ý chính sau :
1. Cảm nhận bao trùm : Nguyệt là một nhân vật có vẻ đẹp hoàn hảo đến mức lí tưởng làm cho người đọc yêu mến cảm phục .
2.Hình thức trẻ trung tươi tắn : 
-Tên cô rất đẹp -> Nguyệt ( Trăng)
- Khuôn mặt ->Tươi mát ,ngời lên đẹp lạ thường ...
- Mái tóc ->Thơm mát , dày và trẻ trung ...
-Thân hình và trang phục đẹp ...
3. Phẩm chất tinh thần cao quí :
- Chung thuỷ hết mực trong tình yêu.
- Bình tĩnh ,tự tin ,dũng cảm , sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung.
- Đặc biệt ,có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
=>Qua vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật nầy ,nhà văn khẳng định: Tuổi trẻ VN nói riêng ,dân tộc VN nói chung có sức mạnh tinh thần vô song, không một thế lực tàn bạo nào huỷ diệt nổi .
* BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 6: Bài đạt hầu hết các yêu cầu trên,văn hay có cảm xúc, ít sai sót ngữ pháp chính tả.
- Điểm 3: Bài chỉ đạt các yêu cầu cơ bản, ở mức trung bình .
- Điểm 1: Bài yếu, chưa biết cách phân tích nhân vật văn học, trình bày cẩu thả, luộm thuộm.
 *************************
GV: Nguyễn Văn Trình -Trường THPT Lê Lợi - Đông Hà, Quảng Trị
Tháng 10/2007.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG(2).doc
  • docDe HSG van tinh.doc
  • docDe Thi Hoc Sinh Gioi Mon Ngu Van Lop 12 Tinh KienGiang Nam 2010 2011.doc