Có 6 phong cách ngôn ngữ sau :
+ Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt
+ Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật
+ Phong cách ngôn ngữ Báo chí
+ Phong cách ngôn ngữ Chính luận
+ Phong cách ngôn ngữ Hành chính
+ Phong cách ngôn ngữ Khoa học
PHẦN MỘT ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT LÝ THUYẾT PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN VÀ CÁCH PHÂN BIỆT Có 6 phong cách ngôn ngữ sau : + Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt + Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật + Phong cách ngôn ngữ Báo chí + Phong cách ngôn ngữ Chính luận + Phong cách ngôn ngữ Hành chính + Phong cách ngôn ngữ Khoa học PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT: a/ Khái niệm Ngôn ngữ sinh hoạt: – Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. – Có 2 dạng tồn tại: + Dạng nói + Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại, b/ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: – Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, – Đặc trưng: + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nộii dung và cách thức giao tiếp + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,.. + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp, Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt . Trường hợp đặc biêt : trích lời của nhân vật trong kịch, truyện , tiểu thuyết, sử thi,. Thif ngữ lieẹu đó thuộc phong cách nghệ thuật. 2/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT: a/ Ngôn ngữ nghệ thuật: – Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. – Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ. – Phạm vi sử dụng: + Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng) + Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: – Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương – Đặc trưng: + Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc. + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao, và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật. 3/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN: a/ Ngôn ngữ chính luận: – Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,theo một quan điểm chính trị nhất định. – Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết. b/ Các phương tiện diễn đạt: – Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị – Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [Vì thế, Do đó, Tuy nhưng.] – Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận. c/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. – Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai. – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy nhưng, để, mà,. – Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu : -Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, -Có quan điểm của người nói/ người viết -Dùng nhiều từ ngữ chính trị – Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , 4/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC: a/ VB khoa học – VB khoa học gồm 3 loại: + VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,] + VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy, Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm, + VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn. – Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,] & viết [giáo án, sách, vở,] b/ Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học: – Tính khái quát, trừu tượng : + Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học. + Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể) – Tính lí trí, logic: + Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ. + Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn. + Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic. – Tính khách quan, phi cá thể: + Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc + Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân Nhận biết : dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày, 5/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ: a/ Ngôn ngữ báo chí: – Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình] & viết [ báo viết ] – Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc, Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. b/ Các phương tiện diễn đạt: – Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng. – Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc. – Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt. c/ Đặc trưng của PCNN báo chí: – Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện, – Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng cáo,]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt. – Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc. Nhận biết : +Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?) Trường hợp đặc biệt : Báo chí có thể đăng những văn bản thuộc phong cách khác. Ví dụ báo chí đăng lời phát biểu của Thủ Tướng chính Phủ thì ngữ liệu đó vẫnthuộc phong cách ngôn ngữ chính luận chứ không phải phong cách báo chí. Ví dụ 2 : báo chí đăng 1 bài thơ : thì văn bản đó vẫn thuộc phong cách nghệ thuật. +Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự 6/PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH a/ VB hành chính & Ngôn ngữ hành chính: – VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng] – Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các VBHC. Đặc điểm: + Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định + Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao + Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng. b/ Đặc trưng PCNN hành chính: – Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định – Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi – Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ, Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, . Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc +Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản +Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản Ngoài ra, văn bản hành chính còn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng. Bài tập minh hoạ Ví dụ 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. * Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? ( Trả lời: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận). Ví dụ 2: “Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái” Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã ... n thiên đình có chức năng trông coi việc sinh tử ở dưới hạ giới – gạch nhầm tên Trương Ba khiến Trương Ba bị chết oan. Để sửa sai, Nam Tào cùng tên Đế Thích đã để hồn ông sống nhập vào thân xác anh hàng thịt vừa chết. Nếu theo tích truyện cổ xưa thì từ ngày hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt, Trương Ba được sống một cuộc đời hạnh phúc, êm ấm bên gia đình vợ con. Nhưng không, là một nhà viết kịch của giai đoạn mới, Lưu Quang Vũ đã không kết vở kịch của mình theo lối này. Ngược lại, ông lấy điểm kết thúc của câu chuyện dân gian làm điểm khởi đầu cho vở kich của mình, nghĩa là kể từ ngày nhập vào thân xác cồng kềnh, thô lỗ của anh hàng thịt, hồn Trương Ba bị sa vào lối sống quẩn quanh, bế tắc, tiêu điều. Đó chính là bi kịch trong tâm hồn của Trương Ba. Nhân nay ta nói qua khái niệm bi kịch. Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng chân chính mãnh liệt của con người nhưng không có điều kiện thực hiện trên thực tế. Cuối cùng, người mang khát vọng rơi vào kết cục của thảm kịch. Bi kịch là cuộc đấu tranh dai dẳng không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa hiện tượng và bản chất, nội dung và hình thức, bên trong một đằng bên ngoài một nẻo... Tất cả những mâu thuẫn này diễn ra trong đời sống tâm hồn của hồn Trương Ba kể từ ngày nhập vào than xác cồng kềnh, thô lỗ của anh hàng thịt. Bi kịch đầu tiên của hồn Trương Ba đó là không được sống với cái "Tôi" toàn vẹn. Ở đây, hồn Trương Ba phải sống nhờ sống gửi, sống gá vào thân xác cồng kềnh của người khác, trái hoàn toàn với qui luật tự nhiên của cuộc sống con người. Cái tài của nhà văn Lưu Quang Vũ là miêu tả cái bi kịch của hồn Trương Ba dù bất cứ ở nơi đâu đều lạc lõng, khổ đau, thấy mình như bị xúc phạm. Trước hết, tác giả để Trương Ba ở tạm nhà anh hàng thịt. Hồn Trương Ba xuất hiện ở gia đình anh hàng thịt không chấp nhận được lối sống của gia đình với những con người sống với cái vật chất tầm thường. Cái tâm hồn thanh cao của Trương Ba không thể chấp nhận những đòi hỏi, những nhu cầu, những dục vọng rất tầm thường của vợ anh hàng thịt. Mỗi lần thấy những đòi hỏi ấy, hồn Trương Ba hoàn toàn bị xúc phạm. Tuy nhiên, bi kịch đẩy đến đỉnh điểm khi hồn Trương Ba xuất hiện ngay tại gia đình mình. Cuộc đời con người khổ đau nhất khi bị người thân gia đình ruồng bỏ, xa lánh. Con người ta có thể bị xã hội ruồng bỏ nhưng gia đình là nơi an tâm nhất thì ở đây, Trương Ba lại bị thành viên trong gia đình từ chối, không chấp nhận. Người vợ hiền hậu là thế giờ đây cũng không thể chấp nhận được Trương Ba và đã có ý định bỏ đi. Trương Ba nhận thức được rất rõ điều này. Khi tâm sự với con dâu về vợ, Trương Ba đau đớn vô cùng. Có lẽ vợ Trương Ba thực sự rất đau khổ khi phải chôn chồng mình lúc Trương Ba chết. Có lẽ cái nỗi đau ấy cùng với năm tháng, thế giới nó sẽ làm nguội đi vết thương lòng. Nhưng giờ đây hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt. Cùng với thế giới, vợ Trương Ba không thể chấp nhận được. Người con trai không chấp nhận, không nhận bố bởi bố anh không bao giờ vũ phu, đánh anh như vậy. Đứa cháu cũng xua đuổi bóng dáng của ông đồ tể, không chấp nhận hồn Trương Ba, da hàng thịt. Ngay cả người con dâu vị tha là thế nhưng cũng hoài nghi. Còn trong con mắt của người bạn cờ đó là Triệu Hỏa thì có lẽ Trương Ba không còn chơi nước cờ cao thượng nữa. Khi bắt đầu vào cờ, đó là lối đi cờ của Trương Ba. Nhưng chỉ cần đi thêm hai nước cờ thì không còn nước cờ của Trương Ba ngày xưa nữa, không hề khoáng đạt, phóng khoáng nữa. Nước cờ của Trương Ba khi nhập vào thân xác anh hàng thịt vụn vặt, tủn mủn, chỉ có thể có ở hạng người tiểu nhân mà thôi. Đây chính là hậu quả của hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt. Giờ đây Trương Ba chiết cây thì cây gãy, làm diều cho cu Tị thì diều hỏng. Ở đâu, Trương Ba cũng thấy mình bị lạc lõng như vậy. Toàn bộ bi kịch này, toàn bộ cảnh tượng này được kết tinh lại trong cảnh bảy của vở kịch. Trong cảnh bảy của "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", Lưu Quang Vũ đã đẩy vở kịch len đến đỉnh điểm để thắt nút vở kịch rồi cũng chính ở phần cuối cảnh người nghệ sĩ đã cởi trói vở kịch vô cùng nhân văn, vô cùng sáng tạo. Điều này chỉ có thể có ở nhà viết kich tài ba Lưu Quang Vũ. Nếu ai đã đọc toàn bộ vở kịch này hẳn sẽ nhận thấy không phải chỉ đến cảnh bảy Trương Ba mới gặp bi kịch. Những ngày trước hồn Trương Ba vừa nhập vào thân xác anh hàng thịt đã bộc lộ bi kịch này. Ta thấy rất rõ ở xung đột kịch đầu tiên giữa hồn Trương Ba với thân xác cồng kềnh của anh hàng thịt. Cần phải khẳng định trong vở kịch này, hồn Trương Ba tượng trưng cho phần tinh túy của con người, tượng trưng cho thế giới tâm hồn. Nó thuộc vào phạm trù ý thức của con người. Nó là phần "Người" trong hai chữ "Con Người". Còn xác ở đây nó thuộc vào thế giới vật chất, là phần "Con" trong hai chữ "Con Người" mà Maxim Gorky đã trân trọng viết hoa nó. Như vậy, hai chữ "Con Người" cần phải cân đối với nhau. Ở trong cái "Tôi" toàn vẹn, một cái "Tôi" thống nhất thì hai chữ "Con" và "Người" được tôn trọng như nhau. Tuy nhiên ở đây nó lại là nghịch cảnh. Hồn của Trương Ba lại ở trong da của anh hàng thịt, nghĩa là bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo không thống nhất nhau, hồn và xác không nằm trong cái "Tôi" thống nhất cho nên hồn và xác đầy mâu thuẫn với nhau. Thông qua xung đột đầu tiên giữa hồn và xác, tác giả đã đưa ra rất nhiều ý nghĩa. Hồn lúc đầu coi thường xác, gọi xác là "mày" xưng "ta". Đối với hồn xác chỉ là xác thịt thâm u, đui mù, không biết gì cả. Hồn khinh bỉ xác suốt ngày rượu thịt, tiết canh, lòng lợn, khấu đuôi, ngày ăn tám, chín bát cơm,... Chính vì vậy, khi vở kịch mới mở ra Trương Ba đã nói ngay là không thể trú ngụ vào cáy thân xác thô lỗ này. Mặt khác, xác cũng có cái lí rất riêng. Xác cũng rất cao ngạo, thậm chí như trêu ngươi hồn: "Cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác." Xác lí luận rằng ngày ăn 8, 9 bát cơm không phải lỗi của xác, vấn đề là có đủ 8,9 bát cơm cho xác ăn hay không. Bên cạnh đó, mỗi lần uống rượu thịt thì hồn cũng được thưởng thức. Hồn muốn nhìn ngắm được trời đất cũng là do mắt của xác. Hồn làm được cây cũng là do tay của xác thịt. Ngay cả hồn chơi cừ được cũng là do xác thịt. Như vậy rõ ràng hồn không thể thoát được xác, buôc phải tồn tại trong một thể xác. Muốn có ý thức phải có vật chất bởi vật chất quyết định ý thức, bởi "có thực mới vực được đạo". Trước cái lí trần trụi của xác, hồn bắt đầu đuối lí. Dù hồn có nhắm mắt lại, bịt tai không muốn nghe nhưng đó là những lời lẽ rất thành thực, Vì đuối lí nên hồn đã đổi cách xưng hô từ "ta" – "mày" sang thành "anh" và "ta". Với xung đột đầu tiên này, Lưu Quang Vũ một mặt tố cáo tầng lớp những con người Việt Nam rút ra khỏi bom đạn chiến tranh nhưng chạy theo lối sống vật chất, đồng tiền. Nếu theo giọng điệu của vở kịch này, ai đó chạy theo vật chất, đề cao vật chất, đề cao đồng tiền thì giá trị tốt đẹp chân chính của con người bị đảo lộn ngay bởi Balzac nói đồng tiền là con đĩ của xã hội. Nơi nào đề cao vật chất, đồng tiền thì nơi ấy người ta có thể tìm thấy hạnh phúc ngay ở người thân khi người thân chết mà Vũ Trọng Phụng có lần đã thể hiện trong "Hạnh phúc của một tang gia". Không chỉ tố cáo những người chạy the vật chất, Lưu Quang Vũ còn tập trung vào tố cáo những con người cũng thuộc một bộ phận rất lớn trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ rút ra khỏi cuộc chiến tranh nhưng cũng giữ nguyên cái lối sống thanh cao của mình của một thời trên chiến trường. Đó là những con người đẹp như chân lí sinh ra, coi thường vật chất, coi khinh đồng tiền nhưng không thoát qua được nó. Điều này đã từng được Lưu Quang Vũ tố cáo rất mạnh trong vở kịch "Bệnh sĩ". Ngoài ra, Lưu Quang Vũ còn khẳng định rằng nếu sống quá lâu trong thế giới vật chất tầm thường này thì ít nhiều cái đẹp sẽ bị hòa tan, bị ảnh hưởng. Ý nghĩa này gợi cho ta nhớ tới câu nói "Gần mực thì đen". Điều này được thể hiện rất rõ ở hồn Trương Ba. Từ ngày hồn cao đẹp nhập vào thân xác cồng kềnh của anh hàng thịt, hồn đã bị ảnh hưởng. Trong con mắt của con, Trương Ba giờ đây là một người vũ phu. Đối với cháu, chắt, bóng dáng Trương Ba là bóng dáng ông đồ tể. Đến cả cách chơi cờ của ông cũng tủn mủn. Nước chơi cờ giờ đây toàn nước của tiểu nhân bởi con người đang thanh cao giờ ngày nào cũng rượu thịt, tiết canh, lòng lợn,... Rõ ràng đây là hậu quả của hồn Trương Ba sống vào trong thân xác của anh hàng thịt bởi bản chất con người bên cạnh việc gieo giống, bên cạnh cái tôi của mình nó còn là do hoàn cảnh, do môt trường tạo nên. Gặp được mảnh đất tốt, con người dễ phát triển cái "Tôi" của mình. Nhưng cái "tôi" ấy, cái hạt giống tốt ấy được đặt vào mảnh đất khô cằn, môi trường tệ thì ngay lập tức nó bị ảnh hưởng. Khi một người đang gặp bi kịch mà không nhận thức được điều này thì không còn gì để mà nói. Ở đây hồn Trương Ba đã nhận ra được điều này và cảm thấy đau đớn vô cùng. Nếu cứ phải sống nhờ thế này thì thà chết một lần để được làm người còn hơn phải chết dần chết mòn. Thế là hồn Trương Ba quyết định chết ngay lần hai và đã thắp hương gọi Đế Thích xuống. Chính điều này đã dẫn đến xung đột hai của vở kịch: xung đột giữa Trương Ba và tiên Đế Thích. Giờ đây Trương Ba gọi Đế Thích xuống để xin chết lần hai và trả lại thân xác anh hàng thịt. Là một vị "tiên trên trời", Đế Thích không hiểu gì cả. Đế Thích cứ tưởng rằng từ ngày hồn Trương Ba nhập vào thân xác anh hàng thịt thì phải hạnh phúc sao giờ lại đòi chết? Nhưng Trương Ba đã nói rất rõ rằng Đế Thích giữ Trương Ba chẳng qua chỉ vì sự ích kỉ cá nhân để có một người hầu cờ. Trương Ba khẳng định: "Nếu còn tiếp tục sống tôi cũng chẳng thích đánh cờ với ông nữa! Đánh cờ với ông chán lắm!". Lí do của Trương Ba muốn chết là để trở về với cái "tôi" toàn vẹn chứ không thể sống nhờ như thế này. Sống như thế này không những chính Trương Ba khổ mà còn gây khổ cho cả gia đình. Trương Ba đã nói: – Từ lúc tôi đi đến quyết định này, tôi mới thấy tôi thanh thản, tôi bỗng cảm thấy mình là Trương Ba của ngày xưa. Nói đến cái "Tôi", Đế Thích đã nói rằng: – Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ý? Ngay cả tôi ðây cũng đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Ngay cả Ngọc Hoàng cũng có được sống với cái "Tôi" toàn thể đâu. Như vậy qua câu nói này, Lưu Quang Vũ muốn tố cáo cái xã hội dối trá bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, sẵn sàng bệ đỡ để lên ngôi, để được thăng quan tiến chức. Nhưng đọc kịch của Lưu Quang Vũ, người yêu kịch vẫn nhận thấy, vẫn tự tin trong đống của những con người lố nhố đang thăng quan tiến chức, đang bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo thì bỗng thấy có Lưu Quang Vũ sống thẳng thắn, trung thực hóa thân thành Trương Ba để bộc lộ quan điểm của mình. Mặc dù vậy, quan điểm của Lưu Quang Vũ, vở kịch của Lưu Quang Vũ, văn chương của Lưu Quang Vũ không hề bơi ngược dòng với luận điệu của Đảng, không hề bơi ngược dòng với văn chương Việt Nam. Thế nên những tác phẩm của Lưu Quang Vũ cứ như con thuyền xuôi mái nhưng vẫn thể hiện được ý tưởng, chính kiến của mình. Đó là những đạo đức của cuộc sống, là giá trị nhân văn của cuộc sống. Lưu Quang Vũ xứng đáng là một nhà văn lớn trên thi đàn văn chương Việt Nam.
Tài liệu đính kèm: