Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT Lê Khả Bắc môn: Sinh học

Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT Lê Khả Bắc môn: Sinh học

* Lưu ý chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

a/ ADN b/ ARN c/ gen d/ axit nuclêic

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về vùng điều hòa:

a/ Nằm ở đầu 3’ và có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza nhận ra.

b/ Là nơi ARN pôlimeraza gắn vào để khởi động quá trình phiên mã.

c/ Chứa trình tự nuclêôtit đặc biệt điều hòa quá trình phiên mã.

d/ Là vùng không mã hóa axit amin.

Câu 3: Vùng mã hóa là vùng:

a/ Mang thông tin mã hóa các axit amin.

b/ Nơi ARN pôlimeraza gắn vào để bắt đầu quá trình phiên mã.

c/ Là nơi ADN pôlimeraza gắn vào bắt đầu quá trình nhân đôi AND.

d/ Là vùng chứa các êxôn và các intron.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT Lê Khả Bắc môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đắc Lua 	ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TN THPT
GV: Lê Khả Bắc	 MÔN: SINH HỌC
* Lưu ý chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là: 
a/ ADN	b/ ARN	c/ gen	d/ axit nuclêic
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về vùng điều hòa:
a/ Nằm ở đầu 3’ và có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza nhận ra.
b/ Là nơi ARN pôlimeraza gắn vào để khởi động quá trình phiên mã.
c/ Chứa trình tự nuclêôtit đặc biệt điều hòa quá trình phiên mã.
d/ Là vùng không mã hóa axit amin.
Câu 3: Vùng mã hóa là vùng:
a/ Mang thông tin mã hóa các axit amin.
b/ Nơi ARN pôlimeraza gắn vào để bắt đầu quá trình phiên mã.
c/ Là nơi ADN pôlimeraza gắn vào bắt đầu quá trình nhân đôi AND.
d/ Là vùng chứa các êxôn và các intron.
Câu 4: Vùng kết thúc có đặc điểm:
a/ Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
b/ Nằm ở đầu 5’ và mang thông tin kết thúc quá trình phiên mã.
c/ Nằm ở đầu 5’ của mạch gốc của gen và mang thông tin kết thúc quá trình phiên mã.
d/ Nằm ở đầu 5’ và chứa một trong các bộ 3 ATX, AXT hoặc ATT.
Câu 5: Mã di truyền là mã bộ:
a/ 3	b/ 2	c/ 1	d/4
Câu 6: Tính liên tục của mã di truyền là:
a/ Cứ 3 Nuclêôtit liên tiếp mã hóa 1 axit amin.
b/ Cứ 3 Nuclêôtit liên tiếp nhưng không gối đầu lên nhau mã hóa 1 axit amin.
c/ Cứ 3 Nuclêôtit liên tiếp ( bắt đầu từ đầu 3’) nhưng không gối đầu lên nhau mã hóa 1 axit amin.
d/ Trong gen các Nuclêôtit xắp xếp lien tục tạo nên tính liên tục của mã di truyền.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng về tính phổ bién của mã di truyền:
a/ Tất cả các loài đều sử dụng chung nhiều bộ mã di truyền.
b/ Tất cả các loài đều sử dụng chung 20 bộ mã di truyền.
c/ Tất cả các loài đều sử dụng chung 4 loại nuclêôtit.
d/ Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về tính đặc hiệu của mã di truyền:
a/ Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền ngoiạ trừ một vài ngoại lệ.
b/ Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa một axit amin.
c/ Một axit amin chỉ được mã hóa bởi 1 bộ ba.
d/ Met được mã hóa bởi bộ ba AUG còn UAG, UGA và UAA không mã hóa axit amin.
Câu 9: Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là:
a/ Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa một axit amin ngoại trừ AUG và UGG.
b/ Có 3 bộ 3 không mã hóa axit amin.
c/ Một bộ 3 mã hóa có thể mã hóa nhiều axit amin.
d/ a & c.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây sai về mã di truyền:
a/ Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
b/ Một bộ 3 mã hóa chỉ mã hóa một axit amin.
c/ nhiều bộ 3 khác nhau cùng xác định một axit amin.
d/ Cứ 3 nuclêôtit liên tiếp mã hóa một axit amin.
Câu 11: Gen phân mảnh là gen có:
a/ vùng mã hóa liên tục.
b/ Xen kẻ các vùng mã hóa axit amin ( êxôn) là các vùng không mã hóa axit amin( intron).
c/ Gen có cấu trúc không bền và dễ bị đứt thành nhiều đoạn.
d/ Một gen có thể mã hóa nhiều phân tử prôtêin khác nhau.
Câu 12: Người đầu tiên tìm ra cấu trúc không gian của ADN:
a/ Watson và F.Cirk	b/ Jacôp và Mônô	c/ Urây và Milơ	d/ Moocgan.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây không đúng trong nhân đôi AND:
a/ Mạch 5’ – 3’ được tổng hợp liên tục dựa trên mạch khôn 3’- 5’.
b/ Mạch 3’ – 5’ được tổng hợp liên tục dựa trên mạch khôn 5’- 3’.
c/ AND của sinh vật nhân thực có nhiều điểm bắt đầu nhân đôi còn sinh vật nhân sơ chỉ có một.
d/ Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở kì trung gian khi NST duỗi cực đại.
Câu 14: Trong nhân đôi ADN không hình thành liên kết nào sau đây:
a/ A gen với U môi trường.	b/ T gen với A môi trường
c/ G gen với X môi trường	d/ X gen với G môi trường.
Câu 15: Trong ARN không có loại bazo nitơ nào:
a/ U	b/ T	c/ A	d/ X
Câu 16: Liên kết bổ sung tồn tại trong phân tử nào:
a/ AND và mARN	b/ AND và rARN	c/ ADN và ARN	d/ ADN và tARN
Câu 17: Anticôđôn nằm trên:
a/ tARN	b/ rARN	c/ mARN	d/ a&c
Câu 18: Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp:
a/ ADN	b/ ARN	c/ mARN	d/ tARN
Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng:
a/ Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ luôn có chiều dài ngắn hơn gen qui định nó.
b/ Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ luôn có chiều dài bằng gen qui định nó.
c/ Phân tử mARN của sinh vật nhân thực luôn có chiều dài ngắn hơn gen qui định nó.
d/ Phân tử mARN của nhân sơ sau khi được tổng hợp được sử dụng luôn còn ở nhân thực phải cắt bỏ các đoạn intron.
Câu 20: Khi tiếp xúc với bộ 3 nào sau đây thì ribôxôm tách thành 2 tiểu phần giải phóng chuỗi pôlipeptit:
a/ UGG, UAG hoặc UAA.	b/ UAA, UGA hoặc UAG
c/ UXA, UAG hoặc UXX	d/ UAX, UAA hoặc UAG
Câu 21: Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là:
a/ Ở sinh vật nhân thực diễn ra trong nhân.
b/ Ở sinh vật nhân thực có pôlixôm để tăng hiệu suất còn ở nhân sơ không có.
c/ Nguyên liệu và thành phần tham ra dịch mã khác nhau.
d/ Axit amin mở đầu ở nhân thực là Met còn ở nhân sơ là fMet
Câu 22: Một gen có A= 20%. %G là:
a/ 20%	b/ 30%	c/ 40%	d/ 60%
Câu 23: Một gen có 200 nu loại A và có 2500 liên kết hiđrô. Số nu từng loại của gen là:
a/ A=T= 200 và G= X= 350	b/ A=T= 200 và G=X = 700
c/ A= G= 200 và T=X = 700	d/ A=X= 200 và G= T= 700
Câu 24: Gen có 300 nu loại A	 và có 1798 liên kết hóa trị. Khi nhân đôi 3 đợt dòi hỏi môi trường cung cấp:
a/ A=T= 300 và G= X= 150	b/ A=T= 300 và G= X = 300
c/ A=T= 2100 và G= X= 1050	d/ A=T= 2100 và G=X= 2100
*Sử dụng số liệu sau để trả lời các câu hỏi từ câu 25 đến câu 28
Một gen dài 5100A0 và có 3900 liên kết hiđrô. Gen tự sao 3 lần, tất cả các gen con tạo ra đều phiên mã 5 lần và mỗi mARN tạo ra đều có 5 ribôxôm trượt qua.
Câu 25: Số nu từng loại mà môi trường cung cấp là:
a/ A=T= 600 và G= X= 900	b/ A=T= 900 và G= X = 600
c/ A=T= 4200 và G= X= 6300	d/ A=T= 6300 và G=X= 4200
Câu 26: Số axit amin có trong mỗi chuỗi pôlipeptit và prôtêin lần lượt là:
a/ 500 và 499	b/ 499 và 500	c/ 499 và 498	d/ 498 và 499
câu 27; Tổng số axit amin có trong các phân tử prôtêin được tạo ra là:
a/ 99600	b/ 19920	c/ 12450	d/ 99800
Câu 28: tổng số liên kết peptit được hình thành trong quá trình dịch mã là: 
a/ 99800	b/ 99600	c/ 12450	d/ 19920
Câu 29: Nhà khoa học phat hiện ra mô hình Opêrôn Lac là:
a/ Watsơn và F.Cirk	b/ Urây và Milơ	c/ Jacôp và Mônô	d/ Hacdi và Vanbec
Câu 30: Khi có Lactozơ Prôtêin ức chế liên kết với:
a/ Vùng P	b/ Vùng O	c/ Vùng R	d/ Lactozơ
Câu 31: Khi môi trường không có lactozơ thì prôtêin ức chế liên kết với:
a/ Vùng P	b/ Vùng O	c/ Vùng R	d/ O hoặc P
Câu 32: Vai trò của gen điều hòa trong quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ là:
a/ Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza.	c/ Mang thông tin qui định enzim ARN pôlimeraza.
b/Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa.	d/ Nơi liên kết với Prôtêin điều hòa.
Câu 33: Đột biến điểm là loại đột biến:
a/ chỉ xảy ra ở một vị trí của gen. 	b/ chỉ liên quan đến một nuclêotit
c/ chỉ liên quan đến một gen.	d/ Chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Câu 34: Dạng đột biến điểm gây hậu quả lớn nhất là:
a/ Thêm hoặc mất một cặp nu ở giữa gen.	b/ Thêm hoặc mất một cặp nu ở đầu gen.
c/ Thay thế một cặp nu ở giữa gen.	d/ Thay thế một cặp nu ở giữa gen.
Câu 35:Đột biến dạng G* gây hậu quả:
a/ Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.	b/ Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
c/ Thay thế cặp G-X bằng cặp T-A.	d/ Thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
Câu 36: 5BU gây ra dạng đột biến:
a/ Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.	b/ Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
c/ Thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.	d/ Thay thế cặp A-T bằng cặp X-G.
Câu 37: Loại đột biến gen có thể di truyền qua sinh sản hữu tính là: 
a/ đột biến giao tử.	b/ đột biến tiền phôi.	c/ đột biến xôma	d/ a&b
Câu 38: Thành phần cấu tạo nên NST của sinh vật nhân thực là:
a/ ADN và ARN	b/ ADN và Prôtêin	c/ ADN và Histôn	d/ ADN
Câu 39: Đường kính sợi nhiễm sắc là:
a/ 11nm	b/ 30nm	c/ 300nm	d/ 700nm
Câu 40: NST có thể xếp gọn vào nhân tế bào và dẽ di chuyển trongquá trình phân bào là do:
a/ chúng liên kết với prôtêin và co xoắn ở các mức độ khác nhau.
b/ chúng luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
c/ đường kính tế bào lớn hơn chiều dài của gen rất nhiều.
d/ số lượng NST rất ít so với số tế bào của cơ thể.
Câu 41: Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là:
a/ Mất đoạn và chuyển đoạn.	b/ Mất đoạn và đảo đoạn.
c/ Mất đoạn và lặp đoạn	c/ Lặp đoạn và chuyển đoạn
Câu 42: Dạng đột biến làm tăng hoạt tính enzim amilaza hoặc biến mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm là:
a/ mất đoạn	b/ lặp đoạn	c/ đảo đoạn	d/ chuyển đoạn
Câu 43: Bệnh ung thư máu ác tính là do:
a/ Mất đoạn NST 21.	b/ Mất đoạn NST 22	c/ 3 NST 21	d/ chuyển đoạn trên NST 22.
Câu 44: Dạng đột biến dùng để loại bỏ các gen không mong muốn ở một số cây trồng là:
a/ mất đoạn	b/ lặp đoạn	c/ đảo đoạn	d/ chuyển đoạn
Câu 45: Đột biến cấu trúc NST là do:
a/ Đứt gãy NST. 	b/ Trao đổi chéo không đều
c/ Đứt gãy hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.	d/ b và c
Câu 46: Cơ thể có tế bào sinh dưỡng bị thừa hoặc thiếu một hoặc một số NST được gọi là:
a/ lệch bội.	b/ đa bội	c/ dị đa bội	d/ khuyết nhiễm
Câu 47: Tế bào sinh dưỡng của một cá thể có dạng 2n -1-1. Cá thể này thuộc dạng:
a/ Thể không	b/ thể một	c/ thể 1 kép	d/ b hoặc c
Câu 48: Ở kì đầu của quá trình giảm phân I một sơi tơ vô sắc của 1 tế bào bị đứt. quá trình giảm phân tạo ra các loại giao tử là:
a/ n, n-1	b/ n, n+1	c/ n, n-1, n+1	d/ n, n-1, n+1 và 2n-1
Câu 49: Trong quá trình thụ tinh giao tử n-1 kết hợp với giao tử n-1-1 tạo hợp tử:
a/ 2n-2	b/ 2n-1-1 hoặc 2n	c/ 2n-1-1	d/ 2n-1-1 hoặc 2n-2
Câu 50: Cơ thể có kiểu gen Aa trong quá trình giảm phân có một số tế bào bị đứt một sợi tơ vô sắc ở kì đầu giảm phân I. Các loại giao tử được tạo ra là:
a/ A, a,AA,aa,O và Aa	b/ A,a và O	c/ Aa và O	d/ A,a, Aa và O
Câu 51: Ở người tế bào sinh dưỡng có 3 NST 21 gây bệnh:
a/ Đao	b/ Claifentơ	c/ bạch tạng	d/ ung thư máu
Câu 52: Người tế bào sinh dưỡng bộ NST có dạng 44 + X. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất:
a/ Đây là nam và mắc hội chứng claifentơ.	 c/ Đây là nữ bình thường.
b/ Đây là nữ và mắc hội chứng toocnơ.	d/ Người này bị hội chứng toocnơ.
Câu 53: Cà độc dược có bộ NST là 2n=24. Có bao nhiêu thể 3 kép khác nhau:
a/ 12	b/ 24	c/ 48	d/ 66
Câu 54: Tế bào sinh dưỡng của một loài mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là thể:
a/ Đa bội	b/ dị đa bội	c/ lệch bội	d/ song nhị bội
Câu 55: Dạng đột biến làm cho các cơ quan sinh dưỡng của thực vật to lơn khác thường là:
a/ lệch bội	b/ đa bội	c/ đột biến NST	d/ đột biến gen
Câu 56: Tác nhân gây đột biến đa bội thường được sử dụng là:
a/ NMS	b/ 5BU	c/ Sốc nhiệt	d/ Cônsixin
Câu 57: Khi quấn bông tẩm cônsixin lên một cành lưỡng bội. Nếu thành công ta sẽ thu được:
a/ Cây tứ bội	b/ Cây tam bội	c/ Cây lệch bội	d/ Cành tứ bội trên cây lưỡng bội.
Câu 58: Cây Aaa khi giảm phân cho tỉ lệ giao tử là:
a/ 1A: 2Aa: 1a: 2aa	b/ 1A:2Aa:1aa:2a	c/ 1A:1Aa:2aa:2a	d/ 2A:2Aa:1aa:1a
Câu 59: Cây AAaa khi giảm phân cho các giao tử với tỉ lệ:
a/ 1AA: 1aa	b/ 3AA:3aa	c/ 1AA:2Aa:1aa	d/ 1AA:4Aa:1aa
Câu 60: phép lai nào sau đây cho tỉ lệ 11đỏ: 1vàng:
a/ Aaaa x Aa	b/ AAaa x AAa	c/ AAa x Aa	d/ Aaaa x Aaaa
Câu 61: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 35 trội: 1 lặn
a/ Aaaa x Aaaa	b/ AAaa x AAaa	c/ AAa x Aaa	d/ Aaaa x Aaaa
Câ ... á trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến.	b/ Tốc độ sinh sản
c/ Áp lực của CLTN	d/ Cả a,b và c.
Câu 135: Có thể khẳng định chính xác 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau khi:
a/ Hai cá thể đó không sống trong cùng một sinh cảnh	b/ Hai cá thể có đặc điểm hình thái khác nhau.
c/ Chúng có một số đặc điểm sinh hóa khác nhau	d/ Chúng không giao phối nhau.
Câu 136: Vai trò quan trọng nhất của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là:
a/ Cản trở sự gặp gỡ của các cá thể.	b/ Tạo sự cách li sinh sản một cách tương đối.
	c/ Tạo điều kiện xuất hiện đột biến.	
d/ Duy trì sự khác biệt về thành phần kiểu gen và tần số alen do các nhân tố tién hóa tạo ra.
Câu 137: Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí hay xảy với những loài:
a/ Động vật ít di chuyển 	b/ Thực vật	
c/ Động vật có khả năng phát tán mạnh	d/ Thực vật và động vật ít di chuyển.
Câu 138: Hình thành loài bằng cách li sinh thái gặp chủ yếu ở:
a/ Động vật ít di chuyển 	b/ Thực vật	
c/ Động vật có khả năng phát tán mạnh	d/ Thực vật và động vật ít di chuyển.
Câu 139: Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hó gặp chủ yếu ở:
a/ Động vật ít di chuyển 	b/ Thực vật	
c/ Động vật có khả năng phát tán mạnh	d/ Thực vật và động vật ít di chuyển.
Câu 140: Con đường hình thành loài nhanh nhất là:
a/ khác khu vực địa lí	b/ cách li sinh Thái 
c/ cách li tập tính	d/ lai xa kèm đa bội hóa
Câu 141: Từ quần thể cây 2n người ta tạo ra quần thể 4n. Quần thể cây 4n được xem là loài mới vì:
a/ quần thể cây 4n khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST
b/ Quần thể cây 4n không giao phấn với quần thể cây 2n.
c/ quần thẻ cây 4n giao phấn được với quần thể cây 2n nhưng tạo ra cây 3n bất thụ.
d/ cây 4n có nhiều đặc điểm hình thái khác cây 2n.
Câu 142: Sinh vật nào sau đây không được xem là một loài:
a/ Chuối nhà	b/ Ngỗng trời	c/ Con la	d/ Đu đủ
Câu 143: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới hướng tiến hóa chủ yếu là:
a/ Tổ chức cơ thể ngày càng hoàn thiện	b/ Ngày càng phong phú và đa dạng.
c/ Tiến hóa theo hướng quay về dạng tổ tiên 	c/ Thích nghi ngày càng hợp lí.
Câu 144: Khí quyển nguyên thủy không có hoặc rất ít loại khi nào sau đây:
a/ CH4 và NH3	b/ H2 và CH4	c/ H2 và NH3	d/ O2 và N2
Câu 145: Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử từ các chất vô cơ đơn giản được gọi là:
a/ quá trình trùng hợp.	b/ quá trình trùng ngưng	
c/ quá trình tiến hóa hóa học	d/ Quá trinh tiến hóa tiền sinh học
Câu 146: Vai trò lớn nhất của tiến hóa hóa học trong quá trình hình thành và phát sinh sự sống trên trái đất là:
a/ Hình thành các đại phân tử sinh học.	b/ Hình thành các chất hữu cơ cao phân tử từ các chất vô cơ.
c/ Hình thành phức hệ prôtêin- axit nuclêic	d/ Hình thành tế bào sơ khai.
Câu 147: Tế bào sơ khai được hình thành nhờ:
a/ Tính kị nước của các phân tử lipit.	b/ Sự liên kết giữa lipit và prôtêin
c/ Sự liên kết giữa lipit và axit nuclêic	d/ Áp lực của môi trường làm cho các đại phân tử liên kết lại.
Câu 148: Người đầu tiên thí nghiệm thành công chứng minh giả thuyết của Oparin và Handan là:
a/ Môno	b/ Đacwin	c/ Milơ	d/ Watsơn
Câu 149: Chu kì bán rã của 14C là:
a/ 4,5 tỉ năm	b/ 4500 năm	c/ 5730 triệu năm	d/ 5730 năm
Câu 150: Thứ tự các đại địa chất là:
a/ Thái cổ, trung sinh, cổ sinh, nguyên sinh, tân sinh	b/ Thái cổ, cổ sinh, nguyên sinh, trung sinh, tân sinh
c/ Thái cổ, cổ sinh, trung sinh, nguyên sinh, tân sinh	d/ Thái cổ, nguyên sinh, cổ sinh, trung sinh, tân sinh
Câu 151: Đại cổ sinh gồm các kỉ:
a/ Cambri, Ocđôvic, Đêvôn,Cacbon,Pecmi	b/ Cambri, Ocđôvic, Đêvôn,Silua,Cacbon,Pecmi
c/ Cambri, Ocđôvic, Đêvôn,Silua,Cacbon, Triat	d/ Cambri, Đêvôn,Silua,Cacbon,Pecmi.
Câu 152: Sự sống bắt đầu được hình thành vào:
a/ Đại cổ sinh	b/ Đại thái cổ	c/ Đại nguyên sinh	d/ Kỉ Cambri
Câu 153: Loài thực vật đầu tiên xuất hiện trên cạn là:
a/ quyết trần	b/ dương xĩ	c/ quyết thực vật	d/ rêu
Câu 154: Bò sát xuất hiện vào kỉ:
a/ Đêvôn	b/ Than đá	c/ Pecmi	d/ Triat
Câu 155: Chim và thú lần đầu tiên xuát hiện vào kỉ: 
a/ Đêvôn	b/ Than đá	c/ Pecmi	d/ Triat
Câu 156: Bò sát phát triển mạnh nhất ở đại:
a/ tân sinh	b/ trung sinh	c/ cổ sinh	d/ nguyên sinh
Câu 157: Bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt vào kỉ:
a/ Krêta	b/ Đệ tam	c/ Đệ tứ	d/ Jura
Câu 158: Tổ tiên của loài người xuất hiên vào kỉ:
a/ Krêta	b/ Đệ tam	c/ Đệ tứ	d/ Jura
Câu 159: Loài người xuất vào kỉ:
a/ Krêta	b/ Đệ tam	c/ Đệ tứ	d/ Jura
Câu 160: Loài có quan hệ họ hàng gần gủi với loài người nhất là:
a/ Tinh tinh	b/ Đười ươi	c/ Khỉ đầu chó	d/ Gôrila
Câu 161: Dạng vượn người xuất hiện đầu tiên quá trình hình thành loài người là:
a/ H.habilis	b/ H.crômanhon	c/ H.nêađectan	d/ H.sapiens
Câu 162: Loài người còn tồn tại đến ngày nay là;
a/ H.habilis	b/ H.crômanhon	c/ H.nêađectan	d/ H.sapiens
Câu 163: Nơi xuất hiện loài người đầu tiên là:
a/ Châu phi	b/ Châu á	c/ Châu mĩ	d/ Châu âu
Câu 164: Loài vượn người ngày nay không biến đổi thành loài người là do:
a/ Không đủ điều kiện cần thiết.	b/ Chưa đủ thời gian.
c/ Loài người và vượn người ngày nay tiến hóa theo 2 hướng khác nhau	d/ cả a,b và c
Câu 165: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn đinh theo thời gian được gọi là:
a/ Giới hạn sinh thái.	b/ Giới hạn chịu đựng	c/ Khoảng thuận lợi	d/ khoảng chống chịu
Câu 166: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển tốt nhất được gọi là:
a/ Giới hạn sinh thái.	b/ Giới hạn chịu đựng	c/ Khoảng thuận lợi	d/ khoảng chống chịu
Câu 167: Giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà khi vượt qua ngưỡng đó sinh vật sẽ chết được gọi là:
a/ Điểm gây chết	b/ Điểm cực thuận	c/ Giới hạn trên	d/ Giới hạn dưới
Câu 168: Cá rô phi Việt Nam phát triển mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ:
a/ 5,60C đến 420C	b/5,60C đến 350C	c/200C đến 420C	d/ 200C đến 350C
Câu 169: Khoảng không gian xác định mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài sinh vật nào đó tồn tại và phát triển được gọi là:
a/ Giới hạn sinh thái.	b/ Môi trường	c/ Ổ sinh Thái 	d/ Sinh cảnh
Câu 170: Tập hợp các con chim có trong rừng Cát Tiên được gọi là:
a/ quần thể	b/ quần xã	c/ hệ sinh Thái 	d/ loài
Câu 171: Tập hợp tất cả các sinh vật sống trong rừng Cát Tiên được gọi là:
a/ quần thể	b/ quần xã	c/ hệ sinh Thái	d/ sinh quyển
Câu 172: Đàn có rừng cùng nhau bắt một con vật có kích thước lớn hơn chúng là mới quan hệ:
a/ Cạnh tranh	b/ Hỗ trợ	b/ Hợp tác	d/ Cộng sinh
Câu 173: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn những cái trứng chưa nở là mối quan hệ:
a/ Cạnh tranh	b/ Hỗ trợ	b/ Hợp tác	d/ Cộng sinh
Câu 174: Khi nguồn sống phân bố đồng đều và giữa các cá thể xảy ra cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể sẽ phân bố theo kiểu:
a/ Phân bố ngẫu nhiên	b/ Phân bố theo nhóm	c/ Phân bố đồng đều	d/ b hoặc c
Câu 175: Sự phân bố theo nhóm có ý nghĩa sinh thái:
a/ Làm giảm sự cạnh tranh gay gắt	b/ Tận dụng tối đa nguồn sống
c/ Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại những bất lợi của môi trường	d/ Cả a,b và c
Câu 176: Kích thước quần thể không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
a/ tỉ lệ sinh	b/ tỉ lệ tử	c/ nhập cư hoặc xuất cư	d/ kích thước cá thể
Câu 178: Số lượng cá thể thấp nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển được gọi là:
a/ kích thước tối đa	b/ kích thước tối thiểu	c/ kích thước quần thể	d/ quần thể già
Câu 179: Quần thể có đọ tuổi sinh sản và sau sinh sản nhiều hơn độ tuổi sinh sản được gọi là:
a/ quần thể trẻ	b/ quần thể già	c/ quần thể trung bình	d/ b hoặc c
Câu 180: Vào những năm có mùa đông giá lạnh số lượng lưỡng cư và bò sát ở miền bắc giảm đáng kể. Đây là loại biến động:
a/ không theo chu kì	b/ theo chu kì năm	c/ theo chu kì mùa	d/ theo chu kì nhiều năm
Câu 181: Cứ khoảng 7 năm thì ngành khai thác thủy sản của Chi Lê lại gặp phải khó khăn do số lượng thủy sản bị chết nhiều. Đây là loại động:
a/ không theo chu kì	b/ theo chu kì năm	c/ theo chu kì mùa	d/ b và c
Câu 182: Vào mùa xuân và mùa hè số lượng ve sầu tăng đột biến đây là loại biến động:
a/ không theo chu kì	b/ theo chu kì năm	c/ theo chu kì mùa	d/ b và c
Câu 183: Quần xã ổn định là quần xã có:
a/ Số lượng loài thấp, số lượng của mỗi loài cao.	b/ Số lượng loài cao, số lượng của mỗi loài thấp
c/ Số lượng loài và số lượng của mỗi loài cao	d/ Số lượng loài thấp, số lượng của mỗi loài thấp
Câu 184: Mối quan hệ giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đậu là mối quan hệ:
a/ cộng sinh	b/ hợp tác 	c/ hội sinh	d/ kí sinh
Câu 185: Mối qua hệ giữa chim sáo và trâu rừng là:
a/ cộng sinh	b/ hợp tác 	c/ hội sinh	d/ kí sinh
Câu 186: Mối quan hệ giữa phong lan và cây gỗ trong rừng là:
a/ cộng sinh	b/ hợp tác 	c/ hội sinh	d/ kí sinh
Câu 187: Mối quan hệ giữa cỏ dại và cây trồng là:
a/ ức chế cảm nhiễm	b/ cạnh tranh	c/ hội sinh	d/ hợp tác
Câu188: Mối quan hệ sinh thái mà cả 2 loài đều bị hại là:
a/ ức chế cảm nhiễm	b/ cạnh tranh	c/ hội sinh	d/ hợp tác
Câu 189: Trong quá trình sống một loài đã vô tình gây hại cho loài khác đây là mối quan hệ:
a/ ức chế cảm nhiễm	b/ cạnh tranh	c/ hội sinh	d/ kí sinh
Câu 190: Mối quan hệ giữa Tu hú và các loài chim khác trong mùa sinh sản là:
a/ ức chế cảm nhiễm	b/ cạnh tranh	c/ hội sinh	d/ kí sinh
Câu 191: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường là:
a/ diễn thế nguyên sinh	b/ diễn thế thứ sinh	c/ tiến hóa	d/ diễn thế sinh Thái 
Câu 192: Nhận xét nào sau đây không chính xác:
a/ diễn thế nguyên sinh là loại diễn thế bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật sinh sống.
b/ diễn thế thứ sinh là loại diễn thế bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật sinh sống.
c/ diễn thế nguyên sinh luôn dẫn đến quần xã tương đối ổn định.
d/ diễn thế thứ sinh thường dẫn đến quần xã tương đối ổn định.
Câu 193: Nhân tố có khả năng gây ra diễn thế sinh thái lớn nhất là:
a/ các yếu tố vô sinh	b/ hoạt động của loài ưu thế	c/ các mối quan hệ đối kháng	d/ con người
Câu 194: Tập hợp các loài sinh vật và môi trường sống của chúng được gọi là:
a/ Sinh cảnh	b/ Quần xã	c/ Quần thể	d/ Hệ sinh Thái 
Câu 195: Hệ sinh thái có số lượng loài hạn chế và được bổ sung thêm vật chất là:
a/ HST biển	b/ HST thành phố	c/ HST rừng mưa nhiệt đới	d/ HST nông nghiệp
Câu 196: Cho chuỗi thức ăn: Ngô→Sâu ăn lá→ Nhái→Rắn→Diều hâu. Rắn là sinh vật bậc:
a/ 2	b/ 3	c/ 4	d/ 5
Câu 197: Cho chuỗi thức ăn: Ngô→Sâu ăn lá→ Nhái→Rắn→Diều hâu. Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc: 
a/ 2	b/ 3	c/ 4	d/ 1
Câu 198: Quan sát một tháp sinh khối cho ta biết:
a/ Các loài trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.	b/ Năng suất của các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
c/ Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã	d/ Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Câu 199: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:
a/ Sự phị thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.	b/ Dòng năng lượng trong quần xã
c/ Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã	d/ Sinh khối của các bậc dinh dưỡng và của quần xã
Câu 200: Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường là:
a/ Chặt phá rừng	b/ Xây dựng các công trình.	c/ Khí thải do sinh hoạt hoặc công nhiệp	d/ a,b và c
THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ CHỖ CHO SỰ LƯỜI BIẾNG
Chúc các em đạt kết quả cao trong tất cả các kì thi!
	bactocdaclua@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi tnthpt mon sinh hoc.doc