Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý nước ta. Vị trí địa lý mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
-Đặc điểm vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý: Trên đất liền: + Vĩ độ:
Cực Bắc: 23023’B ( tại xã Lũng Cú, Mèo Vạc, Đồng văn, Hà Giang
Cực Nam: 8034’B ( Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau)
+ Kinh độ:
Cực Tây:102009’Đ( Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên)
Cực Đông: 109024’Đ Xã Vạn Thạnh- Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa
Trên biển:
Kéo dài đến vĩ độ 6o 50’B và từ kinh độ 101o Đ đến 117o 20 ‘ Đ.
-Đại bộ phận nước ta nằm ở múi giờ thứ 7, tính từ khu vực giờ gốc ( giờ GMT)
-Thuận lợi,khó khăn
a/ Thuận lợi:
- Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
- Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
b/ Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ , vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ TRẢ LỜI PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN: Lưu ý: khi ôn tập chú ý các từ in đậm, gạch chân. Phần này trong đề thi chủ yếu là nêu hoặc trình bày.Nội dung trong đề cương chỉ là phần lí thuyết cơ bản, chưa có phần thực hành và rèn luyện kĩ năng, nên khi ôn tập nên kết hợp với vở ghi và SGK, Atlat Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ. PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý nước ta. Vị trí địa lý mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta. -Đặc điểm vị trí địa lý: - Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA. - Hệ toạ độ địa lý: Trên đất liền: + Vĩ độ: Cực Bắc: 23023’B ( tại xã Lũng Cú, Mèo Vạc, Đồng văn, Hà Giang Cực Nam: 8034’B ( Xã Đất Mũi, Huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau) + Kinh độ: Cực Tây:102009’Đ( Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên) Cực Đông: 109024’Đ Xã Vạn Thạnh- Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa Trên biển: Kéo dài đến vĩ độ 6o 50’B và từ kinh độ 101o Đ đến 117o 20 ‘ Đ. -Đại bộ phận nước ta nằm ở múi giờ thứ 7, tính từ khu vực giờ gốc ( giờ GMT) -Thuận lợi,khó khăn a/ Thuận lợi: - Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. - Thu hút đầu tư nước ngoài. - Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. - Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển. - SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại. b/ Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm. - Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta. a/ Ý nghĩa về tự nhiên - Quy định đặc điểm tự nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, tạo điều kiện hình thành nền nông nghiệp nhiệt đới, với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, sinh trưởngtốt. + Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng , lại nằn trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của của gió Mâu dịch( gió Tín phong)và gió màu châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt. + Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông- nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên 1 số nước có cùng vĩ độ ở Tây nam Á và bắc Phi. - Liền kề với vành đai sinh khoáng TBD và ĐTH, trên đường di lưu của sinh vật nên tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú , phục vụ cho ngành công nghiệp. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của từ nhiên từ Bắc - Nam,giữa miền núi với đồng bằng, ven biển và hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. * Khó khăn: Nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hánthường xảy ra hàng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. b/ Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giêng, các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lí khá đặc biệt. * Về kinh tế: Thuận lợi: - Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng ko quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn ..và các sân bay quốc tế : Nội Bài, Đà Nẵng,Tân Sơn Nhất....cùng với các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, đường biển, đường hàng ko nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông nam Á và thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu với thế giới bằng đường bộ và đường biển.Hơn thế nữa,nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông bắc Thái Lan và CPC, Tây Nam Trung Quốc. - Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nên tạo ra động lực. - Giáp Biển Đông nên có điều kiện khai thác tổng hợp kinh tế biển.tạo điểu kiện mở cửa và hội nhậpvới các nước trên thế giới,thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. * Văn hóa : - Do nằm ở ngã tư của các nền văn minh, giao thoa giữa các tộc người nên tiếp thu các nền văn minh, tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giêng và các nước trong khu vực Đông nam Á,đa đạng về đời sống tinh thần. * Quốc phòng : Có vị trí địa. chiến lược, cửa ngõ xâm nhập vào các nước Đông Dương. * Khó khăn: - Môi trường cạnh tranh khốc liệt trong khu vực do trình độ phát triển kinh tế thấp. - Có nhiều vấn đề chung cần giải quyết do tranh chấp Biển Đông. Câu 2: Trình bày đặc điểm vùng đất, vùng trời, vùng biển của nước ta?Vùng biển VN tiếp giáp vùng biển của những nước nào? Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn,bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. * Vùng đất: - Gồm: đất liền, các đảo, quần đảo có S 331212km2. - Có hơn 4600 km đường biên giới + Việt Trung: hơn 1400km. + Việt – Lào: gần 2100km + Việt- CPC hơn 1200km Phần lớn đường biên giới nước ta thuộc vùng núi, được xác định bởi các đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe sông suối,việc thông thương qua lại được tiến hành qua các cửa khẩu. - Đường bờ biển công cong hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái( Quảng Ninh) đến Hà Tiên( Kiên Giang).Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28/ 63 tỉnh và thành phố trục thuộc Trung ương có điều kiện khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. - Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ . Có 2 quần đảo là Trường Sa ( Khánh Hòa) và Hoàng Sa( Đà Nẵng). * Vùng biển: ( trình bày khái quát dặc điểm vùng biển nước ta) - Gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. + Nội Thủy: là vùng nước phía trong đường cơ sở được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. + Vùng lãnh hải: vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí; đường ranh giới của lãnh hải ( xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển. + Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng được qui định nhằm đảm bảo cho quyền của nước ven biên rộng 12 hải lí ( 1 hải lí = 1852m).Trong vùng này nước ta có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quốc phòng an ninh, kiểm soát thuế quan, qui định về y tế, môi trường. + Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải, hợp với lãnh hải một vùng biển 200 hải lí tính từ đường cơ sở.Trong vùng này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được dặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền , máy bay được tự do hoạt động hàng hải,, hàng ko theo công ước quốc tế của Liên hợp quốc. + Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. - Vùng biển VN tiếp giáp với vùng biển của các nước: T.Quốc, CPC, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan. Như vậy, theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. * Vùng trời: là khoảng ko gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta. Câu 3: Hãy kể tên các tỉnh tiếp giáp với biển của nước ta: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, nghệ An,Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng nam,Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, bà Rịa- Vũng tàu, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc trăng,Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.( 28 tỉnh) Câu 4: Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta: Trang A sử sụng: ( trang 4,5 hoặc trang 13, 14) a.Các đảo và quần đảo xa bờ: - Quần đảo Hoàng Sa( thuộc huyện đảo Hoàng Sa- Đà nẵng) - Quần đảo Trường Sa ( Thuộc huyện đảo Trường Sa- Khánh Hòa) b.Các đảo và quần đảo gần bờ: - Các đảo và quần đảo ven bờ Bắc Bộ: + Đảo Cái Bầu,quần đảo Cô Tô, đảo Vĩnh Thực( Quảng Ninh) + Đảo Cát Bà, Quần đâor Long Châu, đảo bạch Long Vĩ ( Hải Phòng) - Các đảo và quần đảo ven bờ Duyên hải Miền Trung: + Đảo Cồn Cỏ ( Quảng Trị) + Đảo Lí Sơn ( Quảng Ngãi) + Đảo Phú Quý ( Bình Thuận) - Các đảo và quần đảo ven bờ Nam Bộ: + Quần đảo Côn Sơn( Bà Rịa- Vũng tàu) + Đảo Phú Quốc, quần đảo Hà Tiên ( Kiên Giang) Câu 5: Cho biết ý nghĩa của vùng đặc quyền kinh tế nước ta: - Khẳng định chủ quyền quốc gia, cho phép kiểm soát tốt hơn các vấn đề trên biển, được tự do hoạt động, khai thác các tài nguyên, khoáng sản trên biển. Câu 6: Dàn khoan Hải Dương 981 cách đường bờ biển nước ta 120 hải lí.Hỏi nó có vi phạm chủ quyền nước ta hay ko? - Dàn khoan HD 981 cách đường bờ biển nước ta 120 hải lí, tức là nó đã nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.Trong vùng biển này, nếu HD 981 ko tiến hành bất cứ hoạt động gì thì ko vi phạm chủ quyền nước ta, nhưng nếu HD 981 có các hoạt động thăm dò, khai thác thì sẽ vi phạm chủ quyền nước ta. Câu 6: Tại sao nói vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa? Vì: - Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu bắc nên có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. - Nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt. - Do tiếp giáp với vùng biển rộng lớn, tác động của các khối khí di chuyển qua biển, kết hợp vai trò của Biển Đông- nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 7: Hãy cho biết vì sao nước ta ko có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ? Do vị trí địa lí của nước ta: - Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu Dịch ( Gió Tín Phong) và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới. - Tiếp giáp với Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 8: Hãy kể tên một số cửa khẩu quan trọng trên đường biên giới với các nước, trung Quốc, Lào và CPC. - Trên đường biên giới với Trung Quốc: cửa khẩu Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai... - Trên đường biên giới với Lào: Cửa khẩu Cầu Treo, Lao Bảo... - Trên đường biên giới với CPC: cửa khẩu Mộc Bài, Vĩnh Xương,.. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN Đất nước nhiều đồi núi Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Bài 6 + 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI. Câu 1: Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào ? Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ?( or nêu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi và đồng bằng với phát triển KT- XH a.Đặc điểm : 4 đặc điểm nổi bật: a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích cả nước.Nguyên nhân: Bởi vì nước ta trải qua 1 thời kì lịch sử phát triển lâu dài,chịu sự tác động của nhiều chu kì vận động tạo núi nên đât nước chủ yếu là đồi núi. + Đồi núi thấp chiếm hơn 60%, nếu ... 0) - Nông – lâm – ngư: 12,6% - Công nghiệp – xây dựng: 42,2% - Dịch vụ: 45,2% -Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương. Định hướng phát triển: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa - Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, xây dựng khu công nghiệp tập trung. - Giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm - Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm MT nước, không khí và đất. b/ Vùng KTTĐ miền Trung - Gồm 5 tỉnh: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. - Diện tích: 28 nghìn km2 (8,5%) - Dân số: 6,3 triệu người (7,4%) Thế mạnh và hạn chế: - Vị trí chuyển tiếp từ vùng phía Bắc sang phía Nam. Là của ngõ thông ra biển với các cảng biển, sân bay: Đà Nẵng, Phú Bài thuận lợi trong giao trong và ngoài nước - Có Đà Nẵng là trung tâm - Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng - Còn khó khăn về lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông Cơ cấu: - Nông – Lâm – Ngư: 25,0% - Công Nghiệp – Xây Dựng: 36,6% -Dịch vụ: 38,4% -Trung tâm: Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang Định hướng phát triển: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch. - Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông - Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, lọc dầu - Giải quyết vấn đề phòng chống thiên tai do bão. c/ Vùng KTTĐ phía Nam: Gồm 8 tỉnh: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang - Diện tích: 30,6 nghìn km2 (9,2%) - Dân số: 15,2 triệu người (18,1%) Thế mạnh và hạn chế: - Vị trí bản lề giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐBSCL - Nguông tài nguyên thiên nhiên giàu có: dầu mỏ, khí đốt - Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất và trình độ tổ chức sản xuất cao - Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và đồng bộ - Có TP.HCM là trung tâm phát triển rất năng động - Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng Cơ cấu: - Nông – Lâm – Ngư: 7,8% - Công Nghiệp – Xây Dựng: 59,0% - Dịch Vụ: 33,2% -Trung tâm: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu Định hướng phát triển: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao. - Hoàn thiện cơ sơ vật chất kỹ thuật, giao thông theo hướng hiện đại - Hình thành các khu công nghiệp tập trung công nghệ cao - Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho người lao động - Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không khí, nước .( Học theo phần kiến thức bên trên là cơ bản.Phần câu hỏi giành cho HS khá và giỏi) Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm a/ Đặc điểm: Đây là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Nó đặc trưng bằng những đặc điểm chủ yếu sau: Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian. Có đủ các thế mạnh, có tiềm lực kinh tế và hấp dẫn đầu tư. Có tỷ trọng GDP lớn, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước b/ Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm do: - Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế. - Nguồn lực để phát triển KT-XH tương đối phong phú, nhưng lại có sự phân hóa theo các vùng. Trong khi nguồpn vốn đầu tư có giới hạn nên phải đầu tư có trọng điểm. - Nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Vì vậy cần tạo ra các vùng thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. - Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Sau năm 2000, thêm các tỉnh Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Hà Tây( sát nhập Hà Nội năm 2008), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Miền Trung Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Bình Định Phía Nam Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang 2/ Hãy so sánh các thế mạnh, thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.( nâng cao) a. Thế mạnh phát triển: Tiêu chí Phía Bắc Miền Trung Phía Nam Diện tích % so với cả nước 15.300 km2 4,6 % 27.900 km2 8,4 % 30.600 km2 9,2 % Dân số % so với cả nước 13,7 triệu người 16,3 % 6,3 triệu người 7,5 % 15,2 triệu người 18,1 % Tiềm năng -Vị trí thủ đô Hà Nội -QL 5 và 18 là tuyến giao thông gắn kết cả Bắc Bộ và cụm cảng Hải Phòng-Cái Lân -Lao động dồi dào, có chất lượng cao. -Có nền văn minh lúa nước lâu đời. -Nhiều ngành công nghiệp truyền thống. -Dịch vụ du lịch đang được phát triển mạnh. -Vị trí chuyển tiếp Bắc-Nam -QL 1, đường sắt Thống Nhất, sân bay Đà Nẵng, Phú Bài. -Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào. -Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khóang sản, thủy sản, chế biến nông-lâm-thủy sản. -Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải NTB với ĐBSCL. -Tiềm năng dầu khí lớn nhất nước. -Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. -Tập trung nhiều lao động kỹ thuật cao. -Chiếm tỷ trọng lớn nhất về công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu của cả nước. -Cơ sở vật chất phát triển mạnh. -Tập trung vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. b. Thực trạng: Chỉ số 3 vùng Trong đó Phía Bắc Miền Trung Phía Nam Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (2001-2005) (%) 11.7 11.2 10.7 11.9 % GDP so với cả nước 66.9 18.9 5.3 42.7 Cơ cấu GDP (%) phân theo ngành: -Nông-lâm-ngư nghiệp -Công nghiệp-xây dựng -Dịch vụ 100.0 10.5 52.5 37.0 100.0 12.6 42.2 45.2 100.0 25.0 36.6 38.4 100.0 7.8 59.0 33.2 % kim ngạch xuất khẩu so với cả nước 64.5 27.0 2.2 35.3 c. Phương hướng: Phía Bắc Miền Trung Phía Nam - Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm. - Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao. - Phát triển các khu công nghiệp tập trung. - Chú trọng phát triển thương mại và du lịch. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hàng hoá, chất lượng cao. - Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản, thương mại dịch vụ du lịch. - Công nghiệp sẽ là động lực của vùng trong những năm tới. - Phát triên các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm,c ông nghệ cao. - Hình thành các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Đẩy mạnh thượng mại và dịch vụ. Câu 3: Trình bày quy mô, thế mạnh và hạn chế Cơ câu GDP, định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. a.Quy mô: Gồm 7 tỉnh( Atlat} - S: 15,3 nghìn km2. - Dân số: 13,7 triệu người. b.Thế mạnh và hạn chế: - Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu trong và ngoài nước.. - Có thủ đô Hà Nội, trung tâm KT, CT, VH của cả nước. - Cơ sở hạ tầng phát triển , đặc biệt là hệ thống giao thông... - nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. - Các ngành kinh tế phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng.. c.Cơ cấu GDP( Dựa vào Atlast trang 30 để làm- biểu đồ hình tròn( Nông- lâm- ngư nghiệp; CN, XD,DV) - Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương... d.Định hướng phát triển: - Chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa. - Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trọng diểm. - Giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm. Câu 6:Tại sao việc giữ vững chủ quyềm 1 hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? Vì: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa bao quanh đảo. - Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước. - Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới. Câu 7: Khai thác tổng hợp các tài nguyên biển. Vùng biển nước ta rộng lớn khoảng 1 triệu km2 thuộc Biển Đông. - Chiều dài đường biển là 3260 km. - Bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. a.Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo. - Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ là các vùng biển nông. - Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi, độ muối trung bình 30- 33‰. - Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loại có gí trị kinh tế cao. - Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm. - Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt giá trị kinh tế cao, cấm ko sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi. - Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta. b.Khai thác tài nguyên khoáng sản: - Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ.Hiện nay, việc sản xuất muối CN đã được tiến hành và đem lại năng suất cao. - Việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa dã được đẩy mạnh. c.Phát triển du lịch: - Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai thác. - Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long- Cát Bà – Đồ Sơn ( ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn ( Thanh Hóa), Cửa Lò( nghệ An), Nha Trang ( Khánh Hòa), Vũng Tàu ( Bà Rịa- Vũng Tàu) d.GTVT biển: - Hàng loạt hải cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp ( cụm cản Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng) - Một số cảng nước sâu đã được xây dựng ( cảng Ccais Lân, cảng Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu) - Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng.Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. - Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên được nối liền với các đảo với đất liền. e.Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. - BĐ là biển chung giữa VN và nhiều nước láng giềng nên cần tăng cường việc đối thoại, hợp tác giữa VN và các nước có liên quan. - Mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Câu 8: Trình bày quy mô, thế mạnh và hạn chế Cơ câu GDP, định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. a.Quy mô: Gồm 7 tỉnh( Atlat} - S: 15,3 nghìn km2. - Dân số: 13,7 triệu người. b.Thế mạnh và hạn chế: - Vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu trong và ngoài nước.. - Có thủ đô Hà Nội, trung tâm KT, CT, VH của cả nước. - Cơ sở hạ tầng phát triển , đặc biệt là hệ thống giao thông... - nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, tỉ lệ thất nghiệp còn cao. - Các ngành kinh tế phát triển sớm, cơ cấu tương đối đa dạng.. c.Cơ cấu GDP( Dựa vào Atlast trang 30 để làm- biểu đồ hình tròn( Nông- lâm- ngư nghiệp; CN, XD,DV) - Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương... d.Định hướng phát triển: - Chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa. - Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trọng diểm. - Giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm. - Coi trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất và ko khí trọng vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất và ko khí
Tài liệu đính kèm: