Đề cương ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 - Năm học 2008 - 2009.

Đề cương ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 - Năm học 2008 - 2009.

 I/ Nội dung chủ đạo của những bài Thơ mới trong chương trình:

1. Vội vàng (Xuân Diệu).

 a. Đoạn thơ 1

 - Bốn câu đầu: Điệp từ “Tôi muốn” thể hiện khát vọng mãnh liệt của tác giả. Điều mà XD khao khát thực hiện ở đây là tắt nắng và buộc gió để hương sắc còn mãi. Đó là mong ước đoạt quyền tạo hoá để giữ cái đẹp cho đời, suy đến cùng đó cũng là biểu hiện của lòng say mê cuộc sống.

 - Đoạn tiếp theo, XD làm sống dậy những nét tình tứ, điệu quyến rũ, vẻ kì thú, hấp dẫn ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc:

 “Của ong bướm này đây tuần tháng mật.

 .

Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.”

 - Nghệ thuật điệp từ và phép liệ kê khiến cảnh sắc thiên nhiên sinh động va fhấp dẫn tựa thiên đường.

- Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó, từng cảnh sắc đều tình tứ, mọi cảnh tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân:

 

doc 20 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1474Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi Học sinh giỏi lớp 12 - Năm học 2008 - 2009.", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi Học sinh giỏi lớp 12
Năm học 2008 - 2009.
Phần 1: Ôn tập kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng. (12 tiết)
Bài 1: Thơ mới.
 I/ Nội dung chủ đạo của những bài Thơ mới trong chương trình:
1. Vội vàng (Xuân Diệu).
 a. Đoạn thơ 1
 - Bốn câu đầu: Điệp từ “Tôi muốn” thể hiện khát vọng mãnh liệt của tác giả. Điều mà XD khao khát thực hiện ở đây là tắt nắng và buộc gió để hương sắc còn mãi. Đó là mong ước đoạt quyền tạo hoá để giữ cái đẹp cho đời, suy đến cùng đó cũng là biểu hiện của lòng say mê cuộc sống.
 - Đoạn tiếp theo, XD làm sống dậy những nét tình tứ, điệu quyến rũ, vẻ kì thú, hấp dẫn ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc:
 “Của ong bướm này đây tuần tháng mật.
 ..
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.”
 - Nghệ thuật điệp từ và phép liệ kê khiến cảnh sắc thiên nhiên sinh động va fhấp dẫn tựa thiên đường.
- Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó, từng cảnh sắc đều tình tứ, mọi cảnh tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân:
 + “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.”
 Đó là những yếu tố cơ bản khiến cảnh sắc quanh ta vốn quen thuộc, bình dị mà cách cảm nhận của XD trở nên mới lạ, thơ mộng và hấp dẫn đến thế.
 - Hình ảnh thiên nhiên trở nên hấp dẫn nhờ XD có cách cảm nhận mới lạ: Cảm nhận bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ. Cái nhìn này khiến thiên nhiên hiện lên trong cái thời tươi của nó.
 + Ông khơi dậy vẻ thanh tân, tinh khôi gợi tình trong vạn vật; đồng thời thi sĩ nhìn chúng không chỉ bằng cái nhìn thưởng thức, mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu. Nghĩa là ông chú y đến vẻ xuân tình của cảnh vật và trút vào đó cả xuân tình của lòng mình. Vì thế nét hấp dẫn trong vẻ đẹp cảnh vật của XD chính là nét hấp dẫn của Xuân và tình, trong đó vẻ xuân của vạn vật chi là hiện thân của tình. Tất cả đều huy hoàng thắm tươi.
 “Của ong bướmkhúc tình si”.
 “Tháng Giêng môi gần”.
 b. Đoạn 2:
 - Thời gian trong vũ trụ muôn đời vẫn thế chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì đổi thay. Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận thức khoa học, y thức triết học , y thức thẩm mỹ,Trong bài này XD đưa ra cách quan niệm mới về thời gian.
 - Cách trình bày của XD là chống đối, tranh cãi lại quan niệm xưa đồng thời bộc bạch quan niệm của mình một cách sôi nổi, đầy cảm xúc.
 (“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua..Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”) = giọng biện bác tranh luận, nhịp điệu sôi nổi khẩn trương và những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên, trong đó chứa đựng cảm nhận về thời gian.
 - Quan niệm Xuân Diệu chống đối là quan niệm thời gian tuần hoàn của các cụ ta xưa xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. Thời ấy con người cá nhân chưa tách rời cộng đồng, còn gắn với vũ trụ nên chết chưa phải là hết mà là đi vào hư vô. Thảng hoặc cũng có người than về cái ngắn ngủi của kiếp người.
 - XD quan niệm khác, theo ông thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian. “Xuân đương tới.xuân sẽ già”.
 + XD lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, tức là lấy cái quỹ thời gian hữu hạn của sinh mệnh cá thể ra để đo đếm thời gian vũ trụ. Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu y nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ ra để làm thước đo:
“Mà xuân hếttôi tiếc cả đất trời”
 + XD cảm nhận về thời gian đầy tính mất mát. Mỗi khoảmh khắc trôi qua là một sự mất mát, đó chính là một phần đời trong sinh mệnh cá thể đã ra đi mãi mãi
 + Mỗi khoảnh khẳc trôi qua là một cuộc chia ly: “Mùi tháng năm..tiễn biệt.”Câu thơ thể hiện cái nhìn tế vi của XD về thời gian. Dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận những mất mát, chia phôi nên thấm đẫm hương vị của chia lìa. và dậy lên đo đây khắp sông núi là những lời than thở tiễn biệt. Đó là lời than của vạn vật. Là không gian đang tiễn biệt thời gian. Sâu xa hơn, mỗi sự vật thiên nhiên đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mệnh mình đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, p hai tàn của từng cá thể:
“Con gió xinh..độ phai tàn sắp sửa?”
 + Cảm nhận trên xuất phát từ y thức sâu xa về giá trị sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời sống cá thể đều vô cùng quí giá vì một khi nó đã qua đi không bao giờ trở lại. Quan niệm này khiến con người trân trọng từng giây phút cuộc đời mình, và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình đày tràn y nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của triết lí sống vội vàng.
 c. Cái tôi của nhà thơ thể hiện trong bài:
Từ những quan niệm mới về thời gian, tuôỉ trẻ, hạnh phúc trong toàn bài cho thấy cái tôi XD điển hình cho thời đại thơ mới:
 - Một y thức ráo riết về giá trị của đời sống cá thể, nghĩa là một y thức nhân bản, nhân văn rất cao.
 - Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể.
 - Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.
 - Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực.
 2: Tràng Giang (Huy Cận)
 - Lời đề tựa thâu tóm nội dung bài thơ: nỗi bâng khuâng (ngỡ ngàng, tiếc nuối, nhớ thương đan xen nhau) trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát.
 - Khổ thơ một: 
+ Hai câu đầu: Tác giả dùng từ Tràng giang chứ không phải Trường Giang. Cách điệp vần ang góp phần tạo dư âm vang xa, trầm buồn của câu thơ mở đầu; tạo nên âm hưởng chung cho giọng điệu cả bài thơ. Tràng giang gợi lên một con sông không chỉ dài mà rộng. Sức mạnh nghệ thuật ở hai câu thơ trên không phải là nghệ thuật miêu tả, mà ở nghệ thuật khơi gợi được cảm xúc và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian (tràng giang) và thời gian (điệp điệp).
 + Nghệ thuật đối y, đối xứng làm giọng điệu bài thơ uyển chuyển linh hoạt, tránh được sự khuôn sáo cứng nhắc mà vẫn tạo không khí trang trọng, sự cân xứng nhịp nhàng. Bên cạnh đó, nghệ thuật dùng từ láy điệp điệp, song song cũng có hiệu quả nhất định gợi âm hưởng cổ kính. 
 + Nét hiện đại nằm trong câu thơ kết khổ 1: Nó xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi vô nghĩa như củi một cành khô. Hình ảnh một cành củi khô đơn lẻ trôi bồng bềnh trên dòng sông mênh mông sóng nước để gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, vô định.
 - Khổ thơ 2: Nỗi buồn như thấm sâu vào cảnh vật.
 + Từ đìu hiu, Huy Cận học ở thơ Chinh phụ ngâm: “Non kì quạnh quẽ trăng treo/ Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Hơn nữa cặp từ, đìu hiu, lơ thơ cùng gợi lên được sự buồn bã, quạnh vắng cô đơn,
+ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”: có hay không có tiếng chợ chiều đã vãn, càng gợi thêm nét buồn. Ngay cả tiếng chợ chiều ở một làng xa nào đấy cũng không còn nữa, tất cả đều vắng lặng cô tịch. Trong toàn bộ bài thơ, Huy Cận dường như muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người, chỉ còn cảnh vật, trời đất mênh mông.
 + Đây là những câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc. Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm. Sâu gợi được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc hoạ được chiều cao dường như vô tận. Càng sâu, càng rộng, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng (cô liêu). Nỗi buồn tựa hồ như thấm vào không gian ba chiều. Con người ở đây nên nhỏ bé, có phần rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng và không thể không cảm thấy “lạc loài giữa cái mênh mông của trời đất, cái xa vắng của thời gian”. (Hoài Thanh)
 - Khổ thơ 3:
+ Nỗi buồn được khắc sâu qua các hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Bên cạnh những hình ảnh thuyền và nước như cùng trôi về cõi vô biên, hình ảnh củi khô lưu lạc, bồng bềnh trên sóng nước từ khổ thứ nhất đến khổ thơ này; ấn tượng về sự chia ly tan tác được láy lại lần nữa càng gợi thêm một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông dài trời rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng con người. Không một con đò, không một cây cầu, nhờ chúng có thể tạo nên sự gần gũi giữa con người vơí con người; mà chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng hoang vu. Vì thế nỗi buồn trong bài này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
 - Khổ thơ thứ tư: Nhà thơ mượn cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn độc đáo, đậm cá tính. Thiên nhiên ở đây tuy buồn nhưng thật tráng lệ. “Mây cao đùn núi bạc” thật là hùng vĩ đối lập với cánh chim nhỏ nghiêng cánh giữa chiều tà khiến cảnh sắc thêm rộng, thêm hùng vĩ, khoáng đạt mà cũng buồn hơn.
 3. Hầu trời (Tản Đà)
 a. Bốn câu thơ đầu gây được mối nghi ngờ, gợi trí tò mò của ngươi fđọcnhờ tài hư cấu độc đáo và có duyên của nhà thơ. Câu chuyện kể về cõi mơ chính tác giả cũng không biết có hay không, nhưng ba câu cuối lại là lời khẳng định “Thật hồn..lạ lùng” khiến câu chuyện trở nên hư hư thực thực, vì thế mà hấp dẫn.
 b. Đoạn tiếp theo: Câu chuyện lên trời đọc thơ:
 - Thi sĩ cao hứng và tự đắc:”Đương cơn đắc y đọc đã thích”, “ Văn dài hơi tốt ran cung mây”,.
 - Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:”tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi”,
 - Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc ít có, đẹp như sao băng,..
 - Tác giả tự xưng tên tuổi và thân thế.
Qua câu chuyện kể, Tản Đà rất y thức về tài năng và dám bộc lộ cái tôi cá thể của bản thân. Ông rất ngông khi tìm đến tận trời để đọc thơ, để thể hiện cái tôi của mình. (Nguồn gốc cái ngông? Biểu hiện và y nghĩa cái ngông trong văn chương? suy đến cùng đó là niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. TĐ là người đầu tiến trong văn đàn Việt Nam dám mạnh dạn hiện diện bản ngã đó. “CN lãng mạn, với cá thể đã bật nứt ra trong văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX bằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu”. (Xuân Diệu)
 - Giọng điệu kể chuyện của tác giả đa dạng và hóm hỉnh, có phần ngông nghênh tự đắc. Thái dộ ấy được phóng đại một cách có y thức, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. (Cái mới của Tản Đà)
 c. Đoạn 3:
 - Nhà thơ nói đến nhiệm vụ truyền bá thiên lương của mình chứng tỏ ông lãng mạn nhưng không thoát ly cuộc đời.vẫn y thức trách nhiệm với đời và khao khát được gánh vác việc đời. Đó cũng là một cách để tự khẳng định mình.
 - Nhưng cuộc đời những nghệ sỹ bấy giờ vô cùng cực khổ, tủi hổ. Tản Đà vẽ nên bức tranh chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cũng là của nhiều nhà văn khác. Bản thân ông phải sống trong nghèo khổ, làm đủ nghề kiếm sống, khi chết để lại một gia quyến vừa yếu và đuối (tư liệu cuộc đời TĐ). Có lúc ông tháy đời dáng chán nên tìm đến cõi trời để thoả niềm khao khát. Đây là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực trong bài.
*. Nghệ thuật:
 - Thể thơ theo lối trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, kết cấu nào; nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
 - Ngôn ngữ thơ chọn lọc tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu ước lệ.
 - Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
 - Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng tự do, không hề gò ép.
 Thơ TĐ chưa mới ở thể loại ngôn từ, hình ảnh nhưng những dấu hiệu hiện đại hoá đã đậm nét. Ông đã bắc nhịp cầu nối hai thời đại thi ca Việt Nam. ... h chính trị hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua từng chặng đường lịch sử.
- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lớn được HCM viết ra để công bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm có giá trị lịch sử và nghệ thuật to lớn.
 b. Thân bài:
* Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Tuyên ngôn độc lập ra đơì trong một thời điểm lịch sử trọng đại: cách mạng tháng Tám thàng công nhưng tình hình đang ngàn cân treo sợi tóc. Trong hoàn cảnh ấy, bản Tuyên ngôn ra đời có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
- Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ có giá trị đặt cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác trong thời điểm lịch sử cụ thể.
- Tuyên ngôn khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo Pháp, làm rõ bộ mặt tham lam, xảo quyệt của chúng ở mọi lĩnh vực: chính trị, văn hoá, xã hội,..
- Tuyên ngôn đặc biệt nhấn mạnh những thời điểm lịch sử: mùa thu năm 1940, ngày 9 tháng 3 năm 1945 để dẫn đến kết luận là trong năm năm Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật.
- Tuyên ngôn cũng khẳng định một sự thật lịch sử: gần một thế kỉ nhân dân Việt Nam đã không ngừng đấu tranh giành độc lập: anh dũng kiên cường, quyết tâm và nhân đạo. Đây là một nhận định có ý nghĩa thời sự và ý nghĩa pháp lí.
- Tuyên ngôn chỉ ra một cục diện chính trị mới: đánh đổ phong kiến thực dân, phát xít, lập nên nền cộng hoà. Lời kết có giá trị khép lại một thời kì tăm tối, mở ra một kỉ nguyên mới, trước mắt là một cuộc đấu tranh mới.
* Giá trị pháp lí vững chắc:
 - HCM đã khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền tự do, độc lập, quyền bất khả xâm phạm bằng việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ.
 - Chứng minh việc xoá bỏ mọi sự dính líu của Pháp đến Việt Nam là hoàn toàn đúng.
 - Tuyên bố độc lập tự do trước toàn thế giới.
 * Giá trị nhân bản sâu sắc:
 - Trên cơ sở quyền con người HCM phát triển thành quyền dân tộc. Điều đó có ý nghĩa đối với toàn nhân loại đặc biệt là với nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức, bị tước đoạt quyền con người, quyền dân tộc dân tộc.
 - Phê phán đanh thép tội ác của thực dân Pháp.
 - Ca ngợi sự anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
 - Khẳng định quyền độc lập, tự do và tinh thần quyết tâm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
* Giá trị nghệ thuật
+ Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực.
- Kết cấu hợp lí, bố cục rõ ràng.
- Hệ thống lập luận chặt chẽ, với những luận điểm, luậ cứ hcính xác, hùng hồn, lôgic,..
- Lời văn khúc chiết, mạch lạc, sắc sảo, đanh thép mà mềm mại khôn khéo.
- Ngôn từ chính xác, trong sáng giàu tính khái quát, tính khoa học, tính trí tuệ. Các thủ pháp tu từ được sử dụng tạo hiệu quả diễn đạt cao.
+Xét trên góc độ văn chương nghệ thuật:
 - Hình tượng thực dân Pháp gian manh, xảo quyệt, tàn bạo, vô nhân đạo nên càng nàgy càng teo tóp thảm hại.
 - Hình tượng nhân dân VN từ nô lệ, lầm than đã anh dũng đứng lên giành tự do, độc lập thì ngày càng lớn vụt lên.
c. Kết bài:
- Tác phẩm kế thừa và phát triển những áng thiên cổ hùng văn của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Làm nên những giá trị to lớn là cái tài và cái tâm cuả người cầm bút. Đó là sự kết tinh những phẩm chất và trí tuệ Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập là bản anh hùng ca của thời đại HCM.
Đề 4: Tình cảm thiên nhiên trong “Nhật kí trong tù.” của Hồ Chí Minh.
Đáp án.
- “Trong Nhật kí trong tù”, thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự”. (Đặng Thai Mai)
- Thiên nhiên được miêu tả trong NKTT thường chân thực và mạng rõ nét cảm hứng về đất nước và con người. Nhiều bức tranh hùng vĩ và nên thơ. Thiên nhiên trong NKTT tthương được biểu hiện ở hai không gian: trên chặng đường bị áp giải và trong cảnh tù đày.
- Thiên nhiên biểu hiện trong NKTT là những hiện tượng thiên nhiên đẹp như vầng trăng, mặt trời, tiếng chim hót,..Thiên nhiên còn biểu trưng cho mơ ước, khát vọng tự do, niềm vui, tương lai. Đặc biệt có ý nghiã là hình tượng vầng trăng và mặt trời (Cái đẹp của tạo hoá và biểu tượng của tự do). (Ngắm trăng, Trung thu)
- Hình ảnh mặt trời có ý nghĩa quan trọng. Mặt trời là nguồn sinh khí trong cảnh tù đầy tăm tối. Hình ảnh mặt trời trong NKTT tượng trưng cho tương lai tươi sáng của cách mạng và cuộc đời chung.
Trước vẻ đẹp của thiên niên người thường hiện diện với tư cách thi nhân như trong bài “Ngắm trăng”, Trên đường đi, Tảo giải,..
 - Thiên nhên cũng được miêu tả qua những hình ảnh đày thử thách. Đó là những cảnh đêm tối, mưa gió, giá lạnh, đường sá hiểm trở. Đây là những hình ảnh thực Người gặp khi bị áp giải: Gió sắc tựa gươm mài đá núi/ Rét như dùi nhọn chích cành cây”, “Đi đường mới biết gian lao/ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”,Thiên niên khắc nghiệt chính là những thử thách mà người chiến sỹ phải nỗ lực vượt qua.
- Cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên đầy gian khó nhưng con người đã chiến thắng. “Giày rách đường lầy, chân lám láp/ Vẫn còn dấn bước chặng đường xa”.
Đề 5: Tình cảm nhân đạo của HCM trong NKTT.
Đáp án:
 - Tình cảm nhân đạo trong NKTTxuất phát từ nguồn gốc nhân ái của tác giả.
“Lòng HCM rộng như biển cả, bao dung cảm hoá tất cả mọi người, dìu dắt mọi người đoàn kết chiến đấu.” (Phạm Văn Đồng)
 “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức HCM là lòng thương người” (Trường Chinh).
 - Tình thương người của CHM có nội dung giai cấp cụ thể - đó là tình thương của người giai cấp vô sản.
 - Trong NKTT, ta thấy nổi len hai giá trị: Chất thép và chất tình. Tố Hữu nhận xét “Bấy lâu người ta chỉ hiểu người chiến sỹ cách mạng là thép ở mũi nhọn chiến đấu. Trong tập thơ này ta hiểu thêm: người cộng sản là tình”. Tình ở đây là tình với con người, với c/ sống, quê hương, đất nước.
 - Yêu thương những người lao động vất vả kiếm sống. (Phu làm đường).
 - Cảm thông với những người nông dân: Bác chia sẻ nỗi buồn lo cùng nông dân Đồng Chính – Long An mất mùa. (Long An - Đồng Chính).
 - Những bài thơ viết về trẻ em và phụ nữ có giá trị nhân ái cao. (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Người bạn tù thổi sáo,).
 - Qua NKTT, ta thấy tấm lòng HCM đôn hậu, yêu thương, có cách xử thế ân tình: giúp những ai mình giúp được và biết ơn ai đã giúp mình.
 Đề 6: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong ca dao.
- Người phụ nữ tảo tần khuya sớm chăm lo cho gia đình chồng con:
+ “Cái có lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.
+ Người mẹ, người chị trong những khúc hát ru.
 - Bản thân người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp tâm hồn và giá trị của cuộ đời mình.
- Người phụ nữ cam chịu nhiều thua thiệt, hy sinh vì gia đình, con cái.
 “Có chồng chẳng được đi đâu/ Có con chẳng được ngồi lâu nửa giờ”
 - Người phụ nữ bị đối sử tàn nhẫn bất công bởi định kiến xã hội về đạo tam tòng tứ đức: không được tự do hôn nhân, không tái giá khi chồng qua đời khi tuổi đang xuân sắc, nếu lỡ làng vì quá yêu thì bị xã hội đối xử bất công .
Trong ca dao phần than thân gây xúc động lòng người và chiếm số lượng lớn.
 (dẫn chứng).
 - Có lúc người phụ nữ thấy mình nhỏ bé, đáng thương cần sự che chở, cứu vớt từ những người đàn ông: “Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ THiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”.
 - Người phụ nữ bao dung, sẵn lòng thứ tha.
 - Người phụ nữ có ý thức phản kháng, đấu tranh đòi quyền hưởng hạnh phúc, quyền con người, lên án gia đình, lên án những người chồng thô bạo, phụ tình, thể hiện quyết tâm sống tự lập:
 + “Chồng con là cái nợ nần/ Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”
 + “Chồng gì anh, vợ gì tôi/ Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”
+ “Đã toan tát bể cấy cần..nhà chàng”.
+ “Nhớ khi anh bủng anh beo.Tôi đi lấy chồng trước cửa nhà anh”
 Phần 3: Thi thử (4 tiết)
 Bài thi thử (thời gian 120 phút)
 Đề bài: Quan niệm thời gian của Xuân Diệu trong bài “Vội vàng”.
 Đáp án: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phai đảm bảo nội dung sau.
- Thời gian trong vũ trụ muôn đời vẫn thế chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì đổi thay. Sự đổi thay này có thể do trình độ nhận thức khoa học, ý thức triết học , ý thức thẩm mỹ,Trong bài này XD đưa ra cách quan niệm mới về thời gian.
 - Cách trình bày của XD là chống đối, tranh cãi lại quan niệm xưa đồng thời bộc bạch quan niệm của mình một cách sôi nổi, đầy cảm xúc.
 (“Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua..Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”) = giọng biện bác tranh luận, nhịp điệu sôi nổi khẩn trương và những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên, trong đó chứa đựng cảm nhận về thời gian.
 - Quan niệm mà Xuân Diệu chống đối là quan niệm thời gian tuần hoàn của các cụ ta xưa xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. Thời ấy con người cá nhân chưa tách rời cộng đồng, còn gắn với vũ trụ nên chết chưa phải là hết mà là đi vào hư vô. Thảng hoặc cũng có người than về cái ngắn ngủi của kiếp người. (dẫn chứng)
 - XD quan niệm khác, theo ông thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ và thời gian. “Xuân đương tới.xuân sẽ già”.
 + XD lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, tức là lấy cái quỹ thơì gian hữu hạn của sinh mệnh cá thể ra để đo đếm thời gian vũ trụ. Thậm chí, lấy quãng ngắn nhất, giàu y nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ ra để làm thước đo:
“Mà xuân hếttôi tiếc cả đất trời”
 + XD cảm nhận về thời gian đầy tính mất mát. Mỗi khoảmh khắc trôi qua là một sự mất mát, đó chính là một phần đời trong sinh mệnh cá thể đã ra đi mãi mãi
 + Mỗi khoảnh khẳc trôi qua là một cuộc chia ly: “Mùi tháng năm..tiễn biệt.”Câu thơ thể hiện cái nhìn tế vi của XD về thời gian. Dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận những mất mát, chia phôi nên thấm đẫm hương vị của chia lìa. và dậy lên đo đây khắp sông núi là những lời than thở tiễn biệt. Đó là lời than của vạn vật. Là không gian đang tiễn biệt thời gian. Sâu xa hơn, mỗi sự vật thiên nhiên đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó. Những phần đời của sinh mệnh mình đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể:
“Con gió xinh..độ phai tàn sắp sửa?”
 + Cảm nhận trên xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời sống cá thể đều vô cùng quí giá vì một khi nó đã qua đi không bao giờ trở lại. Quan niệm này khiến con người trân trọng từng giây phút cuộc đời mình, và biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình đày tràn ý nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của triết lí sống vội vàng.
Biểu điểm:
- Bài 9 –10: Các ý đầy đủ, phong phú, lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục. Văn viết trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, thể hiện được ý kiến chủ quan của người viết. 
- Bài 7- 8: Các ý đầy đủ, chưa phong phú. Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Văn mạch lạc, không phạm lỗi diễn đạt và chính tả.
- Bài 5- 6: Các ý đầy đủ nhưng chưa sâu sắc, còn đôi đoạn sơ sài. Mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
- Bài 3- 4: Các ý không đày đủ, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Kĩ năng làm văn nghị luận yếu.
- Bài 0 –2: Các trường hợp còn lại.
Trả bài (1 tiết): GV nhận xét kĩ năng hành văn của học sinh và kiến thức cần bổ sung.
Phần 4: HS tự ôn tập kiểu bài nghị luận xã hội.
 (Đọc từ đề 1 đến đề 8 trang 300-319 sách Những bài làm văn 12, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H. 2008)

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI HOC SINH GIOI.doc