Đề cương ôn tập Văn 12 (3)

Đề cương ôn tập Văn 12 (3)

TIẾT 5 ĐV: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - TIẾT 3

1/ Kiểm diện:

2/ Nội dung:

Câu 1: Trình bày ngắn gọn về sự nghiệp sáng tác của NAQ?

 HCM đã để lại cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú về thể loại và có tầm vóc lớn lao mang dấu ấn của một p/c nghệ thuật độc đáo, hiếm có.

- Chữ viết chủ yếu là chữ: Hán, Pháp, Việt.

- Thể loại: Thành công ở nhiều thể loại

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Văn 12 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/02/09
tiết 5 đv: tuyên ngôn độc lập - tiết 3
1/ Kiểm diện:
Lớp
ngày dạy
sĩ số
Số học sinh vắng
12B
12G
2/ Nội dung:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn về sự nghiệp sáng tác của NAQ?
 HCM đã để lại cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú về thể loại và có tầm vóc lớn lao mang dấu ấn của một p/c nghệ thuật độc đáo, hiếm có.
- Chữ viết chủ yếu là chữ: Hán, Pháp, Việt.
- Thể loại: Thành công ở nhiều thể loại
ý 1: văn chính luận: Nhằm mục đích tấn công trực diện với kẻ thù, bám sát các nhiệm vụ CM trong từng giai đoạn lịch sử. Đây là thể loại chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của Người, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, chứng cứ hùng hồn, ngôn ngữ giản dị, trong sáng giàu sức thuyết phục.
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến...
ý 2: Truyện và kí: Nhằm tấn công kẻ thù bằng những hư cấu nghệ thuật và những sự thật lịch sử được công khai.
- Được sáng tác chủ yếu từ năm1922-1925, truyện ngắn của Người cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo và phong cách hiện đại.
- Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, những trò lố hay là varen và PBChâu, con rồng tre...
ý 3: Thơ Hồ Chí Minh rất phong phú gồm: NKTT ( 133 bài), thơ HCM ( 86 tác phẩm), thơ chữ Hán ( 36 tác phẩm), được chia ra làm hai loại:
- Thơ của Người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ Cm vĩ đại.
=> Những tác của Bác đã khẳng định Người là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc và xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới.
 Câu 2. Phong cách nghệ thuật HCM:
 P/cách nghệ thuật của NAQ-HCM là một ph/cách vừa nhất quán, vừa đa dạng. Tính nhất quán thể hiện rõ nhất ở nguyên tắc sáng tác, ở lối viết giản dị ngắn gọn mà linh hoạt, biến hoá, ở khả năng kết hợp nhuần nhị yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại CM, tư tưởng và hình tượng nghệ thuật. Tính đa dạng phong phú được thể hiện ở bút pháp, nội dung, kết cấu, ngôn từ, thủ pháp nghệ thuật...Ngay trong cùng một đề tài, thậm chí cùng một tác phẩm, tính đa dạng và phong phú cũng được thể hiện rõ nét. 
 Những tphẩm của NAQuốc-HCM có phcách đa dạng và thống nhất kết hợp sâu sắc và nhuần nhị mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Dù sáng tác bằng thể loại nào, tác phẩm của Người cũng đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
- Văn chính luận của NAQ-HCM biểu lộ tư duy sắc sảo giầu trí thức vhoá, gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng hiệu quả những phương thức biểu hiện.
- Trong truyện và ký, Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của NAQ.
- Thơ ca HCM cũng có phong cách đa dạng. Những bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
Câu 3. Quan điểm sáng tác HCM: 
- Sinh thời Chủ Tịch HCM không nhận mình là nhà văn nhà thơ và chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ, nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường XH và thiên nhiên gợi cảnh, cùng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nhạy cảm, Người đã viết được rất nhiều áng văn chính luận hào hùng, những truyện ngắn đặc sắc và hàng trăm bài thơ rất hay. Người có ý thức và am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ, từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ thuật biểu hiện điều đó trước hết được biểu hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác văn chương của người.
 + Là nhà CM vĩ đại lại rất yêu văn nghệ, HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng tinh thần đó đã được Người nói lên trong bài thơ" cảm tưởng đọc"Thiên gia thi"
 “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp-Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi,sông-Nay ở trong thơ nên có thép-Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
 + HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương: trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo trí và văn chương. Trước khi cầm bút người xắc định rõ. viết cho ai?( Đối tượng). viết để làm gì (mục đích) viết cái gì ( nội dung) và viết như thế nào?( hình thức).
 Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ các khía cạnh trên liên quan đên nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
 + HCM luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực, nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề. Hình thức của tác phẩm trong sáng hấp dẫn, ngôn ngữ phải chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tọc của nhân dân và được nhân dân ưa thích.
Ngày soạn: 06/02/09
tiết 6+ 7 đv: nguyễn đình chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
1/ Kiểm diện:
Lớp
ngày dạy
sĩ số
Số học sinh vắng
12B
12G
2/ Nội dung:
Câu 1: Những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu trong bài NĐC ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng?
đáp án
1/ Đặt vấn đề
- PVĐ là nhà chính trị, yêu thơ văn, có vốn văn hoá và văn học rất sâu rộng. Xuất phát từ quan điểm chính trị đúng đắn, bài viết của ông có một cách nhìn mới mẻ, tiến bộ với những phát hiện sâu sắc. Bài NĐC... có thể xem là một trường hợp tiêu biểu.
2/ Giải quyết vấn đề
ý 1: Cách nhìn nhận mới mẻ và đúng đắn của tác giả về nhà thơ yêu nước NĐC: " Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chắm chú nhìn mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng".
 + Lâu nay trong giới nghiên cứu văn học và cũng như trong nhận thức của thanh niên, học sinh vẫn có cái nhìn thiên lệch, đánh giá thấp về thơ văn NĐC, họ cho rằng thơ văn của ông còn mộc mạc, không chau chuốt, ít có giá trị nghệ thuật... họ chưa thấy hết giá trị to lớn của văn thơ ông cũng như nhân cách cao đẹp của ông một đời vì dân vì nước. => bài viết của PVĐ được xem như một sự điều chỉnh về cách nhìn nhận, nghiên cứu về NĐC theo một phương pháp luận đúng đắn. NĐC là ngôi sao có ánh sáng khác thường- ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. Vì vậy ta phải chăm chú nhìn mới thấy- có nghĩa là phải dày công, kiên trì khám phá thì mới thấy. Khi đã thấy thì càng nhìn càng thấy sáng- càng nghiên cứu thì càng phát hiện ra cái mới, cái hay.
 + Trước đây ta có thói quen nhìn và đánh giá nhà thơ ở bình diện nghệ thuật trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ... điều đó là không thoả đáng với hoàn cảnh của NĐC ( mù loà).
 + Cách nhìn của tác giả không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như NĐC. Bài viết của tác giả đã nhìn thấy sâu sắc giá trị bền vững và cơ bản của cuộc đời và thơ văn NĐC: Tấm gương về nhân cách, khí tiết, quan điểm nghệ thuật. 
 + Trong bài viết tác giả đã đặt thơ văn NĐC vào thơ văn yêu nước thời chống Pháp để nghiên cứu nên từ đó thấy rõ thơ văn NĐC vừa nằm trong nguồn mạch và dòng chảy chung của văn thơ yêu nước, vừa nổi lên như một tiếng thơ tiêu biểu. Đồng thời cũng chỉ ra vị trí lá cờ đầu của NĐC trong thơ văn yêu nước thời chống Pháp. Điều này được thể hiện rõ trong bài văn tế nghia sĩ cần giuộc và tác phẩm Lục vân Tiên.
ý 3: Phân tích, chứng minh qua tác phẩm cụ thể
 - Từ nguồn mạch chung của thơ văn yêunước dẫn đến bài văn tế với một lời, vừa giới thiệu, vừa tóm tắt đầy đủ nội dung, nghệ thuật tác phẩm: bài văn là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫnhiên ngang: Sống đánh giặc và thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện trả thù kia. kết thúc bằng việc tưởng nhớ đến linh hồn nhà thơ yếu nước và những quân đã hi sinh cho dân tộc.
 - Tác giả có những giả kiến về tác phẩm Lục Vân Tiên. Đó là mối quan hệ biện chững giữa cuộc đời nhà thơ và các nhân vật trong tác phẩm. Ông suốt đời sống trong lòng quần chúng nhân dân nên ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phẩm, tạo cảm xúc cho người đọc. Từ đó tác giả đã đi đến một kết luận lôgíc, tất yếu về các nhân vật chính nghĩa"Họ là tấm gương dững cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi với chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú". Vấn đè thì không mới nhưng cách lí giải lại mới, hàm chứa ý vị sâu xa và dễ hiểu.
ý 4: Đánh giá
 - PVĐ muốn nhấn mạnh đây là một truyện "kể", truyện " nói"=> cảm thông với điều kiện hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ để nhận ra giá trị nghệ thuật của tác phẩm: " tác giả cố ý viết một lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian"... để từ đó mà khẳng định" trong dân gian miền nam người ta thíchLVT, người ta say sưa nghe kể LVT không chỉ về nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của LVT". Đó là ý kiến có cơ sở khoa học.
3/ Kết thúc vấn đề
 Bài viết là sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ nhà văn yêu nướcNĐC. Nhờ vậy mà bài viết rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu dễ tác động đến lí trí , tình cảm người đọc.
Câu 2: Những phát hiện mới mẻ và những đánh giá sâu sắc của tác giả về tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trong bài viết?
gợi ý:
- Tác giả đã có những ý kiến đánh giá mới mẻ và sâu sắc về truyện Lục Vân Tiên:
ý 1: Về nội dung: 
+ Mối quan hệ giữa cuộc đời nhà thơ và các nhân vật trong tác phẩm.
+ Nguyễn Đình Chiểu suốt đời gắn bó với quần chúng nhân dân nên ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phẩm để tạo ra những xúc cảm thẩm mĩ trong lòng bạn đọc.
+ Họ là những tấm gương dũng cảm, vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta xúc động và thích thú.
ý 2: Nghệ thuật:
- Đây là truyện kể, truyện nói nên:
+ Thông cảm với điều kiện hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ để nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
+ Tác giả cố viết một lối văn "nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian", " Dẫu sao đôi chỗ sơ sót, về văn chương không hề làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối".
+ Từ đó mà khẳng định " Trong dân gian miền Nam người ta thích LVT, người ta say sưa kể LVT không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của LVT.
+ Đó là ý kiến có cơ sở khoa học nhưng lại được trình bày một cách dung dị mà rõ ràng sáng tỏ.
+ Cách viết văn nghị luận của tác giả sáng tỏ và rõ hiểu.
Câu 3: Cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn yêu nước của NĐC?
gợi ý
ý 1: Cuộc đời và quan niệm sáng tác của NĐC:
- Điều đáng trân trọng, kính phục đối với cuộc đời NĐC là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căn thù giặc sâu sắc.
- Quan niệm thơ văn NĐC đáng trân trọng ở chỗ: Ông luôn dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa đạo đức đáng quý trọng ở đời ( Truyện LVT). 
 ý 2: Thơ văn sáng tác phục vụ chiến đấu chống Pháp xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng.
- Thơ văn NĐC làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng chiến chống pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân nam Bộ.
- ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận tụy với nước, than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.
- Đánh giá về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mới mẻ, sâu sắc và đúng đắn.
ý 3:Truyện Lục Vân Tiên ( Câu 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tot ngjiep 12 CT moi.doc