Đề cương ôn tập tốt nghiệp PTTH môn Ngữ văn

Đề cương ôn tập tốt nghiệp PTTH môn Ngữ văn

A.CẤU TRÚC ĐỀ THI

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm):

Câu I. (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN và tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài.Các kiến thức về lí luận văn học, và Tiếng Việt

Câu II. (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).

 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. Phần riêng (5 điểm):

Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. (Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu, học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó)

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tốt nghiệp PTTH môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.CẤU TRÚC ĐỀ THI
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm):
Câu I. (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN và tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài.Các kiến thức về lí luận văn học, và Tiếng Việt
Câu II. (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Phần riêng (5 điểm):
Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. (Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu, học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó)
 1.1Văn Học Việt Nam
Khái quát văn học VN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
Nguyễn Ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Ðồng.
Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 – Cô-phi-An-nan
Tố Hữu
Tây Tiến – Quang Dũng
Ðất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Ðiềm.
Sóng - Xuân Quỳnh.
Ðàn ghita của Lor-ca - Thanh Thảo.
Người lái đò sông Ðà (trích) - Nguyễn Tuân.
Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Vợ nhặt - Kim Lân.
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ.
( Chương trình nâng cao có thêm: Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên; Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại”- Nguyễn Khắc Viện; Tác giả Nguyễn Tuân; Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy-Phan Đình Hiệu; Một người Hà Nội- Nguyễn Khải)
1.2 Văn Học nước ngoài
Thuốc - Lỗ Tấn
Số phận con người (trích) – Sô-lô-khôp
Ông già và biển cả (trích)- Hê-minh-uê.
 1.3 Lí luận Văn Học 
Phong cách văn học
Quá trình văn học
Giá trị của văn học
Tiếp nhận văn học
 1.4 Tiếng Việt 
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Luật thơ
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ hành chính
( Chương trình cơ bản có thêm: Nhân vật giao tiếp; Một số phép tu từ ngữ âm; Một số tu từ cú pháp; Hàm ý )
( Chương trình nâng cao có thêm:Cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ; Cách tránh hiện tượng trùng nghĩa; Cách dùng một số quan hệ từ; Tránh lối diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau; Cách tránh một số loại lỗi lô gích)
B.NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CỤ THỂ.
( chung cho cả CT chuẩn và nâng cao)
I. Văn Học Việt Nam. 
1/ Khái quát văn học VN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX:
 * Ba đặc điểm cơ bản của văn học:
 - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
 - Nền văn học hướng về đại chúng.
 - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 * Các thành tựu cơ bản, và hạn chế của văn học 1945-1975
 * Thế nào là văn học được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
 2/ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
 * Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, chứng minh mqhệ có tính nhất quán của quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học .
 + Quan điểm sáng tác được thể hiện trên ba phương diện sau:
 - Sáng tác văn chương là hành vi CM chứ không phải hành vi văn chương, văn học là vũ khí đấu tranh phục vụ cách mạng
 - Yêu cầu văn học phải có tính chân thật, hiện thực và tính dân tộc
 - Xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quýêt định nội dung và hình thức viết.
 * Ba lĩnh vực sáng tác: Văn chính luận; Truyện và kí; Thơ ca.
 * Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: độc đáo, da dạng tạo được nét riêng trên từng lĩnh vực.
 - Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép 
 - Truyện và kí: Nét đặc sắc: giàu tính sáng tạo, chất trí tuệ và tính hiện đại
 - Thơ ca: Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.
 3/ Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh:
 * Tuyên ngôn Độc lập của HCM ra đời trong hoàn cảnh nào và nhằm mục đích gì?
 * Tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập
 * Vì sao Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh được coi là áng văn chính luận mẫu mực
 4/ Nguyễn Ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Ðồng.
 * Hoàn cảnh sáng tác
 * Quan niệm sáng tác
 * Đánh giá về thơ văn yêu nuớc Nguyễn Đình Chiểu, và tác phẩm Lục Vân Tiên
 * Nghệ thuật:Hệ thống lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng:
 5/ Tây Tiến – Quang Dũng
 * Nét đáng lưu ý về hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến giúp người đọc hiểu thêm tác phẩm.
 * Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang vu trắc trở của núi rừng Miền Tây ( phần 1)
 * Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của cảnh và người Tây Tiến.(phần 2)
 * Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là hai đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiên ( yếu tố “bi” kết hợp với cái “hùng tráng” tạo nên chất bi tráng, hào hùng, đem lại cho người chiến binh vẻ đẹp thật lẫm liệt)
 * Vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ Tây Tiến và Đồng chí ( Chính Hữu)
 ( Tây Tiến được thể hiện trong cảm hứng lãng mạn: tô dậm cái đặc biệt, cái phi thường còn Đồng chí được thể hiện trong cảm hứng hiện thực, tô đậm cái bình thường, cái có thật thường thấy hằng ngày )
6/ Tác gia Tố Hữu
 * Những chặn đường thơ của Tố Hữu gắn liền với các chặn đường cách mạng
 * Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị
 * Về nghệ thuật, Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc rất đậm đà.
7/ Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
 * Hoàn cảnh ra đời và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
 *Niềm nhớ thương tha thiết của người cán bộ về xuôi đối với cảnh và người Việt Bắc, đồng thời khẳng định tình cảm của Việt Bắc đối với Đảng, Bác, Cách mạng
 * Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc
 * Cảm nhận các đoạn thơ: +“Mình đi có nhớ những ngày/ Mưa nguồn suối lũHắt hiu lau xám đậm đà lòng son” 
 + “ Ta về mình có nhớ ta/ ta về ta nhớ những hoa cùng ngườiNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
 + “Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rungVui từ Đồng Tháp, An Khê/ Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
8/ Ðất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Ðiềm
 * Sự cảm nhận và lí giải về Đất Nước:
 - Đất Nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày
 - Cảm nhận Đất Nước trong sự thống nhất, hài hòa các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian
 * Nhấn mạnh quan niệm “Đất Nước của nhân dân” - một cách nhìn mới mẻ và có chiều sâu.
 * Chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận, sử dụng những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian (một thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết) 
 9/ Sóng – Xuân Quỳnh
 * Ý nghĩa hình tượng sóng trong bài thơ
 * Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu: niềm khao khát một tình yêu thủy chung, bất diệt
 * Nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu ngôn từ của bài thơ. 
10/ Ðàn ghita của Lor-ca - Thanh Thảo
 * Ý nghĩa nhan đề bài thơ và câu đề từ ?
 * Phân tích hình tượng tiếng đàn?
 * Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong bài thơ
 * Hình ảnh ấn tượng và nghệ thuật thể hiện trong bài thơ?
11/ Người lái đò sông Ðà (trích) - Nguyễn Tuân
 * Tính cách nghệ sĩ, tài hoa, trí dũng của nhân vật người lái đò trong nghệ thuật vượt thác lao ghềnh
 * Nhân vật con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, tính cách: vừa hung bạo vừa trữ tình, vừa dội vừa đầy chất thơ.
12/ Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
 * Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí: từ thượng nguồn về thành Huế, qua mỗi vùng đất, sông Hương lại có một vẻ đẹp riêng độc đáo, bất ngờ 
 * Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử: Sông Hương gắn liền với những chiến công của thành phố Huế 
 * Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo và đầy tài hoa của tác giả: sông Hương hiện lên với vẻ đẹp người con gái xứ Huế 
 * Sức liên tưởng kì diệu; sự phong phú về kiến thức. Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,Có sự kết hợp hài hòa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khác quan
13/ Vợ nhặt - Kim Lân
 * Ý nghĩa nhan đề và tình huống sáng tạo độc đáo của truyện ngắn Vợ Nhặt
 * Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn.
 * Số phận và tâm trạng nhân vật người đàn bà vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
 * Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.
14/Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
 * Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
 * Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua 2 cảnh đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ
 * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật, miêu tả sinh hoạt, phong tục miền núi.
15/ Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
 * Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu
 * Phân tích hình tượng cây xà nu và nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu
 * Hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành
 * Phân tích tính sử thi được thể hiện qua truỵên ngắn.
16/ Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
 * Vẻ đẹp của nhân vật Việt - Chiến trong truyện ngắn.
 * Nét dặc sắc về nghệ thuật:kết cấu qua dòng hồi ức nhân vật, lối trần thuật theo ngôi thứ ba người kể chuyện tự giấu mình nhưng cách nhìn và cách kể theo giọng điệu nhân vật; ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ
17/ Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
 * Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: không giản đơn, sơ lược, có một cách nhìn đa dạng, đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
 * Hình ảnh người đàn bà hàng chài với thái độ cam chịu, nhẫn nhục xuất phát từ tình yêu thương con
 * Vẻ đẹp nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Minh Châu: lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trãi nghiệm.
18/ Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
 * Mâu thuẫn giữa linh hồn ( nhân hậu, thanh cao) và xác thịt ( thô lỗ, phàm tụ) , giữa đạo đức và tội lỗi. Cuộc đấu tranh hướng tới khát vọng sống trong sạch, hoàn thiện nhân cách.
 * Bi kịch phải sống nhờ sống vay mượn, sống không đúng với bản chất tự nhiên của mình
 * Sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
 II. Văn Học nước ngoài. 
 1/ Thuốc - Lỗ Tấn
 * Con người và sự nghiệp văn chương Lỗ Tấn
 * Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
 * Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc
 * Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người có ý nghĩa như thế nào .
 2/ Số phận con người (trích) – Sô-lô-khôp
 * Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp M. Sô-lô-khốp 
 * Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” của Sô-lô-khốp
 * Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi diễn ra như thế nào? Qua đó em nhận ra được gì về số phận , phẩm chất con người Nga. 
3/ Ông già và biển cả (trích)- Hê-minh-uê.
 * Con người và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê 
 * Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê ?
 * Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hemingway
 * Phần chìm của tảng băng trôi được thể hiện qua đoạn trích
 ( Phần riêng cho chương trình nâng cao )
1/ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
 * Hoàn cảnh ra đời bài thơ có nét gì đáng chú ý.
 * Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ.( hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: Con tàu Và Tây Bắc)
 * Khát vọng và niềm hân hoan được về với nhân dân Tây Bắc
 * Kỉ niệm và nghĩa tình với nhân dân trong kháng chiến.
2/ Tác giả Nguyễn Tuân
 * Nêu những đặc điểm về con người nhà văn Nguyễn Tuân ?
 * Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
3/ Một người Hà Nội- Nguyễn Khải
 * Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
 * Vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật Bà Hiền
 * Vì sao nhân vật bà Hiền được gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội”
 ( Còn tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on Tap TNPTTH 2009.doc