Đề cương ôn tập tốt nghiệp Hóa 12 - Chương I: Este - Lipit

Đề cương ôn tập tốt nghiệp Hóa 12 - Chương I: Este - Lipit

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

 I. ESTE

 1. Khái niệm, danh pháp. Xét các pư: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

 Etyl axetat

  KN: Este là hợp chất được tạo thành khi thay nhóm OH của axit cacboxylic bằng nhóm RO.

* Este đơn chức: RCOOR’. Với R’ là gốc HC no: CH3- metyl , C2H5-etyl; gốc HC không no: CH2=CH- vinyl

 R là H hoặc gốc HC.

* Este no đơn chức: CnH2n+1-COO-CmH2m+1 có thể viết gọn ROOR’ với R, R’ là các gốc HC no

 Với n ≥0 và m ≥ 1 (để viết pứ thủy phân)

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6665Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tốt nghiệp Hóa 12 - Chương I: Este - Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. ESTE-LIPIT
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
 I. ESTE
 1. Khái niệm, danh pháp. 	 Xét các pư: 	CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 
 	 Etyl axetat
  KN: Este là hợp chất được tạo thành khi thay nhóm OH của axit cacboxylic bằng nhóm RO. 
* Este đơn chức: RCOOR’. Với R’ là gốc HC no: CH3- metyl , C2H5-etyl; gốc HC không no: CH2=CH- vinyl
 	 R là H hoặc gốc HC. 
* Este no đơn chức: CnH2n+1-COO-CmH2m+1 có thể viết gọn ROOR’ với R, R’ là các gốc HC no 
 Với n ≥0 và m ≥ 1 	 (để viết pứ thủy phân)
 Hay CnH2nO2 (n ≥ 2) (để viết pứ cháy)
 ‚ Tên este = tên R’(gốc HC của ancol) + tên axit RCOOH (đuôi ic thành at)
 CH3COOC2H5 etyl axetat
vd: CH3COOCH3 metyl axetat 	CH3COOC2H5 etyl axetat	 HCOOC2H5 etyl fomiat 
 2. Tính chất vật lý.
Ở đk thường: este là chất lỏng hoặc rắn. Độ tan và tos: este < ancol < axit tương ứng.
 3. Tính chất hóa học. (đặc trưng là pứ thủy phân) Este bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ.
a. Thủy phân este trong môi trường axit: CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
 	Bản chất của pứ này là thuận nghịch, sản phẩm là axit và ancol
 	b. Thủy phân este trong môi trường kiềm. (pứ xà phòng hóa) 
 	 CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH 
	 	Bản chất của pứ này là một chiều, sản phẩm là muối và ancol
 4. Điều chế và ứng dụng.
 	a. Điều chế: đun sôi hỗn hợp ancol và axit cacboxylic.
 RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O. 	 Vd: C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O 
 	b. Ứng dụng. Làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ, pha sơn, ... Sx chất dẻo poli(vinyl axetat) hay PVA, poli(metyl metacrylat) hay thủy tinh hữu cơ, ...chất tạo hương, mỹ phẩm, ... 
I. Lưu ý:
 	- Este fomat HCOOR’ hoặc muối HCOONa và cả HCOOH: cho pứ tráng gương.
 	- Este vinyl RCOO-CH=CH2: thủy phân cho anđehit CH3CHO.
 	- Este phenol RCOO-C6H5: thủy phân trong môi trường kiềm cho 2 muối RCOONa + C6H5ONa.
 	- CTPT CnH2nO2 đơn chức thì có thể là este no đơn chức hoặc axit no đơn chức.
 	- Bài toàn chỉ cho este đơn chức và nCO2, nH2O thì so sánh, nếu nCO2 = nH2O => este no đơn chức
II. LIPIT
 1. Khái niệm. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. 
 2. Chất béo. 
 	a. Khái niệm: chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 
 CTC: R1-COO – CH2 CH2 – OOC-R1 
 R2-COO – CH hay CH – OOC-R2
 R3-COO – CH2 CH2 – OOC-R3 
Vd. 	(CH3[CH2]16COO)3C3H5: tristearoylglixerol 	(C17H35COO)3C3H5	(tristearin)
(CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5: trioleoylglixerol 	(C17H33COO)3C3H5	(triolein)
 	(CH3[CH2]14COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol 	(C15H31COO)3C3H5	(tripanmitin)
mỡ bò, lợn, gà,  dầu lạc, dầu vừng, dầu cọ, dầu oliu,  có thành phần chính là chất déo.
 	b. Tính chất vật lý. 
- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước; tan được trong các dm hữu cơ như: benzen, hexan, clorofom, xăng, ete, ...
- Ở nhiệt độ thường: các triglixerit nếu chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn. Còn nếu chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng và được gọi là dầu. 
 	c. Tính chất hóa học. 
to, H+
 . Pứ thủy phân trong mtr axit. 
 	(CH3[CH2]16COO)3C3H5 +3H2O 3CH3[CH2]16COOH+ C3H5(OH)3
 ‚. Pứ xà phòng hóa. (CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH 3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3
 	 natri stearat 
 ƒ. Pứ cộng hidro của chất béo lỏng. (C17H33COO)3C3H5 (lỏng)+ 3H2 (C17H35COO)3C3H5(rắn).
 	d. Ứng dụng. Chất béo là thức ăn quan trong của con người. Là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Trong CN dùng để điều chế xa phòng và glixerol. Dùng để sản xuất một số thực phẩm.
III. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP (đọc thêm)
 1. Xà phòng.
 a. Khái niệm. Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
(axit béo là những axit có mạch cacbon dài mà không phân nhánh)
 Thành phần của xà phòng thường là muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic, chất động, chất tẩy màu, chất duyệt khuẩn và chất tạo hương, ...
 b. Phương pháp sản xuất. Đun chất béo với dd kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao.
(R-COO)3C3H5 + 3NaOH 3R-COONa + C3H5(OH)3.
- Ngày nay, người ta sản xuất xà phòng từ paraffin của dầu mỏ.
Ankan
(parafin)
Axit 
cacboxylic
Muối natri của axit cacboxylic
Vd: 	CH3[CH2]14CH2CH2[CH2]14CH3 2CH3[CH2]14COOH
 	2CH3[CH2]14COOH +Na2CO3 → 2CH3[CH2]14COONa + H2O + CO2. 
II. Chất giặt rửa tổng hợp.
 1. Khái niệm. Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng.
 2. Phương pháp sản xuất. 	 CH3[CH2]11-C6H4SO3H CH3[CH2]11-C6H4SO3Na
 	Axit dodexylbenzensunfonic natri dodexylbenzensunfonic
III. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
- Muối natri trong xà phòng hay chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn làm chúng phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn rồi phân tán vào nước và bị rửa trôi đi. 
- Xà phòng: chỉ tác dụng tốt khi gặp nước mềm. Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa cả trong nước cứng.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO
I. Bài tập tự luận
1. Một este X được tạo ra bởi 1 axit no đơn chức và ancol no đơn chức có dA/CO2 = 2. Xác định công thức phân tử (CTPT) của X.
2. Khi đốt một este X thu được nCO2 = nH2O. Thủy phân hoàn toàn 6g este này thì cần dd chứa 0,1 mol NaOH. Xác định CTPT của X. 
3. Đốt cháy hoàn toàn a (g) hh các este no, đơn chức. Sp cháy vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 6,2g. Xác định số mol CO2 và H2O sinh ra.
4. Đun nóng 6g CH3COOH với 6g C2H5OH có H2SO4 (xt). Khối lượng este tạo thành khi hiệu suất đạt 80% là bao nhiêu?
5. Thực hiện pứ este hóa giữa 6g CH3COOH và 9,2g C2H5OH. Khối lượng este tạo thành khi hiệu suất đạt 70% là bao nhiêu?
6. Thủy phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH được 1,84g glixerol và 18,24g 1 muối của axit béo. Xác định công thức của chất béo. 
7. Đun nóng 20g một loại chất béo trung tính với dd chứa 0,07mol NaOH. Khi pư xà phòng hóa đã xong thì khối lượng glixerol sinh ra từ 1 tấn chất béo này là bao nhiêu? 
II. Trắc nghiệm
1. Ứng với CTPT C4H8O2 có số đồng phân của este là
 	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
2. Công thức tổng quát của este no đơn chức, mạch hở là
 	A. CH3COOC2H5 	B. RCOOR’	C. CnH2n+1-COO-CmH2m+1 	D. CxHy-COO-R
3. Cho phản ứng CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
 	Để phản ứng xảy ra với hiệu suất cao thì
 	A. tăng thêm lượng axit hoặc ancol	B. tăng thêm axit sunfuric đặc
 	C. chưng cất este ra khỏi hỗn hợp	D. tất cả đều đúng
4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài, không phân nhánh.
	B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
	C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc ko no của axit thường là chất lỏng ở to phòng và được gọi là dầu.
	D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
5. Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây?
	A. Không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
	B. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
	C. Là chất lỏng, ko tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, TV.
	D. Là chất rắn, ko tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động, TV.
6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Chât béo không tan rong nước.
	B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan nhiều trong dmôi hữu cơ.
	C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
	D. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, k0 phân nhánh.
7. Hợp chất CH3-COO-CH=CH2 có tên gọi là
	A. etyl axetat.	B. axetat vinyl.	C. etilen axetat.	D. vinyl axetat.
8. Dãy được sắp xếp theo chiều tăng của nhiệt độ sôi là
A. C2H5OH<CH3COOH<H2O<HCOOCH3.	B. HCOOCH3<H2O<CH3COOH<C2H5OH.	
C. HCOOCH3<C2H5OH <H2O<CH3COOH.	D. HCOOCH3<H2O<C2H5OH<CH3COOH.
9. Đặc điểm của pứ thủy phân este trong môi trường axit là
A. thuận nghịch.	B. không thuận nghịch.	
C. luôn sinh ra axit và ancol.	D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
10. Dãy được sắp xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần là 
A. etanol<metyl fomiat<axit axetic<etyl axetat.	B. etyl axetat<metyl fomiat<etanol<axit axetic.	C. metyl fomiat<etanol <etyl axetat <axit axetic.	D. metyl fomiat<etyl axetat<etanol<axit axetic.
11. X là chất hữu cơ ko làm đổi màu quỳ tím, thgia được pứ tráng bạc và td được với NaOH. CTCT của X là 
A. HCHO.	B. CH3COOH.	C. HCOOCH3.	D. HCOOH.
12. Tristearat glixerol có CTCT thu gọn là 
A. (C17H31COO)3C3H5.	B. (C17H35OOC)3C3H5.	
C. (C17H35COO)3C3H5.	D. (C17H33COO)3C3H5.
13. Cho este CH3COOC6H5 tác dụng hết với dd NaOH thu được 
	A. CH3COONa và C6H5OH.	B. CH3COONa và C6H5ONa.	C. CH3COOH và C6H5OH.	D. CH3COOH và C6H5ONa.
14. Este C4H8O2 có gốc ancol metyl thì axit tạo nên este đó là 
	A. axit fomic.	B. axit axetic.	C. axit propionic.	D. axit oxalic.
15. Este tạo bởi axit no, đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức, mạch hở có CTTQ là
	A. CnH2n+2O2.	B. CnH2n+2O4.	C. CnH2nO3.	D. CnH2nO2.
16. Trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh gọi là
	A. lipit.	B. gluxit.	C. chất béo.	D. este.
17. Đốt cháy hợp chất este no đơn chức, mạch hở, ta luôn có kết quả là
	A. nCO2 nH2O.	C. nCO2 = nH2O.	D. ko xác định.
18. Các axit panmitic và stearic được trộn với paraffin để làm nến. CTPT của 2 axit đó là
	A. C15H29COOH và C17H25COOH	B. C15H31COOH và C17H29COOH	
 	C. C15H31COOH và C17H35COOH	D. C15H31COOH và C17H33COOH
19. Phản ứng đặc trưng của este là 
	A. phản ứng thế.	B. pứ cộng.	C. pứ cháy.	D. pứ thủy phân. 
20. Đem 4,2g este hữu cơ no đơn chức A xà phòng hóa = dd NaOH dư được 4,76g muối. Công thức của A là
 	A. CH3COOCH3 	B. CH3COOC2H5 	C. HCOOCH3 	D. HCOOC2H5 
21. Đốt một este hữu cơ X thu được 13,2g CO2 và 5,4g H2O. Vậy X thuộc loại este
 	A. no đơn chức	B. vòng đơn chức	
 	C. no 2 chức	D. có 1 liên kết đôi C=C, chưa biết mấy chức
22. Đốt cháy một lượng este no đơn chức (B) cần dùng 0,35 mol oxi, thu được 0,3 mol CO2. CTPT (B) là
 	A. C2H4O2 	B. C3H6O2 	C. C4H8O2 	D. C5H10O2 
23. Đốt cháy 6g este X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. CTPT của X là 
	A. C3H6O2. 	B. C2H4O2.	C. C4H8O2.	D. C5H10O2.
24. Đốt cháy htoàn 0,1 mol este X rồi dẫn sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư thu được 20g kết tủa. CTPT của X là 
	A. HCOOC2H5.	B. CH3COOCH3.	C. HCOOCH3.	D. CH3COOC2H5.
25. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X td hết với NaOH thì thu được 8,2g muối. CTCT của A là 
	A. HCOOCH3.	B. CH3COOCH3.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOC2H5.
26. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,8g H2O. A không làm đổi màu quỳ tím. A thuộc loại hợp chất nào?
	A. Ancol no đơn chức.	B. Axit no đơn chức.	
 	C. Este no đơn chức.	D. Ko xác định.
27. Đốt cháy một este no đơn chức thu được 1,8g H2O. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là 
	A. 4,48 lit.	B. 2,24 lít.	C. 3,36 lít.	D. 1,12 lít.
28. Thủy phân etyl axetat thu được ancol. Tách nước khỏi ancol thu đượcetilen. Đốt cháy lượng etilen này thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Khối lượng nước thu được là 
	A. 4,5g.	B. 9,0g.	C. 18,0g.	D. 8,1g.
(xem thêm)
29. Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm
	A. dễ kiếm.	B. có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng.
	C. rẻ tiền hơn xà phòng.	D. có khả năng hòa tan tốt trong nước.
30. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có điểm chung là
	A. chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.
	B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hóa chất béo.
	C. sản phẩm của công nghệ hóa dầu.
	D. có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.
31. Trong thành phần của XP và chất giặt rửa tổng hợp thường có một số este. Vai trò của este này là gì?
	A. làm tăng khả năng giặt rửa.	B. tạo hương thơm mát dễ chịu.
	C. tạo màu sắc hấp dẫn.	D. làm giảm giá thành của XP và CGRTH. 
32. Xà phòng được điều chế bằng cách
	A. phân hủy mỡ.	B. pứ của axit với kim loại.	C. thủy phân mỡ trong kiềm.	D. thủy phân mỡ trong axit.
33. Muối natri của axit béo được gọi là
	A. este.	B. dầu mỏ.	C. muối hữu cơ.	D. xà phòng.
34. Để tách xà phòng ra khỏi hỗn hợp nước và glixerol phải cho vào dd chất nào sau đây?
	A. Các axit béo.	B. Glixerol.	C. Nước.	D. Muối ăn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG OTTN-12-CHUONG I.doc