Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp THPT, năm học 2010 – 2011 môn: Ngữ văn, lớp 12 (chương trình chuẩn)

Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp THPT, năm học 2010 – 2011 môn: Ngữ văn, lớp 12 (chương trình chuẩn)

Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954(giai đoạn chống Pháp):

- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước.

- Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học ( truyện và kí, thơ ca, kịch, lí luận phê bình văn học).

- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc(truyện và kí); Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu(thơ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng(kịch); bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi(lí luận, phê bình).

2/ Chặng đường từ 1955 đến 1964(giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống xâm lược ở miền Nam):

- Nội dung:

 + Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng.

 + Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

 

doc 30 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp THPT, năm học 2010 – 2011 môn: Ngữ văn, lớp 12 (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN TRÃI – ĐỨC TRỌNG
 TỔ VĂN – NHÓM NGỮ VĂN 12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TN THPT, NĂM HỌC 2010 – 2011 
Môn: NGỮ VĂN, Lớp 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
---------------------------------------------------------------------------------------------
HỌC KÌ I
u KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
1/ Chặng đường từ năm 1945 đến 1954(giai đoạn chống Pháp):
- Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất nước.
- Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học ( truyện và kí, thơ ca, kịch, lí luận phê bình văn học).
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc(truyện và kí); Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu(thơ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng(kịch); bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi(lí luận, phê bình). 
2/ Chặng đường từ 1955 đến 1964(giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống xâm lược ở miền Nam): 
- Nội dung:
 + Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng. 
 + Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. 
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải(văn xuôi); Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên(thơ ca); Một đảng viên của Học Phi(kịch).
3/ Chặng đường từ 1965 đến 1975(giai đoạn chống Mĩ):
- Nội dung:Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa co trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, (văn xuôi); Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh(thơ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm(kịch). 
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? 
 Cần đảm bảo các ý sau: 
1/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước: 
- Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Văn học phản ánh hiện thực: Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2/ Nền văn học hướng về đại chúng: 
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những quan niệm mới về đất nước : Đất nước của nhân dân.
- Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận thức của nhân dân.
3/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:(xem câu 3).
 Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975?
* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
- Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.
- Nhân vật: thường là những con người dại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm chất, ý chí của dân tộc.
Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn .
- Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng
* Cảm hứng lãng mạn:
- Là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945- 1975 thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong tất cả các thể loại khác.
 Câu 3: Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được? 
a/ VHVN 1975 - hết XX phải đổi mới vì: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã thay đổi:
- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất. 
- 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách(đặc biệt về kinh tế)- đòi hỏi đất nước phải đổi mới. 
- Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng.à Điều đó đã thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật phát triển khách quan của văn học. 
b/ Những chuyển biến và thành tựu:
- Những chuyển biến(đặc điểm cơ bản):
+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. 
+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề: Đổi mới cách nhìn nhận về con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến những số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp của đời thường. 
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. 
- Thành tự bước đầu: Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. 
- Một vài tác giả, tác phẩm tieu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của lưu quang Vũ.	
-----------------------------------------------------------------------
Tác gia NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
(1890 – 1969)
 Câu 1: Vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
 -Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969.
 -Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.
 -Quê ở xã Kim Liên (làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 -Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm 1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi qua đời.
 -> Nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
 Câu 2: Quan điểm sác tác.
 - Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM.
 - Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH.
 - Bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định ND và HT của tác phẩm.
 Câu 3: Di sản văn học.
 a/ Văn chính luận:
 -Tác phẩm TB: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)...
 -ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức đoàn kết đấu tranh.
 -NT: Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
 b/ Truyện và kí:
 -Tác phẩm TB: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)...
 -ND: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến; nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
 -NT: Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt.
 c/ Thơ ca:
 -Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù.
 -Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong thời kì chống Pháp (Dân cày, Công nhân,Ca binh lính, Ca sợi chỉ...), những bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya...).
=> Nổi bật trong thơ là h/a NVTT mang nặng “nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin tưởng vào tương lai tất thắng của CM.
 Câu 4: Phong cách nghệ thuật. Độc đáo, đa dạng:
 -Văn chính luận thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
 -Truyện và kí nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
 -Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM.
 +Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe
 +Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính chiến đấu.
-----------------------------------------------------------------------
u TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
 Câu 1: Nêu HCRĐ và mục đích của bản tuyên ngôn.
 a. Hoàn cảnh ra đời:
 - Ngày 19/8/1945, chímh quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về Hà Nội. Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang. Ngày 02/9/1945, tại quãng trường Ba Đình – Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập .
 - Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân núp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
 b. Mục đích:
 - Chính thức tuyên bố trước quân dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
 hoà, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
 - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
 - Khẳng định ý chí của các dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
 Câu 2: Phân tích bản tuyên ngôn (chú ý các yêu tố đặc trưng của văn bản chính luận).
 - Mở đầu là lời văn trích từ hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Đó là cách xác lập tiền đề, tạo cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn và mang nhiều ý nghĩa: chặn đứng mọi sự bác bẻ của đối phương, khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc, thức tỉnh các dân tộc thuộc địa đứng lên đòi độc lập tự do
 - Bằng những dẫn chứng cụ thể, xác đáng; lập luận chặt chẽ, đúng đắn; Bác đã chứng minh sự vi phạm pháp lí và chính nghĩa của thực dân Pháp: về chính trị, kinh tế, về sự phản bội của Pháp -> Kết luận: “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
 - Từ lí lẽ đến thực tế mang tính thuyết phục, bản tuyên ngôn khẳng định quyền độc lập tự do và quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do c ... người), cho rằng chỉ cần được sống, lúc đó con người chỉ sống dựa vào thân xác người khác, không được sống thực với con người mình, lúc đó con người tồn tại nhưng tất cả mọi tư tưởng đều bị chi phối, đều bị điều khiển bởi kẻ khác. Trong cuộc sống có không ít người chỉ nghĩ đến kết quả mà không nghĩ đến cách thức, có khi chỉ vì mục đích mà quên mất, thậm chí bất chấp mọi thủ đoạn
 → Như vậy, sống hay không sống không phải là vấn đề, mà quan trọng hơn là sống như thế nào, sống ra sao, có ý nghĩa hay không? Đế Thích không hiểu được điều đó và trong cuộc sống của chúng ta cũng không ít người đã không hiểu được điều đó.
 Câu 7: Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt trong đoạn trích của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu quang Vũ.
 - Sự đau khổ của Hồn Trương Ba khi phải sống trong hoàn cảnh trớ trêu, có những thay đổi đặc biệt(hoàn cảnh đặc biệt của Hồn Trương Ba). Nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba khi phải sống không được là chính mình, ở trong gia đình mình mà như giữa người xa lạ. 
 - Trương ba đấu tranh với hoàn cảnh trớ trêu của chính mình và đã quyết định: Không sống nhờ vào thân xác người khác “ Bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo ”. Trương Ba không thể chịu nổi tình trạng bi hài này( sự lệch pha giữa hồn và xác ).
 - Điều này khẳng định triết lí: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. 
 à Vở kịch phản ánh tài năng độc đáo, tài ba của Lưu quang Vũ. 
-----------------------------------------------------------------------
u Truyện ngắn THUỐC
Lỗ Tấn
Câu 1: Nêu vài nét về tác giả Lỗ Tấn.
- Tên khai sinh: Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu thụ Nhân ( 1881 – 1936 ).
- Quê: Chiết Giang – Trung Quốc. 
- Năm 13 tuổi, cha lâm bệnh và mất, từ đó ôm mộng học nghề y.
- Các lần đổi nghề: + Hàng hải: với mong muốn đi đây đi đó để mở mang tầm mắt.
 + Nghề khai mỏ: muốn góp phần làm giàu cho tổ quốc.
 + Nghề y: mong muốn chữa bệnh cho những người nghèo. 
 + Lỗ Tấn quyết định bỏ nghề y chuyển sang làm văn nghệ vì: khi đang học Trường Y khoa ở Nhật, trong một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông nhận thức được rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, với chủ đề “phê phán quốc dân tính” và lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa đưa dân tộc thoát khỏi tình trạng u mê, tăm tối, nô lệ.
- Tác phẩm: Gào thét, Bàng hòang, Chuyện cũ viết lại. 
Câu 2: Nêu hòan cảnh sáng tác của tác phẩm “ Thuốc”. 
- Viết 1919, đúng lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ và thế giới diễn ra nhiều biến động.
Câu 3: Tóm tắt. 
Câu 4: Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người: được coi như là phương thuốc thần diệu chữa khỏi bệnh lao. 
- Ông Thuyên: lặn lội tới pháp trường, cảm thấy “sảng khóai, khỏe lại” 
- Bà Thuyên đón ông Thuyên trong tâm trạng hồi hộp, bà thận trọng, nâng niu báu vật và động viên con ăn với niềm tin tuyệt đối “ sẽ khỏi ngay thôi”. 
- Thằng Thuyên cầm bánh bao như cầm tính mệnh của mình. 
- Những người trong quán nước: “ may phúc thật, cam đoan thế nào cũng khỏi..” 
=> Cách chữa bệnh phản khoa học, cổ hũ lạc hậu của người dân Trung Quốc xưa -> cần phải có phương thuốc chữa bệnh dốt nát, mê muội.
Câu 5: Ý nghĩa vòng hoa: 
- Hình ảnh “ những cánh hoa trắng hoa hồng..không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn, không lấy gì làm đẹp, những cũng chỉnh tề..” được lặp lại như điệp khúc gợi nhiều day dứt. 
 + Thái độ trân trọng trước sự hi sinh của Hạ Du, sự tin tưởng ở tiền đồ cách mạng.
 + Niềm tin, niềm lạc quan của tác giả: sự hi sinh của những người cách mạng sẽ được quần chúng hiểu, cảm thông và chia sẻ, sự hi sinh của họ sẽ không vô nghĩa. 
Câu 6: Ý nghĩa nhan đề: 
- Tầng nghĩa 1: phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao, thứ thuốc mag ông bà Hoa thuyên nâng niu trân trọng, cho là “tiên dược” để cứu thằng con “ mười đời độc đinh” - thứ thuốc mê tín. 
- Tầng nghĩa 2: là thứ thuốc độc.
- Tầng nghĩa thứ 3: phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng. 
-----------------------------------------------------------------------
u Truyện ngắn SỐ PHẬN CON NGƯỜI (trích)
M. Sô-lô-khốp
 Câu 1: Tác giả: Sô-lô-khốp ( 1905-1984).
 - Nhà văn vĩ đại của Liên Xô. Là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật
 - Sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấan Vi-ô-sen-xcai-a,một địa phương thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sống Đông
 - Sau chiến tranh, ông vẫn chủ yếu tập trung vào sáng tác.Năm 1965, ông được tặng giái thưởng Nô-ben về văn học. Ông được coi là nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX.
 - Những tác phẩm chính:tập truyện Truỵên sông Đông, các tiểu thuyết Sông Đông êm đềm, Đấ t vỡ hoang, Họ chiến đấu vì tổ quốc
 Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác.
 Truyện ngắn Số phận con người được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31-12-1956 và 01-01-1957, mười hai năm sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
 Câu 3: Tóm tắt : SGK
 Câu 4: Nội dung chính:
 - Chiến tranh và thân phận con người:
 - Nghị lực vượt qua số phận .
 + Tập trung vào hai nhân vật chính : Xô-cô-lốp và cậu bé Va-ni-a.
 Câu 5: Nghệ thuật: 
 - Miêu tả sau sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
 - Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
 - Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động cho người đọc.
 Câu 6: Ý nghĩa văn bản: 
 - Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
 Câu 7: Phân tích hình tượng nhân vật Xô-cô-lốp.
 a. Là biểu tượng của những con người:
 - Bị mất nhà cửa, mất quê hương và mất tất cả những người thân yêu.
 - Bị chiến tranh vùi dập nhưng vẫn không mất niềm tin và hi vọng.
 - Phải chịu những dằn vặt trong hầu hết quãng đời còn lại (đêm đêm, trong giấc mơ, anh luôn mơ mình trò chuyện với vợ con qua hàng rào dây thép gai- cái ranh giới vĩnh viễn giữa hai cõi đời tự do và tù đày, sống và chết, tồn tại và hư vô)
 b. Một con người giàu lòng nhân ái và nghị lực:
 - Nhận cháu Va-ni-a làm con, yêu thương và chăm sóc cháu rất chân thành.
 - Ngoài việc gánh lấy những trách nhiệm nặng nề,anh còn phải tập làm quen với việc học cách quên đi quá khứ, giấu đi những đau thương để làm vui cho bé Va-ni-a.
=> Ẩn sâu một tích cách Nga khiêm nhường mà quảng đại, dũng cảm mà nhân ái, bao dung.
 * Cuộc đời nhân vật phản chiếu một trang sử hào hùng, bất khuất mà cũng thấm đãm nước mắt của đất nước và con người Xô viết khi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc. Số phận bình thường của nhân vật không tách rời số phận lịch sử của đất nước và nhân dân anh với tất cả hào quang chiến thắng cũng như những nỗi đau của sự mất mát.
-----------------------------------------------------------------------
u Tiểu thuyết ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (trích)
Ơ. Huê-minh-uê
 Câu 1: Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp. 
 - Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện , tiểu thuyết của thế giới.
 - Vào đời với nghề viết báo, làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
 - Là người đề xướng nguyên lí “tảng băng trôi” (phần nổi ít, phần chìm nhiều. Nhà văn không trực tiếp phát ngôn tư tưởng của mình mà xây dựng hình tượng văn học mang nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng) và quan niệm “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
 -Các tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả
 Câu 2: Tóm tắt nội dung tác phẩm.
 Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển chỉ có một mình ông lão, khi trò chuyện với mây nước, chim cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rốt cục, kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ xương
 Câu 3: Vị trí và đọc – hiểu đoạn trích.
 1/ Vị trí: 
 Nằm ở cuối truyện, kể lại việc ông lão Xan-ti-a-gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm.
 2/ Đọc – hiểu đoạn trích: (Dựa vào vở học). 
 Câu 4: Nội dung và nghệ thuật chính (Ghi nhớ SGK – tập 2, tr 135).
-----------------------------------------------------------------------
u NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC (trích Đến hiện đại từ truyền thống)
Trần Đình Hượu
 Câu 1: Tác giả Trần Đình Hượu.
 - Trần Đình Hượu ( 1926-1995) huyện Thanh Chương , tỉnh Nghệ An
 - Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy khoa Văn, Trường Đại Học Tổng hợp Hà Nội. Chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.
 - Các công trình tiêu biểu: VHVN giai đoạngiao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học VN trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền thống, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông .
 - Đựơc phong chức danh Phó giáo sư năm 1981 và được tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000.
 Câu 2: Xuất xứ: Trích từ phần II tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc (In trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống).
 Câu 3: Chủ đề.
 Từ những hiểu biết sâu sắc về vốn văn hoá dân tộc, tác giả phân tích, khẳng định những mặt tích cực và hạn chế của văn hoá truyền thống, giúp chúng ta phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
 Câu 4: Nội dung.
Những mặt tích cực và hạn chế của văn hoá truyền thống.
 - Chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật.
 - Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực ,linh hoạt , dung hoà.
 + Người VN có thể coi là có thần tôn giáo.
 + Họ coi trọng hiện thế, trần tục hơn thế giới bên kia.
 + Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sơ hữu không phát triển cao.
 + Con người được ưu chuộng là con người hiền lành tình nghĩa.
 + Cái đẹp vừa ý là xinh và khéo.
 + Trong giao tiếp ứng xử , chuộng hợp tình , hợp lí.
 + Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.
 -> tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
 -Dân tộc ta sàng lọc, tinh luyện để thành bản sắc của mình.
 Câu 5: Nghệ thụât .
 - Cách trình bày chặt chẽ, biện chứng, lô gích, thể hiện tầm bao quát lớn, chỉ ra được những khía cạnh quan trọng về đặc trưng văn hóa dân tộc.
 - Thái độ khách quan, khoa học, khiêm tốn,tránh được khuynh hướng cực đoan.(Chỉ tìm được nhược điểm để phe phán hoặc chỉ tìm được ưu điểm để ca tụng).
 Câu 6: Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích cho ta thấy một quan điểm đúng đắn về những nét đặc trưng của vốn văn hóa dân tộc, là cơ sở để chúng ta suy nghĩ, tìm ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
-----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap TN THPT(10-11).doc