Đề cương ôn tập phần tự luận Ngữ văn 12

Đề cương ôn tập phần tự luận Ngữ văn 12

Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)

 Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc?

* Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng là đẹp.

 ý nghĩa:

 - Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được.

 - Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa.

 - Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn hiện tượng cới bản chất.

 - Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng không thể vì nó mà làm ngơ trước những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời.

 b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ chối.

 

doc 20 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập phần tự luận Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN TỰ LUẬN (5đ)
Câu 3a : chương trình chuẩn (5 điểm)
	Một nét độc đáo của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” là dựng lên một tình huống có nhiều yếu tố bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá về cuộc sống với những triết lí sâu sắc?	
* Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đi săn tìm cái đẹp lại phát hiện ra cái không đẹp đằng sau cái vẻ bề ngoài tưởng là đẹp.
	ý nghĩa: 
	- Cái đẹp có sẵn trong cuộc sống. Nhưng phải biết kiên trì tìm kiếm mới có được.
	- Có những cái chỉ đẹp khi được chiêm ngưỡng từ xa.
	- Giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất. Đừng nhầm lẫn hiện tượng cới bản chất.
	- Cái đẹp có thể đem dến cho người nghệ sĩ nhiều xúc cảm tích cực, nhưng không thể vì nó mà làm ngơ trước những sự thật tàn nhẫn của cưộc đời.
	b)-Những người đàn ông tốt bụng nhiệt tình giúp đỡ người đàn bà giải thoát nỗi bất hạnh nhưng lại bị từ chối.
	Ý nghĩa:
	- Phải biết đặt đối tượng vào hoàn cảnh cụ thể mới hiểu đúng được nó.
	- Không nên nhìn cuộc sống hời hợt, một chiều.
	- Giải quyết những đau khổ và bất công đâu thể chỉ dựa trên lòng tốt và luật pháp.
Câu 3b : chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích những ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”?
*Về nội dung:Bài làm cần trình bày một số y cơ bản sau
	-Chiếc thuyền ngoài xa mang lại vẻ đẹp hoàn mĩ cho một bức ảnh.
	-Chiếc thuyền đến gần lại vỡ ra một hiện thực xót xa về số phận con người: chồng hành hạ vợ, con định đâm bố, sự nghèo khổ khốn quẩn của người lao động vùng biển
 ==> Ý nghĩa ẩn dụ:
	+ Cuộc đời vốn là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật, nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật.
	+ Con người cần có khoảng cách để chiêm nghiệm vẻ đẹp của nghệ thuật, nhung nếu muốn khám phá thì phải tiếp cận với cuộc đời, sống cùng cuộc đời, đi vào đời sống. 
	+ Vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh” hoàn toàn tĩnh vật”, nhưng nhà văn vẫn nhận ra những số phận bên trong nó: nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh cứ như nhìn thấy “một người đàn bà bước ra” từ bức ảnh mỗi khi anh ta chiêm ngưỡng thành quả nghệ thuật của mình. 
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân nghèo khổ này?
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
 - Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
 - Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
 - Sự cảm thgông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
 - Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,...
 - Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
 - Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người mẹ,...
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
	Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân?
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Sự kiện bất ngờ “nhặt” được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của Tràng. Có được vợ, Tràng như đã thành một con người khác với những biểu hiện tâm trạng như: Lo lắng, vui mừng, hạnh phúc và ý thức về bổn phận trách nhiệm đối với gia đình trong Tràng trỗi dậy.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh đọng, tinh tế.
- Qua sự biến đổi tâm trạng của nhân vật Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (tình thương, niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai), tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
	Qua đoạn trích trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ở sách giáo khoa Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2; anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài?
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nghệ thuật xây dựng, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau:
- Khi bị đẩy vào tình trạng làm con dâu trừ nợ nhà thống lí Pá Tra; Mị phản kháng quyết liệt; nhưng sau đó kiếp sống nô lệ đã làm Mị mất hết sức phản kháng và cam chịu số phận.
- Điều quan trọng hơn là Mị vẫn tiềm tàng sức sống mạnh mẽ, khát vọng tự do yêu đương và nó bùng cháy (tác động của ngoại cảnh: Mùa xuân, tiếng sáo, men rượu)
- Sự thức tỉnh ở Mị giống như sự sống lại, bắt đầu từ sự thức dậy trong tiềm thức (về quá khứ, về thời gian, khát vọng sống, ý thức thân phận) đến hành động.
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật sinh động, có cá tính đặc biệt thể hiện ở dòng suy nghĩ, tâm tư, tiềm thức
Câu a: Cho bieát yù nghóa nhan ñeà ‘ Chieác Thuyeàn ngoaøi xa’ cuûa Nguyeãn Minh Chaâu?
Chieác thuyeàn laø bieåu töôïng cuûa tranh thieân nhieân veà bieån vaø cuoäc soáng sinh hoaït cuûa ngöôøi daân laøng chaøi.
Chieác thuyeàn ngoaøi xa laø moat hình aûnh gôïi caûm, coù söùc aùm aûnh veà söï baáp beânh daäp deành cuûa nhöõng thaân phaän, nhöõng cuoäc ñôøi troâi noåi beân soâng nöôùc.
Chieác thuyeàn ngoaøi xa bieåu hieän cho moái quan heä giöõ ngheä thuaät vaø ñôøi soáng.
Caâu 3a: Theo chöông trình chuaån ( 5ñ )
Phaân tích yù nghóa bieåu töôïng cuûa hình aûnh xaø nu trong taùc phaåm Röøng xaø nu cuûa Nguyeãn Trung Thaønh.
Giôùi thieäu chung veà taùc phaåm.
Phaân tích yù nghóa cuûa hình töôïng xaø nu.
+ Xaø nu sinh soâi nay nôû raát nhanh, raát khoûe, noù laø loaøi caây ham aùnh saùng cöùng caùp vaø vöôn mình lean che chôû cho laøng Xoâ Man. Taát caû nhöõng phaåm chaát aáy theå hieän roõ söùc soáng baát dieät cuûa Xaø nu.
+ Caû Röøng xaø nu, haøng ngaøn caây, khoâng caây naøo khoâng bò thong, xaø nu vì theá laø bieåu töôïng cho söï maát maùt ñau thong cuûa caû daân toäc trong chieán tranh.
+ Xaø nu coøn laø bieåu töôïng cho tö theá luoân luoân saün saøng chieán ñaáu.
+ Xaø nu laø hình aûnh cuûa ñoàng baøo caùc daân toäc Taây Nguyeân.
Caâu 3b: Theo chöông trình naâng cao (5ñ )
 Anh ( Chò ) haõy trình baøy suy nghó cuûa mình veà nhaân vaät Ngöôøi ñaøn baø trong truyeän ngaén Chieác thuyeàn ngoaøi xa cuûa nhaø vaên Nguyeãn Minh Chaâu.
Treân cô sôû nắm vöõng taùc phaåm “ Chieác thuyeàn ngoaøi xa ” cuûa Nguyeãn Minh Chaâu thí sinh coù theå trình baøy caûm nhaän cuûa mình theo caùc caùch khaùc nhau nhöng cần neâu ñöôïc nhöõng yù sau:
Chia seû vôùi ngöôøi ñaøn baø veà caûnh ñôøi baát haïnh, khoå ñau veà theå xaùc laãn tinh thaàn.
Traân troïng tình maãu töû vaø nieàm vui haïnh phuùc maø baø chaét loïc töø trong ñau khoå maø neân.
Caûm thoâng cho caûnh ngöôøi ñaøn baø hoaëc khoâng ñoàng tình veà thaùi ñoä cam chòu cuûa nhaân vaät naøy tröôùc caûnh baïo löïc trong gia ñình.
Caûm nghó chung: Hình töôïng ngöôøi ñaøn baø ñaü theå hieän caùi nhìn thaáu hieåu vaø taâm long tróu naëng tình thöông , noãi lo aâu cho con ngöôøi cuûa nhaø vaên Nguyeãn Minh Chaâu, ñoàng thôøi cuõng thaáy taùc giaû cuõng coù caùi nhìn khoâng sô löôïc vaø ñôn giaûn veà cuoäc soáng vaø con ngöôøi.
Câu hỏi: Anh/chị hãy xác định vấn đề cốt lõi mà bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003 của Cô – phi An – nan hướng tới? 
- Chúng ta phải có những nỗ lực cao nhất để ngăn chặn đại dịch AIDS.
- Chúng ta có thể làm được điều này trên cơ sở tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và ý thức tự bảo vệ cuộc sống của mình. 
Câu hỏi: Viết một đoạn văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” in – tơ - nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
- Chỉ viết một đoạn văn. 
- Phải viết đúng kiểu văn bản nghị luận.
- Phải nghị luận đúng vấn đề nghiện in – tơ – net trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Sau đây là một số ý tham khảo ; thí sinh ít nhất phải nêu được một luận điểm và tìm các luận cứ, kết hợp với các thao tác lập luận để nghị luận :
+ Nêu hiện tượng : hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện in – tơ – net.
+ Nguyên nhân.
+ Phê phán những tác hại của hiện tượng ; nêu những tấm gương học tốt và biết sử dụng in – tơ – net vào việc có ích, phù hợp. 
Câu 3a. (Dành cho thí sinh học chương trình Chuẩn) : (5, 0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (giai đoạn Mị ở Hồng Ngài). 
Sau đây là một số ý chính cần đạt :
- Bộ mặt của giai cấp thống trị thể hiện tập trung qua hai nhân vật thống lí Pá Tra và A Sử.
- Bức tranh về đời sống của người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật Mị và A Phủ.
Câu 3b. (Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao) : (5,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những xung đột trong Hồi 7, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ các xung đột trong Hồi 7. Sau đây là một số ý chính cần đạt :
Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác anh Hàng thịt : cuộc đấu tranh trong bản thân con người để chống lại tác động xấu của thể xác làm tha hóa linh hồn.
Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình : hậu quả tất yếu của việc sống không có bản lĩnh và sống giả dối. 
Bi kịch của hồn Trương Ba : sống mà không được là chính mình. 
Sự giải quyết mâu thuẫn của hồn Trương Ba (chọn cái chết) : vạch ra con đường sống đúng đắn và cao cả cho con người : Hãy sống chân thật với chính con người của mình, sống vì mọi người, vì sự tốt đẹp của con người.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
- Chiếc thuyền ngoài xa: Là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình làng chài, ở đó, họ có một lũ con và cuộc sống khó khăn đói kém đã làm con người thay đổi tâm tính. Tất cả những diều đó, nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được. ( 1 điểm ).
- Chiếc thuyền ngoài xa còn là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, sự đơn độc của con người trong cuộc đời, chính sự đơn độc, thiếu chia sẻ là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. ( 1 điểm ).
Câu 3a: ( 5 điểm )
( Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn )
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, trang 111)
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh trình bày những cảm nhận của mình về đoạn thơ mà đề ra
- Về nội dung:
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau.
+ Con người Việt Bắc gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối xứng, đa ...  không dấu chấm, dấu phẩy; không viết hoa; phân câu theo một trật tự khác thường: tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy
Câu 3a:Vẻ đẹp của sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu 3b: Theo chương trình nâng cao
 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ thanh Thảo:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang 
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng 
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
-Vẻ đẹp thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”-“một bản trường ca của rừng già’ khi nó đi qua giữa lòng Trường sơn.Sông Hương có vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, vẻ đẹp biến ảo trầm mặc.
-Vẻ đẹp lịch sử:sông Hương từng chứng kiến bao cộc khởi nghĩa như Cách mạng tháng Tám 1945,chiến dịch Mậu Thân 1968.
-Vẻ đẹp văn hóa xứ Huế;sông Hương gắn với âm nhạc cổ điển của Huế như ca Huế ,nhã nhạc cung đình Huế.
-Vẻ đẹp tâm hồn con người xứ Huế
-Ai đã đặt tên cho dòng sông?thể hiện một phong cách bút kí độc đáo của Hòang Phủ Ngọc Tường ,qua đó thấy được cái tôi của tác giả say đắm với cảnh và người xứ Huế.
-Niềm tiếc thương cho giá trị nghệ thuật đích thực(không có ai chôn cất tiếng đàn)
-Cái hữu hạn trong cái vô hạn.
-Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn của Lor-ca.
 1/ Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
 Câu 3a: ( 5 điểm ) 
 Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua 2 cảnh đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ 
- Trên cơ sở nắm chắc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, HS chỉ ra và phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị qua hai cảnh đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ để thấy được tích cách nhân vật- sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật Mị.
 *b1.Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân 
 + Khi mùa xuân về, tiếng sáo gọi bạn tình, lòng ham sống, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi được đánh thức sau bao ngày tháng câm nín vì đày đọa. Mị lén uống rượu “ cứ uống ực từng bát” trong trạng thái khác thường 
 + Cõi lòng Mị đã phơi phới trở lại, lòng vui sướng như những đêm tết ngày trước. Kí ức tuổi xuân trở lại, Mị mặc áo váy mới để chuẩn bị đi chơi, quên cả mình bị trói
 *b2.Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ 
 + Ban đầu khi chứng kiến A Phủ, thái độ của Mị thản nhiên, dửng dưng, lạnh lùng vô cảm 
 + Sau đó bắt gặp “ Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuốngxám đen lại”, xúc động, đánh thức làm hồi sinh lòng thương người, Mị đồng cảm, thương xót cho người cùng cảnh ngộ.
 + Nhận ra sự độc ác và bất công của bọn thống lí: chúng nó thật độc ác
 + Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người, và liều cắt dây cởi trói cho A Phủ
 + Đối mặt với nguy hiểm, Mị cũng hốt hoảngKhát vọng sống bừng lên mãnh liệt, hi vọng đổi đời thúc giục Mị bỏ trốn cùng A Phủ.
 *b3. Cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc trong một tình huống truyện độc đáo.
 ( miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật từ điểm nhìn bên trong).
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học chương trình Cơ bản):
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
 Đáp án Câu 3a: Ngoài yêu cầu nêu ở mục I, học sinh cần nêu được các ý sau:
a. Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975: những băn khoăn, trăn trở về thân phận, phẩm giá con người thời hậu chiến.
b. Người đàn bà hàng chài là người phụ nữ lao động có ngoại hình thô kệch, xấu xí mang đậm dấu ấn của cuộc sống lam lũ, vất vả (Dẫn chứng)
c. Đó là người phụ nữ nhẫn nhục, cam chịu.
d. Đó là người có tấm lòng hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến đối với con, có sự am hiểu sâu sắc về lẽ lời (dẫn chứng)...
e. Người đàn bà không tên này có ý nghĩa điển hình cho rất nhiều người phụ nữ cùng cảnh ngộ. Qua nhân vật ta thấy được sự yêu thương và nỗi lo âu khắc khoải của nhà văn đối với con người.
Câu 3b: (Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao):
Phân tích màu sắc Nam Bộ được thể hiện trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đáp án Câu 3b: Học sinh chỉ rõ các phương diện thể hiện rõ chất Nam Bộ trong văn Nguyễn Thi:
a. Tái hiện một cách chân thực cuộc chiến đấu ác liệt của đồng bào miền Nam trong chống Mỹ.
b. Khắc hoạ đậm nét tính cách của người miền Nam: Bộc trực, thẳng thắn, yêu thương, căm thù giặc, gắn bóm tự hào về truyền thống gia đình...
c. Ngôn ngữ kể chuyện mang đậm sắc thái miền Nam.
Câu 3b:
Hình tượng người phụ nữ gợi cho anh (chị ) nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" ( Tô Hoài), "Vợ nhặt" (Kim Lân), "Một người Hà Nội" ( Nguyễn Khải), và "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) ?
2/ Chương trình cơ bản: Thí sinh chọn một trong hai câu sau
Câu 3a:
 Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:	
	Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
	Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
	Nhớ từng rừng nứa bờ tre
 Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
	Ta đi ta nhớ những ngày
 Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
	Thương nhau, chia củ s ắn lùi
 Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh cảm nhận được nội dung và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu). Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: 
- Đoạn thơ là lời của người ra đi – các cán bộ kháng chiến nói với người ở lại – nhân dân Việt Bắc thể hiện nỗi nhớ nhung, lưu luyến thiết tha.
- Việt Bắc đã trở thành “ người yêu”, “người thương” trong nỗi nhớ của người ra đi.
- Nhớ cảnh vật thơ mộng, hiền hoà: những bản làng bồng bềnh trong sương; những rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê đầy vơi trong nhung nhớ
- Nhớ về những ngay gian nan, khó khăn thiếu thốn: cơm chấm muối, củ sắn lùi...nhưng cùng chia sẻ đùm bọc nhường cơm sẻ áo: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
- Đánh giá:
+ ViÖt B¾c hiÖn lªn trong hoµi niÖm ®Çy gian khæ nh­ng t×nh nghÜa thËt mÆn nång. lµ khóc h¸t ©n t×nh chung cña nh÷ng ng­êi c¸ch m¹ng, nh÷ng ng­êi kh¸ng chiÕn, cña c¶ d©n téc qua tiÕng lßng cña nhµ th¬.
+ Đoạn thơ tiªu biÓu cho giäng th¬ t©m t×nh, ngät ngµo, tha thiÕt vµ nghÖ thuËt biÓu hiÖn giµu tÝnh d©n téc cña Tè H÷u.
Câu 3b
Trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" ( Nguyễn Thi) nhân vật Chú Năm có nhận xét về hai đứa cháu của mình như sau: "Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn các chú hồi trước" 
Hãy phân tích hai nhân vật Việt và Chiến để chứng minh rằng họ là khúc sông sau nhưng có thể chảy xa hơn, rộng hơn.
, Yêu cầu về kiến thức:
Ý1:Trên cơ sở hiểu sâu sắc nét đẹp truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình để hiểu được vẻ đẹp của hai nhân vật Việt và Chiến, họ chính là sự tiếp nối truyền thống gia đình nhưng có khả năng chảy xa hơn, rộng hơn. Điều này đã được chú Năm khẳng định trong câu nói: "Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn các chú hồi trước" .
Ý2: Phân tích 2 nhân vật để làm rõ điều đó: cần đạt được các ý sau
+ PT nét tính cách chung của hai chị em:
Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương 
Hai chị em cùng có chung mối thù với bọn xâm lược. 
Ty thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em
Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm
Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con 
+ PT Nét riêng giữa hai chị em:
*Nét riêng của chị Chiến: 
./ Trước hết là Chiến rất giống mẹ: từ vóc dáng cho đến tính cách mạnh mẽ, đảm đang tháo vát
./ Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: 
Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. 
Chiến còn biết lo lắng, toán sao cho việc nhà được chu đáo
Tính cách “người lớn” ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. 
à Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến, một nhân vật vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc.
*Nét riêng của Việt:
./ Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. ( Dẫn chứng )
./ Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở thành một anh hùng: khi tham gia kháng chiến Việt đã trở thành một chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường
à Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi . Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một chiến sĩ.
Ý3: Đánh giá: Chiến và Vịêt là khúc sông sau nên đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống. Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của họ vừa là sự kế thừa vừa là sự nỗ lực, vươn lên của bản thân .Với những nét tính cách ấy cả hai chị em đều làm cho truyền thống gia đình đẹp hơn ý nghĩa hơn.
Câu 3a. 
Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ "Tây Tiến" ( Quang Dũng )
“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Yêu cầu về kiến thức:
- Biết đặt đoạn thơ trong chỉnh thể bài thơ để hiểu được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
- Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật được vẻ đẹp của người lính: Vừa hào hoa lãng mạn, vừa bi tráng sử thi:
+ Hai thơ đầu: bật lên từ hiện thực trần trụi mà vẫn tạo được vẻ đẹp khác thường của người lính. Cụm từ “dữ oại hùm” thể hiện cái đẹp của dũng khí, nét oai phong của người chiến binh.
+ Hai câu 3-4: Diễn tả sinh động vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ở đây cái chí và cái tình của người lính được thể hiện thật đẹp, lãng mạn. Cái chung và cái riêng không mâu thuẫn nhau, tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người chiến sỹ Tây Tiến.
+ Hai câu 5 và 6: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” là một phần bức tranh hiện thức khắc nghiệt của chiến tranh: Mất mát, đau thương. Người lính Tây Tiến không ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực đó. Họ sống có lý tưởng cao đẹp, dám xả thân vì Tổ Quốc, “Chẳng tiếc đời xanh”. (Chú ý các từ Hán Việt: “Biên cương”, “viễn xứ”, làm tăng vẻ đẹp tôn nghiêm của những nấm mồ người chiến sỹ).
+ Hai câu thơ cuối: Gợi âm hưởng bi tráng “Áo bào thay chiếu” là sự thật bi thảm...nhưng cảm hứng lãng mạn đã tạo nên ở Quang Dũng cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết: Người chiến sĩ hy sinh được bọc trong những tấm “áo bào” sang trọng.
Tiếng gầm của sông Mã nổi lên thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên tiễn đưa các anh về cõi vĩnh hằng. Sự hy sinh cao cả cần có sự tiễn đưa lớn. Tới đây, ấn tượng đọng lại trong lòng người đọc là âm điệu bi thương nhưng rất hào hùng.
- Giá trị NT của đoạn thơ là sử dụng thủ pháp tương phản, dùng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ mang âm hưởng bi thương mà hào hùng......

Tài liệu đính kèm:

  • docTonghopcauhoi+dapan.doc