Đề cương ôn tập môn Ngữ văn K11 – HKI
A/ phần Tiếng Việt
I/ THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
1.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
- Mục đích của so sánh là làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác
- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
2. Cách so sánh
Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy rõ sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
( HS chú ý: Có khi đề ra đoạn văn sau đó yêu cầu các em chỉ ra mục đích, yêu cầu của thao tác so sánh, các em cũng phải dựa vào kiến thức lí thuyết này)
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn K11 – HKI A/ phần Tiếng Việt I/ THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 1.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh: - Mục đích của so sánh là làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác - So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. 2. Cách so sánh Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy rõ sự giống nhau và khác nhau giữa chúng ( HS chú ý: Có khi đề ra đoạn văn sau đó yêu cầu các em chỉ ra mục đích, yêu cầu của thao tác so sánh, các em cũng phải dựa vào kiến thức lí thuyết này) II/ NGỮ CẢNH Khái niệm Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở để tạo lập lời nói và lĩnh hội thấu đáo lời nói. Các nhân tố của ngữ cảnh (3 nhân tố) a/ Nhân vật Giao tiếp: gồm người nói và người nghe, các nhân vật có vai trò luân phiên lượt lời cho nhau b/ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: bối cảnh rộng:Gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, phong tục tập quán, địa lí, chính trị, văn hóa Bối cảnh hẹp: là nơi chốn, thời gian phát sinh ra câu nói c/ Văn cảnh Là những yếu tố có trong văn bản viết Văn cảnh được tạo nên bởi câu, đoạn, tiếng Vai trò của ngữ cảnh Với người nói: Là môi trường sản sinh ra lời nói; tạo ra bối cảnh giao tiếp và văn cảnh Với người nghe: Là cơ sở cho việc lĩnh hội văn bản thấu đáo; Biết xử lí thông tin thấu đáo và cặn kẽ III/ TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN Tại sao nói rằng ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? a/ Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng: Các âm và các thanh Các tiếng Các từ có nghĩa( đi, đứng, nhà cửa) Các ngữ cố định b/ Tính chung còn thể hiện ở quy tắc và phương thức chung. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: Kiểu câu đơn và kiểu câu ghép Phương thức chuyển nghĩa của từ: là chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh( ẩn dụ, hoán dụ) Tại sao lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân? Thể hiện ở cái riêng của mỗi cá nhân: Giọng nói cá nhân Vốn từ ngữ cá nhân: Phụ thuộc vào nhiều phương diện như: Lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc Việc tạo các từ mới Vân dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung Quan hệ giữa chúng Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung vừa có những nét riêng IV/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1 . Khái niệm - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội - Các thể loại tiêu biểu của báo chí là: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm 2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí( gồm 3 đặc trưng) - Tính thông tin thời sự - Tính ngắn gọn, súc tích - tính sinh động hấp dẫn 3. Các phương tiện diễn đạt - Về từ vựng: Rất phong phú, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng riêng - Về ngữ pháp: Câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc - Các biện pháp tu từ: Ngôn ngữ báo chí không hạn định các biện pháp tu từ ( HS chú ý: có khi đề ra một văn yêu xác định đoạn văn đó thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Cơ sở để xác định? Thì cân phải vận dụng những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí) B/ Phần văn học trung đại I/ Bài Ôn tập văn học trung đại XEM TRONG VỞ NGHI NHƯNG VẤN ĐỀ SAU: a/ Chủ nghĩa yêu nước, những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước b/ Giá trị nhân đạo , những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo c/ Giá trị hiện thực II/ Bài: Câu cá mùa thu( Nguyễn Khuyến) 1/ Học thuộc lòng bài thơ 2/ Nắm được vài nét về tác giả 3/ Biết cách phân tích bài thơ( XEM KĨ TRONG VỞ GHI NHỮNG VẤN ĐẾ SAU) a) Cảnh thu: điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam - Đường nét - Màu sắc - Sự vật b) Tình thu: Là tâm sự. nỗi lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ khi ông đã cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho dân, cho nước III/ Bài: Thương vợ ( Tú Xương) Học thuộc lòng bài thơ Nắm được những nét cơ bản về tác giả 3 Biết cách phân tích bài thơ a/ Hai câu đề: Nói về công việc mưu sinh, sự đảm đang của bà Tú b/ Hai câu thực: Cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, xuôi ngược vất vả của Bà Tú c/ Hai câu luận: Đức tính chịu đựng hi sinh vì chồng con của bà Tú, đó cũng là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam d/ Hai câu kết: Lời tâm sự của nhà thơ Chửi thói đời đen bạc Ông tự trách mình là người chồng vô tích sự → Qua đây ta thấy được bi kịch của Tú Xương từng nuôi mộng bia đá bảng vàng nhưng ông không thực hiện được. Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm trạng đầy phẫn uất và bi kịch thời thế, thi cử bị đảo lộn. III/ Bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu ( XEM SGK) Sự nghiệp Văn chương Những tác phẩm chính: Trước khi TDP xâm lược: có hai truyện nôm dài là “Truyện Lục Vân tiên” và “Dương từ Hà Mậu” Sau khi TDP xâm lược: NĐC viết nhiều thể loại khác nhau như truyện nôm, thơ đường luật, văn tế, hịch Nội dung thơ văn Nêu cao lí tưởng đạo đức nhân nghĩa Lòng yêu nước thương dân Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù và ý chí của dân ta Ca ngợi những người nghĩa sĩ anh hùng đã chiến đấu hi sinh vì tổ quốc Thơ văn NĐC nuôi dưỡng niềm tin cho nhân dân trước những khó khăn thất bại, niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng 3/ Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Chú ý về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống Thái độ đối với giặc khi đất nước lâm nguy Nhận thức về tổ quốc: không dung tha kẻ thù lừa dối, bịp bợm do vậy họ chiến đấu tự nguyện Điều kiện và khí thế chiến đấu: tuy thiếu thốn về vật chất nhưng khí thế mạnh như vũ bão làm giặc kinh hoàng với hàng loạt các động từ mạnh: đốt, đâm, chém. Đạp, lướt →Tác giả đã dựng lên tượng đài nghệ thuật về người nông dân – nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường ( VỀ ĐỌC KĨ THÊM TRONG VỞ GHI) C/ PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI I/ Bài khái quát văn học VN từ đầu tk xx đến 1945 1/ Đặc điểm của văn học việt nam từ đầu tk xx đến CM t8 1945 Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Gồm 3 giai đoạn Gđ 1: từ đầu tkxx đến 1920 Gđ 2: từ 1920 đến 1930 Gđ 3: 1930 đến 1945. Là gđ hoàn tất quá trình hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu chưa từng có: Văn xuôi phát triển mạnh mẽ, gồm các thể loại như: tiểu thuyết( lãng mạn và hiện thực), truyện ngắn, phóng sự, bút kí, tùy bút Thơ ca phát triển mạnh mẽ, gồm thơ ca lãng mạn( Thế lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên) và thơ ca cách mạng( Tố Hữu, Hồ Chí minh) Kịch nói Phê bình văn học Văn học hình thành hai bộ phận Văn học công khai: gồm văn học lãng mạn và văn học hiện thực Văn học không công khai. Nổi bật là dòng văn học cách mạng Văn học phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng 2/ Thành tựu về nội dung tư tưởng Phát huy truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo Tinh thần dân chủ và chủ nghĩa nhân đạo mới: +Quan tâm đến những con người cực khổ, lầm than + Đề cập đến khát vọng sống, quyền làm người, tự do hôn nhân +Đề cao phẩm giá con người +Đấu tranh chống lại những luật lệ khắt khe của lễ giáo phong kiến Về hình thức thể loại và ngôn ngữ Tiểu thuyết Truyện ngắn Phóng sự Kịch Thơ II/ Tác phẩm Chữ người tử tù 1/ Vài nét về tác giả Nguyễn tuân ( SGK) 2/ Phân tích nhân vật Huấn Cao ( gồm 3 đặc điểm). tác giả đã xây dưng Huấn Cao dựa trên một hình mẫu có thực ngoài đời đó là Cao Bá Quát Là một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và đẹp” “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời” Là người có khí phách hiên ngang bất khuất Là thủ lĩnh của phong trào chống lại triều đình Trước câu nói của tên lính áp giải không thèm để ý, không thèm chấp Thản nhiên rũ rệp trên thang gông Khi được quản ngục biệt đãi vẫn thản nhiên nhận rượu thịt→Phong thái ung dung, tự do, xem nhẹ cái chêt Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt “ ngươi hỏi ta muồn gì.”→Không quỵ lụy trước cường quyền Là người có thiên lương trong sáng Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ Cảm nhân được “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục→ Cho chữ viên quản ngục. Đó là hành động của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ Câu nói của Huấn Cao đã thể hiện sự trân trọng những người có nhân cách cao đẹp →Quan điểm của tác giả: Cái đẹp phải có sự kết hợp của 3 yếu tố tài hoa, nhân tâm và khí phách Phân tích nhân vật quản ngục( Xem trong vở ghi) phân tích cảnh tượng cho chữ Tại sao nói rằng đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Xưa nay việc cho chữ thường diễn ra ở nơi thanh phòng, thanh cảnh nhưng ở đây lại diễn ra trong kg,tg hết sức đặc biệt: tg: vào ban đêm, khi chỉ còn tiếng mõ trên vọng canh kg: nơi phòng giam ẩm ướt, tường đầy phân gián, phân chuột Bối cảnh: đêm cuối cùng của người tù Có sự hoán đổi vị trí giữa người tù, viên quản ngục và thầy thơ lại III/ Tác phẩm Chí Phèo Học kĩ phần tác giả nam Cao Con người Quan điểm nghệ thuật Có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, ông tìm đến với chủ nghĩa hiện thực “nghệ thuật vị nhân sinh” Một tác phẩm hay, có giá trị phải làm nhân dạo hóa con người, ông lên án những tác phẩm chỉ tả bề ngoài Nhà văn phải có sự sáng tạo Nhà văn phải có lương tâm và nhân cách xứng đáng Các đề tài chính ( Xem trong vở ghi) Tác phẩm Chí Phèo Câu hỏi: Em hãy phân tích quá trình tha hóa của cuộc đời Chí Phèo? Đó là quá trình tha hóa có tính quy luật trong xã hội VN lúc bấy giờ khi họ không đủ mạnh để chống lại bọn thống trị Quá trình tha hóa của CP có 3 chặng:( Xem kĩ trong vở ghi) Trước khi đi tù Sau khi ra tù Khi gặp Thi Nở. - Qua đây tác giả tố cáo tội ác của g/ cấp thống trị đã đẩy ng nông dân lương thiện vào bước đường cùng Câu hỏi: Phân tích giá trị nhân dạo trong tác phẩm “Chí Phèo”? HS lấy dẫn chứng để phân tích những ý sau: Miêu tả số phận bất hạnh và sự cảm thông với người nông dân của tác giả Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập( Sự thức tỉnh muốn làm người lương thiện của Chí Phèo, chấp nhận cái chết để cho nhân phẩm được sống lại) Lên án hành vi vô nhân đạo của giai cấp thống trị( Bá Kiến đẩy Chí vào tù, biến hắn trở thành một kẻ lưu manh) Câu hỏi: Phân tích tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở? HS chú ý phân tích sự thay đổi vể tâm lí, nhận thức của CP
Tài liệu đính kèm: