Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Este-Lipit

Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Este-Lipit

Công thức tổng quát của este

a. Trường hợp đơn giản : Là este không chứa nhóm chức nào khác, ta có các công thức như sau :

 - Tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R’OH : RCOOR’.

- Tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)a và ancol đơn chức R’OH : R(COOR’)a.

- Tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đa chức R’(OH)b : (RCOO)bR’.

- Tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)a và ancol đa chức R’(OH)b : Rb(COO)abR’a.

Trong đó, R và R’ là gốc hiđrocacbon (no, không no hoặc thơm); trường hợp đặc biệt, R có thể là H (đó là este của axit fomic H–COOH).

b. Trường hợp phức tạp : Là trường hợp este còn chứa nhóm OH (hiđroxi - este) hoặc este còn chứa nhóm COOH (este - axit) hoặc các este vòng nội phân tử Este trong trường hợp này sẽ phải xét cụ thể mà không thể có CTTQ chung được. Ví dụ với glixerol và axit axetic có thể có các hiđroxi este như HOC3H5(OOCCH3)2 hoặc (HO)2C3H5OOCCH3; hoặc với axit oxalic và metanol có thể có este - axit là HOOC–COOCH3.

 

doc 44 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề 1: Este-Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1 : 	 ESTE – LIPIT
BÀI 1 : ESTE
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM VỀ ESTE VÀ DẪN XUẤT KHÁC CỦA AXIT CACBOXYLIC
1. Cấu tạo phân tử
 Khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR thì được este.
 Este đơn giản có công thức cấu tạo như sau :
với R, R’ là gốc hiđrocacbon no, không no hoặc thơm (trừ trường hợp este của axit fomic có R là H) 
 Este là dẫn xuất của axit cacboxylic. Một vài dẫn xuất khác của axit cacboxylic có công thức cấu tạo như sau :
 anhiđric axit halogenua axit amit
2. Công thức tổng quát của este
a. Trường hợp đơn giản : Là este không chứa nhóm chức nào khác, ta có các công thức như sau :
 - Tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đơn chức R’OH : RCOOR’. 
- Tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)a và ancol đơn chức R’OH : R(COOR’)a.
- Tạo bởi axit cacboxylic đơn chức RCOOH và ancol đa chức R’(OH)b : (RCOO)bR’.
- Tạo bởi axit cacboxylic đa chức R(COOH)a và ancol đa chức R’(OH)b : Rb(COO)abR’a.
Trong đó, R và R’ là gốc hiđrocacbon (no, không no hoặc thơm); trường hợp đặc biệt, R có thể là H (đó là este của axit fomic H–COOH).
b. Trường hợp phức tạp : Là trường hợp este còn chứa nhóm OH (hiđroxi - este) hoặc este còn chứa nhóm COOH (este - axit) hoặc các este vòng nội phân tử  Este trong trường hợp này sẽ phải xét cụ thể mà không thể có CTTQ chung được. Ví dụ với glixerol và axit axetic có thể có các hiđroxi este như HOC3H5(OOCCH3)2 hoặc (HO)2C3H5OOCCH3; hoặc với axit oxalic và metanol có thể có este - axit là HOOC–COOCH3.
c. Công thức tổng quát dạng phân tử của este không chứa nhóm chức khác
 Công thức tổng quát của este là : (n là số cacbon trong phân tử este, n ≥ 2 ; a là tổng số liên kết p và số vòng trong phân tử, a ≥ 0, nguyên ; b là số nhóm chức este, 1 ≥ 1, nguyên).
3. Cách gọi tên este
 Tên este = Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi at) 
 etyl fomiat vinyl axetat metyl benzoat benzyl axetat
4. Tính chất vật lí của este
 Giữa các phân tử este không có liên kết hiđro vì thế este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C.
 Các etse thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan được nhiều chất hữu cơ khác nhau. Những este có khối lượng phân tử rất lớn có thể ở trạng thái rắn (như mỡ động vật , sáp ong). Các este thường có mùi thơm dễ chịu, chẳng hạn isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa, etyl isovalerat có mùi táo
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTE
1. Phản ứng ở nhóm chức
a. Phản ứng thủy phân
 Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và trong môi trường kiềm. Thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng nghịch với phản ứng este hóa : 
R–COO–R’ + H–OH R–COOH + R’–OH 
 Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa :
 	R–COO–R’ + NaOH R–COONa + R’–OH
b. Một số phản ứng thuỷ phân đặc biệt của este
 Căn cứ vào sản phẩm của phản ứng thủy phân este ta có thể suy đoán cấu tạo của este ban đầu. 
 Dưới đây là một số trường hợp thuỷ phân đặc biệt của este (không chứa halogen) thường gặp trong bài toán định lượng là :
● Este X + NaOH 2 muối + H2O
 Suy ra X là este của phenol, có công thức là C6H5OOC–R
● Este X + NaOH 1 muối + 1 anđehit
 Suy ra X là este đơn chức, có công thức là R–COO–CH=CH–R’
● Este X + NaOH 1 muối + 1 xeton
 Suy ra X là este đơn chức, có công thức là R’–COO–C(R)=C(R”)R’’’ 
Ví dụ : CH3–COO–C(CH3)=CH2 tạo axeton khi thuỷ phân.
● Este X + NaOH 1 muối + 1 ancol + H2O
 Suy ra X là este - axit, có công thức là HOOC–R–COOR’
● Este X + NaOH 1 muối + anđehit + H2O
Suy ra X hiđroxi - este, có công thức là RCOOCH(OH)–R’
● Este X + NaOH 1 muối + xeton + H2O
Suy ra X hiđroxi - este, có công thức là RCOOC(R)(OH)–R’
● Este X + NaOH 1 sản phẩm duy nhất
hoặc “m chất rắn = meste + mNaOH” hoặc “m sản phẩm = m este + mNaOH”
Suy ra X là este vòng (được tạo bởi hiđroxi axit, ví dụ : 
b. Phản ứng khử
 Este bị khử bởi liti nhôm hiđrua (LiAlH4), khi đó nhóm RCO– (gọi là nhóm axyl) trở thành ancol bậc I :
 R–COO–R’ R–CH2–OH + R’–OH
2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
 Este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp,Sau đây chỉ xét phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp.
a. Phản ứng cộng vào gốc không no : Gốc hiđrocacbon không no ở este có phản ứng cộng với H2, Br2, Cl2,  giống hiđrocacbon không no. Ví dụ :
 CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOCH3 + H2 CH3[CH2]16COOCH3 
 metyl oleat metyl stearat 
b. Phản ứng trùng hợp : Một số este đơn giản có liên kết C = C tham gia phản ứng trùng hợp giống như anken. Ví dụ : 
 metyl acrylat poli metyl acrylat 
III. ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1. Điều chế
a. Este của ancol
 Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H2SO4 đặc xúc tác, phản ứng này được gọi là phản ứng este hóa. Ví dụ :
 	CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O 
 Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng (tức chuyển dịch cân bằng về phía tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm nồng độ của sản phẩm. Axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo este. 
b. Este của phenol
 Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhiđric axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol. Ví dụ :
C6H5OH + (CH3CO)2O CH3COOC6H5 + CH3COOH
 anhiđric axetic phenyl axetat
2. Ứng dụng 
 Este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử, nên được dùng làm dung môi (ví dụ: butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp)
 Poli (metyl acrylat) và poli (metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ. Poli (vinyl axetat) dùng làm chất dẻo, hoặc thủy phân thành poli (vinyl ancol) dùng làm keo dán. Một số este của axit phtalic được dùng làm chất hóa dẻo, làm dược phẩm.
 Một số este có mùi thơm của hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa,)
BÀI 2 : LIPIT
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
1. Khái niệm và phân loại
 Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như : ete, clorofom, xăng dầu, Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, hầu hết chúng đều là các este phức tạp. Dưới đây ta chỉ xem xét về chất béo.
 Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (khoảng từ 12C đến 24C) không phân nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. Chất béo có công thức chung là :
 Công thức cấu tạo của chất béo : R1, R2, R3 là các gốc hiđrocacbon no hoặc không no, không phân nhánh, có thể giống nhau hoặc khác nhau.
 Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và axit béo.
Axit béo no thường gặp là :
 CH3–[CH2]14–COOH CH3–[CH2]16–COOH 
 axit panmitic, tnc 63oC axit stearic, tnc 70oC 
 	Các axit béo không no thường gặp là :
 axit oleic, tnc 13oC axit linoleic, tnc 5oC 
 Trạng thái tự nhiên
 Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Sáp điển hình là sáp ong. Steroit và photpholipit có trong cơ thể sinh vật và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của chúng.
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT BÉO
1. Tính chất vật lí
 Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như mỡ động vật (mỡ bò, mỡ cừu,). Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. Nó thường có nguồn gốc thực vật (dầu lạc, dầu vừng,) hoặc từ động vật máu lạnh (dầu cá).
 Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như : benzen, xăng, ete,
2. Tính chất hóa học
a. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
 Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo :
+ 
+ 3H2O
H+ , to
 triglixerit glixerol các axit béo
b. Phản ứng xà phòng hóa
 Khi đun nóng với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng :
+ 3NaOH 
 + 
 triglixerit glixerol xà phòng
 Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.
c. Phản ứng hiđro hóa
 Chất béo có chứa các gốc axit béo không no tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao có Ni xúc tác. Khi đó hiđro cộng vào nối đôi C = C :
+ 3H2 
 triolein (lỏng) tristearin (rắn)
d. Phản ứng oxi hóa
 Nối đôi C = C ở gốc axi không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
III. VAI TRÒ CỦA CHẤT BÉO
1. Vai trò của chất béo trong cơ thể
 Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Ở ruột non, nhờ xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành axit béo và glixerol rồi được hấp thụ vào thành ruột. Ở đó, glixerol và axit béo lại kết hợp với nhau tạo thành chất béo rồi được máu vận chuyển đến các tế bào. Nhờ những phản ứng sinh hóa phức tạp, chất béo bị oxi hóa chậm thành CO2, H2O và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất béo chưa sử dụng được tích lũy vào các mô mỡ. Vì thế trong cơ thể chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng. Chất béo còn là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Nó còn có tác dụng bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
2. Ứng dụng trong công nghiệp
 Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực phẩm. Ngày nay, người ta đã sử dụng một số dầu thực vật làm nhiên liệu cho động cơ điezen.
 Glixerol được dùng trong sản suất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ,Ngoài ra, chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,
BÀI 3 : CHẤT GIẶT RỬA
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT GIẶT RỬA
1. Khái niệm và phân loại
 Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.
 Từ cổ xưa, con người đã biết dùng các chất giặt rửa lấy trực tiếp từ thiên nhiên như : bồ kết, bồ hòn,Trước khi hóa học hữu cơ ra đời, người ta cũng đã biết nấu xà phòng từ dầu mỡ với các chất kiềm. Xà phòng chính là hỗn hợp các muối natri (hoặc kali) của các axit béo. Ngày nay, người ta còn tổng hợp ra nhiều chất không phải là muối natri (hoặc kali) của các axit béo, nhưng có tác dụng giặt rửa tương tự xà phòng. Chúng được gọi là các chất giặt rửa tổng hợp và được chế thành các loại bột giặt, kem giặt,
2. Tính chất giặt rửa
a. Một số khái niệm liên quan
 Chất tẩy màu làm sạch các vết màu bẩn nhờ những phản ứng hóa học. Ví dụ: nước Giaven, nước clo oxi hóa chất màu thành chất không màu; SO2 khử chất màu thành chất không màu. Chất giặt rửa, như xa phòng, làm sạch các vết bẩn không phải nhờ những phản ứng hóa học.
 Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước, như : metanol, etanol, axit axetic, muối axetat kim loại kiề ... đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140oC và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. A có công thức phân tử là :
	A. C2H4O2.	B. C3H6O2.	C. C4H8O2.	D. C5H10O2.
Câu 257: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là :
A. HCOOC2H5. 	B. CH3COOCH3. 	C. HOOCCHO. 	D. O=CHCH2CH2OH. 
Câu 258: Đốt cháy a gam một este sau phản ứng thu được 9,408 lít CO2 và 7,56 gam H2O, thể tích oxi cần dùng là 11,76 lít (thể tích các khí đo ở đktc). Biết este này do một axit đơn chức và ancol đơn chức tạo nên. CTPT của este là :
A. C5H10O2.	B. C4H8O2.	 	C. C2H4O2. 	D. C3H6O2. 
Câu 259: Đốt cháy hoàn toàn 2,28 gam X cần 3,36 lít oxi (đktc) thu hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích tương ứng 6 : 5. Nếu đun X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được axit Y có tỉ khối hơi so với H2 là 36 và ancol đơn chức Z. Công thức của X là :
	A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOCH3.
	C. C2H3COOC2H5.	D. C2H3COOC3H7.
Câu 260: Đun hợp chất X với H2O (xúc tác H+) được axit hữu cơ Y () và ancol Z. Cho hơi Z qua ống bột đựng CuO đun nóng thì sinh ra chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Để đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam X thì cần 3,92 lít O2 (đktc) và thu được . Biết Z là ancol đơn chức. Tên gọi của Y, Z lần lượt là :
A. axit acrylic ; ancol anlylic.	B. axit acrylic ; ancol benzylic.
C. axit valeric ; ancol etanol.	D. axit metacrylic ; ancol isopropylic.
Câu 261: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 7,20.	B. 6,66.	C. 8,88.	D. 10,56.
Câu 262: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng một ancol với 2 axit liên tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 28,6 gam X được 1,4 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Công thức phân tử 2 este là :
	A. C4H6O2 và C5H8O2.	C. C4H4O2 và C5H6O2.
	B. C4H8O2 và C5H10O2.	 	D. C5H8O2 và C6H10O2.
Câu 263: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng một axit với 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 21,4 gam X được 1,1 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Công thức phân tử 2 este là :
	A. C4H6O2 và C5H8O2.	C. C5H8O2 và C6H10O2.
	B. C5H6O2 và C6H8O2. 	D. C5H4O2 và C6H6O2.
Câu 264: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là :
A. C2H4O2 và C5H10O2. 	B. C2H4O2 và C3H6O2. 
C. C3H4O2 và C4H6O2. 	D. C3H6O2 và C4H8O2. 
Câu 265: Một hỗn hợp X gồm 2 este. Nếu đun nóng 15,7 gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức bậc 1 kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác nếu 15,7 gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 21,84 lít O2 (đktc) và thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Công thức của 2 este là :
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.	B. C2H3COOC2H5 và C2H3COOC3H7.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.	D. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7.
Câu 266: Xà phòng hóa 2,76 gam một este X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,44 gam hỗn hợp hai muối của natri. Nung nóng hai muối này trong oxi dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 3,18 gam Na2CO3, 2,464 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,9 gam nước. Công thức đơn giản cũng là công thức phân tử của X. Vậy CTCT thu gọn của X là :
A. HCOOC6H5.	B. CH3COOC6H5	C. HCOOC6H4OH.	D. C6H5COOCH3.
Câu 267: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức A, B tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,40M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 5,27 gam. Công thức của A, B là :
A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.	B. CH3COOH và CH3COOC2H5.
C. HCOOH và HCOOC2H5.	D. HCOOH và HCOOC3H7.
Câu 268: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là :
A. CH3COOH và CH3COOC2H5. 	B. C2H5COOH và C2H5COOCH3. 
C. HCOOH và HCOOC2H5. 	D. HCOOH và HCOOC3H7
Câu 269: Đun nóng hỗn hợp gồm x mol axit axetic và y mol etylen glicol (có mặt H2SO4 đặc). Tại thời điểm cân bằng thu được 0,30 mol axit, 0,25 mol ancol và 0,75 mol este (không tác dụng với Na). Giá trị của x, y là :
	A. x = 1,05 ; y = 0,75.	B. x = 1,20 ; y = 0,90. 
	C. x = 1,05 ; y = 1,00.	D. x = 1,80 ; y = 1,00.
Câu 270: Tính lượng triolein cần để điều chế 5,88 kg glixerol (H = 85%) ?
	A. 66,47 kg.	B. 56,5 kg.	C. 48,025 kg.	D. 22,26 kg.
Câu 271: Đun nóng 215 gam axit metacrylic với 100 gam metanol (với Hpư = 60%). Khối lượng este metyl metacrylat thu được là :
A. 100 gam.	B. 125 gam.	C. 150 gam. 	D. 175 gam.
Câu 272: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân cân bằng thì được 5,5 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là :
	A. 55%.	B. 62,5%.	C. 75%.	D. 80%.
Câu 273: Cho 30 gam axit axetic tác dụng với 92 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc. Khối lượng este thu được khi hiệu suất phản ứng 60% là :
A. 26,4 gam.	B. 27,4 gam.	C. 28,4 gam.	D. 30,4 gam.
Câu 274: Khối lượng axit metacrylic và ancol metylic lần lượt cần lấy để điều chế được 100 kg poli(metylmetacrylat) là bao nhiêu ? (Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế đạt 80%)
	A. 86 kg và 32 kg.	B. 107,5 kg và 40 kg.	
	C. 68,8 kg và 25,6 kg.	D. 75 kg và 30 kg.
Câu 275: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là :
A. 10,12 gam.	B. 6,48 gam.	C. 8,1 gam.	D. 16,2 gam.
Câu 276: X là hỗn hợp gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 21,2 gam X tác dụng với 23 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất este hóa đều đạt 80%). Giá trị m là :
	A. 40,48 gam.	B. 23,4 gam.	C. 48,8 gam.	D. 25,92 gam.
Câu 277: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Hỗn hợp Y gồm hai ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng đều bằng 80%). Giá trị m là :
A. 11,616. 	B. 12,197. 	C. 14,52. 	D. 15,246. 
Câu 278: Cho 2 mol CH3COOH thực hiện phản ứng este hoá với 3 mol C2H5OH. Khi đạt trạng thái cân bằng trong hỗn hợp có 1,2 mol este tạo thành. Ở nhiệt độ đó hằng số cân bằng KC của phản ứng este hoá là :
A. 1.	B. 1,2.	C. 2,4.	D. 3,2.
Câu 279: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo ancol) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ) :
A. 0,342. 	B. 2,925. 	C. 2,412. 	D. 0,456.
Câu 280: Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là :
A. CH3COOH, H% = 68%. 	B. CH2=CH–COOH, H%= 78%
 C. CH2=CH–COOH, H% = 72%. 	D. CH3COOH, H% = 72%.
Câu 281: Oxi hoá anđehit OHCCH2CH2CHO trong điều kiện thích hợp thu được hợp chất hữu cơ X. Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol X và 1 mol ancol metylic với xúc tác H2SO4 đặc thu được 2 este Z và Q (MZ < MQ) với tỷ lệ khối lượng mZ : mQ = 1,81. Biết chỉ có 72% ancol chuyển thành este. Số mol Z và Q lần lượt là :
 A. 0,36 và 0,18.	B. 0,48 và 0,12.	C. 0,24 và 0,24. D. 0,12 và 0,24.
Câu 282: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là :
A. HCOOH và CH3COOH.	B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH.	D. C3H7COOH và C4H9COOH.
Câu 283: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là :
A. 34,20.	B. 27,36.	C. 22,80.	D. 18,24.
Câu 284: Hỗn hợp A gồm 1 axit no đơn chức và một axit không no đơn chức có một liên kết đôi ở gốc hiđrocacbon. Khi cho a gam A tác dụng hết với CaCO3 thoát ra 1,12 lít CO2 (đktc). Hỗn hợp B gồm CH3OH và C2H5OH khi cho 7,8 gam B tác dụng hết Na thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Nếu trộn a gam A với 3,9 gam B rồi đun nóng có H2SO4 đặc làm xúc tác thì thu được m gam este (hiệu suất h%). Giá trị m theo a, h là :
	A. (a +2,1)h%.	B. (a + 7,8)h%.	C. (a + 3,9)h%.	D. (a + 6)h%.
ĐÁP ÁN
CHUYÊN ĐỀ 1: 	 ESTE – LIPIT
1B
2B
3C
4B
5C
6B
7B
8A
9D
10A
11B
12C
13C
14C
15A
16A
17D
18D
19AB
20D
21D
22A
23C
24D
25B
26D
27A
28C
29C
30A
31A
32D
33C
34C
35A
36B
37A
38B
39A
40C
41B
42AB
43B
44A
45D
46A
47B
48C
49C
50A
51B
52A
53C
54D
55B
56C
57B
58C
59C
60B
61B
62A
63B
64A
65D
66B
67D
68B
69C
70D
71D
72C
73A
74C
75D
76D
77D
78D
79D
80C
81B
82D
83C
84A
85D
86C
87D
88B
89D
90B
91C
92D
93A
94D
95A
96D
97D
98B
99C
100A
101A
102DBA
103D
104D
105A
106D
107D
108C
109C
110D
111D
112A
113D
114C
115D
116C
117D
118D
119D
120C
121C
122C
123C
124B
125D
126A
127D
128C
129A
130B
131C
132D
133B
134A
135C
136D
137B
138B
139D
140A
141A
142C
143A
144D
145A
146A
147B
148D
149D
150C
151C
152C
153C
154B
155D
156A
157B
158D
159B
160D
161D
162D
163B
164A
165C
166B
167D
168C
169A
170D
171B
172B
173A
174A
175A
176A
177C
178A
179D
180A
181A
182D
183A
184A
185D
186A
187B
188C
189A
190B
191B
192D
193D
194B
195C
196C
197C
198C
199A
200A
201B
202D
203B
204C
205A
206C
207B
208A
209C
210B
211A
212D
213A
214C
215C
216A
217A
218D
219C
220C
221D
222B
223B
224C
225C
226D
227C
228A
229A
230A
231B
232D
233B
234C
235C
236A
237A
238C
239A
240B
241C
242C
243B
244A
245C
246C
247C
248C
249A
250B
251C
252C
253C
254D
255B
256B
257A
258B
259D
260A
261C
262A
263C
264D
265B
266C
257D
268A
269D
270A
271C
272B
273A
274B
275B
276D
277A
278A
279A
280C
281A
282B
283D
284A

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_1_este_lipit.doc