Đề cương ôn tập môn Hóa học Khối 12 - Chương 1: Este-Lipit

Đề cương ôn tập môn Hóa học Khối 12 - Chương 1: Este-Lipit

Tổng quát:

 Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.

 CTCT của este đơn chức: RCOOR’

R: gốc hiđrocacbon của axit hoặc H.

R’: gốc hiđrocacbon của ancol (R # H)

 CTCT chung của este no đơn chức:

- CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1)

- CxH2xO2 (x ≥ 2)

 Tên gọi: Tên gốc hiđrocacbon của ancol + tên gốc axit.

- Tên gốc axit: Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic→at.

 

doc 45 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Khối 12 - Chương 1: Este-Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: ESTE - LIPT
A-ESTE.
I – KHÁI NIỆM, DANH PHÁP
Tổng quát:
Ê Khi thay thế nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR’ thì được este.
 CTCT của este đơn chức: RCOOR’
R: gốc hiđrocacbon của axit hoặc H.
R’: gốc hiđrocacbon của ancol (R # H)
 CTCT chung của este no đơn chức:
 - CnH2n+1COOCmH2m+1 (n ≥ 0, m ≥ 1) 
 - CxH2xO2 (x ≥ 2)
 Tên gọi: Tên gốc hiđrocacbon của ancol + tên gốc axit.
- Tên gốc axit: Xuất phát từ tên của axit tương ứng, thay đuôi ic→at. 
Thí dụ:
CH3COOCH2CH2CH3: propyl axetat
HCOOCH3: metyl fomat
II – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước.
- Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon.
Thí dụ:
CH3CH2CH2COOH
(M = 88) =163,50C
Tan nhiều trong nước
CH3[CH2]3CH2OH
(M = 88), = 1320C
Tan ít trong nước
CH3COOC2H5
(M = 88), = 770C
Không tan trong nước
Nguyên nhân: Do giữa các phân tử este không tạo được liên kết hiđro với nhau và liên kết hiđro giữa các phân tử este với nước rất kém.
- Các este thường có mùi đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Thuỷ phân trong môi trường axit
* Đặc điểm của phản ứng: Thuận nghịch và xảy ra chậm.
2. Thuỷ phân trong môi trường bazơ (Phản ứng xà phòng hoá)
Đặc điểm của phản ứng: Phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều.
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp chung: Bằng phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic và ancol.
2. Phương pháp riêng: Điều chế este của anol không bền bằng phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol tương ứng.
V. ỨNG DỤNG
- Dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat),...
- Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl axetat), poli (metyl metacrylat),.. hoặc dùng làm keo dán.
- Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,..), mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl axetat,),
B-LIPIT.
I – KHÁI NIỆM 
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực.
Cấu tạo: Phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (triglixerit), sáp, steroit và photpholipit,
II – CHẤT BÉO
1. Khái niệm
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
 Các axit béo hay gặp:
C17H35COOH hay CH3[CH2]16COOH: axit stearic
C17H33COOH hay cis-CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH: axit oleic
C15H31COOH hay CH3[CH2]14COOH: axit panmitic 
Ê Axit béo là những axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có thể no hoặc không no.
 CTCT chung của chất béo:
R1, R2, R3 là gốc hiđrocacbon của axit béo, có thể giống hoặc khác nhau.
Thí dụ:
(C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin)
(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein)
(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin)
2. Tính chất vật lí 
 Ở điều kiện thường: Là chất lỏng hoặc chất rắn.
 - R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon no thì chất béo là chất rắn.
- R1, R2, R3: Chủ yếu là gốc hiđrocacbon không no thì chất béo là chất lỏng.
 Không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không cực: benzen, clorofom,
 Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
3. Tính chất hoá học 
a. Phản ứng thuỷ phân
b. Phản ứng xà phòng hoá
c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
4. Ứng dụng
- Thức ăn cho người, là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Là nguyên liệu để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể. Bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ được các chất hoà tan được trong chất béo.
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và glixerol. Sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp,
C-KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
I – XÀ PHÒNG
1. Khái niệm
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
 Thành phần chủ yếu của xà phòng thường: Là muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic. Ngoài ra trong xà phòng còn có chất độn (làm tăng độ cứng để đúc bánh), chất tẩy màu, chất diệt khuẩn và chất tạo hương,
2. Phương pháp sản xuất 
 Xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau:
Thí dụ:
II – CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
1. Khái niệm
Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng được gọi là chất giặt rửa tổng hợp.
2. Phương pháp sản xuất 
Được tổng hợp từ các chất lấy từ dầu mỏ.
3. TÁC DỤNG TẨY RỬA CỦA XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
- Muối natri trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, do đó vế bẩn được phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn và được phân tán vào nước.
- Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hoá trị II thường khó tan trong nước, do đó không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng (nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+). Các muối của axit đođexylbenzensunfonic lại tan được trong nước cứng, do đó chất giặt rửa có ưu điểm hơn xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng.
BÀI TẬP
001: Công thức chung của este tạo bởi một axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là
A. CnH2n+2O2.	B. CnH2n-2)O2.	C. CnH2nO3.	D. CnH2n+1COOCmH2m+1.
002: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo :
A. HCOOC3H7.	B. C2H5COOCH3.	C. C3H7COOH.	D. C2H5COOH.
003: Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần ?
A. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH	B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5
C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5	D. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH
004: Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được
A. axit axetic và ancol vinylic	B. axit axetic và anđehit axetic
C. axit axetic và ancol etylic	D. axit axetic và axetilen
005: Cho este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 2 muối hữu cơ và H2O. X có tên gọi là
A. metyl benzoat	B. Benzyl fomat	C. phenyl fomat	D. phenyl axetat
006: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na . Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7.	B. C2H5COOCH3.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOC3H5.
007: Cho axit cacboxylic tác dụng với ancol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este có công thức phân tử C4H6O2. Tên gọi của ete đó là
A. metyl acrylat	B. metyl metacrylat	C. metyl propiolat	D. vinyl axetat
008: Một este X có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOO – CH = CH – CH3.	B. CH3COO – CH = CH2.
C. HCOO – C(CH3) = CH2.	D. CH = CH2 – COOCH3.
009: Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được
A. axit axetic và ancol vinylic	B. natri axetat và ancol vinylic
C. natri axetat và anđehit axetic	D. axit axetic và anđehit axetic
010: Hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở E (C5H6O4) và F (C4H6O2). Đun nóng hỗn hợp X với dung dịch NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch, thu được chất rắn Y. Nung Y với NaOH (có mặt CaO) thì thu được một chất khí là CH4. Vậy công thức cấu tạo của E và F là
A. HOOC – CH = CH – COO – CH3 và CH3 – OOC – CH = CH2
B. HOOC – COO – CH2 – CH = CH2 và H – COO – CH2 – CH = CH2
C. HOOC – CH = CH – COO – CH3 và CH2 = CH – COO – CH3
D. HOOC – CH2 – COO – CH = CH2 và CH3 – COO – CH = CH2
011: Thủy phân este E có CTPT C4H8O2 với xúc tác axit vô cơ loãng, thu được 2 sản phẩm vô cơ X, Y (chứa các nguyên tố C, H, O). Từ X ta có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Chất E là
A. etyl axetat	B. propyl fomat	C. isopropyl fomat	D. metyl propiolat
012: Đặc điểm của phản ứng thủy phân lipit trong môi trường axit là
A. phản ứng thuận nghịch	B. phản ứng xà phòng hóa
C. phản ứng không thuận nghịch	D. phản ứng cho – nhận electron
013: Để biến một số loại dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. hiđro hóa (có xuc tác Ni).	B. cô cạn ở nhiệt độ cao.
C. làm lạnh.	D. xà phòng hóa .
014: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành
A. metyl axetat	B. axyl etylat	C. etyl axetat	D. axetyl etylat
015: Một ete có công thức phân tử là C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic . Công thức cấu tạo của C4H8O2 là
A. C3H7COOH.	B. CH3COOC2H5.	C. HCOOC3H7.	D. C2H5COOCH3.
016: Số đồng phân este ứng với CTCT C4H8O2 là
A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
017: Tên gọi của chất có CTCT CH3OCOCH=CH2 là
A. metyl acrylat.	B. vinyl axetat	C. vinyl fomat.	D. etyl acrylat
018: Sắp xếp theo chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất (1) C3H7COOH, (2) CH3COOC2H5 và (3) C3H7CH2OH, ta có thứ tự :
A. (1), (2), (3).	B. (2), (3), (1).	C. (1), (3), (2).	D. (3), (2), (1).
019: Phản ứng tương tác của ancol tạo thành este được gọi là:
A. phản ứng trung hòa	B. phản ứng ngưng tụ	C. phản ứng este hóa	D. phản ứng kết hợp
020: Thủy phân este trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là:
A. xà phòng hóa	B. hiđrat hoá	C. krackinh	D. sự lên men
021: Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ:
A. axit axetic và phenol.	B. anhiđrit axetic và phenol.
C. axit axetic và ancol benzylic .	D. anhiđrit axetic và ancol benzylic .
022: Chọn đáp án đúng nhất :
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.	B. Chất béo là trieste của ancol với axxit béo.
C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.	D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
023: Tính chất đặc trưng của lipit là:
	1. chất lỏng 	2. chất rắn 
	3. nhẹ hơn nước 	 4. không tan trong nước 
	5. tan trong xăng 	 6. dễ bị thủy phân 
	7. Tác dụng với kim loại kiềm. 	 8. cộng H2 vào gốc ancol. 
 Các tính chất không đúng là:
A. 1, 6, 8.	B. 2, 5, 7.	C. 1, 2, 7, 8.	D. 3, 6, 8.
024: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glyxerol
A. Muối	B. Este đơn chức	C. Chất béo	D. Etylaxetat
Chương 2 : CACBONHIĐRAT
A. KHÁI NIỆM VỀ CACBONHIĐRAT
	Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có chứa nhiều nhóm hyđroxyl (-OH) và có nhóm cacbonyl ( -CO- ) trong phân tử, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. MONOSACCARIT
	Monosaccarit là những cacbonhiđrat đơn giản nhất không bị thuỷ phân.
	Ví dụ : Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử C6H12O6.
 * GLUCOZƠ.
I. Tính chất vật lí và trạng thái thiên nhiên: 
Chất rắn kết tinh, không màu, nóng chảy ở nhiệt độ 146oC và có độ ngọt kém đường mía, có nhiều trong các bộ phận của cây và nhất là trong quả chín. Glucozơ có trong cơ thể người và động vật (chiếm 0,1% trong máu người).
II. Cấu trúc phân tử.
Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.
1. Dạng mạch hở.
Glucozơ có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức, có công thức cấu tạo thu gọn là 
CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O Hoặc viết gọn: CH2OH[CHOH]4CHO
2. Dạng mạch vòng.
-Nhóm-OH ë C5 céng vµo nhãm C=O t¹o ra 2 d¹ng vßng 6 c¹nh a vµ b.
-Trong dung dịch, hai dạng này chiếm ưu thế hơn và luôn chuyển hoá lẫn nhau theo một cân bằng qua dạng mạch hở. 
O
H
O
 a-Glucozơ Glucozơ b-Glucozơ
- Nhóm OH ở vị trí số 1 được gọi là OH h ... 
Thí dụ: Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu. 
c. Tính lượng chất thu được ở các điện cực
Dựa vào công thức Farađây: m = , trong đó:
m: Khối lượng chất thu được ở điện cực (g).
A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.
n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận.
I: Cường độ dòng điện (ampe)
t: Thời gian điện phân (giấy)
F: Hằng số Farađây (F = 96.500).
BÀI TẬP
1: Vị trí của nguyên tử M (Z = 26) trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB .	B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA .
C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB .	D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA .
2: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA .	B. ô 20, chu kì 4, nhóm IIB .
C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA .	D. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB .
3: Trong mạng tinh thể kim loại có
A. các nguyên tử kim loại.	B. các electron tự do.
C. các ion dương kim loại và các electron tự do.	D. ion âm phi kim và ion dương kim loại.
4: Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là
A. Ca2+, Cl-, Ar.	B. Ca2+, F-, Ar.	C. K+, Cl, Ar.	D. K+, Cl-, Ar.
5: Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử M là
A. K.	B. Cl.	C. F.	D. Na .
7: Liên kết kim loại là
A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do.
B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm.
C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung.
D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
8: Tính chất vật lý chung của kim loại là
A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
9: Hợp kim có
A. tính cứng hơn kim loại nguyên chất.
B. tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao hơn kim loại nguyên chất.
C. tính dẻo hơn kim loại nguyên chất.
D. nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại nguyên chất.
10: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim.	B. Tính dẻo.	C. Tính cứng.	D. Tính dẫn điện và nhiệt.
11: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe	B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W	D. Tính cứng Cs < Fe < Al ~ Cu < Cr
12: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền.
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
13: Một phương pháp hoá học làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn Zn, Sn, Pb là ngâm hỗn hợp trong dung dịch X dư. X có thể là
A. Zn(NO3)2.	B. Sn(NO3)2.	C. Pb(NO3)2.	D. Hg(NO3)2.
14: Khi nung Fe(OH)2 trong không khí ẩm đến khối lượng không đổi, ta thu được chất rắn là
A. FeO.	B. Fe2O3.	C. Fe3O4.	D. Fe(OH)3.
15: Thả Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng
A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan.
C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
16: Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Cho vào ống nghiệm (1) một miếng nhỏ Na, ống nghiệm (2) một đinh Fe đã làm sạch. Ion Cu2+ bị khử thành Cu trong thí nghiệm
A. (1).	B. (2).	C. (1) và (2).	D. không bị khử.
17: Có 5 mẫu kim loại: Mg, Ba, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết
A. Mg, Ba, Cu.	B. Mg, Al, Ba .	C. Mg, Ba, Al, Fe.	D. Mg, Ba, Al, Fe, Cu.
18: Ngâm một lá Ni lần lượt trong những dung dịch muối sau : MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Ni khử được các ion kim loại
A. Mg2+, Ag+, Cu2+.	B. Na+, Ag+, Cu2+.	C. Pb2+, Ag+, Cu2+.	D. Al3+, Ag+, Cu2+.
19: Cho bột Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là
A. X ( Ag, Cu); Y ( Cu2+, Fe2+).	B. X ( Ag); Y ( Cu2+, Fe2+).
C. X ( Ag); Y (Cu2+).	D. X (Fe); Y (Cu2+).
20: Chọn một dãy chất tính oxi hoá tăng
A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.	B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+.	D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.
21: Cho các ion : Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+ và các kim loại : Fe, Cu, Ag. Chọn một dãy điện hoá gồm các cặp oxi hoá- khử xếp theo chiều tính oxi hoá của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm
A. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag.	B. Fe2+/ Fe, Cu2+/Cu, Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+.
C. Ag+/Ag, Fe3+/ Fe2+, Cu2+/ Cu, Fe2+/ Fe.	D. Ag+/ Ag, Fe2+/ Fe, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu.
22: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy sau
A. Cu2+ ; Fe3+ ; Fe2+.	B. Fe3+ ; Cu2+ ; Fe2+.	C. Cu2+ ; Fe2+ ; Fe3+.	D. Fe2+ ; Cu2+ ; Fe3+.
23: Cho các cặp oxi hoá- khử : Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại khử được ion Fe3+ thành Fe là
A. Fe.	B. Ag.	C. Cu.	D. Al.
24: Cho các cặp oxi hoá- khử : Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp oxi hoá trên là
A. Fe3+, Ag+.	B. Fe3+, Fe2+.	C. Fe2+, Ag+.	D. Al3+, Fe2+.
25: Tìm câu sai :
A. Trong hai cặp ôxi hóa khử sau: Al3+/Al và Cu2+/Cu; Al3+ không ôxi hóa được Cu
B. Để điều chế Na người ta điện phân dung dịch NaCl bảo hòa trong nước
C. Hầu hết các kim loại khử được N+5.S+6 trong axit HNO3 , H2SO4 xuống số ôxi hóa thấp hơn.
D. Trong hai cặp oxi hóa -khử sau : Al3+/Al và Cu2+/Cu ; Al khử được Cu2+
26: Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Zn2+/Zn ,Cu2+/Cu , Fe2+/Fe. Biết tính oxi hoá của các ion tăng dần theo thứ tự: Zn2+ ,Fe2+ ,Cu2+, tính khử giảm dần theo thứ tự: Zn, Fe, Cu. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không xảy ra là:
A. Cu + FeCl2	B. Fe + CuCl2	C. Zn + CuCl2	D. Zn + FeCl2
27: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, có màng ngăn 2 điện cực, người ta thu được
A. Na ở catot, Cl2 ở anot.	B. Na ở anot, Cl2 ở catot.
C. NaOH, H2 ở catot, Cl2 ở anot.	D. NaClO.
29: Điện phân dung dịch NaOH với điện cực trơ, không có màng ngăn 2 điện cực, người ta thu được sản phẩm là
A. NaOH.	B. NaClO.	C. Cl2.	D. NaCl.
30: Ion Mg2+ bị khử trong trường hợp
A. Điện phân dung dịch MgCl2.	B. Điện phân MgCl2 nóng chảy.
C. Thả Na vào dung dịch MgCl2.	D. Cho dd MgCl2 tác dụng dd Na2CO3.
31: Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit dư, dung dịch KMnO4 bị mất màu là do
A. MnO4- bị khử thành Mn2+.	B. MnO4- tạo thành phức với Fe2+.
C. MnO4- bị oxi hoá .	D. MnO4- không màu trong môi trường axit.
32: Cho sơ đồ : CaCO3 → CaO → CaCl2 → Ca.
Điều kiện phản ứng và hoá chất thích hợp cho sơ đồ trên lần lượt là
A. 9000C, dung dịch HCl, điện phân dung dịch CaCl2.
B. 9000C, dung dịch H2SO4 loãng, điện phân CaSO4 nóng chảy.
C. 9000C, dung dịch HNO3, điện phân Ca(NO3)2 nóng chảy.
D. 9000C, dung dịch HCl, điện phân CaCl2 nóng chảy.
33: Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng
A. Na .	B. Ag.	C. Fe.	D. Hg.
34: Một kim loại dùng để loại bỏ tạp chất Fe2(SO4)3 trong dung dịch FeSO4 là
A. Fe.	B. Ag.	C. Cu.	D. Ba .
35: Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch
A. AgNO3.	B. Cu(NO3)2.	C. FeCl3..	D. FeCl2.
36: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. 3CO + Fe2O3 ® 2Fe + 3CO2	B. 2Al + Cr2O3 ® 2Cr + Al2O3
C. HgS + O2 ® Hg + SO2	D. Zn + CuSO4 ® ZnSO4 + Cu
37: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. C + ZnO ® Zn + CO	B. Al2O3 ® 2Al + 3/2O2
C. MgCl2 ® Mg + Cl2	D. Zn + 2Ag(CN)2- ® Zn(CN)42- + 2Ag
38: Để bảo vệ vỏ tàu đi biển phần ngâm dưới nước người ta nối nó với
A. Zn.	B. Cu.	C. Ni.	D. Sn.
39: Cho lá sắt vào dung dịch HCl loãng có một lượng nhỏ CuSO4 thấy H2 thoát ra càng lúc càng nhanh do
A. Lá sắt bị ăn mòn kiểu hoá học .	B. Lá sắt bị ăn mòn kiểu điện hoá .
C. Fe khử Cu2+ thành Cu.	D. Fe tan trong dung dịch HCl tạo khí H2.
40: Có các kim loại Mg, Ni, Sn, Cu. Kim loại nào có thể dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển làm bằng thép.
A. Ni	B. Mg	C. Sn	D. Cu
41: Cho các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hoá là
A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl	B. Thép các bon để trong không khí ẩm
C. Đốt dây Fe trong khí O2	D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng
42: Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, sau một thời gian có hiện tượng
A. Dây Fe và dây Cu bị đứt	B. Ở chỗ nối dây Fe bị mủn và đứt
C. Ở chỗ nối dây Cu bị mủn và đứt	D. Không có hiện tượng gì
43: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bỉ gỉ sắt chậm nhất?
A. Sắt tráng kẽm	B. Sắt tráng thiếc	C. Sắt tráng niken	D. Sắt tráng đồng
44: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim duới tác dụng của môi trường xung quanh.
B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axít trong môi trường không khí.
C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó .
D. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá .
45: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học .
A. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện .
B. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học .
D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá .
46: Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là:
A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn.
B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện ly.
C. Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
D. Cả ba điều kiện trên.
47: Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu-Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ:
A. Bị ăn mòn hoá học
B. Bị ăn mòn điện hoá
C. Không bị ăn mòn
D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó
48: Có một thuỷ thủ làm rơi một đồng 50 xu làm bằng Zn xuống đáy tàu và vô tình quên không nhặt lại đồng xu đó.
A. Đồng xu rơi ở chỗ nào vẫn còn nguyên ở chỗ đó.	B. Đồng xu biến mất.
C. Đáy tàu bị thủng dần làm con tàu bị đắm.	D. Đồng xu nặng hơn trước nhiều lần.
49: Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi.
A. Zn hoặc Mg.	B. Zn hoặc Cr.	C. Ag hoặc Mg.	D. Pb hoặc Pt.
50: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
A. Dùng hợp kim chống gỉ.	B. Phương pháp phủ.
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.	D. Phương pháp điện hoá .
51: Đinh sắt bị gỉ nhiều hơn trong trường hợp nào sau đây ?
A. Để ở nơi có không khí khô.	B. Quấn vào một sợi dây Zn để trong không khí ẩm.
C. Để ngoài không khi ẩm.	D. Ngâm trong dầu hỏa .
O

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_khoi_12_chuong_1_este_lipit.doc