Đề cương ôn tập Lịch sử 12 - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại

Đề cương ôn tập Lịch sử 12 - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại

I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.

1. Hoàn cảnh lịch sử:

– Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

+ Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh

+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận

– Từ 4/11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề trên.

2. Những quyết định quan trọng của Hội nghị

– Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:

• Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

• Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2- Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

• Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

3. Nhận xét:

– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.

– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.

 

doc 109 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1323Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử 12 - Phần I: Lịch sử thế giới hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
– Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
+ Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh
+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
– Từ 4/11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề trên.
2. Những quyết định quan trọng của Hội nghị
– Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2- Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
3. Nhận xét:
– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.
II. Sự thành lập Liên hiệp quốc
1. Sự thành lập:
– Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới.
– Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
– Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích:
Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc nêu rõ: Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
– Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
– Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
– Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
4. Các cơ quan của Liên hợp quốc
Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế.
5. Vai trò của Liên hợp quốc
– Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; có nhiều cố gắng trong việc giải trừ chủ nghĩa thực dân.
– Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục Liên hợp quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo
– Tuy nhiên, bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế, không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được việc Mĩ gây chiến tranh ở I-rắc
– Để thực hiện tốt vai trò của mình, Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ chức này.
– Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc.
III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập*
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.
– Về chính trị:
Mĩ, Anh và Pháp tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình; thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (9/1949). Tháng 10/1949, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời. Trên lãnh thổ nước Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
Trong những năm 1945 – 1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều việc quan trọng như: xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ v.v..
– Về kinh tế:
Sau chiến tranh, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”), nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường sự chi phối của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng.
Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Năm 1949, Hội đồng tuơng trợ kinh tế được thành lập. Thông qua đó, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên Xô với các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, ở châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
C. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) và phân tích hệ quả của những quyết định đó.
Câu 2. Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự xác lập hai hệ thống xã hội đối lập trên thế giới trong thời gian 1945 – 1949.
BÀI 2: LIÊN XÔ VA CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
I. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh
– Liên Xô ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề (khoảng 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị phá huỷ, 7 vạn làng mạc, 32.000 xí nghiệp bị phá huỷ).
– Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu theo đuổi chính sách chống Liên Xô. Liên Xô phải chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh.
– Liên Xô có trách nhiệm gúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Thành tựu chủ yếu
– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ
– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Ý nghĩa
– Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Xô – viết không ngừng được cải thiện, Liên Xô có vị trí quan trọng trong việc giải quyết những công việc quốc tế.
– Liên Xô đạt thế cân bằng sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và phương Tây; trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
– Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Á – Phi – Mĩ Latinh về vật chất và tinh thần trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới, trụ cột của hoà bình thế giới.
II. Các nước Đông Âu từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kì XX
– Trong những năm 1944 – 1945, cùng với quá trình Hổng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân.
– Từ năm 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng:
Xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.
Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản ngày càng được khẳng định.
– Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Từ chỗ là những nước nghèo, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp. Sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, trình độ khoa họ ...  phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.
II. Sự thành lập Liên hiệp quốc
1. Sự thành lập:
– Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới.
– Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
– Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích:
Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc nêu rõ: Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
– Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
– Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
– Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
4. Các cơ quan của Liên hợp quốc
Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế.
5. Vai trò của Liên hợp quốc
– Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; có nhiều cố gắng trong việc giải trừ chủ nghĩa thực dân.
– Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục Liên hợp quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo
– Tuy nhiên, bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế, không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được việc Mĩ gây chiến tranh ở I-rắc
– Để thực hiện tốt vai trò của mình, Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ chức này.
– Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc.
III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập*
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.
– Về chính trị:
Mĩ, Anh và Pháp tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình; thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (9/1949). Tháng 10/1949, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời. Trên lãnh thổ nước Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
Trong những năm 1945 – 1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều việc quan trọng như: xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ v.v..
– Về kinh tế:
Sau chiến tranh, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”), nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường sự chi phối của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng.
Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Năm 1949, Hội đồng tuơng trợ kinh tế được thành lập. Thông qua đó, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên Xô với các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, ở châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
C. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) và phân tích hệ quả của những quyết định đó.
Câu 2. Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự xác lập hai hệ thống xã hội đối lập trên thế giới trong thời gian 1945 – 1949.
Xem tiếp bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991), Liên bang Nga (1991 – 2000)
____________
	Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 được trình bày theo tiến trình lịch sử:
- Giai đoạn 1919 – 1930 (gồm 2 giai đoạn nhỏ: 1919 – 1935 và 1925 - 1930)
- Giai đoạn 1930 – 1945 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 1930 – 1931, 1931 – 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945)
- Giai đoạn 1945 – 1954 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 02/9/1945 - 19/12/1946, 1946 – 1950, 1951 - 1953 và 1953 – 1954)
- Giai đoạn 1954 - 1975 (gồm 5 giai đoạn nhỏ: 1954 – 1960, 1961 – 1965, 1965 – 1968, 1968 – 1973 và 1973 – 1975)
 - Giai đoạn 1975 đến 2000 (gồm 3 giai đoạn nhỏ: 1975 – 1976, 1976 – 1986 và 1986 - 2000).
Dựa vào phân kì lịch sử này, các bạn có thể tiến hành xác định những sự kiện lịch sử chính (chưa cần đi vào nội dung chi tiết) gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Phần Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 được trình bày theo 6 chủ đề:
1/ Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
2/ Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991) và Liên bang Nga (1991 - 2000)
3/ Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)
4/ Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
5/ Quan hệ quốc tế (1945 - 2000)
6/ Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
Nắm vững nội dung khái quát sẽ giúp bạn gói gọn nội dung ôn tập hơn và không bị lạc giữa mê cung sự kiện.
Học theo từng chủ đề lịch sử cụ thể
Khi ôn thi môn Sử, cách tốt nhất để nhanh thuộc bài và lâu quên là bạn hãy học theo từng chủ đề cụ thể. Việc học một chuỗi những sự kiện lan man vô định sẽ khiến bạn cảm thấy rối trí và hoang mang. Việc nhóm các vấn đề lịch sử cùng đặc điểm, liên quan với nhau thành một chủ đề là một cách giúp họ ôn tập hiệu quả hơn nhiều đấy
Ví dụ, bạn có học theo các chủ đề như:
Qúa trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Các hiệp định trong giai đoạn từ 1945 đến 1975( Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri)
Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ từ 1919 đến 1930
Học các sự kiện theo mối liên hệ
Đặc điểm của lịch sử là diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên hệ đến sự kiện sau. Do đó, nếu các bạn học cả một chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn lịch sử, thì sẽ thấy hấp dẫn, thú vị và nhớ có hệ thống hơn, cụ thể như:
- Diễn biến của cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945 xoay quanh 4 sự kiện lớn là: Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng 12/3/1945 (ra chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta) và cuối cùng là Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945).
Nếu nhóm cả 4 sự kiện này lại (từ bối cảnh đến nhận định tình hình, xác định kẻ thù, đề ra chủ trương của Đảng và quá trình triển khai các chủ trương đó), thì các bạn sẽ thấy được quá trình phát triển liên tục của Cách mạng Việt Nam từ 1939 đến 1945: từ chỗ bảo toàn được lực lượng vừa mới phục hồi (chủ trương của Hội nghị Trung ương 6) đến chuẩn bị lực lượng (chủ trương của Hội nghị Trung ương 8), rồi khởi nghĩa từng phần, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa (quyết định của Hội nghị Ban thường vụ TW Đảng 12/3/1945) và cuối cùng là tiến lên tổng khởi nghĩa thắng lợi (quyết định của Hội nghị toàn quốc của Đảng).
- Trong giai đoạn từ 1946 đến 1954, các bạn cần chú ý đến 4 kế hoạch của thực dân Pháp: Bôlae (1947), Rơ-ve (1949), Đờ-lát-đơ Tát-xi-nhi (1950) và Nava (1953). Nếu nhóm 4 kế hoạch trên và quá trình ta đánh bại từng kế hoạch của địch bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, các bạn sẽ thấy được một thực trạng thú vị là các kế hoạch của Pháp đề ra theo kiểu “thua keo này, bày keo khác”, sau một lần thất bại của kế hoạch trước, thực dân Pháp thay tướng và đưa ra một kế hoạch mới, nhưng cuối cùng đều bị quân và dân ta đánh bại, buộc phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ rút quân về nước.
- Trong giai đoạn 1954 – 1973, ở miền Nam Việt Nam, các bạn cần chú ý đến giai đoạn 1954 – 1960 (trước đây gọi là chiến tranh đơn phương) và 3 chiến lược: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh.
Nếu lập bảng tổng hợp tất cả các chiến lược trên với các nội dung: “Âm mưu, thủ đoạn”, “quá trình triển khai” và “quá trình nhân dân ta đánh bại các chiến lược của Mĩ”, các bạn sẽ thấy được một đặc điểm thú vị là sau mỗi lần thất bại, Mĩ lại can dự sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam: từ chỗ chỉ viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn (1954 - 1960), tiến đến đưa cố vấn quân sự vào chỉ huy, phong tỏa miềm Bắc, (1961 - 1965), đưa quân đội trực tiếp tham chiến, ném bom hậu phương miền Bắc (1965 - 1968) và cuối cùng Mĩ đành phải chấp nhận rút quân đội ra khỏi Việt Nam bằng cách tăng cường sức mạnh cho quân đội Sài Gòn song song với việc mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thương lượng với Liên Xô và Trung Quốc giảm viện trợ, làm cho cách mạng miền Nam suy yếu dần (1969 - 1973).
Và đừng quên những thắng lợi của ta trong từng chiến lược qua những sự kiện lịch sử và số liệu cụ thể.
Đối với các chiến dịch: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, các bạn bắt đầu từ chủ trương và kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Lúc đầu, Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm, nhưng sau khi chiến dịch Tây Nguyên diễn ra, Đảng ta đã liên tục điều chỉnh rút ngắn kế hoạch giải phóng miền Nam. Cuối cùng, trong chưa đầy 3 tháng, ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam. Vấn đề còn lại chỉ là nhớ những sự kiện cơ bản của 3 chiến dịch này.
Một số lưu ý nhỏ
- Đối với giai đoạn 1930 – 1931 và giai đoạn 1936 – 1939, các bạn chú ý đến cấu trúc: bối cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa và kết quả.
- Đối với bài Việt Nam trong năm đầu tiên sau khi giành được độc lập (1946), các bạn cần lập một sơ đồ có cấu trúc gồm 2 vế: thứ nhất là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong năm 1946 (bối cảnh, những khó khăn về đối nội, đối ngoại), thứ hai là quá trình giải quyết những khó khăn về đối nội và đối ngoại tương ứng.
- Trong những năm gần đây, nhiều đề thi thường có những câu hỏi về mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (chủ yếu rơi vào giai đoạn từ 1919 đến 1945). Chính vì vậy, các bạn cần chú ý đến mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam với các kiến thức lịch sử thế giới có liên quan trong sách giáo khoa. Nhớ hệ thống hóa kiến thức thật chắc chắn vào teen nhé!

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_lich_su_12_phan_i_lich_su_the_gioi_hien_dai.doc