Đề cương ôn tập học kì I – môn Ngữ Văn 10

Đề cương ôn tập học kì I – môn Ngữ Văn 10

Câu 1: (1,5đ) Tóm tắt văn bản tự sự

1. Truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu và Trọng Thủy

- Giá trị nội dung: truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu và Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng động.

- Giá trị nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng (đặc trưng cơ bản của truyền thuyết) phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện và các nhân vật lịch sử.

 

doc 13 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2310Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I – môn Ngữ Văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN 10
Câu 1: (1,5đ) Tóm tắt văn bản tự sự
Truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu và Trọng Thủy
- Giá trị nội dung: truyền thuyết An Dương Vương – Mị Châu và Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng động.
- Giá trị nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng (đặc trưng cơ bản của truyền thuyết) phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện và các nhân vật lịch sử.
Theo nhân vật Trọng Thủy
Trọng Thuỷ là con trai của Triệu Đà. Sau khi Triệu Đà cầu hoà với An Dương Vương, Trọng Thuỷ được Triệu Đà gả cho Mị Châu, con gái của An Dương Vương. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần và tìm cách đánh tráo mang về nước. Trước khi ra đi, Trọng Thuỷ còn dặn Mị Châu làm dấu lông ngỗng nếu sau này hai nước chia cắt. Triệu Đà lấy được nỏ thần đem quân sang đánh nước Âu Lạc. An Dương Vương và Mị Châu bỏ chạy, Trọng Thuỷ đuổi theo vết lông ngỗng của Mị Châu, nhưng đến nơi chỉ thấy xác của Mị Châu. Trọng Thuỷ đem về chôn cất. Vì quá thương tiếc Mị Châu, Trọng Thuỷ đã nhảy xuống giếng tử tự. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển hoá thành hạt châu. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, đem về rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng trong sáng hơn.
 Qua câu chuyện về Trọng Thuỷ, người xưa muốn nhắn nhủ chúng ta phải đề cao cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù xâm lược, mỗi người chúng ta phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa chung - riêng, nước - nhà.
Theo nhân vật An Dương Vương
An Dương Vương – vua nước Âu Lạc xây Loa Thành. Thành xây tới đâu lại lở tới đó. Sau, vua được thần Rùa Vàng giúp đỡ, thành xây nửa tháng thì xong. Rùa Vàng ở lại ba năm rồi từ biệt, trước khi về còn cho An Dương Vương chiếc vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc ngoại xâm. Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị đánh bại. Ít lâu sau, Triệu Đà cầu hôn Mị Châu – con gái An Dương Vương cho con trai mình là Trọng Thủy. Lợi dụng sự ngây thơ và cả tin của Mị Châu, Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ thần mang về nước cho Triệu Đà. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc. Mất lẫy nỏ thần, An Dương Vương thua trận bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Nhớ lời Trọng Thủy dặn, Mị Châu bứt áo lông ngỗng làm dấu. Quân Đà đuổi theo. An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Hiểu rõ mọi chuyện, vua rút kiếm chém Mị Châu và cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.
Theo nhân vật Mị Châu
Mị Châu là con gái vua An Dương Vương. Sau khi vua cha xây được thành và có lẫy nỏ thần, Mị Châu được gả cho Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà – người đã cử binh sang xâm lược Âu Lạc và bị An Dương Vương đánh bại. Tin yêu chồng và mất cảnh giác, Mị Châu bị Trọng Thủy lừa, đánh tráo lẫy nỏ thần, mang về cho Triệu Đà. Triệu Đà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc và đánh bại An Dương Vương. Mị Châu theo cha chạy trốn, vừa chạy vừa rắc lông ngỗng theo lời dặn của Trọng Thủy để hai người làm dấu tìm nhau, nếu hai nước chia cắt. Quân Đà đuổi theo, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng. Rùa Vàng hiện lên và báo cho vua biết, Mị Châu chính là giặc. Trước khi bị vua cha chém, Mị Châu khấn: nếu mình có lòng phản nghịch thì chết đi sẽ hóa thành cát bụi, còn nếu một lòng trung hiếu mà bị lừa dối thì sẽ hóa thành châu ngọc. Mị Châu chết, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu.
Tóm tắt Ra-ma buộc tội:
- Giá trị nội dung: Ghi nhớ SGK/60
- Giá trị nghệ thuật: Xây dựng miêu tả nội tâm nhân vật qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Hình thức so sánh nhằm tái hiện diễn biến tâm lí nhân vật.
Tóm tắt:
Sau khi Ra – ma hạ thủ Ra – va – na, giải cứu Xi – ta. Vợ chồng gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người. Ra-ma giải thích lí do đánh bại kẻ thù và việc cứu Xi-ta chỉ vì danh dự của dòng họ. Nghe những lời đó, Xi-ta hết sức đau lòng. Ra-ma mặc dù còn rất yêu vợ, nhưng vì sợ tai tiếng, vì nghi ngờ Xi-ta không còn trọn vẹn danh tiết sau những tháng ngày trong tay quỷ vương, Ra-ma tuyên bố từ bỏ Xi-ta bằng những lời lẽ nhục mạ nàng. Xi-ta đau đớn đến nghẹt thở, tìm mọi cách thanh minh nhưng không được. Nàng đành bước lên giàn hỏa thiêu và khấn thần A-nhi: “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con”. Xi-ta nhảy vào giàn hỏa thiêu khiến cho mọi người ai nấy đều đau xót.
CÂU 2: (1Đ) BÀI TẬP TIẾNG VIỆT (PHẦN VĂN BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT)
Văn bản có thể là:
A. Một câu	B. Nhiều câu	C. Một đoạn	
D. Nhiều đoạn	E. Tất cả các trường hợp trên
Nếu phân biệt theo phương thức biểu đạt, có bao nhiêu kiểu văn bản?
A. Ba	B. Bốn	C. Năm	D. Sáu
=> Kể tên:
Nếu phân biệt theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, có bao nhiêu kiểu văn bản?
A. Bốn	B. Năm	C. Sáu	D. Bảy
=> Kể tên:
Văn bản nào dưới đây thuộc loại văn bản ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Thư	B. Nhật Kí	C. Đơn	D. Cả A và B
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(năm 1946) của Hồ chủ tịch thuộc loại văn bản nào?
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng có thể xem là một văn bản vì :
Đã đúc kết một bài học luân lí trong cuộc sống
Phản ánh chân thực những hiện tượng trong xã hội
Có sự hoàn chỉnh, thống nhất cả về nội dung lẫn hình thức
Là một câu đúng về mặt cú pháp
Câu tục ngữ trên thuộc phong cách ngôn ngữ ?
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản nghệ thuật	B. Văn bản chính luận
C. Văn bản khoa học	D. Văn bản báo chí
Đặc điểm nào sau đây không thuộc về ngôn ngữ nói?
Là ngôn ngữ âm thanh, là lời giao tiếp hằng ngày
Đa dạng về ngữ điệu và có sự phù hợp với các phương tiện hỗ trợ
Có ưu thế về lựa chọn, suy ngẫm, sắp xếp
Từ ngữ được sử dụng khá đa dạng
Lời phát biểu, diễn giảng, bài nóithuộc về ngôn ngữ?
A. Ngôn ngữ nói	B. Ngôn ngữ viết	
C. Ngôn ngữ trung gian	D. Không thuộc loại nào đã nêu
Điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp khi dùng ngôn ngữ viết?
A. Sử dụng chữ viết	B. Quy tắc chính tả	
C. Quy cách tổ chức văn bản	D. Tất cả các yếu tố trên
Trong văn bản viết người ta tránh dùng các loại từ ngữ nào?
A. Mang tính khẩu ngữ	B. Mang tính địa phương
C. Mang tính chuyên môn cao	D. Tiếng long, tiếng tục	E. Cả A,B,D
Ngôn ngữ nói luôn có sự phối hợp giữa:
Âm thanh, giọng điệu với nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
Âm thanh, giọng điệu với hệ thống dấu câu, hình ảnh minh họa
Âm thanh, giọng điệu với các sơ đồ, bảng biểu
CÂU 3: (3Đ) VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI KHOẢNG 3OO TỪ.
Nghị luận về vấn đề bệnh thành tích trong giáo dục : Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Lập dàn ý chi tiết:
Mở bài: Giới thiệu và dẫn nguyên văn câu nói, nội dung cần nghị luận:
Trường học là nơi đào tạo những con người có ích cho xã hội. Nhưng hiện nay, trường học lại trở thành mối quan tâm của xã hội bởi bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử. Vì vậy, hiện nay đã có cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Thân bài:
Bước 1: Giải thích tiêu cực và bệnh thành tích?
Trước nhất, chúng ta hãy tìm hiểu về tiêu cực trong thi cử? Ta có thể hiểu tiêu cực trong thi cử là những hành động gian lận, lo lót hay sửa điểm trong các cuộc thi. Cụ thể hơn, đó là những hành động quay cóp, mở tài liệu khi làm bài thi, hay đút lót cho những người tổ chức để sửa điểm
Khi nói về bệnh thành tích càng đáng buồn hơn, bởi những người tham gia vào những việc làm thiếu trung thực này lại là những người tham gia trong hoạt động giáo dục. Họ sửa điểm, nâng điểm không lí do, cho điểm ảo rồi tự ý đưa ra những thành tích mà trên thực tế không thể đạt được. 
Bước 2: Khẳng định chung, nêu ý nghĩa vấn đề nghị luận
Cả tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích đều là sự thiết trung thực trong giáo dục. Vì vậy, cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” có ý nghĩa to lớn trong việc đẩy lùi hai căn bệnh này. Hành động trên sẽ đem lại sự trong sạch và trung thực cho ngành giáo dục nước ta.
Bước 3: Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động
Cuộc vận động được phát động là mong muốn của xã hội và đất nước để ngành giáo dục thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người của mình. Đó là đào tạo nên những con người trung thực về mặt nhân cách. Khi đó, chúng ta sẽ có những người tài thực sự, xã hội phát triển vững mạnh, tệ nạn xã hội và nạn tham nhũng bị loại bỏ. Đây sẽ là lợi ích to lớn, đầy ý nghĩa mà cuộc vận động mang lại, nếu mọi người đều thực hiện đúng.
Bước 4: Dẫn chứng minh họa sinh động, cụ thể, ngắn gọn
Thực tế, nhiều tiêu cực vẫn luôn xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc như một căn bệnh truyền nhiễm. Những năm gần đây, hiện tượng nhờ người thi hộ trong các kì thi Đại học xuất hiện và ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn. Ở một số trường học, giáo viên sẵn sàng nâng điểm cho học sinh để tự tạo danh hiệu cho lớp, cho trường. Nhưng thực tế, thành tích đó chỉ là ảo, có những học sinh không đủ điểm lên lớp, hay có những trường hợp tồi tệ hơn là không biết đọc mà vẫn tốt nghiệp tiểu họcChính những hành động gian lận này sẽ kéo cả xã hội đi xuống, đất nước ngày càng tụt hậu, nhân cách con người thay đổi theo chiều hướng tiêu cực
Kết bài: - Tóm tắt các ý, định hướng bản thân và mở rộng vấn đề
Vì vậy, không quá muộn để mọi người cùng đứng lên chống tiêu cực. Mỗi người hãy tự biết nhắc nhở bản thân, đồng thời tuyên truyền cuộc vận động tới mọi người cùng tham gia chống tiêu cực, sẵn sàng đấu tranh, lên án những kẻ tham gia vào việc làm thiếu trung thực. Bản thân là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” bằng cách tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ, không gian lận trong những lần kiểm tra hay thi cử Chúng ta hãy góp phần xây dựng trường học thực sự là nơi đáng tin cậy, đào tạo nên những con người có tài, có nhân cách phục vụ đất nước ngày càng phát triển bền vững.
2. An toàn giao thông
I. Mở bài:
Trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm nhiều nhất.Vì sao? Vì nó là một vấn đề cần thiết và có tác động lớn tới cộng đồng-xã hội.
Hiện nay, tình trạng mất trật tự, thiếu an toàn giao thông đang diễn ra khá nhiều như: mất trật tự nơi công cộng (trường học, bệnh viện, khu giải trí), phóng nhanh lấn chiếm lòng lề đường, vượt ẩu, lạng lách, chở quá qui định, vượt đèn đỏ
II. Thân bài:
- Hàng ngày, có rất nhiềi tai nạn giao thông đã cướp hết biết bao sinh mạng của người vô tội, theo thống kê hàng năm thì Việt Nam là một trong nhữn nước có số người chết vì tai nạn giao thông thuộc loại nhiều nhất trên thế giới. Nhưng những số liệu này có được là do đâu? Đó là do những người không có ý  ...  sử đã ảnh hưởng không nhỏ tới hào khí bài thơ (hay vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại).
* Phân tích biểu hiện của “Hào khí Đông A” (hay vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại)
a. Hào khí dân tộc thể hiện qua tư thế, hành động lớn lao, phi thường của người trai đời Trần:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
 (Múa giáo non sông trải mấy thu)
- Hai chữ “múa giáo” trong lời dịch chưa truyền tải hết ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ chữ Hán : “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh người anh hùng kì vĩ cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước. Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, với vẻ đẹp hiên ngang của đất trời, sông núi, vượt qua mọi thử thách về thời gian. Nổi bật hình ảnh con người kì vĩ là không gian và thời gian kì vĩ. Không gian mở ra chiều rộng của núi sông. Thời gian mở ra chiều dài “kháp kỉ thu” (đã mấy năm rồi)
- Có được cái tầm vóc ấy, hào khí ấy vì người tráng sĩ thời Trần là biểu hiện của sức mạnh thời đại:
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
Hình ảnh “ba quân” vừa là hình ảnh của quân đội nhà Trần, vừa tượng trưng cho sức mạnh dân tộc. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh thể chất của ba quân: ba quân mạnh như hổ báo, vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đội quân mang “Hào khí Đông A”: khí mạnh nuốt trôi trâu hay át cả sao Ngưu trên trời.
b. Khát vọng lập công giúp nước, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc:
- Đó là cái chí, cái tâm của người nam nhi:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
+ Chí ở đây là chí làm trai mang tư rưởng tích cực của Nho giáo: lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm. Chữ “trái” vừa mang nghĩa là nợ, vừa xuất phát từ chữ “trách” trong trách nhiệm, trọng trách mà ra. Như vậy, công danh không chỉ là món nợ đời mà kẻ làm trai phải trả, đó còn là nghĩa vụ lớn lao của trang nam nhi đối với dân, với nước. Nguyễn Công Trứ sau này đã khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
-> Chí làm trai thời Trần đã có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước – cứu dân.
+ Điều đáng quý hơn nữa, đó là bên cạnh cái “chí” còn có cái “tâm” của đấng nam nhi. Cái tâm ấy thể hiện qua nỗi “thẹn”. Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa có nhiều mưu lược lớn như Gia Cát Lượng (Vũ Hầu) đời Hán để trừ giặc, cứu nước. Chính nỗi thẹn làm nổi bật nhân cách lớn lao, cao cả của Phạm Ngũ Lão. Tỏ lòng vừa là nỗi lòng riêng của tác giả, vừa thể hiện tinh thần chung của thời đại: Hào khí Đông A – sức mạnh, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, giành độc lập tự chủ cho đất nước.
Kết bài:
Bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích kết hợp tính sử thi hoành tráng tạo nên hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. Kì vĩ ở hình tượng không gian - thời gian. Kì vĩ ở tầm vóc, tư thế con người, ở khí thế ba quân. Tỏ lòng đã thể hiện được hào khí Đông A – một trong những thời đại hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam.
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi (Hay nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Cảnh ngày hè).
Bài làm:
Mở bài:
- Cảnh ngày hè – bài 43 nằm trong mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình), nhưng bài thơ không nặng về giáo huấn, khuyên răn, triết lí mà lại thể hiện cảm xúc tinh tế của tâm hồn Nguyễn Trãi trước thiên nhiên và cuộc sống. 
Thân bài:
Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè
- Nguyễn Trãi là nhà thơ của thiên nhiên. Ông đến với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, mọi tư thếCảnh ngày hè cho thấy sự giao cảm tinh tế của hồn thơ Ức Trai với thiên nhiên tạo vật. Thật hiếm hoi và có phần đặc biệt khi ta gặp trong thơ ông một hoàn cảnh:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
+ Thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản, khí trời mát mẻ trong lànhMột ngày như thế trong đời Nguyễn Trãi không nhiêu. Ông là người thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn. Cả cuộc đời ông luôn mang trong mình nỗi lòng canh cánh lo cho dân, cho nước. Ông không có một phút thảnh thơi, vui thú cho riêng mình.
+ Hiện ra trước mắt người đọc là một bức tranh mùa hè sinh động, đầy sức sống:
	Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
	Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
	Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
	Lao xao chợ cá làng ngư phủ
	Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
 Bức tranh được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc, hương sắc, âm thanh, con người và cảnh vật: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, thêm vào đó là mùi hương thơm ngát của hoa sen. Cách ngắt nhịp 3/4 không theo nhịp 4/3 của thơ Đường luật làm nổi bật hơn cảnh ngày hè: 
Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ
Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương
Tiếng “lao xao chợ cá” – đặc trưng của làng chài hòa cùng tiếng ve kêu inh ỏi – âm thanh đặc trưng của mùa hè càng làm bức tranh thêm sống động. 
-> Từ láy “lao xao” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ khiến ta cảm nhận rõ sự giao cảm tinh tế, hài hòa của hồn thơ Nguyễn Trãi với thiên nhiên. Ông cảm nhận thiên nhiên bằng mọi cảm giác có thể: từ thị giác sang khứu giác, thính giác và cả sự liên tưởng.
+ Cảnh vật ngày hè lúc này hiện lên vào cái giờ khắc của ngày tàn: cuối ngày (lầu tịch dương – mặt trời sắp lặn). Nhưng sự sống không dừng lại, mà dường như còn mạnh mẽ hơn. Tác giả sử dụng các động từ mạnh “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn” như càng tô đậm thêm sự trỗi dậy của thiên nhiên, thiên nhiên đang căng tràn nhựa sống, đang vươn lên hết lớp này đến lớp khác.
Qua bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ, đầy tinh tế của Nguyễn Trãi đối với cảnh vật. Tất cả đều có cội nguồn sâu xa từ tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ
Nguyễn Trãi hết mực yêu thiên nhiên, nhưng trên hết đối với ông vẫn là tấm lòng tha thiết với con người, với dân, với nước. Mặc dù Cảnh ngày hè được sáng tác vào khoảng thời gian ông đã cáo quan về quê sống, đã hoàn toàn xa lánh chốn quan trường đầy bon chen, vụ lợi, nhưng tâm trí ông lúc nào cũng lo nghĩ về dân, về nước:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Nhìn cảnh sống của dân, đặc biệt là người lao động làng chài được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ngợi ca phong cảnh. 
Câu kết của bài thơ gồm sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc : “dân giàu đủ”. Nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi: “khắp đòi phương”.
Kết bài:
Bài thơ Đường luật thể thất ngôn xen lục ngôn thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Một con người giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Lí tường “Dân giàu, đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi đến hôn nay vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước cần phải bồi dưỡng thêm cho tâm hồn mình tình yêu quê hương, đất nước như Ức Trai, để góp phần xây dựng tổ quốc, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”.
Quan điểm “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài “Nhàn” (Hay Phân tích bài thơ Nhàn để hiểu rõ hơn con người Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Bài làm:
Mở bài:
- Nhàn là một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cả trong thơ chữ Hán và chữ Nôm: “rỗi nhàn”, “thân nhàn”, “phận nhàn”Bài thơ Nhàn là bức chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm được chụp từ nhiều góc độ khác nhau: cuộc sống, tâm hồn và trí tuệ
Thân bài: 
Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
+ Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen thuộc của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá. Cách sử dụng số từ : “Một, một, một” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn sàng của ông, hòa vào cuộc sống mới – cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất vả. Thái độ của Cụ Trạng hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
+ Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc, cây nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế, ông sinh hoạt cũng như bao người dân quê khác: không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm hồ, tắm ao
+ Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
-> Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông.
Góc độ thứ hai, Nhàn là bức chân dung tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là người thẳng thắn, trung nghĩa. Vì dâng sớ xin vua chém mười tám tên lộng thần không được, nên ông cáo quan về quê sống, chứ không phải ông trốn tránh cuộc đời như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy, chúng ta mới có dịp tìm hiểu con người ông qua Nhàn – một bài thơ được sáng tác khi ông đã rời bỏ chốn quan trường.
- Yêu thiên nhiên nên ông trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh tao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút vào vòng xoáy danh lợi. 
- Nhân cách của ông đối lập với danh lợi như nước với lửa:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
+ “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khôn”. Ta tìm nơi vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa xe tấp nập, thủ đoạn, bon chen, mua danh bán tướcThơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh lợi : “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13). 
Góc độ thứ 3, Nhàn là bức chân dung trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Cụ Trạng là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và uyên thâm. Ông tìm đến say để mà tỉnh:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Ông tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”, mặc cho người đời đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy không có nghĩa là ông thích cuộc sống nhàn hạ, thích hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời. Ông chỉ muốn bảo toàn nhân cách trong sạch của mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời danh lợi. Bởi ông nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao. 
Kết bài:
Bài thơ là bức chân dung tự họa của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người và nhân cách. Qua Nhàn, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn quan điểm của Bạch Vân cư sĩ về cuộc sống Nhàn. Nhàn ở đây là hòa mình vào thiên nhiên, phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Chúng ta hãy xác định cho mình một quan điểm sống phù hợp, đừng vì danh lợi và những thứ xa hoa phù phiếm mà đánh mất đi nhân cách của mình. Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho dân, cho nước mà không chút vụ lợi vì bản thân. 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - lớp 10.doc