Để có những bài văn hay của học sinh

Để có những bài văn hay của học sinh

Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, cần nhiều giải pháp đồng bộ. Song, qua thực tiễn dạy-học trong những năm đổi mới, qua nhiều trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy, một trong những yếu tố quan trọng để khơi nguồn tư duy, cảm xúc sáng tạo của học sinh ở môn Ngữ Văn là đề kiểm tra, đề thi. Đề ra, tất nhiên phải đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản, chuẩn kĩ năng. Song đề ra sao cho tự trong đề có tiềm năng khơi gợi, kích thích cảm xúc, tư duy sáng tạo của học sinh mới là điều quan trọng. Chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan từ kiểu đề đó. Chúng tôi xin giới thiệu cùng các bạn tham khảo.

 (Bài viết tại lớp - Thời gian 2 tiết)

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Để có những bài văn hay của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỂ CÓ NHỮNG BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH.
	Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, cần nhiều giải pháp đồng bộ. Song, qua thực tiễn dạy-học trong những năm đổi mới, qua nhiều trải nghiệm, chúng tôi nhận thấy, một trong những yếu tố quan trọng để khơi nguồn tư duy, cảm xúc sáng tạo của học sinh ở môn Ngữ Văn là đề kiểm tra, đề thi. Đề ra, tất nhiên phải đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản, chuẩn kĩ năng. Song đề ra sao cho tự trong đề có tiềm năng khơi gợi, kích thích cảm xúc, tư duy sáng tạo của học sinh mới là điều quan trọng. Chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan từ kiểu đề đó. Chúng tôi xin giới thiệu cùng các bạn tham khảo. 
 (Bài viết tại lớp - Thời gian 2 tiết)
Đề: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nào đã để lại cho anh, chị ấn tượng sâu sắc nhất ? Anh, chị hãy hoá thân vào nhân vật, giãi bày những tình cảm, suy nghĩ của nhân vật với thế hệ trẻ hôm nay.
 Bài làm 1.
Là một chiến sĩ đã từng trải qua biết bao bom đạn trong trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, tôi - nghệ sĩ Phùng lại vinh hạnh được trở về công tác chính nơi mà tôi đã từng một thời gắn bó và chiến đấu. Trong cuộc sống hoà bình, sau những va đập với với thực tế cuộc sống, tôi mới chợt nhận ra, mình chưa là gì so với những người dân rất đỗi bình thường quanh mình. Để lại cho tôi cảm xúc sâu sắc nhất là câu chuyện về người đàn bà làng chài trong buổi sáng hôm ấy.
Trên bãi biển mờ sương, lác đác những hạt mưa, xuất hiện trước mắt tôi là một chiếc thuyền lưới vó đang thẳng vào bờ. Một chiếc thuyền, một khung cảnh thật đẹp, thật thơ mộng, có lẽ đó là vẻ đẹp, mà cả đời bấm máy, tôi chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần. Niềm hạnh phúc ngập tràn, tôi tưởng rằng mình vừa khám phá được cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn  
Nhưng những gì tôi chứng kiến sau đó, thật quá sức tưởng tượng của tôi. Tôi không ngờ sau cái vẻ đẹp lãng mạn mà tôi vừa nhìn thấy là một sự thật tàn nhẫn và trớ trêu. Nó như một trò đùa quái ác dáng xuống đầu tôi. Mọi thứ dường như bị đảo lộn. Trước mắt tôi là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một người đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một trò giải toả những uất ức, đau khổ. Bom đạn trên chiến trường khốc liệt, không làm tôi run sợ. Nhưng hôm nay, giữa cuộc sống bình yên, chứng kiến một sự thật tàn nhẫn như vậy, tôi cảm thấy thật khủng khiếp. Tôi không tin vào mắt mình. Chẳng nhẽ vẻ đẹp nhìn từ xa kia đã đánh lừa tôi sao? Lão đàn ông đánh vợ, đứa con trai nhào tới xô xát, rồi nước mắt rơi, rồi họ lại lặng lẽ trở về trên chiếc thuyền nhỏTôi thấy trước mắt mình tối sầm và mờ mịt. Chân tay tôi đang tê cứng hay lòng tôi đang tê dại. Hạnh phúc vừa đến thì đau khổ đã ùa về choáng ngập trong tôi. Bao nhiêu suy nghĩ, mâu thuẩn ùa về cắn xé tâm hồn tôi. Nhiều lần chứng kiến cảnh bạo lực ấy của gã đàn ông, không thể kìm chế nổi, tôi đã lao thẳng vào chỗ họ, với ý nghĩ gã đàn ông kia sẽ phải chấm dứt ngay hành động độc ác của mình.
 Nhưng một lần nữa, tôi không ngờ rằng, gã đàn ông quay lại đánh luôn cả tôiTôi bị thương nhẹ, còn người đàn bà được mời về toà án huyện. Tôi đinh ninh rằng, sau những vụ đòn ấy, người đàn bà sẽ nhất định nghe theo lời của của chúng tôi: bỏ người chồng tàn ác. Nhưng lại thêm một bất ngờ nữa đến với tôi và Đẩu, bạn tôi, chánh án toà án huyện. Bị đánh đạp tàn nhẫn như vậy, ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, nhưng người đàn bà một mực nhất quyết không bỏ người đàn ông vũ phu - chồng mình. Mụ chắp tay vái lia lịa: “ Con lạy quý toà, quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” Lúc bầy giờ, tôi đang dấu mặt. Sau câu nói của mụ, tôi vén màn bước ra. Nhìn thấy tôi hình như mụ hốt hoảng. Tôi nghĩ lần này, mình nắm chắc phần thắng. Nhưng lại một bất ngờ khác đến với tôi. Hình như qua phút bối rối ban đầu, bỗng người đàn bà khốn khổ đứng dậy, nhìn thẳng vào chúng tôi, nói thật tự tin: “ Chị cảm ơn các chú ! Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăn, cho nên các chú đâu hiểu được công việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc” Tôi không tin vào tai mình nữa. Từ lời giãi bày thật khẩn thiết của người đàn bà, người vợ đáng thươngtôi đã phần nào hiểu được lẽ đời, hiểu được nguồn gốc của mọi sự chịu đựng, hi sinh của người đàn bà Đó là tình thương vô bờ bến của người mẹ giành cho những đứa con. “Đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới một chục đứa Chúng tôi phải sống cho con ” 
Trái tim tôi, cả tâm hồn tôi dường như chết lặng sau những lời nói ấy của người đàn bà. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản như tôi và Đẩu, thì chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nghe những lời trần tình đau đớn của người đàn bà, tôi mới vỡ ra rằng, suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong nỗi đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm vui nhỏ nhoi. “ Vui nhất là khi nhìn đàn con được ăn no, trên thuyền cũng có lúc hoà thuận, vui vẻ” 
Sau những suy nghĩ, giãi bày của người đàn bà, dường như tôi mất hết tự tin vào những lời nói của mình.. Tôi không ngờ đằng sau chiếc thuyền vó nhỏ bé ấy, không chỉ là một sự thật tàn nhẫn, tàn khốc, mà còn cả một thế giới tâm hồn, một tình thương vô bờ bến, một sự thấu hiểu lẽ đời sâu sắc của chính người đàn bà nhìn bề ngoài thô kệch, xấu xí. Khi tôi và Phùng đưa ra lời khuyên và giải pháp cho mụ, tôi cứ đinh là người đàn bà phải biết ơn, chịu ơn chúng tôi. Nhưng trớ trêu thay, sự thực là ngược lại. Chính tôi và cả Đẩu là những người phải biết ơn người đàn bà ấy. Một thằng lính đã qua trận mạc như tôi, nay trên trận chiến không tiếng súng, tôi lại là kẻ thất bại.
Vâng ! Bác kể câu chuyện này với các cháu cũng là mỗi lần bác tự dặn mình: hãy đừng bao giờ tự cho phép mình đơn giản, dễ dãi khi nhìn nhận một sự việc, nhất là với một con người. Sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà làng chài, phẩm chất cao quý của bà - một người mẹ, một người vợ - đã thực sự thuyết phục tôi cùng bạn tôi - chánh án Đẩu. Bác tin chắc rằng sau khi câu chuyện của bác, các cháu sẽ tự nhận ra những vẻ đẹp của chính người mẹ của các cháu, những người đang ngày đêm lam lũ, tảo tần vì các cháu. Các cháu sẽ phát hiện ra vẻ đẹp của tất cả những người thân yêu quanh cháu.
 Bài của học sinh Trịnh Thị Tình
 Lớp 12 B3 trường THPT Thanh Chương 1 Nghệ An.
 Bài làm 2.
Nhân ngày mồng 8 tháng 3, tôi được mời tới trường THPT Thanh Chương 1 để tham dự Lễ mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. Với tư cách là một nghệ sĩ có tên trong tác phẩm các cháu được học trong chương trình Ngữ Văn, tôi được hân hạnh mời lên lên phát biểu với các bạn nữ sinh cùng tất cả học sinh toàn trường.
- Đầu tiên, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, bác xin gửi đến các cô giáo, các bạn nữ sinh toàn trường lời chúc sức khoẻ, xinh đẹp và đạt những kết quả như mong ước. Chúc trường ta tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới trong dạy và học.
- Các cháu yêu quý ! Bác có rất nhiều chuyện muốn tâm sự cùng các cháu; nhưng thời gian không cho phép, bác chỉ gói gọn nói về chủ đề: tấm lòng, đức hy sinh của người phụ nữ, của những người mẹ, người bà của chúng ta cùng cách nhìn đời đời, nhìn người trong cuộc sống. ( Cả trường im lặng )
- Các cháu lớp 12 đã học truyện Chiếc thuyền ngoài xa của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu. Chắc nhiều cháu tự đặt câu hỏi: Trên đời làm gì có người đàn bà nào như người đàn bà làng chài? Mà có, cũng không thể chịu nhẫn nhục như thế. Nhưng các cháu có biết không ! Đó lại là một sự thật, một sự thật đến ngỡ ngàng. Ngay cả chính bác, người được trực tiếp chứng kiến sự việc, mà lúc đầu bác cũng không tin. Nhưng đó là sự thật. Sự thật như hôm nay, bác đang đứng nói chuyện với các cháu.
- Các cháu ạ ! Đặc biệt là các cháu nữ, rồi dăm bảy năm, mười năm nữa, các cháu sẽ có chồng, các cháu sẽ hiểu như thế nào là tấm lòng người vợ; rồi các cháu sẽ thành những người mẹ, các cháu sẽ biết như thế nào là tấm lòng của một người mẹ đối với các con của mình. Rồi biết bao nhiêu điều khác nữa mà hôm nay, các cháu chưa biết. Cuộc đời không đơn giản như trang sách có đầu, có cuối; không bằng phẳng, rợp bóng mát như sân trường các cháu đang ngồi nghe bác nói chuyện hôm nay. Mà nó gồ ghề, lắm gai góc, dốc đèo, sáng tối đan xenBác và bác Đẩu, bạn chiến đấu trên chiến trường cùng bác, nay là chánh án toà án huyện đã sai lầm khi khuyên người đàn bà làng chài bỏ người chồng vũ phu, tàn ác. Các cháu biết không, sau khi nghe người đàn bà làng chài giãi bày căn nguyên bà không bỏ người chồng, bác và bác Đẩu mới thấy, những lí do mình nêu ra nó mới nhỏ bé, tầm thường làm sao. ( Khối 12 ồ lên, có học sinh còn la to: Thế mà tầm thường ? Thế mà nhỏ ư ? Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận lớnTôi là tôi bỏ. Li dị là xong. Bây giờ bình đẳng, ra toà là xong. )( Đợi các em lắng xuống, tôi tiếp)
- Các cháu ạ! Chính bác và bác Đẩu lúc đầu cũng nông nổi, nông cạn như các cháu lúc này. Còn bây giờ, bác nói bé nhỏ, tầm thường là so với những cái được to lớn khi người đàn bà có người chồng so với nếu bà li dị, không còn chồng. Những điều sâu sắc đó bác có được là chính người đàn đàn bà làng chài đã dạy cho bác. Các cháu không tin ư ! Các cháu khối 10 và 11, nếu chưa đọc truyện, các cháu chưa hiểu, nhưng các cháu 12, chắc cháu còn nhớ ! Người đàn bà đã giãi bày mới thấm thía, cảm động làm sao: Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú! Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ănnên các chú đâu hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc Đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Đàn bà thuyền chài chúng tôi phải sống cho con 
Các cháu biết không ! Những lời giãi bày chất phác của người đàn bà làm vỡ oà trong bác bao điều. Nói đơn giản, chiếc thuyền chài trên biển, nếu không có người đàn ông đứng mũi chụi sào, sẽ trở thành thuyền chết. Nếu người đàn bà bỏ người chồng, như một số cháu đã nghĩ ( một số cháu ồ lên: Cả bác nữa!)- Vâng ! Cả chính bác lúc đầu cũng nghĩ như vậy. “Bỏ”, con sẽ mất cha hoặc mất mẹ, tất cả sẽ ra sao, chắc là các cháu có thể tự hiểu. Bi đát, đau thương gấp biết bao nhiêu lần.
 Bây giờ các cháu ở thời hiện đại, thời thông tin, trí thức. Nhìn nhận của các cháu có nhiều đổi mới. Nhưng những truyền thống, trong đó có truyền thống gia đình thì không bao giờ cũ. Ngày nay, các cháu có thể chuyển nghề này sang nghề khác; chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng, không vướng mắc. Nhưng với gia đình, và sau này với vợ, với chồng, thì không thể như thế. Bài học người đàn bà làng chài - người đàn bà ít học- đã dạy cho bác và bác Đẩu vỡ oà ra điều vô cùng quý giá đó. Hạnh phúc gia đình là thứ hạnh phúc cao quý, khó có thứ hạnh phúc nào thay thế, dẫu để có hạnh phúc đó, mỗi người, nhất là người đàn bà – như người đàn bà làng chài, phải đổi bao cay cực, khổ đau ! 
Nhưng, điều mà bác muốn tâm sự nhân ngày tết của Phụ nữ là điều gì các cháu biết không ? (Tôn trọng Phụ nữ, có cháu nói phía dưới). Cháu nào đó nói tôn trọng. Đúng nhưng chưa đủ. Điều bác muốn nói là: Người đàn bà làng chài đã giúp bác thấu hiểu vẻ đẹp ẩn kín bên trong của những con người mà trông bề ngoài thô kệch, cam chịu, nhẫn nhục. Nghe người đàn giãi bày lí do bà không thể, không đời nào bỏ chồng, bác mới thấy mình ngây thơ, nông nổi làm sao. Ngỡ mình hiểu biết hơn bà ta, ngỡ bà ta ít học, dốt nát, cam chịu; bà là người đáng thương hại, mà mình là người phải bênh vực bà taHoá ra, bà là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; một người mẹ, một người vợ trong hoàn cảnh ấy không thể xử sự khác. Trong bà lấp lánh vẻ đẹp của người mẹ: tất cả vì con- và bà - người đàn bà, người mẹ coi đó là hạnh phúc, là niềm vui, dẫu là niềm vui phải đổi bao cay đắng.
Vâng! Giờ thì không còn cháu nào phản ứng đòi bỏ nữa phải không ? Bác tin rằng, những lời giãi bày của người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu, không chỉ giúp bác và bác Đẩu nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn của chính bà, mà nó sẽ giúp các cháu thấu hiểu vẻ đẹp của những người mẹ, người bà, của các cô giáo đang ngày đêm tảo tần, thầm lặng hi sinh vì hạnh phúc của các cháu !
 Bài làm của Võ Ngọc Tuấn
 Lớp 12 B3 trường THPT Thanh Chương1 Nghệ An.
 ******************************************
Đề: Anh , chị có suy nghĩ gì về câu nói sau đây của Tuân Tử:
	“ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.”
 (Đề thi kiểm tra Chất lượng lớp 12 học kì 2 – năm học 2008-2009)
 Bài làm
	Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lí nhân sinh trở thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.
	Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “ Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.
	Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta”, ai là “kẻ thù” của ta vậy! 
Lời dạy của Tuân tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết - hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.
 Người “khen ta mà khen phải”- nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùiĐó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu. 
	Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguỵ biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phảiThật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vongLời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.
	Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm traHành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.
	Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành; dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi"” với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ. 
 Bài làm của Nguyễn Thị Hảo 12C 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CO BAI VAN HAY CUA HS 12.doc