Đề bài: Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

Đề bài: Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

Đề bài : Phân tích những khám phá riêng của mỗi nhà văn về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

Gợi ý bài làm

 Mở bài

- Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Đặc biệt, ông luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” và có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật Tác phẩm Chí Phèo là một thành công xuất sắc của Nam Cao, thể hiện những phát hiện sâu sắc về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 19788Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài: Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)
Đề bài : Phân tích những khám phá riêng của mỗi nhà văn về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)
Gợi ý bài làm
Mở bài
- Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Đặc biệt, ông luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” và có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật Tác phẩm Chí Phèo là một thành công xuất sắc của Nam Cao, thể hiện những phát hiện sâu sắc về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Đặc biệt, ông viết rất chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ. Tác phẩm Vợ nhặt là một thành công xuất sắc của Kim Lân, thể hiện những phát hiện sâu sắc về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám.
Thân bài
1. Những khám phá riêng của Nam Cao về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện Chí Phèo
a). Về số phận, cảnh ngộ
- Nhân vật Chí Phèo là một điển hình cho người nông nghèo, bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào con đường lưu manh hoá, bị huỷ hoại nhân hình và cả về nhân tính.
- Khi thức tỉnh, Chí Phèo khao khát hoàn lương để làm người lương thiện nhưng bị xã hội cự tuyệt. Chí phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người và cuối cùng dẫn đến một thảm kịch – cái chết đầy bi phẫn. 
b). Về vẻ đẹp tâm hồn
- Khi chưa đi tù, Chí Phèo vốn là một anh canh điền hiền lành, có những khát vọng chân chính.
- Dù bị lưu manh hoá, nhưng bản chất lương thiện của Chí Phèo vẫn âm ỉ cháy. Khi được bàn tay ân tình của thị Nở chăm sóc, Chí Phèo thức tỉnh và khao khát mãnh liệt quyền làm người, khao khát sống lương thiện.
2. Những khám phá riêng của Kim Lân về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong truyện Vợ nhặt
a). Về số phận, cảnh ngộ
Các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và thị (người vợ nhặt) là những điển hình cho người nông dân nghèo, bị nạn đói năm 1945 đẩy vào tình cảnh dở khóc dở cười : 
- Tràng vì thân phận nghèo hèn nên không thể cưới vợ đàng hoàng mà đành phải “nhặt” vợ.
- Người vợ nhặt vì thân phận khốn cùng nên rất cần một chỗ tựa nương, đành đánh liều theo làm vợ Tràng chỉ bằng mấy lời bông đùa và bốn bát bánh đúc.
- Bà cụ Tứ, mẹ của Tràng vì nghèo không thể lo cho con được một người vợ nên đành chấp nhận người đàn bà kia.
b). Về vẻ đẹp tâm hồn
Dù hoàn cảnh bi đát, ngay cả bản thân mình cũng không biết sống qua nạn đói hay không, nhưng những con người ấy đều thể hiện một tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ở họ đều toát lên niềm khát khao hạnh phúc và có một niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng.
Kết bài
Với những phát hiện tuy khác nhau về số phận, cảnh ngộ và vẻ đẹp tâm hồn của người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân đã thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc. Qua đó, hai nhà văn đã góp thêm tiếng nói đòi quyền sống và hạnh phúc cho con người trong xã hội cũ.

Tài liệu đính kèm:

  • docChi Pheo va Vo nhat.doc