Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 2

Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 2

Đề 2: Tràng giang - Huy Cận

Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ - Đây là một hồn thơ buồn,

nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến

những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi

lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa.

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2042Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Văn học lãng mạn và 
hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) 
Đề 2: Tràng giang - Huy Cận 
Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ - Đây là một hồn thơ buồn, 
nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến 
những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi 
lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa. 
Bài thơ Tràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặc điểm phong cách nói trên. 
1. Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na “sông dài” không có được sắc thái trừu 
tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt, con sông trong thơ tự 
nhiên trở thành dài hơn, trong tâm tưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm 
tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn 
năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác Tràng 
giang ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ - 
Lửa thiêng) 
2. Khổ một: Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì 
tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những gợn sóng nhỏ nhấp nhô 
“điệp điệp” với nhau trên mặt nước mông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo con thuyền 
xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song. 
Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự 
chia lìa của “thuyền về nước lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củi lìa rừng không biết trôi về 
đâu giữa bao dòng xuôi ngược. Hình ảnh một cành củi khô gầy guộc chìm nổi giữa bát ngát tràng 
giang... là hình ảnh của nỗi buồn muôn thuở. 
3. Khổ hai: Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợi lên ở cái tiếng xào xạc chợ chiều 
đã vãn từ một làng xa nơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có thoáng hơi tiếng của con người đấy, 
nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ, chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ đột ngột 
đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ thêm để càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành 
cô liêu hơn: 
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót 
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu 
4. Khổ ba: Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần phủ định: 
Mênh mông không một chuyến đò ngang 
Không cầu gợi chút niềm thân mật... 
Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa là hoàn toàn không bóng người hay một cái gì 
gợi đến tình người, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sông nước. 
Chỉ có những cánh bèo đang trôi dạt về đâu: lại thêm một hình ảnh của cô đơn, của tan tác, chia lìa. 
5. Khổ bốn: Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói về cảnh hoàng hôn 
thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời: 
Chim hôm thoi thóp về rừng 
(Nguyễn Du) 
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi 
(Bà Huyện Thanh Quan) 
Chim mỏi về rừng tìm chốn trú 
(Hồ Chí Minh) 
Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là một cánh chim chiều trong “thơ 
mới”, nên nó nhỏ nhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chim nghiêng cánh nhỏ) trên 
một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trời xa 
như một tia nắng chiều rớt xuống. 
Người ta vẫn nói đến ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình trước vũ trụ 
để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người. Ý vị cổ điển 
ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường. 
Lòng quê dợn dợn vời con nước 
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà 
Tác giả Tràng giang tuy nói “không khói hoàng hôn” nhưng chính là đã bằng cách ấy đưa thêm 
“khói hoàng hôn Thôi Hiệu” vào trong bài thơ của mình để làm giàu thêm cái buồn và nỗi nhớ của 
người lữ thứ trước cảnh tràng giang. 
6. Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi 
qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên 
sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở 
một cánh chim chiều. 
Một nhà cách mạng hoạt động bí mật thời Pháp thuộc mỗi lần qua sông Hồng lại nhớ đến bài Tràng 
giang. Tình yêu đất nước quê hương là nội dung cảm động nhất của bài thơ. 
Còn “cái tôi Thơ mới” thì tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn. Buồn thì cảnh không 
thể vui. Huống chi lại gặp cảnh buồn. Nhưng trong nỗi cô đơn của nhà thơ, ta cảm thấy một niềm 
khát khao được gần gũi,hòa hợp, cảm thông giữa người với người trong tình đất nước , tình nhân 
loại - niềm khát khao có một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu thân mật nối liền hai bờ sông 
nước Tràng giang. 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen de Van hoc lang man va hien thuc phe phan 19301945.pdf