Chuyên đề Văn học dân gian

Chuyên đề Văn học dân gian

VĂN HỌC DÂN GIAN

A-Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh

1- Hệ thống hoá và nâng cao kiến thức:

- Vai trò, vị trí của VHDG trong tiến trình văn học dân tộc

- Đặc điểm nổi bật của một số thể loại VHDG

2- Vận dụng kiến thức để phân tích, tìm hiểu vẻ đẹp một số loại văn bản trong chương trình (cả phần đọc thêm)

3- Rèn kĩ năng phân tích, đọc hiểu văn bản

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3607Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề I
VĂN HỌC DÂN GIAN
A-Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
1- Hệ thống hoá và nâng cao kiến thức:
- Vai trò, vị trí của VHDG trong tiến trình văn học dân tộc
- Đặc điểm nổi bật của một số thể loại VHDG
2- Vận dụng kiến thức để phân tích, tìm hiểu vẻ đẹp một số loại văn bản trong chương trình (cả phần đọc thêm)
3- Rèn kĩ năng phân tích, đọc hiểu văn bản
B- Phương tiện
GV: Bài soạn, TLTK:
+ Giáo trình VHDG (ĐH DaLat)
+ Tài liệu của Hoàng Tiến Tựu
+ Tư liệu Ngữ văn 10
HS: Bài soạn ở nhà
C- Phương pháp:
1- Đọc tài liệu, nêu, gợi mở vấn đề
2- Kết hợp thuyết trình và đàm thoại
3- Thảo luận, trình bày theo nhóm
D- Nội dung tóm tắt:
TIẾT 1-4
VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA VHDG
I- Vị trí, vai trò của VHDG trong tiến trình văn học dân tộc (3 tiết)
1- VHDG là một bộ phận của VH dân tộc, ra đời trước văn học viết, tồn tại và phát triển son song với VH viết.
	- Nêu vấn đề: VHDG ra đời trước khi dân tộc ta chưa có chữ viết. Nhưng khi chữ viết xuất hiện, VHDG vẫn tồn tại và phát triển song song cho đến ngày nay.
- Thảo luận nhóm: Lí giải nguyên nhân?
	- Gợi ý: Xét về 2 mặt xã hội và văn hoá nghệ thuật
Kết luận: 
- VHDG ra đời là do nhu cầu của cộng đồng trong quá trình lao động, sinh hoạt (gắn liền với hình thức diễn xướng của VHDG); đồng thời là nhu cầu thưởng thức của người lao động bình dân
- Do phương thức truyền miệng và sáng tác tập thể, dù có chữ viết nhưng VHDG vẫn được lưu truyền trong dân, có sự vận động riêng của nó; đồng thời đa số người lao động bình dân không biết chữ, không được thưởng thức thành tựu của VH viết.
2-VHDG không chỉ góp phần tạo nên nền VH dân tộc, VHDG còn tác động đến sự hình thành và phát triển của VH viết
	- Nêu vấn đề:
 VHDG góp phần quan trọng đặt nền móng cho sự hình thành của nền VH dân tộc, đồng thời ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của nền văn học viết (từ thế kỷ X trở về sau)
- Thảo luận nhóm: 
	+ Sự ảnh hưởng của VHDG đối với VH viết về đề tài, chủ đề; về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật như thế nào?
	+ Phân tích một số dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung trên
- Gợi ý: 
	+ Về đề tài: chủ yếu xoay quanh 3 đề tài (về lao động sản xuất, về bảo vệ đất nước và đời sống tình cảm của nhân dân ta)
	+ Về nội dung: xoay quanh 2 cảm hứng chủ đạo (tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo)
	+ Về hình thức: thể thơ; cốt truyện; kết cấu (thơ, truyện); ngôn ngữ và các biện pháp tu từ (từ vựng và ngữ pháp)
	Minh hoạ: - HS tự minh hoạ
	- GV bổ sung TL (ĐH Dalat)
3-Bảng so sánhVHDG với VH viết: (1 tiết)
Phương diện
So sánh
Văn học dân gian
Văn học viết
Sự hình thành và phát triển
-Ra đời khi chưa có chữ viết
-Tiếp tục phát triển khi đã có chữ viết
-Ra đời từ khi có chữ viết
-Thời gian từ TK X
Tác giả
Tập thể, chủ yếu là tầng lớp bình dân
Cá nhân, chủ yếu là tầng lớp trí thức
Phương thức sáng tác và lưu truyền
-Sáng tác bằng ngôn ngữ nói
-Lưu truyền qua trí nhớ và bằng miệng
-Sáng tác bằng ngôn ngữ viết
-Ghi lại bằng chữ viết, in hoặc viết tay bằng văn bản
Nội dung
-Phản ánh tư tưởng tình cảm của nhân dân và Quan niệm về thế giới hiện thức đời sống qua tập thể cộng đồng
- Phản ánh hiện thực đời sống của các tần lớp, chủ yếu là tầng lớp trên (trí thức, phong kiến) qua cái nhìn của cá nhân
Thể loại
-Thể loại tự sự, trữ tình, kịch
-Phương thức chủ yếu là kể, hát , nói, diễn xướng
-Các thể loại tự sự, trữ tình, kịch
-Phương thức bằng văn bản viết
II- VHDG là sách giáo khoa về cuộc sống. (3 tiết)
Nêu vấn đề:
VHDG có một giá trị to lớn của đối với đời sống con người, đó là điều đã được nhân dân ta đúc kết qua thời gian. Nói cách khác, tiếp nhận VHDG là tiếp nhận những bài học dạy làm người do chính cuộc sống cung cấp.
Thảo luận nhóm:
- Những bài học dạy làm người đó là gì? Cho ví dụ?
 - Cách dạy làm người của VHDG khác với những cách dạy khác ở chỗ nào? 
 Cho ví dụ?
 - Bài học rút ra của bản thân từ “SGK” VHDG là gì?
Gợi ý thảo luận
	- VĐ 1: Có thể chỉ ra các bài học: Bài học về tình yêu quê hương đất nước; Về tình yêu thương con người; Về ứng xử, giao tiếp trong sinh hoạt; Về quan hệ tình cảm (tình yêu gia đình, tình cảm yêu đương, tình cảm vợ chồng) 
	- BĐ 2: Khác với một số tác phẩm văn học viết chỉ giáo huấn về đạo lý một cách trừu tượng bằng luận lí, VHDG dạy con người bằng chính thực tiễn đời sống, kinh nghiệm xã hội trên cơ sở quan sát và trải nghiệm của nhân dân, được đúc kết qua một quá trình lâu dài (các câu châm ngôn, thành ngữ, tục ngữ ). Vì vậy bài học mà VHDG để lại có ý nghĩa thực tiễn và lâu dài, có sức sống lâu bền
	- VĐ 3: Học sinh phát biểu tự do trên cơ sở 2 gợi ý của GV: Tình yêu quê hương đất nước; tình yêu thương con người; kinh nghiệm xử thế, giao tiếp; 
	(Dẫn chứng minh hoạ cần sử dụng hết các thể loại, tuỳ theo từng bài học mà vận dụng khác nhau )
Trình bày, bổ sung:
(Căn cứ vào thực tế trình bày của HS mà có phương án sửa chữa, bổ sung cụ thể)
KL: Nhận định trên khẳng định giá trị to lớn của VHDG đối với đời sống. Đây là vấn đề trọng tâm chương VHDG, cần có thêm nhiều dẫn chứng minh học hơn.
III- Luyện tập ( 1tiết): 
Viết bài văn ngắn cho đề bài:
Một bài học mà VHDG đã dạy cho em.
E- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de VH dan gian.doc