Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Vấn đề 1: Tâm tư trong tù

Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Vấn đề 1: Tâm tư trong tù

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài thơ được viết ngay trong những ngày đầu tiên Tố Hữu bị bắt giam vào nhà lao Thừa

Thiên. Bị giam trong xà lim hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài và với các bạn tù

khác. Đây là chặng đường thử thách đối với người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Và mở ra

những trang mới cho tập Từ ấy. Phần Xiềng xích ra đời.

Bài thơ có hai phần. Phần đầu ba khổ, mỗi khổ 8 câu thơ nói về nỗi cô đơn, niềm khát khao

hướng về cuộc sống bên ngoài nhà tù. Và phần sau là dự cảm về những gian lao thử thách

trước mắt, tác giả ý thức được thân phận của mình trong tình cảnh mất tự do của cá nhân

và của đất nước. Từ đó tự dặn lòng thề quyết giữ vững ý chí chiến đấu và phẩm giá của

người cách mạng. Bài thơ kết cấu theo diễn biến tăng tiến của tâm trạng. Từ cảm xúc tình

cảm đến nhận thức lý trí.

pdf 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Vấn đề 1: Tâm tư trong tù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề: Thơ Tố Hữu 
Vấn đề 1: Tâm tư trong tù 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1. Bài thơ được viết ngay trong những ngày đầu tiên Tố Hữu bị bắt giam vào nhà lao Thừa 
Thiên. Bị giam trong xà lim hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài và với các bạn tù 
khác. Đây là chặng đường thử thách đối với người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Và mở ra 
những trang mới cho tập Từ ấy. Phần Xiềng xích ra đời. 
Bài thơ có hai phần. Phần đầu ba khổ, mỗi khổ 8 câu thơ nói về nỗi cô đơn, niềm khát khao 
hướng về cuộc sống bên ngoài nhà tù. Và phần sau là dự cảm về những gian lao thử thách 
trước mắt, tác giả ý thức được thân phận của mình trong tình cảnh mất tự do của cá nhân 
và của đất nước. Từ đó tự dặn lòng thề quyết giữ vững ý chí chiến đấu và phẩm giá của 
người cách mạng. Bài thơ kết cấu theo diễn biến tăng tiến của tâm trạng. Từ cảm xúc tình 
cảm đến nhận thức lý trí. 
2. Ấn tượng đầu tiên là nỗi cô đơn. Bốn câu đầu của khổ thứ hai được lặp ở bốn câu đầu 
một. Có sự nhớ lại niềm say mê bồng bột, niềm vui tươi trẻ của những ngày sống giữa bạn 
bè trong phong trào sôi nổi thì tác giả mới thấm thía nỗi cô đơn khi bị li cách khỏi môi 
trường hoạt động. 
Cảm xúc tinh tế nhạy bén, tình cảm gắn bó thiết tha với đời sống được tập trung trong sự 
lắng nghe những biến thái âm thanh ngoài tù vọng vào. “Tai mở rộng” bởi “lòng sôi rạo 
rực” bởi cuộc sống đã bị cách ly. Thính giác là khả năng duy nhất mà tác giả giao lưu với 
bên ngoài. 
Những âm thanh gợi cảm về buổi chiều, những âm thanh đó náo nức hơn: Chim “reo”, gió 
mạnh “lên triều” và tiếng dơi chiều đập cánh cũng trở nên vội vã. Khao khát sống với 
cuộc đời đầy biến động bên ngoài, hình dung rất rõ cả thế giới bên ngoài tác giả đã thể 
hiện một sức sống tuôn trào, một niềm yêu đời mãnh liệt. Và chân dung người cộng sản 
hiện lên rất đậm đà chất Người. 
3. Giữa những âm thanh như rất bề bộn ấy, tâm hồn nhạy cảm của tác giả đã đón nhận và 
lưu giữ lại được những âm thanh rất dễ bị chìm lấp đi “Nghe lạc ngựa.. đi về”. 
“Nghe lạc ngựa” là sự tác động bằng âm thanh nhưng “rùng chân bên giếng lạnh” là một 
hình ảnh mà mắt ta có thể nhìn thấy được. Sức tưởng tượng của câu thơ thật kỳ diệu. 
(“Một tiếng rao đêm” của em bé gái cũng khiến cho Tố Hữu thấy rất rõ em nhỏ đó như thế 
nào!). 
Cái cảm giác “lạnh” của buổi chiều trong cái “lạnh” của nước giếng, và nhất là cái “rùng 
chân” của con ngựa khiến cho nhạc ngựa cũng rung theo đã phát ra âm thanh nhỏ lọt qua 
khám giam để đến với người tù. 
Bức tranh không chỉ là ngoại cảnh mà chứa chất tâm trạng của nhân vật trữ tình: Rất thấm 
thía nỗi cô đơn và muốn “đạp tan phòng” mà ra với cuộc đời “ngoài kia sung sướng biết 
bao nhiêu”. 
Câu “Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về” lại là một âm thanh “xa” rất khó nghe mà nhà 
thơ đã nghe được. Đây là âm thanh đời thường vọng vào thế giới cô quạnh chốn tù đày. 
Câu thơ bình dị nhưng có sức lay động lớn. Nó cho ta thấy tấm lòng thương mến, khao 
khát được hòa đồng với con người. Chính vì thế mà các giác quan của nhà thơ rung động 
theo, lần theo những âm thanh thân thuộc trong cuộc sống con người. 
4. Phần sau bài thơ có sự chuyển hướng trong mạch “tâm tư” của nhân vật trữ tình. Dòng 
cảm xúc đang lên ở phần trên bỗng xoay chuyển đột ngột bởi sự thức tỉnh của lí trí. Đó là ý 
thức nỗ lực vươn lên, điều khiển chế ngự những xúc cảm bằng sự tự soi sáng của nhận 
thức xã hội, của ý chí cách mạng. 
(Ở bản lĩnh Hồ Chí Minh thì lại khác. Mặc dầu lí trí nhận thức không lãng mạn chút nào 
“Trong tù không rượu cũng không hoa” nhưng không vì thế mà Bác chế ngự tình cảm của 
mình trước một đêm trăng đẹp. Bác thú nhận “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ!” (bài 
Ngắm trăng). 
Ở phần sau của bài thơ này. Tố Hữu thể hiện tính “chính luận” tức là trình bày nhận thức, 
lý giải quan niệm và bày tỏ ý chí quyết tâm. Sự nhấn mạnh về lý trí đã tạo nên một thế mất 
thăng bằng cho bài thơ. Tuy dặn lòng rất thành thật nhưng lời thơ thuyết minh nhiều lời 
quá khiến cho tác phẩm trở nên nặng nề, công thức bị pha loãng và hơi ồn ào. 
B. LUYỆN TẬP 
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 
1. Hoàn cảnh ra đời? Giải thích tập thơ nào? Nêu ngắn gọn hiểu biết của mình về tập thơ 
đó. 
 2. Phân tích hai câu thơ “Nghe lạc ngựa guốc đi về”. 
II. LÀM VĂN 
Phân tích đoạn thơ sau trong Tâm tư trong tù của Tố Hữu “Cô đơn thay  nghe tiếng 
guốc đi về”. 
Gợi ý trả lời: 
Trong câu đầu: “Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh” 
Có âm thanh (tiếng lạc ngựa) có cả hình ảnh (con ngựa rùng chân bên giếng) và đặc biệt có 
cả cảm giác về cái lạnh của một buổi chiều buồn. 
 Câu thơ tiếp theo: “Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về” 
Cũng nói về tiếng động. (Bởi lẽ bị giam hãm trong “bốn bức tường với khắc khổ” “lạnh 
lẽo” nhà thơ tập trung lắng nghe tất cả những âm thanh cuộc sống vang vọng vào nhà tù. 
Thính giác là phương tiện duy nhất để Tố Hữu có thể giao lưu với cuộc sống. Do đó, nó trở 
nên tinh nhạy vô cùng). Tiếng guốc hiếm khi xuất hiện trong thơ. Tiếng guốc ở đây là một, 
chi tiết hiện thực và có sức ám ảnh. Nó gợi được không khí vắng lặng vốn có của thành 
phố Huế cổ kính. Vì vắng lặng nên tiếng guốc lúc xa lúc gần mới vang vọng đến thế. Đó 
chính là biểu tượng quen thuộc của cuộc sống thường nhật. 
Hai câu thơ trên khiến người đọc hiểu được phần nào tâm trạng của người thanh niên bị 
giam cầm trong xà lim của kẻ thù. Khao khát tự do, gắn bó với cuộc sống, người thanh 
niên này thấm thía nỗi buồn cô đơn, tập trung trí lực lắng nghe, đón nhận những âm thanh 
của cuộc sống bên ngoài có thể lọt vào trong tù. Tình cảm chân thành thiết tha, khả năng 
tưởng tượng phong phú của tác giả khiến cho hai câu thơ trên có sức lay động tâm hồn 
người đọc. 
BÀI THAM KHẢO 
Bài thơ Tâm tư trong tù hay chính là một khúc ca tâm trạng của người thanh niên trẻ - một 
cánh chim tự do bị giam cầm khát khao được sổ lồng tung cánh: 
“Cô đơn thay là cảnh thân tù! 
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực. 
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức. 
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! 
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều 
Len nhẹ nhẹ qua rào ô cửa nhỏ. 
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ 
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u 
Cô đơn thay là cảnh thân tù! 
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực 
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức 
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! 
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều 
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh 
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh 
Dưới đường xa, nghe tiếng guốc đi về” 
Năm 1939, Tố Hữu rơi vào nanh vuốt thực dân Pháp. Chúng giam nhà thơ ở Huế. Cuộc 
đời hoạt động cách mạng bị ngắt quãng. Tố Hữu chìm vào thế bị động, cô đơn nhiều u uẩn. 
Cuộc sống của người thanh niên trẻ giờ đây chỉ còn là những chuỗi ngày vô nghĩa. Chí 
hướng không thể thực hiện được. Tố Hữu thốt lên từ tận đáy lòng lời bộc bạch của một tù 
nhân. 
Cô đơn thay là cảnh thân tù! 
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực. 
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức. 
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! 
Lòng Tố Hữu rối như tơ vò. Cuộc sống bao trùm là những chuỗi ngày cô đơn. Sự cô độc - 
sự bơ vơ làm cho người ta rơi vào khủng hoảng. Bởi vì “con người ta tổng hòa các mối 
quan hệ xã hội”. Còn nhà tù là nơi bọn thực dân cầm dao cắt đứt tất cả các quan hệ với xã 
hội, với anh em đồng chí của tù nhân. Thể xác bị dằn vặt, tinh thần thì lạc lõng. Ôi quả thật 
đây là một sự thống trị tàn ác! Chính trong sự cô đơn đáng sợ ấy, người chiến sĩ cách mạng 
cố để cho tâm tưởng của mình giao tiếp với bên ngoài. Phải chăng chính sự giao cảm ấy sẽ 
làm cho con người ta đỡ phần nào hiu quạnh? Sự tự do đã mất. Tố Hữu mở rộng đôi tai, 
giang rộng cửa lòng để tìm nghe những âm thanh của cuộc sống bên ngoài. Cuộc sống ấy, 
đối với anh ta và những chiến sĩ cách mạng khác bị giam cầm bây giờ không còn được tận 
hưởng sự đa dạng, cái phong phú, mọi sự biến đổi của nó. Làm sao ta có thể hiểu hết được 
tâm hồn của người tù khi bị giam trong tù ngục? Chỉ có những ai đồng cảnh ngộ mới có 
thể hiểu hết nỗi đau của họ. 
 Hiện tại, họ chỉ có thể ngồi xà lim bưng bít, có: 
“Đôi ánh lạt ban chiều 
Len nhẹ nhẹ qua rào ô cửa nhỏ. 
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ 
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u” 
“Đôi ánh lạt ban chiều” len nhẹ qua vào ô cửa nhỏ của căn xà lim làm cho người tù càng 
cảm thấy buồn da diết. Ánh nắng bình minh tượng trưng cho sức sống, cho sự trẻ trung 
nhiều hy vọng, còn ánh nắng chiều hôm biểu hiện cho sự tàn tạ, sầu héo và càng làm cho 
tâm hồn con người bơ vơ lạc lõng giữa thiên nhiên. Nói đến thiên nhiên - dù chỉ là ánh mai 
sắp tắt, cũng là sự khao khát được cảm nhận nét trong trẻo thanh khiết của nó đối với 
những người tù. Nhìn ánh nắng lạt dần theo thời gian người tù có cảm tưởng như cuộc đời 
mình cũng thế. Cảnh và người đang có cùng tâm trạng. “Người buồn cảnh có vui đâu bao 
giờ”. Nhà thơ thốt lên giữa thực tại phũ phàng: 
“Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ 
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u” 
Một thế giới tù ngục được Tố Hữu vẽ ra thật não nùng. Bốn tường đá vô tri, khắc khổ, 
không biết đã vô tình giam chân biết bao nhiêu người chiến sĩ. Sàn xà lim với những mảnh 
ván ghép, chắc đã không ít người nằm lại đây vĩnh viễn nên có vẻ sầm u Sự vật vô tri 
dưới cặp mắt của nhà thơ dường như cũng có tâm trạng. Chúng được những con người gây 
ra tội ác tạo nên để thực hiện những việc làm tội ác. Tất cả sự chết chóc đau đớn và tội lỗi 
như khắc vào từng tường vôi, mảnh ván. Sự vật - hay chính là những nhân chứng xác thực 
về tội ác của bọn thực dân? 
Trở lại với thực tại. Tố Hữu không phải thốt lên lần thứ hai những câu thơ - hay những câu 
hát lòng buồn bã: 
“Cô đơn thay là cảnh thân tù! 
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực 
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức 
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!” 
Điệp khúc tâm trạng ấy được lặp lại nghe não nùng chua xót. Xót xa cho phận mình và ước 
ao được hòa mình vào cuộc sống. Tất cả choáng ngợp cả tâm hồn trẻ trung của tù nhân. Sư 
đau khổ của con người ấy tăng lên nhưng sự ham hố được tự do, được hoạt động đã trở 
thành một ngọn sóng lòng dào dạt, thôi thúc nhà thơ bằng tất cả mọi giác quan, nhưng chủ 
yếu có lẽ là đôi tai, nhà thơ đang lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bên ngoài tù ngục. 
Thiên nhiên mà tác giả cảm nhận được không còn là “ánh lạt ban chiều” buồn bã mà là: 
“Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều 
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh 
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh 
Dưới đường xa, nghe tiếng guốc đi về” 
Sự cảm nhận ấy thật tinh tế và sâu sắc. Ta cảm thấy thiên nhiên có chút gì phẫn nộ, có một 
sự nổi dậy, một sự phản công hay giận dữ. Tiếng chim cô đơn trong thiên nhiên sắp nổi 
cơn thịnh nộ, làm cho ta cảm thấy có một sự cầu cứu, một lời khẩn thiết báo hiệu một điều 
gì. Tiếng chim báo hiệu bão tới, hay tiếng chim lạc bầy trong gió cuốn? Trước sự cô đơn 
của mình chim cất lên tiếng kêu thảm thiết. Tâm trạng của nhà thơ hay chính hoàn cảnh 
của chim? Nhà thơ cảm nhận được điều ấy hay chính nhà thơ đang cảm nhận lòng mình? 
Có lẽ trong sự cô đơn, Tố Hữu đã cảm nhận như thế. Tâm trạng của nhà thơ lại trở về với 
sự buồn bã của tiếng dơi chiều đập cánh. Màu buồn vẫn nổi lên làm cho cảnh vật hiu hắt. 
Đâu đâu văng vẳng tiếng lạc ngựa của một người hành khách đường xa. Bên giếng lạnh 
ngựa dừng lại, chắc có lẽ uống nước. Tiếng chuông vang lên xa gần và người chiến sĩ nghe 
được. Tiếng động như xoáy vào lòng nhà thơ, khơi lên một niềm khát vọng tự do. Nhà thơ 
nghĩ mình có thể như chú ngựa kia, tự do, tung vó. Mỗi tiếng lạc là mỗi hồi chuông dội vào 
lòng nhà thơ, nghe thúc giục, réo gọi. Chính trong lúc này, nhà thơ mới cảm nhận hết sự 
bưng bít của nhà tù. Sự cảm nhận ấy liên tục cho đến khi tác giả nghe văng vẳng tiếng 
guốc trên đường xa. Tiếng guốc - một hình ảnh giản dị - mộc mạc, đáng yêu biểu tượng 
cho người con gái. Cô gái Huế xinh xinh trên đường xa, tiếng guốc biểu hiện cho sự hòa 
bình, cho sự hạnh phúc bởi vì nó là âm thanh của đời thường đối lập với cái im lặng ghê 
rợn chốn tù ngục giam hãm con người. Tiếng guốc vang vang, nhỏ dần làm lòng người 
trong ngục nao nao. Thế là nhà thơ đã cảm nhận ra sự có mặt của con người. Tất cả sự cô 
đơn dàn trải trong lòng nhà thơ, như được tiếng guốc xóa sạch. Tiếng guốc đưa vào lòng 
người chiến sĩ một sức mạnh, một tình cảm được phục sinh, một niềm an ủi xoá đi bao 
chuỗi ngày cô đơn buồn tẻ. 
Đoạn thơ là một bức tranh của tâm trạng cô đơn. Người thanh niên bước đầu bị vùi thân 
nơi tù ngục không thể tránh khỏi những cảm giác ấy. 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuyen de tho To Huu Van de 1 Tam tu trong tu.pdf