Chuyên đề Nguyên tử – bảng hệ thống tuần hoàn – liên kết hóa học

Chuyên đề Nguyên tử – bảng hệ thống tuần hoàn – liên kết hóa học

I. thành phần cấu tạo nguyên tử :

các hạt sơ cấp :

electron (e) :

 khối lượng : me = 9,1094.10-31 kg.

 Điện tích : qe = -1,602.10-19 C = 1- (cu_lông).

Người ta chưa phát hiện được một điện tích mà nhỏ hơn nên nó được dùng làm điện tích đơn vị.

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2114Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nguyên tử – bảng hệ thống tuần hoàn – liên kết hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TỬ – BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN – LIÊN KẾT HÓA HỌC
–o0o–
I. thành phần cấu tạo nguyên tử :
các hạt sơ cấp :
electron (e) :
khối lượng : me = 9,1094.10-31 kg.
Điện tích : qe = -1,602.10-19 C  = 1- (cu_lông).
Người ta chưa phát hiện được một điện tích mà nhỏ hơn nên nó được dùng làm điện tích đơn vị.
Proton (p) :
khối lượng : mp = 1,9726.10-27 kg.
Điện tích : qp = | qe |= 1,602.10-19 C = 1+ (cu_lông).
Nơton ( n ) :
khối lượng : mn ᵙ mp = 1,9726.10-27 kg.
Điện tích : qn = 0.
2. Cấu tạo nguyên tử gồm :
Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và nơton.
Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
3. Kích thước và khối lượng của nguyên tử :
Đơn vị của kích thước là 1A0(angtrom) : 10-10 m = 1A0(angtrom). 1nm = 10-9m.
Đơn vị của khối lượng là u hay đvc (đơn vị cacbon) :
1u bằng  khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. nguyên tử này có  khối lượng là 19,9265.10-27kg.
1u = 19,9265.10-27kg/12 = 1,6605.10-27kg.
Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có Kích thước và khối lượng khác nhau khác nhau.
Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có đường kính khoảng 1A0(angtrom), khối lượng gần 1u.
Đường kính  của hạt nhân 10-4 A0(angtrom)
Đường kính  của e =  10-7 A0(angtrom)
II. Hạt nhân của nguyên tử :
1. Điện tích hạt nhân Z :
Số Điện tích hạt nhân = số proton = Số electron.
Z = P = E
2. Số khối A :
Số khối A bằng tổng số proton và tổng số nơton
A = Z + N.
Ta có : 1 ≤ N / Z ≤ 1,5
Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, nơton, electron. Ta có khối lượng của electron rất nhỏ so khối lượng của proton và nơton nên Khối lượng của nguyên tử gần bằng tổng khối lượng của proton và nơton. Vì vậy Khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
3. Nguyên tố hóa học :
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Ta có khoảng 92 nguyên tố  tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố  nhân tạo.
4. Số hiệu nguyên tử (Z) :
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố  được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố  đó.
Z = P = E
5. Kí hiệu nguyên tử :
AZX
Trong đó :
X : kí hiệu nguyên tố.
A : Số khối.
Z : Số hiệu nguyên tử.
6. Đồng vị :
Các nguyên tử có thể có số khối A khác nhau. Bởi vì hạt nhân của các nguyên tử đó có cùng số proton nhưng khác nhau số noton.
Các đồng vị của cùng một nguyên tố  hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số noton. Do đó số khối A của chúng khác nhau.
Các đồng vị được xếp vào cùng một vị trí trong bảng tuần hoàn.
7. Nguyên tử khối :
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.
Nguyên tử khối của nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
8. Nguyên tử khối trung bình :
Nguyên tử khối trung bình là khối lượng của nguyên tố  hóa học.
Giả sử một nguyên tố  hóa học có đồng vị A chiếm a% và đồng vị B chiếm b%. Nguyên tử khối trung bình A :
Ä = (aA + bB) : 100
III. Vỏ nguyên tử :
1. Lớp electron :
Các electron có năng lượng gần bằng nhau được phân bố vào một lớp. các electron ở lớp trong liên kết bền chặc với hạt nhân.
Thứ tự lớp n :
1
2
3
4
5
6
7
Kí tự lớp :
K
L
M
N
O
P
Q
2. Phân lớp electron :
Mỗi lớp electron chia thành các phân lớp được kí hiệu : s, p, d, f.
Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng nằng nhau.
Lớp thứ nhất (n =1 K)   : 1s
Lớp thứ hai (n =2 L)   : 2s  2p.
Lớp thứ ba (n = 3 M) : 3s  3p  3d.
Lớp thứ tư (n = 4 N) : 4s  4p  4d  4f.
Lớp thứ năm (n = 5 O) : 5s  5p  5d  5f.
Lớp thứ sáu (n = 6 P) : 6s  6p  6d  6f.
Lớp thứ bảy (n = 7 Q) : 7s  7p  7d  7f.
Các electron ở phân lớp s gọi là electron s. Các electron ở phân lớp p gọi là electron p . . .
3. Obitan nguyên tử (AO) :
Obitan nguyên tử là vùng không gian xung quanh hạt nhân ở đó có sự hiện diện của electron nhiều nhất.
Mỗi AO chứa tối đa 2 electron.
Phân lớp s có 1 AO chứa tối đa 2 electron .
Phân lớp d có 3 AO chứa tối đa 6 electron .
Phân lớp d có 5 AO chứa tối đa 10 electron .
Phân lớp f có 7 AO chứa tối đa 14 electron .
Sự phân bố electron trong lớp, phân lớp, AO.
4. Nguyên lí vửng bền – qui tắc klechkowsi :
ở trạng thái cơ bản, Trong nguyên tử các electron chiếm lần lược các AO có mức năng lượng từ thấp đến cao.
AO có mức năng lượng từ thấp đến cao :
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p
n = 1 : 1s
n = 2 : 2s  2p.
n = 3 : 3s  3p  3d.
n = 4 : 4s  4p  4d  4f.
n = 5 : 5s  5p  5d  5f.
n = 6 : 6s  6p  6d  6f.
n = 7 : 7s  7p  7d  7f.
Nguyên lí Pau-li :
Trên cùng một AO chỉ có thể chứa nhiều nhất là 2 electron và 1 electron này chuyển động tự quay khác chiều xung quanh trục riêng của mỗi electron.
↑↓   cặp electron ghép đôi
↑     electron độc thân
Qui tắc Hun :
Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên cùng các AO sao cho có nhiều electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.
5. Cấu hình electron nguyên tử :
Cấu hình electron nguyên tử biểu diễn sự phân bố trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
Ví dụ : Al( Z = 13) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
6. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng :
Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố  .
Nguyên tố  có Số electron lớp ngoài cùng là 8. Nguyên tố  gọi là khí hiếm ví chúng không tham gia trao đổi electron.
Nguyên tố  có Số electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 . Nguyên tố  gọi là kim loại ví chúng có thể  nhường electron.
Nguyên tố  có Số electron lớp ngoài cùng là 5, 6, 7 . Nguyên tố  gọi là phi loại ví chúng có thể  nhận electron.
Nguyên tố  có Số electron lớp ngoài cùng là 4 . Nguyên tố  có thể là phi loại hoặc kim loại ví chúng có thể  nhận hoặc nhường electron.
IV. Cấu tạo Bảng tuần hoàn :
1. Ô :
Mỗi nguyên tố  hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố. số thứ tự ô của bảng đúng bằng số hiệu (Z) nguyên tử của nguyên tố  đó.
2. Chu kì :
Là dãy các nguyên tố  mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Trong Bảng tuần hoàn có 7 chu kì.
Chu kì nhỏ : các chu kì 1, 2, 3.
Chu kì lớn : các chu kì 4, 5, 6, 7.
3. Nhóm :
Nhóm nguyên tố  là tập hợp các nguyên tố  mả nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, dó đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Nguyên tử các nguyên tố  trong cùng một nhóm có số electron hóa trị (electron lớp ngoài cùng) bằng nhau và bằng số thứ tự nhóm.
Nguyên tố  s là những nguyên tố  mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.
Nguyên tố  p là những nguyên tố  mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.
Nguyên tố  d là những nguyên tố  mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.
Nguyên tố  f là những nguyên tố  mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.
Các nhóm A (chính) gồm các nguyên tố  s và nguyên tố  p.
có cấu hình electron : nsa npb
n : số thứ tự của chu kì.
a + b : số thứ tự của nhóm.
Các nhóm B (phụ) gồm các nguyên tố  d và nguyên tố  f.
có cấu hình electron : (n – 1)da nsb
b = 2 ; a = 1 – 10.
b = 1 khi a + b = 6, 11;
a + b < 8 : số thứ tự nhóm (a + b).
a + b > 10 : số thứ tự nhóm (a + b – 10).
a + b = 8, 9 ,10 : số thứ tự nhóm 8
V. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố  hóa học :
1. Bán kính nguyên tử  (R) :
Trong một chu kì , tuy nguyên tử của các nguyên tố  có cùng số lớp electron, nhưng khi  điện tích hạt nhân tăng thì lực hút giữa hạt nhân và các electron cũng tăng, nên Bán kính nguyên tử  (R) giảm dần.
Trong nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng, nên bán kính nguyên tử  (R) tăng dần.
2. Năng lượng ion hóa (I) :
Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi trạng thái cơ bản.
Trong một chu kì ,theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, lực liên kết giữa hạt nhân và các electron cũng tăng, làm cho năng lượng ion hóa (I) cũng tăng.
Trong nhóm A, chiều tăng dần điện tích hạt nhân,khoảng cách giữa hạt nhân và các electron lớp ngoài cùng, lực liên kết giữa hạt nhân và các electron giảm, làm cho năng lượng ion hóa (I) cũng giảm.
3. Độ âm điện :
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo liên kết hóa học.
Trong một chu kì ,theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, Độ âm điện của một nguyên tử của nguyên tố  thường tăng.
Trong một nhóm A, chiều tăng dần điện tích hạt nhân, Độ âm điện của một nguyên tử của nguyên tố  thường giảm.
4. Tính kim loại – tính phi kim :
Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố  mà nguyên tử của nó dễ nhường electron  để trở thành ion dương.
M – ne -> Mn+.
Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố  mà nguyên tử của nó dễ nhân electron  để trở thành ion âm.
M + ne -> Mn-.
Trong một chu kì ,theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, Tính kim loại của một nguyên tố giảm. Đồng thời tính phi kim của một nguyên tố tăng.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, Tính kim loại của một nguyên tố tăng. Đồng thời tính phi kim của một nguyên tố giảm.
5. Hóa trị :
Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố  với oxi lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị cao nhất của các nguyên tố  với hidro lần lượt giảm từ 4 đến 1.
6. Tính axit – bazơ của oxit và hidroxit tương ứng :
Trong một chu kì ,theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, Tính bazơ của oxit và hidroxit tương ứng giảm. Tính axit của oxit và hidroxit tương ứng tăng.
Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, Tính bazơ của oxit và hidroxit tương ứng tăng dần. Tính axit của oxit và hidroxit tương ứng giảm dần
V. Liên kết hóa học
Khái niệm :
1. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tố  tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
Khí hiếm (nhóm VIII) có cấu hình electron (8 electron ) bền vững.
2. Quy tắc bát tử (8 electron ) :
Theo Quy tắc bát tử (8 electron ) thì nguyên tử của các nguyên tố  có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác đạt được cấu hình electron bền vững của các khí hiếm với 8 electron ( hoặc 2 electron của heli) ở lớp ngoài cùng.
Phân tử là một hệ phức tạp, nên trong nhiều trương hợp Quy tắc bát tử tỏ ra không đầy đủ.
3. Liên kết ion :
Ion dương :
Các nguyên tử kim loại dễ nhường electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion dương (cation):
M ” Mn+ + ne. (n = 1, 2, 3)
Ion âm :
Các nguyên tử halogen hay phi kim dễ nhận electron ở lớp ngoài cùng để trở thành ion âm (anion):
X + me ” Xm+. (m = 1, 2, 3)
Sự hình thành liên kết ion :
Khi các nguyên tử M và X tiếp xúc với nhau sẽ có sự nhường và nhận electron để trở thành các ion dương và ion âm và chúng đạt được cấu hình electron bền vững. đồng thời chúng hút với nhau bằng lực hút tỉnh điện tạo thành phân tử. sơ đồ :
M → Mn+ + ne.
X + me → Xm+ .
Ta được : mMn+ + nXm+“ MmXn .
Kết luận : liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tỉnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Liên kết ion chỉ hình thành khi hiệu số độ âm điện : Δµ > 1,7.
Liên kết ion được hình thành khi nguyên tử kim loại tác dụng với nguyên tử phi kim.
4. Liên kết cộng hóa trị :
Khi các nguyên tử đến gần nhau thì xảy ra qua trình nhận và nhường 1 electron để tạo cặp electron và đạt cấu hình ... hóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì.
A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.      B. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.     D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
Câu 5. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự.       
A. R < M < X < Y.                   B. M < X < R < Y.            C. Y < M < X < R.            D. M < X < Y < R.
Câu 6. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là  
    A. F, Li, O, Na.                    B. F, Na, O, Li.                 C. Li, Na, O, F.                 D. F, O, Li, Na.
Câu 7. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
       A. K, Mg, N, Si.                   B. Mg, K, Si, N.                C. K, Mg, Si, N.                D. N, Si, Mg, K.
Câu 8. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
       A. P, N, O, F.                      B. P, N, F, O.                   C. N, P, F, O.                   D. N, P, O, F.
Câu 9. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
       A. NH4Cl.                            B. HCl.                             C. NH3.                            D. H2O.
Câu 10. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. HCl, O3, H2S.                   B. H2O, HF, H2S.              C. O2, H2O, NH3.               D. HF, Cl2, H2O.
Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết.                   
       A.  cho nhận.                       B.  kim loại.                      C. cộng hoá trị.                 D. ion.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.   B. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.
C. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.                           D. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
Câu 5. Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
       A. K+, Cl-, Ar.                     B. Na+, F-, Ne.                 C. Na+, Cl-, Ar.                 D.Li+, F-, Ne.
B. Bài tập
Dạng 1: Xác định số hiệu nguyên tử , cấu hình e và số hạt trong nguyên tử
Câu 1. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
       A. 17.                                  B. 15.                              C. 23.                               D. 18.
 Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26).
       A. Al và P.                           B. Fe và Cl.                      C. Al và Cl.                       D. Na và Cl.
Câu 3. Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
       A. NaF.                               B. AlN.                            C. MgO.                           D. LiF.
Câu 4. HC A được tạo thành từ ion M+ và ion X2- .Tổng số 3 loại hạt trong A là 164 .Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 6 .Trong nguyên tử M ,  số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt , trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron . M và X là
A. K và O                         B. Na và S                                        C. Li và S                                 D. K và S
Câu 5. Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32 . Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là
A. Mg và Ca                               B. Be và Mg                C. Ca và Sr                  D. Na và Ca
Dạng 2: bài tập về đồng vị
Câu 6. Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là  và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
       A. 73%.                               B. 54%.                           C. 50.                               D. 27%.
Câu 7. Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị 63Cu và 65Cu , trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử .Phần trăm KL  của 63Cu trong Cu2O là giá trị nào dưới đây ?
A.  64,29%                               B.                                             C.                                 D.
Câu 8. Nguyên tố Cl trong tự nhiên là một hh gồm hai đồng vị 35Cl(75%) và 37Cl (25%) .Phần trăm về KL của 35Cl trong muối kaliclorat KClO3 là
A. 7,24%                                  B.                                             C.                                 D.
Dạng 3 :Dựa vào hóa trị của nguyên tố với hiđro và oxi
Câu 9. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
       A. As.                                 B. S.                                C. N.                                D. P.
 Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
       A. 40,00%.                          B. 50,00%.                       C. 27,27%.                       D.60,00%.
Câu 11.  Nguyên tố tạo HC khí với hiđro có CT RH3 . Trong oxit cao nhất của R , nguyên tố oxi chiếm 74,07% khối lượng .Xác định nguyên tố đó :
A.Nitơ                          B. Phôtpho                    C. Silic                                      D. Asen
Câu 12.  Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH trong hợp chất của R với H (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hiđro về khối lượng .R là nguyên tố nào dưới đây ? Lưu huỳnh
Câu 13.  Nguyên tố R có hóa trị cao nhất với oxi là a và hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là a .Cho 8,8 g oxit cao nhất của R tác dụng hoàn toàn với dd NaOH thu được 21,2 g một muối trung hòa .Vậy R là
C
Câu 13.  X , Y là hai chất khí , X có CT AOx trong đó oxi chiếm 60% khối lượng . Y có CT BHn trong đó mH : mB = 1 : 3 .Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,2 .Vậy A và B là
S và C
Câu 14.  Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa HC khí với hiđro của nguyên tố R với oxit cao nhất của nó là 17 : 40 . Giá trị nguyên tử khối của R là
 32
Câu 15.  Có hai khí A và B , A là HC của nguyên tố X với oxi , B là HC của nguyên tố Y với hiđro .Trong một phân tử A hay B chỉ có một nguyên tố X hay Y .Trong A oxi chiếm 50% , trong B hiđro chiếm 25% về KL .X và Y là S và C
Câu 16.  Nguyên tố R có HC với hiđro là H2R2O7 .Trong HC oxit cao nhất của R thì R chiếm 52% KL . Cấu hình electron của R là
[Ar]3d54s1
Câu 17.  Nguyên tố X có oxit cao nhất có tỉ khối hơi so với hiđro là 91,5 . Vậy X là
Cl
Câu 18.  Một nguyên tố có oxit cao nhất là R2O7 , nguyên tố này tạo với hiđro một chất khí trong đó hidro chiếm 0,78% về khối lượng .Cấu hình lớp ngoài cùng của R là
5s25p5
Dạng 4: Dựa vào vị trí trong bảng tuần hoàn
Câu 19. Hai nguyên tố A,B ở hai nhóm kế tiếp nhau trong bảng HTTH , tổng số proton trong hai nguyên tử A,B bằng 19 .Biết A,B tạo được HC X trong đó tổng số proton bằng 70 . Tìm CTPT của X
 Al4C3 
Câu 20.X và Y là nguyên tố ở hai phân nóm chính kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23 .Ở đk thường chúng tác dụng được với nhau .X và Y là
P và O
Câu 21. X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau của bảng HTTH .Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng 58 . Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
20 , 38
Câu 22. A và B là hai nguyên tố ở hai nhóm kế tiếp thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong bảng HTTH .Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 31 .Điện tích của hai nguyên tố A và B là
11 và 20
Câu 23. HC X có dạng A2B5 tổng số hạt trong phân tử là 70 .Trong thành phần của B số proton bằng số nơtron , A thuộc chu kỳ 3 của bảng HTTH .
A là P
Câu 24. X và Y là hai nguyên tố ở hai phân nhóm chính kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23 . X và Y là
Na,Mg hoặc O,P hoặc N,S
Câu 25. X và Y là hai nguyên tố ở hai phân nhóm chính kế tiếp nhau có tổng điện tích dương bằng 23.Trong HC với oxi Y có hóa trị cao nhất .X và Y là
 N,S
Câu 26: HC có CT MAx trong đó M chiếm 46,67% về KL .M là KL , A là PK thuộc chu kỳ III .Trong hạt nhân của M có n-p=4 .Trong hạt nhân của A có n=p .Tổng số proton trong MAx là 58 .Hai nguyên tố M và A là
Fe và SCâu 27.Tổng số hạt proton , nơtron , electron trong phân tử MX3 là 196 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 . Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8 . Tổng số hạt (p,n,e) trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16 . Vậy M và X lần lượt là
Al và Cl
Câu 27: Hợp chất X có khối lượng phân tử là 76 và tạo bởi 2 nguyên tố A và B. A,B có số oxihoá cao nhất là +a,+b và có số oxihoá âm là -x,-y; thoả mãn điều kiện: a=x, b=3y. Biết rằng trong X thì A có số oxihóa là +a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của B và công thức phân tử của X tương ứng là
            A. 2s22p4 và NiO.           B. CS2 và 3s23p4.            C. 3s23p4 và SO3.           D. 3s23p4 và CS2.
Câu 28: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M và R có công thức MaRb trong đó R chiếm 20/3 (%) về khối lượng. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84. Công thức phân tử của Z là
            A. Al2O3.                       B. Cu2O.                       C. AsCl3.                       D. Fe3C.
) Bài tập liên quan đến thể tích hình cầu
câu 1: tính bán kính nguyên tử gần đúng của nguyên tử Au ở 200C biết ở nhiệt độ đó khối lượng riêng của vàng là 19,32g/cm3 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Cho khối lượng nguyên tử của Au là 196,97.
Câu 2. tính bán kính nguyên tử gần đúng của nguyên tử Fe ở 200C biết nhiệt độ đó khối lượng của Fe là 7,87 g/cm3 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55, 85.
câu 3 tính bán kính nguyên tử gần đúng của nguyên tử Ca biết V của một nguyên tử gam Ca bằng 25,87 cm3biết trong tinh thể các nguyên tử Ca chiếm 74% thể tích, còn lại là khe rỗng.
Lời giải
Giả sử có 1(mol) vàng.
Khi đó thể tích của 1 (mol) tinh thể là: 
Thể tích một nguyên tử vàng là 
Vì nguyển tử chỉ chiếm 75% tinh thể do đó 
Cuối cùng 
Cau 2
Tương tự câu 1:
Câu 3

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de 1Cau tao nguyen tubthlk hoa hoc.doc