1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiên học lễ, hậu học văn luôn là điều mà nền giáo dục dân tộc ở mọi thời đại luôn quan tâm. Bàn về vấn đề này, Bác Hồ cho rằng: Có tài mà không có đức là người vô dụng Vì vậy, giáo dục đạo đức là hoạt động thiết yếu trong nhà trường. Chúng tôi nghĩ rằng một thân cây khỏe mạnh phải bắt đầu từ một hạt giống tốt và một mảnh đất thích hợp. Cũng như vậy, một nhân cách đẹp khởi đầu từ một ý thức vững vàng và một môi trường lành mạnh. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trước sự rạn vỡ của các giá trị đạo đức, vấn đề trên cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Thỉnh thoảng ta vẫn nghe ở đâu đó nạn bạo hành giữa các học sinh; tình trạng học sinh hành hung thầy cô giáo; học sinh bỏ nhà đi hoang Đau lòng nhất là những trường hợp mà đến lúc chúng ta nhận ra thì không thể vãn hồi được nữa, vì các em đã phải ở bên kia cuộc đời hay ngăn cách lâu dài với chúng ta đằng sau song sắt
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiên học lễ, hậu học văn luôn là điều mà nền giáo dục dân tộc ở mọi thời đại luôn quan tâm. Bàn về vấn đề này, Bác Hồ cho rằng: Có tài mà không có đức là người vô dụng Vì vậy, giáo dục đạo đức là hoạt động thiết yếu trong nhà trường. Chúng tôi nghĩ rằng một thân cây khỏe mạnh phải bắt đầu từ một hạt giống tốt và một mảnh đất thích hợp. Cũng như vậy, một nhân cách đẹp khởi đầu từ một ý thức vững vàng và một môi trường lành mạnh. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trước sự rạn vỡ của các giá trị đạo đức, vấn đề trên cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Thỉnh thoảng ta vẫn nghe ở đâu đó nạn bạo hành giữa các học sinh; tình trạng học sinh hành hung thầy cô giáo; học sinh bỏ nhà đi hoang Đau lòng nhất là những trường hợp mà đến lúc chúng ta nhận ra thì không thể vãn hồi được nữa, vì các em đã phải ở bên kia cuộc đời hay ngăn cách lâu dài với chúng ta đằng sau song sắt Trường THPT Hàm Giang là một ngôi trường thuộc địa bàn vùng sâu, phần lớn học sinh ở đây chất phát và ngoan hiền. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cá biệt trong các em. Vài em học sinh bỏ nhà lên thành phố làm mướn một thời gian rồi về học lại, mang theo cả những điều hoàn toàn không phù hợp với học đường. Mặt khác, trường lại nằm trên địa bàn có nhiều công trình đang xây dựng nên những cái tiêu cực trong cách sống, trong lời ăn tiếng nói của những công nhân ở đây đã ảnh hưởng đến các em học sinh rất nhiều Bên cạnh đó, còn có các trường hợp cá biệt do nhiều nhân tố khác tác động vào, biểu hiện của những hiện tượng này cũng khá phong phú và mức độ tác hại của nó cũng không nhỏ, đủ để làm đau lòng những trái tim có lương tâm và thiết tha với sự nghiệp trồng người. Nhằm hạn chế một phần nhỏ nào đó những trường hợp đáng tiếc nói trên, chúng tôi chọn Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt làm đề tài cho chuyên đề của mình. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô giáo. 2. NỘI DUNG ĐỀ TI: 2.1. THỰC TRẠNG: Trong phạm vi hạn hẹp của chuyên đề, chúng tôi chỉ xin nêu ra thực trạng tình hình đạo đức của một bộ phận học sinh ở trường THPT Hàm Giang trong bốn năm học vừa qua. Đây không phải là tình hình đạo đức chung của toàn trường mà chỉ là vấn đề tồn tại trong một bộ phận nhỏ. Cũng như phần lớn các trường THPT khác trên cả nước nói chung và trong khu vực nói riêng, bên cạnh các học sinh ngoan hiền, chăm chỉ, mẫu mực, trường vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, hay vi phạm nội quy Qua quá trình trao đổi với một số GVCN của trường, chúng tôi ghi nhận một số trường hợp sau: Năm học 2006 - 2007: Ở lớp 10A3, một lớp khá đặc biệt có tới 13, 14 trường hợp cá biệt, chúng tôi xin được đơn cử những trường hợp điển hình sau: Em Tăng Văn Toàn, em Kiên Sa Kinh, em Nhan Thanh Huyền, em Kim Quảng thường xuyên cúp cua, vắng không phép, không thuộc bài, chở ba, bốn, bỏ tiết nhiều lần, đi học nhưng không đến lớp, vô lễ với thầy cô. Gặp gỡ GVCN lớp 10A4, chúng tôi ghi nhận được một số trường hợp sau: Em Ngô Văn Trư, em Lữ Thiện Chí nhiều lần nghỉ học không phép, gia đình cho hay em có đến trường nhưng không vào lớp, mất trật tự trong hầu hết các giờ học. Ở lớp 11A2 cũng có một số trường hợp đáng kể: * Em Trần Quốc Toản nghỉ học thường xuyên, nhiều lần đang học thì viện lý do xin về; nhiều nguồn tin cho biết em này còn uống rượu trong giờ học. * Em Kiên Chính thường xuyên đang học thì kêu nhức đầu, đau bụng để xin về. Ở những lớp cuối cấp cũng tồn tại những trường hợp vi phạm tương tự. Cụ thể là ở các lớp 12A1, 12A2, 12B2. Lớp đầu khối 12A1 có những trường hợp sau: Em Trần Minh Hiếu, em Thạch Rănsây, em Trần Văn Bảy để tóc dài, mất trật tự trong các giờ học, không thuộc bài, thường xuyên bỏ tiết, đi học nhưng không vào lớp. Lớp 12B2, một trong hai lớp bổ túc của trường cũng có những trường hợp cá biệt, chúng tôi xin đưa ra một vài trường hợp: * Em Hứa Ngọc Long thường xuyên không thuộc bài, nghỉ học không phép, một vài lần có thái độ không tốt với thầy cô đứng lớp. * Em Kiều Văn Hoàng, em Kiên Thị Ngà nghỉ học không phép, bỏ tiết ngồi quán, thường xuyên không thuộc bài, chở ba, bốn. Trường hợp cá biệt còn tồn tại ở lớp 12A2: * Em Trầm Văn Đủ thường xuyên mất trật tự ở các tiết Anh văn, Hoá học, Địa lý, không đeo phù hiệu, bảng tên * Em Kim Ngọc Biển đi trễ, không thuộc bài, mất trật tự Năm học 2007 - 2008: * Em Thạch Ngọc Quợt lớp 10A3 luôn luôn không thuộc bài khi đến lớp. * Em Trầm Phú Sang lớp 10A4, em Kim Tấn Lộc lớp 10A3 thường xuyên không thuộc bài, nghỉ học không phép, đánh bạn, cúp tiết Năm học 2008 - 2009: Chúng tôi ghi nhận được một số trường hợp sau: * Em Sơn Vũ Phương lớp 10A2, em Trần Văn Hận lớp 10A1: thường xuyên không đồng phục, nghỉ học không phép, không thuộc bài, bỏ học, đánh bạn, vô lễ với thầy cô * Em Lâm Thanh Vũ Linh, em Ngô Minh lớp 10A1: thường xuyên không thuộc bài, cúp tiết, phát biểu linh tinh trong giờ học Năm học 2009 - 2010: Có một số trường hợp cá biệt như: * Em Sơn Sơphe lớp 11A2: đánh bạn trong giờ học. * Em Dương Văn Nghỉ, em Lâm Mâm lớp 12B, em Thạch Mẹn, em Nhan Quốc Cường lớp 11B: thường xuyên nghỉ học, ít chú ý theo di bi trong giờ học, khơng thuộc bi. Tất cả các trường hợp nói trên đều được GVCN ghi nhận và cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp nhưng nhìn chung hiệu quả giáo dục vẫn chưa cao. Từ đó ta có thể kết luận giáo dục học sinh cá biệt là vấn đề không đơn giản. Công việc này sẽ rất khó thành công khi chúng ta hành động đơn độc. Mặt khác, điều mang tính tiên quyết là chúng ta cần phải xác định rõ vướng mắc mà chúng ta và các em đang gặp phải có nguyên nhân từ đâu, để từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất. Tìm ra nguyên nhân và biết cách tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội, theo chúng tôi, là việc làm cần thiết để đạt được thành công trong công việc khó khăn này. 2.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU Người xưa cho rằng “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Bác Hồ - người thầy giáo vĩ đại Nguyễn Tất Thnh cũng từng nĩi: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do gio dục m nn Để giáo dục tốt các em, ta nên tin rằng bản chất của các em là tốt đẹp, những gì mà ta nhìn thấy ở các em phần nhiều là do ảnh hưởng của môi trường, của hoàn cảnh Có như vậy, chúng ta mới có đủ tấm lòng và niềm tin trong công việc khó khăn này. Sau khi nghiên cứu, phân tích một số trường hợp tiêu biểu, chúng tôi cho rằng có một số nguyên nhân chủ yếu sau: 2.2.1. Nguyên nhân từ phía gia đình Gia đình là một trong ba yếu tố ngoại cảnh có tính quyết định trong việc hình thành nhân cách học sinh. Về phương diện này, chúng ta có thể kể đến những vấn đề sau đây. - Ở một số gia đình, chúng ta thường thấy có hiện tượng bất hoà giữa người cha và người mẹ hoặc giữa các anh chị em. Điều này sẽ gây ra những hậu quả không tốt trong tâm lý các em. Những giá trị đạo đức và tình cảm sẽ bị các em nghi ngờ, những ý nghĩ tiêu cực sẽ dần được hình thành trong đầu các em. Từ đó, các em sẽ có tư tưởng bốc đồng, chán ghét mọi thứ, mà biểu hiện rõ nét nhất là chán học, đạo đức sa sút. - Một vấn đề khác từ phía gia đình là tình trạng cuộc sống vật chất của các em quá thiếu thốn, thời gian đầu tư vào việc học không có. Phần lớn trong các em ngoài thời gian lên lớp, cả ngày đều phải làm việc phụ giúp gia đình. Với điều kiện như vậy, các em trở nên học yếu và chán học cũng là điều dễ hiểu. - Bên cạnh đó còn có những gia đình tình trạng cuộc sống vật chất khá đầy đủ nhưng lại không quan tâm, không kiểm tra việc học của các em, cũng không động viên, khuyến khích các em trong học tập. Lâu dần các em sẽ hình thành tâm lý: học hay không, không quan trọng lắm. Mà thông thường tư tưởng trên sẽ đi kèm với thái độ học tập không tốt và các hiện tượng vi phạm nội quy khác. - Ngoài các hiện tượng trên chúng ta còn thấy hậu quả xấu từ việc cưng chiều con quá đáng ở một số gia đình. Khi con em mình có vấn đề, được thầy cô mời đến trường, việc đầu tiên của các phụ huynh này là bênh vực và bào chữa. Điều đó sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại, coi thường kỷ luật trong các em. 2.2.2.Nguyên nhân từ phía nhà trường, thầy cô giáo Song song với môi trường gia đình, nhà trường đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Trường THPT Hàm Giang là ngôi trường mới thành lập, tuy vậy lãnh đạo nhà trường đã kịp thời xây dựng những nội quy khá chặt chẽ, những quy định vừa mềm dẻo, vừa có tính kỷ luật cao. - Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan mà cho đến nay nhà trường vẫn chưa thành lập tổ Giám thị để theo dõi và điều chỉnh những vấn đề vi phạm đạo đức trong các em. Phần lớn hoạt động đều do Đoàn trường và GVCN đảm trách, điều này là phù hợp và đúng nguyên tắc, nhưng đôi khi lại dễ dẫn đến tình trạng “lo không xuể”, không theo sát thực tế, nhiều trường hợp vi phạm sẽ bị “lọt lưới” do Đoàn trường thường phải phụ trách một phạm vi hoạt động khá rộng lớn. Về phía GVCN, một tuần chỉ lên lớp vài buổi, mà thời gian dành để giảng dạy kiến thức là chủ yếu nên cũng khá khó khăn trong việc uốn nắn thật kịp thời các hành vi vi phạm của các em. Do vậy, chúng tôi nghĩ rằng thành lập tổ Giám thị là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay. - Bên cạnh việc khó khăn vì nhà trường chưa có tổ Giám thị, một vấn đề khác cũng nổi lên ở đây. Đó là trong cái nhìn của các em, vẫn còn một số thầy cô chưa thật sự công bằng, gương mẫu, điều này sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, thậm chí ghét bỏ một vài môn học trong các em. Đây là vấn đề khá tế nhị, vì thật ra công bằng mang một ý nghĩa tương đối, đôi khi tuỳ thuộc rất nhiều vào cảm nhận của các em. Mà mỗi người có một lối sống, một cách suy nghĩ khác nhau, chúng ta không thể kiểm tra, áp đặt những suy nghĩ của học sinh Tuy nhiên, điều quan trọng là dường như một bộ phận nhỏ thầy cô giáo vẫn chưa làm cho các em thấy được sự trung thực, công bằng và ý thức tránh nhiệm cũng như lương tâm nhà giáo của mình? 2.2.3. Nguyên nhân từ phía xã hội Xã hội giữ một vai trò khá quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Theo chúng tôi có những nguyên nhân chủ yếu sau đây đã tác động tiêu cực lên thái độ học tập và ý thức kỉ luật của các em. - Trước hết điều chúng ta dễ nhận thấy là thời gian gần đây cùng với sự xuất hiện của tranh ảnh, phim truyện, sách báo nước ngoài một lối sống xa lạ ở một bộ phận thanh thiếu niên cũng được hình thành. Trong các trường học, trang phục Hàn Quốc, kiểu tóc Hàn Quốc, nhuộm đầu Hàn Quốc hay những mẩu đối thoại kiểu phương Tây được hình thành và phát triển rộng khắp. Đành rằng giao lưu văn hoá là hoạt động cần thiết của thời đại, nhưng cái mà các em cần học hỏi là những cái hay, cái đẹp chứ không phải là những điều phù phiếm, lai căng như đã nêu ở trên. - Bên cạnh đó, thời gian gần đây, nhiều tụ điểm vui chơi giải trí không phù hợp đã mọc lên khá mạnh mẽ ở các địa phương. Hậu quả là một bộ phận học sinh đã mất đi phần lớn thời gian - đúng ra phải được dành để học tập - cho những nơi này. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng tiêu cực mà các em nhiễm phải từ đây. - Một nhn tố khc cũng khơng km phần quan trọng tác động lên việc hình thnh nhn cch cc em l sự ảnh hưởng lối sống tiêu cực của các thanh thiếu niên hư hỏng trong vùng, gây ra hiện tượng cúp tiết, trốn học, không thuộc bài, chử ... tật xấu sẽ giảm đi rất nhiều. Bên cạnh việc giáo dục tư tưởng cho các em chúng ta còn phải biết phối hợp sức mạnh của ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội để cảm hoá, răn đe các em. Công việc này sẽ khó thành công nếu không có sự ra quân đồng bộ giữa ba lực lượng nói trên. Ở đây vai trò của người thầy cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta làm mất đi niềm tin trong lòng các em từ lối sống thiếu gương mẫu thì chắc rằng những lời dạy của chúng ta đối với các em sẽ trở nên phản tác dụng. Trên đây chúng tôi đã trình bày một số nguyên tắc chung trong việc giáo dục học sinh cá biệt. Ngoài ra có những trường hợp mà chúng ta phải áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn. Dựa trên những nguyên tắc chung, chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề một cách mềm dẽo, nhưng nếu các em vẫn tái phạm nhiều lần, ta có thể đưa ra những hình phạt cụ thể mang tính răn đe, giáo dục như phạt trực lớp, cảnh cáo trước lớp, làm tờ kiểm điểm có chữ kí của phụ huynh đọc trước lớp, làm việc với phụ huynh Chúng tôi tin rằng nếu biết kết hợp đúng đắn, hợp lý các phương pháp trên thì hiệu quả giáo dục sẽ rất khả quan. 2.3.2. Một số biện pháp cụ thể: Từ lý thuyết chung trên, chúng tôi xin đưa ra những biện pháp cụ thể trong việc giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm. Ở đây, vai trò của GVCN được đặt lên hàng đầu, bởi vì họ chính là những người có sức ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành nhân cách của các em. Chúng ta có thể phối hợp ở các phương diện: kiểm tra; động viên, khuyến khích và răn đe, kĩ luật. 2.3.2.1. Các biện pháp kiểm tra: Đầu năm học, GVCN yêu cầu mỗi HS tự trang bị cho mình một túi đựng bài kiểm tra. Tất cả những bài kiểm tra của mỗi HS sẽ được lưu trữ ở đây. Hằng tháng, HS sẽ điền vào Phiếu theo dõi bài kiểm tra những số liệu cụ thể: số lượng bài kiểm tra trong tháng, điểm trên 5, dưới 5, số điểm cụ thể của từng môn Sau đó mang về cho phụ huynh xem để phụ huynh nêu ý kiến và kí tên, rồi nộp lại cho GVCN. Thao tác này sẽ giúp cho phụ huynh và GVCN luôn nắm được số điểm cụ thể của mỗi HS trong tháng để kịp thời chấn chỉnh những trường hợp yếu kém. Mặt khác, nó còn tạo nên mối liên hệ thường xuyên và khá chặt chẽ giữa GVCN và gia đình HS. Phiếu theo dõi bài kiểm tra( Mẫu tham khảo): PHIẾU THEO DÕI BÀI KIỂM TRA THÁNG NĂM HỌC:.. HỌ VÀ TÊN HS Lớp: MÔN SỐ BÀI ĐIỂM SỐ BÀI THIẾU GHI CHÚ TRÊN 5 DƯỚI 5 TOÁN LÝ HOÁ SINH VĂN SỬ ĐỊA A.VĂN C.NGHỆ TIN GDCD T.DỤC GDQP NGHỀ PT T.SỐ Hàm Giang, ngày tháng năm Cha( mẹ) học sinh: Giáo viên chủ nhiệm: (Xin vui lòng nêu ý kiến và kí tên) 2.3.2.2. Các biện pháp động viên: - Phát phiếu khen thưởng: Hàng tuần, GVCN sẽ phát phiếu khen thưởng (PKT) cho những học sinh có điểm tốt, không vi phạm trong tuần và có những biểu hiện tích cực. Cuối mỗi học kì, GVCN yêu cầu các em nộp lại PKT, HS có số phiếu cao nhất sẽ nhận được một phần quà từ GVCN. Hình thức này sẽ giúp cho các em phấn đấu nhiều hơn trong học tập, tạo nên sự cạnh tranh trong sáng và tích cực trong các em. Mặt khác, các em có thể mang PKT về khoe với cha mẹ, gia đình, người thân về thành tích của mình, từ đó, ý thức về vinh dự và giá trị bản thân của các em được hình thành, nuôi dưỡng và phát huy. Điều này sẽ tác động rất lớn đến thái độ học tập và việc hình thành nhân cách của các em sau này. Mẫu PKT tham khảo: PHIẾU KHEN THƯỞNG GVCN lớp 11A1 Khen tặng em: LƯ THỊ ĐIỆP Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong tuần - Ngoài ra, chúng ta còn kết hợp với các biện pháp động viên khen thưởng truyền thống như: biểu dương trước lớp, tặng viết, tập cho các trường hợp có sự nỗ lực vượt bậc vào các buổi sinh hoạt cuối tuần Nhằm tạo cho các em niềm tin vào bản thân và tin rằng sự cố gắng của mình luôn được thầy cô và tập thể ghi nhận. 2.3.2.3. Các biện pháp răn đe, cảnh cáo, kỉ luật: Có thể sử dụng các biện pháp sau tuỳ theo từng mức độ. - Ở mức độ nhẹ: Gặp riêng HS vi phạm để nghe các em trình bày lý do và khuyên giải các em; nhắc nhở trước lớp, nghe các em giải thích trước lớp; phạt trực nhật vào một, hoặc một số ngày trong tuần. Có thể chia ra: vệ sinh lớp học, vệ sinh bồn hoa, vệ sinh sân trường, cắt cỏ trong khu vực quy định, xoá bảng... Công việc cụ thể sẽ do lớp phó lao động phân công hàng tuần vào ngày sinh hoạt lớp cuối tuần. - Mức độ tương đối nặng: Yêu cầu HS viết tờ kiểm điểm, có chữ kí của phụ huynh; mời phụ huynh tới để phối hợp giáo dục các em; cảnh cáo trước lớp, lập bin bản kỷ luật - Mức độ nghiêm trọng: Chuyển về cho nhà trường để BGH xử lý. Sau đó, tuỳ vào mức độ vi phạm và số lần vi phạm mà sẽ có hình thức kỉ luật răn đe thích hợp. Tuy nhiên, đây là bước cuối cùng và chỉ áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt. 3. KẾT QUẢ Ứng dụng những phương pháp trên vào thực tiễn, chúng tôi thu được những kết quả sau: - Trong năm học 2006- 2007, phần lớn các trường hợp cá biệt giảm đáng kể. Ngoại trừ một số em nghỉ học do hoàn cảnh gia đình như em Hứa Ngọc Long, Trần Quốc Toản, Tăng Văn Toàn, Kiên Thị Ngà, số còn lại đều có biểu hiện đáng khích lệ. Tiêu biểu là các trường hợp của em Kim Ngọc Biển, Thạch Rănsây đều thi đậu trong kì thi tốt nghiệp PTTH năm học 2006- 2007. Các em khác như Trần Văn Bảy, Kiều Văn Hoàng, Kiên Sa Kinh, Trầm Văn Đủ đều có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, phần lớn trong các em đã có việc làm với thu nhập khá ổn định. - Năm học 2007-2008, tình trạng mất trật tự, vi phạm những quy định, quy chế của nhà trường ở lớp c biệt 10A3 cũng đã giảm đi đáng kể. Đầu năm số học sinh cá biệt là 12, đến cuối HK I là 08 và cuối năm là 02. - Năm học 2008-2009: Các em Ngô Minh, Kin Tấn Lộc đã có sự tiến bộ rõ rệt, cuối năm, các em đều có điểm TBCN trên 5.0 và cả HK II số phiếu khen thưởng của mỗi em đạt trên 10 phiếu. Điều đó có nghĩa là các em đã có thành tích tốt trong 10 tuần của HK II. - Năm học 2009 - 2010, mô hình ny được áp dụng tại 03 lớp: 10A1, 10A2 và 12A2. Theo thông tin phản hồi từ phái các thầy cô chủ nhiệm và bộ môn, những hiện tượng các biệt ở các lớp trên giảm đi r rệt, tỉ lệ thuận với số phiếu khen thưởng được phát ra. Tỉ lệ cuối năm của lớp 10A1 là: 78,6%, 10A2 l: 66,7% 12A2 là 73,9% đạt loại trung bình trở ln. Kết quả trn tuy cịn kh khim tốn nhưng đ cĩ những dấu hiệu kh tích cực, giúp chúng tôi tin rằng con đường mà mình đang đi là đúng hướng. Chúng tôi dự kiến trong năm học tới sẽ nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để có thể đạt được những hiệu quả giáo dục cao nhất trong khả năng của mình. 4. BI HỌC KINH NGHIỆM: Trong vai trị l một giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng mơ hình trn vo thực tiễn: - Chuẩn bị tốt ngay từ đầu năm những trang bị vật chất cần thiết cho các em: Túi đựng bài kiểm tra, các bảng theo di bi kiểm tra thng, phiếu khen thưởng - Khen thưởng, biểu dương cũng như khiển trách phê bình đúng người, đúng việc, tránh trường hợp cào bằng, hoặc quá nặng tay, quá nhẹ tay với các hiện tượng vi phạm. - Phiếu khen thưởng phải được sử dụng một cách hợp lý, khơng nn qu dễ di, ty tiện pht phiếu cho những trường hợp chưa xứng đáng. Có vậy, giá trị tinh thần của phiếu này mới được bảo vệ. - Luơn tơn trọng nguyn tắc: tình thương kết hợp với yêu cầu cao. - Cố gắng kết hợp thật tốt 03 môi trường trong hoạt động giáo dục: Gia đình, nh trường và x hội. Gặp gỡ, tiếp cận, tạo nn mối quan hệ thn thiện hợp tc giữa gio vin v phụ huynh. - Theo di chặt chẽ những biểu hiện vi phạm cũng như sự tiến bộ của học sinh. Để có cách giải quyết phù hợp đối với những trường hợp cụ thể. - Xây dựng niềm tin và hình ảnh đẹp về bản thân trong lòng các em: Chúng tôi nghĩ rằng, mỗi thầy cô cần làm cho các em thấy được sự công bằng, mẫu mực, tình yêu thương cũng như khả năng chuyên môn của mình Làm sao để mỗi người Thầy là một hình ảnh đẹp, một bức tượng đài sống mãi trong lòng các em. Một hình ảnh đẹp có thể bắt đầu từ trang phục thẫm mỹ, phù hợp; tác phong chuẩn mực, lời nói, cách nói dễ nghe Đồng thời, người thầy, người cô cịn phải cĩ tấm lịng nhiệt tình v chn thnh với cơng tc gio dục, với học sinh. Luôn luôn trao dồi kiến thức, cập nhật thông tin, không để bản thân mình qu lạc hậu so với sự tiến bộ của x hội. Kỹ lưỡng trong việc soạn giáo án, ra đề kiểm tra; công bằng trong cư xử và khi chấm điểm. Đứng trước sai lầm khuyết điểm của cc em, chng ta nn tự hỏi: Vì sau cc em lại lm như vậy trước khi cơn tức giận bắt đầu. Nếu trả lời không được câu hỏi này, chúng ta nên nhờ các em trả lời. Nếu các em không trả lời, hoặc câu trả lời không thỏa đáng, chúng ta hy tự tìm ra cu trả lời bằng cch tìm hiểu hồn cảnh sống của cc em. Người phương Tây cho rằng: Ci gì hợp lý thì mới xảy ra; những gì xảy ra đều là hợp lý để khẳng định mọi việc đề có nguyên nhân của nó. Bằng tình yu, sự kin nhẫn v ý thức trch nhiệm của người nhận lnh sứ mệnh trồng người, ta hy cho cc em niềm tin, nghị lực để làm hành trang cùng các em đi đến tương lai. TRƯỜNG THPT HÀM GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Một số biện php gio dục học sinh c biệt. Thời gian thực hiện: từ tháng 9. 2006 đến tháng 5. 2010. Tác giả: Cao Thị Mai Hương. Bộ phận công tác: Giáo viên dạy lớp. TỔ CHUYÊN MÔN Nhận xét: Xếp loại: Ngày tháng năm Tổ trưởng HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: . Xếp loại: Ngày tháng năm Hiệu trưởng BO CO TĨM TẮT 1. Người thực hiện: Họ và tên: Cao Thị Mai Hương. Năm sinh: 1980 Đơn vị công tác: trường THPT Hàm Giang Chức vụ hiện tại: Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn. Trình độ chuyên môn: Đại học. 2. Tn sng kiến: Một số biện php gio dục học sinh c biệt. 3. Nội dung sáng kiến: Sáng kiến đề cập đến một số biện pháp cụ thể trong việc gio dục học sinh c biệt ở lớp chủ nhiệm, thơng qua việc tìm hiểu thực trạng v nguyn nhn của cc hiện tượng này. 4. Thời gian thực hiện sng kiến: Thng 9.2006 đến tháng 5.2010. 5. Phạm vi áp dụng: Được áp dụng ở một số lớp học tại đơn vị. 6. Hiệu quả: Trong từng năm học, các biện pháp trên đều thu được những kết quả nhất định. Tình trạng c biệt ở một số lớp giảm đi r rệt vo cuối năm, một số học sinh c biệt cuối cấp thi đậu tốt nghiệp THPT, tỉ lệ trung bình v trn trung bình ở cc lớp được nâng lên XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO Cao Thị Mai Hương MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Nội dung chuyên đề Trang 1 2.1. Thực trạng Trang 1 2.2. Những nguyên nhân chủ yếu Trang 3 2.2.1. Nguyên nhân từ phía gia đình Trang 3 2.2.2.Nguyên nhân từ phía nhà trường, thầy cô giáo Trang 4 2.2.3. Nguyên nhân từ phía xã hội Trang 5 2.3. Hướng giải quyết Trang 5 2.3.1. Lý thuyết chung Trang 5 2.3.1.1. Đối với những học sinh lười học, chán học, có thái độ không tốt có nguyên nhân từ phía gia đình Trang 5 2.3.1.2. Những trường hợp cá biệt có nguyên nhân từ phía thầy cô giáo Trang 6 2.3.1.3. Đối với những trường hợp cá biệt có nguyên nhân do hoàn cảnh xã hội Trang 7 2.3.2. Một số biện pháp cụ thể Trang 7 2.3.2.1. Các biện pháp kiểm tra Trang 7 2.3.2.2. Các biện pháp động viên Trang 8 2.3.2.3. Các biện pháp răn đe, cảnh cáo, kỉ luật Trang 9 3. Kết quả Trang 9 4. Rút kinh nghiệm Trang 10
Tài liệu đính kèm: