Chuyên đề luyện thi đại học Môn Văn

Chuyên đề luyện thi đại học Môn Văn

MỤC LỤC

ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG

ĐỀ 2: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN "VỢ CHỒNG A

PHỦ"

ĐỀ 3: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM "VỢ NHẶT"

ĐỀ 4 : TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN QUA ĐOẠN THƠ CUỐI TRONG B ẰI

THƠ "ĐẤT NƯỚC"

ĐỀ 5: VI HÀNH (NGUYỄN ÁI QUỐC)

THAM KHẢO : BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM 10 ĐẠI HỌC 2008

ĐỀ 6 : PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH LUẬN MẪU MỰC CỦA "TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP"

ĐỀ 7: THU ĐIẾU, THU ẨM, THU VỊNH - NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ 8: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH "ĐẤT NƯỚC" CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM

ĐỀ 9: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "RỪNG XÀ NU" CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH

ĐỀ 10: BÌNH LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO

 

doc 94 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1501Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề luyện thi đại học Môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC
MÔN VĂN
Hà Nội,2011
MỤC LỤC
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN "VỢ CHỒNG A
PHỦ"
ĐỀ 3: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM "VỢ NHẶT"
ĐỀ 4 : TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN QUA ĐOẠN THƠ CUỐI TRONG B ẰI
THƠ "ĐẤT NƯỚC"
ĐỀ 5: VI HÀNH (NGUYỄN ÁI QUỐC)
THAM KHẢO : BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM 10 ĐẠI HỌC 2008
ĐỀ 6 : PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH LUẬN MẪU MỰC CỦA "TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP"
ĐỀ 7: THU ĐIẾU, THU ẨM, THU VỊNH - NGUYỄN KHUYẾN
ĐỀ 8: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH "ĐẤT NƯỚC" CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
ĐỀ 9: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "RỪNG XÀ NU" CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH
ĐỀ 10: BÌNH LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
(Muốn phân tích hay cần hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến)
Bài làm 1:
Tôi đã được nghe nhiều về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng nhưng gần đây mới được thưởng
thức trọn vẹn cả bài thơ. Và tự như một thỏi nam châm bằng chất nhạc kỳ diệu, bằng hòa khí
cách mạng sôi nổiTây Tiến đã cuốn hút tôi một cách khác thường.
Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với Nhớ của
Nguyên Hồng, Đồng chí của Chính Hữu, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng vẫn có một gương
mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời, gắn với một giai đoạn lịch sử
đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Tây Tiến không có một sáng tạo gì khác thường, đốt xuất mà vẫn là sự tiếp tục của dòng thơ lãng
mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ khác hẳn với những tiếng thơ
bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước
nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc đắc qua ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi
nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân
thành của Quang Dũng về những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ,
khiến cho người đọc cảm động sâu xa.
Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ da diết, trải rộng cả không gian và thời gian mênh mông.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Tác giả nhớ về những ngày ở Tây Tiến, nhớ những người đồng đội và nỗi nhớ ấy đã thốt lên
thành lời gọi. Văn học ta có nhiều câu thơ diễn tả nỗi nhớnhưng “nhớ chơi vơi” thì có lẽ
Quang Dũng là người đầu tiên mạnh dạn sử dụng. Nỗi nhớ ấy gợi xa về cả không gian, thời gian
và tầm cao nữ, nỗi nhớ như có dáng hình bềnh bồng, bềnh bồng. Quang Dũng viết bài thơ này
khi mới xa đoàn quân Tây Tiến, xa mà không hẹn ước, không biết ngày gặp lại. Cảm giác về thời
gian trải dài tạo nên nỗi “nhớ chơi vơi”, bâng khuâng khó tả.
Rồi cứ thế, nỗi nhớ đồng đội ấy lan tỏa, thấm đượm nồng nàn trên từng câu thơ, khổ thơ. Có lẽ
nói bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên với bao kỷ niệm chống chất, ào
ạt xô tới:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Sài Khao, Mường Lát, những địa danh rất Tây Bắc cũng góp phần gợi nỗi nhớ chơi vơi. Hình
ảnh Tây Bắc được hiện lên trong câu thơ thật mịt mù và cải mệt mỏi của đoàn quân như lẫn vào
sương. Bên cạnh cái gian khổ lại có một cái rất thơ, dường như huyền thoại:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Câu thơ rất độc đáo, hoa về chứ không phải hoa nở, đêm hơi chứ không phải là đêm sương. Hoa
hiện ra mờ mờ trong sương, trong màn sương vẫn cảm thấy hoa. Câu thơ đẹp, huyền ảo, lung
linh quá! Đọc đến đây, cái “mỏi” của đoàn quân dường như đã tan biến hết. Quang Dũng thật tài
tình khi viết một câu thơ hầu hết là thanh bằng nhẹ nhàng, lâng lâng, chơi vơi như sương, như
hoa, như hồn người, khác với:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Những câu thơ giàu chất tạo hình như vẽ lại được cả chặng đường hành quân đầy gian khổ, khó
khăn. Tác giả không viết súng chạm trời mà là “súng ngửi trời” rất sinh động, nghịch ngợm,
thông minh, hóm hỉnh.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa gợi hình ảnh dốc rất cao, rất dài nhưng ngay sau đó lại là một câu thơ
toàn vần bằng. Xuân Diệu trước đây cũng chỉ viết được hai câu toàn vần bằng mà ông rất tâm
đắc:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
Còn Quang Dũng trong Tây Tiến đã có khá nhiều câu thơ hầu hết là vần bằng, chất tài hoa của
ông bộc lộ ở đó.
Tây Tiến đặc tả cận cảnh. Con người và cảnh vật rừng núi miền Tây Tổ quốc được tác giả thể
hiện ở khoảng cách xa xa, hư ảo với kích thước có phần phóng đại khác thường. Trong khổ thơ
thứ nhất này từng mảng hình khối, đường nét, màu sắc chuyển đổi rất nhanh, bất ngờ trong một
khung cảnh núi rừng bao la, hùng vĩ như một bức tranh hoành tráng. Câu thơ “Mường Lát hoa về
trong đêm hơi” không thể nói rõ mà chỉ cảm nhận bằng trực giác. Nếu “thơ là nơi biểu hiện đầy
đủ nhất, sâu sắc nhất ma lực kỳ ảo của ngôn ngữ” thì câu thơ này cũng đúng như vậy.
Thiên nhiên trong Tây Tiến cũng như trong thơ Quang Dũng bao giờ cũng là một nhân vật quan
trọng, tràn đầy sinh lực và thấm đượm tình người. Hồn thơ tinh tế củ tác giả bắt rất nhạy từ một
làn sương chiều mỏng, từ một dáng hoa lau núi phất phơ đơn sơ bất chợt, rồi ông thổi hồn mình
vào đó và để lại mãi trong ta một nỗi niềm bâng khuâng thương mến và một áng thơ đẹp:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Khung cảnh thiên nhiên hiện lên ở Tây Tiến thật hoang sơ, kỳ vĩ. Trên cái nên thiên nhiên dữ dội
có hình ảnh đoàn quân Tây Tiến thật nhỏ bé nhưng chính sự đối lập tương phản đó càng làm tăng
khí phách anh hùng, kẻ thù cũng như gian khổ không gì khuất phục nổi.
Trên đường hành quân đã có những người lính hy sinh. Tác giả không ngần ngại nói đến cái
chết:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Quang Dũng là một nhà thơ xuất thân tiểu tư sản nên ông miêu tả cái chết cũng rất lãng mạn.
Hình ảnh “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” vừa gợi thương nhưng cũng rất bình thản. Những chiến
sỹ Tây Tiến là những thanh niên Hà Nội chưa quen chuyện gươm súng gian khổ và họ đã ngã
xuống sau những dãi dầu sương gió. Hình như tác giả không muốn người đọc chìm sâu trong
cảm giác xót thương nên ngay sau đó là hình ảnh hào hùng của thiên nhiên:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.
Biết bao nhiêu điều đe dọa sinh mạng người lính. Câu thơ nói về những hiểm nguy ấy với giọng
điệu ngang tàng, coi thường, xóa đi sự bi lụy của cảm xúc ở câu trên. “Cọp trêu người” – có một
cái gì đó rất nghịch ngợm, rất lính.
Trong trường ca Từ đêm mười chín của Khương Hữu Dụng cũng có những câu nói về gian truân,
nguy hiểm mà người lính phải gánh chịu:
Đây cao vòi vọi dốc ông Mạnh
Đây ầm ầm đổ thác Không Tên
Có suối chân hùm vừa để dấu
Có lùm cây vút tuyệt đường chim.
Nhưng không mạnh mẽ bằng Tây Tiến.
Và đằng sau những trắc trở ấy lại là cảnh thanh bình, yên ấm:
Ôi nhớ Tây Tiến cơm nên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Câu thơ gợi cảm giác nồng nàn, no nê, đầy đủ những kỷ niệm đơn sơ, nhỏ bé trong cuộc sống
đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, ấm lòng. Hương thơm ấy không chỉ là hương “nếp
xôi” mà còn là hương từ đôi bàn tay em – cô gái Mai Châu.
Quang Dũng nhớ về người lính Tây Tiến gian khổ, hy sinh nhưng không bi lụy, mà vẫn hùng,
vẫn thơ. Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh mwois mẻ, gợi cảm và có chút lãng
mạn.
Tác giả chuyển mạch cảm xúc rất tự nhiên, nói những kỷ niệm đẹp trong cuộc sống với cảnh,
người, tình quân dân đầm ấm, khó quên:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
“Hội đuốc hoa”, “xiêm áo” gợi cái gì về đếm cưới ngày xưa và có vẻ “e ấp” của “nàng” làm cho
câu thơ thêm gợi cảm. Câu thơ lâng lâng, dìu dặt như tiếng khèn đưa người về một nơi rất xa.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Câu thơ có tính chất hư ảo, hình ảnh hoa lau gợi nhớ đến bài thơ Lau mùa thu của Chế Lan Viên:
Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng.
Quang Dũng không chỉ là một người tài hoa mà còn rất hào hoa khi ông viết:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Câu thơ: “Có nhớ dáng người trên độc mộc” rất giàu chất tạo hình. Nhà thơ yêu đất nước, yêu
đến từng dòng suối, dáng người, cánh hoa. Nếu không có chất thơ ấy cuộc đời sẽ mất đi nhiều ý
nghĩa, có chất thơ ấy gian khổ sẽ trở thành hào hùng.
Khổ thứ tư, tác giả trở lại với những gian khổ hy sinh của người lính:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Đọc những câu thơ này tưởng như ứa nuwocs mắt vì thương cảm. Những người lính bị sốt rét
rụng hết cả tóc, người “xanh tàu lá”. Và những nguwoif lính dũng mãnh ấy, tâm hồn cũng thật
dịu hiền và lãng mạn:
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Nhà thơ dùng từ rất tài hoa “kiều thơm” để chỉ những cô gái đẹp của Hà Nội. Giữa chiến trường
miền Tây vô cùng khốc liệt, nếu người lính không biết mơ mộng, thi vị hóa cuộc sống về mục
đích cao xa hơn thì sẽ gục ngã trong hiện thực đầy khắc nghiệt ấy. Chất men lãng mạn, vượt lên
trên hoàn cảnh. Do vậy, dù miêu tả rất đậm sự gian khổ, khốc liệt của chiến trường, của người
lính chinh chiến mà bài thơ không đượm chút sắc bi quan, u ám nào khiến con người run sợ, nản
lòng.
Hơn một lần trong bài thơ tác giả nói về cái chết:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Với lòng yêu nước nồng nàn, cả một thế hệ người con ưu tú của dân tộc đã ra đi bảo vệ Tổ quốc.
Không phải họ không biết đến những hy sinh, mất mát nhưng vẫn vui vẻ ra đi, không tính toán
hơn thiệt mặc dù mắt vẫn nhìn thấy những nấm “mồ viễn xứ” nằm “rải rác biên cương”. Lý
tưởng cách mạng và tuổi trẻ đã truyền cho các chàng trai Tây Tiến chất ngang tàng anh hùng và
cả chất men say lãng mạn đáng yêu nữa, ngay cả khi đối mặt với cái chết cũng phảng phất nét
nghệ sỹ tài tử, anh hùng hảo hán thời xưa, coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, “chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh”. Cái chết của người lính là cái chết bi tráng chứ không bi lụy, mềm yếu. Đã
có một thời nguwoif ta tránh nói về cái chết, về những mất mát. Nhưng có chiến thắng nào mà
không trả giá bằng máu và nước mắt. Và “không có gì cao cả hơn một nỗi đau buồn lớn (An-
phrêt-đơ Muyt-xê).
Nét đặc sắc của Tây Tiến là nói về chiến tranh mà không có một chữ đánh và có ba lần miêu tả
cái chết, nhưng Quang Dũng nói một cách rất giản dị: “bỏ quên đời”, “về đất”, “hồn về” để bình
thường hóa cái chết. Chúng ta có nhiều bài thơ nói về cái chết của người lính như Nấm mồ và
cây trầm của Nguyễn Đức Mậu:
Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù
Nhận cái chết cho đồng đội sống
Ngực chắn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng
Đồng đội xông lên nhìn thấy Hùng cười.
Hùng nằm trong nôi của đất rộng còn nhiều nữa nhưng chưa bài nào sánh nổi Tây Tiến. Quang
Dũng chỉ bằng vài dòng thơ đã khắc họa thật sâu và xúc động về cái chết vừa bi thiết vừa hùng
tráng, mà xiết bao cao cả của người chiến sỹ. Để tiễn đưa người lính vô danh ra đi tác giả không
cần một lời ngợi ca, cũng không cần một  ... c đối với người
sáng tác văn chương. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiểu
mẫu đưa cho” là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một
thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. “Người thợ” dù là “người thợ khéo tay” thì cũng chỉ
sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cũng chỉ là một
hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền
ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm
độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. Trong một truyện ngắn
khác, (truyện “Những chuyện không muốn viết”) Nam Cao cũng đã diễn đạt một cách thật là đặc
thù hình ảnh lao động của nghề văn: “cái nghề văn kị nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng
vác mai đi đào” tức là nó tối kị sự sao chép, bắt chước. Với một yêu cầu thật nghiêm khắc về
nghề, nhà văn quan niệm:
“Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi,
sáng tạo những cái gì chưa có”.
Đúng vậy. Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm
chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản
ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu
xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc
những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào
trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp
nghĩ thông thường. Mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám
phá mới.
Về thực chất, đây là một yêu cầu về tính chân thật trong sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là
sự đi tìm của lạ một cách màu mè, hình thức. Đó là một sự sáng tạo mang đậm nét bản sắc của
chủ thể nghệ sĩ, mang dấu ấn tinh thần của cá nhân nhà văn từ cách nhìn, cách nghĩ đến cách
viết. Đó chính là cá tính sáng tạo đã từng được đặt ra như một yêu cầu không thể thiếu của sáng
tác văn chương. Thiếu nó sẽ không có nghệ thuật. Gorki ,nhà văn Nga, cũng đã từng nhất mạnh :
“Bạn hãy giữ lấy cái gì là của riêng mình, hãy săn sóc nó phát triển tự do. Lúc một nghệ sĩ không
có cái là của riêng mình thì phải thấy người đó không có gì hết”.
Ở đây, “cái riêng” không phải được hiểu như một phẩm chất, không chỉ tự nhiên mà có, nó phải
được trau dồi, “săn sóc”, “phát triển”, “tìm tòi”, “đào sâu” không ngừng. Nghệ thuật bắt đầu từ
thiên bẩm. Nhưng chỉ thiên bẩm không thôi cũng sẽ không có nghệ thuật. Nhà văn Nga L.Tolstoi
cũng đã từng nói : “một phần mười là thiên bẩm còn chín phần mười là nước mắt, mồ hôi”.
Người ta cũng ví nhà văn như người “trinh sát” như nhà “địa chất”, với ý nghĩa nhấn mạnh vai
trò khám phá, tìm tòi, phát hiện đầy thử thách, gian khổ, có khi cần cả đến sự hy sinh của
người nghệ sĩ.
Khám phá cho được sự thật,” đào sâu, tìm tòi, khơi được những nguồn chưa ai khơi” đã là khó.
Những quan niệm nghệ thuật của Nam Cao không chỉ dừng ở đó. Nghệ thuật còn đòi hỏi “sáng
tạo những gì chưa có” nữa. Đây cũng là một quan niệm rất đúng đắn về bản chất của sự sáng tạo
nghệ thuật. Đó là “sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp” như Marx đã từng nói, là sự thể hiện cái
thế giới ao ước, khát khao của con người. Cách đây khoảng 2400 năm về trước, nhà mĩ học
người Hy Lạp Aristote cũng đã từng nói: “Nhiệm vụ của nhà thơ không chỉ nói về cái thực sự đã
xảy ra mà cái lẽ ra có thể xảy ra”. Thơ là vậy,văn thực chất cũng như vậy.
Nhà văn Hộ trong”Đời thừa” của Nam Cao cũng khao khát sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị,
một tác phẩm “phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho
cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn
khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn”. Đó
chính là hiện thực của khát vọng, là cái “lẽ ra” mà Aristote đã nói và bao nhiêu nhà văn đã từng
khao khát nhắn gửi trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, mỗi nhà văn có cá tính sáng tạo, sẽ có
cách thức thể hiện khác nhau, tùy thuộc vào tài năng bản lĩnh, vốn sống, lý tưởng thẩm mĩ riêng
biệt, độc đáo
Như thế để thấy quan niệm của Nam Cao không phải hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, ở Nam Cao
đó không phải là một nhận thức lý luận được nhập cảng mà là một quan niệm được hình thành từ
một cây bút có trách nhiệm, có tài năng, luôn luôn băn khoăn trăn trở về nghề và đã trở thành
một ý thức thường trực, thành máu thịt, thành cảm hứng sáng tạo chi phối ngòi bút trong hầu hết
các sáng tác của mình.
Đọc Nam Cao, ta được tiếp nhận một phong cách nghệ thuật thật là độc đáo, mới lạ: độc đáo từ
cách phát hiện đề tài, xử lý đề tài đến hành văn, giọng điệu, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ Đến
cả cái tên của nhân vật mà ông chon lựa cũng chẳng giống ai. Đó không phải là những Lan,
những Ngọc, những Nhung, những Tuyết mà là Lang Rận, Chí Phèo , đĩ Chuột; là Lê Văn Rự,
Trạch Văn Đoành những cái tên mà chính tác giả cũng thấy nó “như chọc vào lỗ tai”. Cả tên
các tác phẩm nhiều khi nghe cũng thật là ngộ nghĩnh (“Rình trộm”, “Tư cách mõ”, “Thôi, về đi”
v.v và v.v)
Tuy nhiên, cái độc đáo của Nam Cao bộc lộ chủ yếu ở cách thức nhà văn đi sâu, tìm tòi, khám
phá và diễn tả cái bề sâu của đời sống hiện thực. Cũng như các nhà văn hiện thực khác, ngòi bút
của ông chủ yếu cũng hướng tới những con người bần cùng, khốn khổ. Ông không hề làm ngơ,
hờ hững trước chuyện rách áo, đói cơm vốn là một hiện thực phổ biến thời bấy giờ. Nhiều
chuyện ông viết về miếng cơm, manh áo thật cảm động, xót xa, có thể làm rơi nước mắt
Nhưng trung tâm cảm hứng của ngòi bút Nam Cao chủ yếu hướng về nỗi khổ đau, vất vả về đời
sống tinh thần, những nỗi đau xót âm thầm mà dữ dội, những bi kịch nội tâm, những xung đột
giằng xé trong từng con người, từng số phận, giữa cái xấu và cái tốt, cái cao thượng và cái thấp
hèn; cái nhân hậu vị tha và cái ích kỷ, độc ác
Ít có ngòi bút nào lách sâu đến chỗ tận cùng của xung đột âm thầm mà dữ dội ấy như ngòi bút
của Nam Cao. Ông ít miêu tả trực tiếp những xung đột và đấu tranh giai cấp trên bề mặt của đời
sống, ông thiên về diễn tả những bi kịnh nội tâm với biết bao giằng xé, cắn rứt, tủi nhục, ân hận
trong từng con người. Đừng nghĩ rằng chỉ những trí thức tiểu tư sản như Thứ (Sống mòn) như
Điền (Trăng sáng), như Hộ (Đời thừa) mới có bi kịch nội tâm, mới có những vật lộn, ray rứt,
ân hận Ngay cả Chí Phèo, một con người đã mất gần hết nhân tính, lúc tỉnh rượu cũng nhận ra
một trạng thái “dường như ăn năn”- Lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng cũng là cả
một sự giằng xé âm thầm, dai dẳng và khi đã bán rồi thì lão “khóc hu hu” vì khổ đau, ân hận.
Lão không chỉ tiếc thương con chó, lão còn ân hận cắt rứt không thôi vì đã nỡ đánh lừa một con
chó.
Ít có ai phát hiện, thấu hiểu và diễn tả tinh tế nỗi đau khổ, dày vò về tinh thần, những vẻ đẹp bên
trong của những con người khốn khổ, tội nghiệp như ngòi bút của Nam Cao. Biệt tài của ông
là khả năng khai thác, diễn tả thật cảm động xung quanh những chi tiết tầm thường, vặt vãnh,
chẳng hạn: để mua cho con mấy tấm mía tốn một xu rưỡi, người mẹ khốn khổ kia đã phải trải
qua bao nhiêu tính toán, biện bạch, xót xa, ân hận (Trẻ con không được ăn thịt chó) và ai biết
trên đường đến nhà mụ phó Thụ để “thăm cháu” - thực chất là để kiếm miếng ăn - người bà đói
khát kia đã suy nghĩ những gì? Ấn tượng của người đọc không phải là nỗi đói khát mà là nỗi xót
xa bà cụ đành cam chịu chuốc lấy để đổi lấy miếng ăn nhục nhã (Một bữa no).
Trong dòng văn học hiện thực phê phán hiếm có cây bút nào diễn tả cái tầm thường một cách xót
xa và cảm động như thế. Viết về người nông dân hay người tiểu tư sản trí thức, ngòi bút của
Nam Cao vẫn trước sau nhất quán. Đó là thái độ trân trọng, tin yêu đề cao nhân cách và phẩm giá
con người. Một mặt nó tố cáo, lên án xã hội làm biến chất, tha hóa con người, mặt khác nó đánh
thức tình yêu thương con người. Tác phẩm Nam Cao không chỉ lên tiếng đòi cơm áo, nó còn
dõng dạc đòi quyền làm người lương thiện, quyền được ước mơ, quyền được sống xứng đáng với
cuộc sống con người
Chủ nghĩa nhân văn của Nam Cao rõ ràng sâu sắc hơn các nhà văn cùng thời với ông. Các nhà
văn khác thiên về phản ánh nỗi đói khát bần cùng. Nam Cao đi sâu hơn vào vấn đề tha hóa, biến
chất bởi đói khát, bần cùng, tàn bạo. Không phải chỉ Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức mới tha
hóa. Bao nhiêu kẻ phàm ăn tục uống, đối xử thô bạo, tàn nhẫn với vợ con cũng là những dấu hiệu
biến chất, tha hóa. Những kẻ thâu đêm chầu bên canh bạc như những kẻ khát nước để cầu vận
may để rồi rơi vào cảnh tan cửa nát nhà cũng đang tuột trên cái dốc của sự tha hóa. Cả những
người trí thức có mộng văn chương đẹp như Hộ mà cũng phải cho in nhiều “cuốn sách viết vội
vàng” để rồi người ta đọc và “quên ngay sau khi đọc”. Đó là một kiểu tha hóa. Sự bần cùng đã
xô đẩy bao nhiêu số phận tuột trên cái dốc tha hóa theo nhiều kiểu như một qui luật khó tránh
khỏi. Không phải không có những con người trong bần cùng, khốn quẩn vẫn giữ được thiên
lương như Dì Hảo, như Lão Hạc, như anh Đĩ Chuột hoặc cuối cùng cũng trở lại thiên lương,
nhưng số phận những con người ấy mới đau đớn, bi kịch làm sao, và rốt cuộc không bị tha hóa
thì cũng rơi vào bế tắc, bần cùng, tự sát
Chỉ ra qui luật của bần cùng, tha hóa vì đói rách nghèo hèn, tác phẩm Nam Cao hầu hết đều thấm
nhuần một tinh thần nhân văn, nhân đạo. Tác phẩm của ông như một tiếng chuông cảnh tỉnh, góp
phần thức tỉnh lương tri. Sáng tạo ra nhân vật Thị Nở, một nhân vật thô kệch xấu xí đến ma chê
quỉ hờn, nhưng chỉ một chút quan tâm săn sóc âu yếm của con người ấy, vẫn có thể đánh thức
một bản tính người nơi Chí Phèo sống dậy. Điều ấy cho thấy tình thương có một sức mạnh cảm
hóa to lớn như thế nào. Thị Nở xấu xí, nhưng qua nhân vật xấu xí này, Nam Cao lại gửi gắm một
khát vọng và một niềm tin mãnh liệt, đẹp đẽ: tình thương có thể cứu vãn con người. Không phải
chỉ mình Nam Cao nghĩ như thế, nhưng sáng tạo ra một nhân vật như Thị Nở để gửi gắm lí
tưởng thẩm mĩ, ước mơ thì quả là một sự sáng tạo độc đáo, độc nhất vô nhị.
Đọc Nam Cao ta không chỉ bị thu hút bởi những vấn đề sâu sắc, độc đáo mà nhà văn đưa ra, ta
còn bị thu hút bởi một cách viết thật mới mẻ, hấp dẫn. Các nhân vật của ông đi lại, ăn nói  như
chính họ xuất hiện trước mắt ta chứ chẳng phải là trên trang giấy. Nghĩa là các nhân vật sống
động, chân thực một cách kì lạ. Văn của ông có một giọng điệu thật đặc biệt, phong phú, biến
hóa, sắc lạnh tàn nhẫn mà xúc động thiết tha, mộc mạc góc cạnh mà thâm trầm, triết lí Truyện
của ông mang màu sắc hiện đại rõ rệt. Ông chú ý đến tình nhiều hơn là chuyện, nội tâm nhiều
hơn ngoại hình. Nhiều tác phẩm được tổ chức không theo trình tự thời gian mà theo dòng hồi ức
tâm lí.
Nam Cao thực sự đã đem lại cho văn học dân tộc một phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn
không thể trộn lẫn với bất cứ ai. Sáng tác của ông quả là thống nhất tuyệt đối với quan niệm sáng
tác văn chương của ông.

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi mon van.doc