Câu 1: Chọn phát biểu sai về quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa là hình chiếu của nó.
A. biên độ của dao động bằng bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều.
B. vận tốc của dao động bằng vận tốc dài của chuyển động tròn đều.
C. tần số góc của dao động bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.
D. li độ của dao động bằng toạ độ hình chiếu của chuyển động tròn đều.
Câu 2: Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai.
A. Vận tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.
B. Gia tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.
C. Vận tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai VTB.
D. Gia tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực tiểu khi vật chuyển động qua VTCB.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT ----- @&? ----- CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 12 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh) E = mc2 Họ và tên học sinh: Lớp: GIÁO VIÊN: Thạc sĩ LÊ MINH ĐỨC_PHONE/ZALO: 0946 513 000 TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ I. DAO ĐỘNG CƠ CHỦ ĐỀ 1. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Theo định nghĩa. Dao động điều hòa là A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi. C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. D. chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là không đúng. Cứ sau một khoảng thời gian T thì A. vật lại trở về vị trí ban đầu. B. vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu. C. gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu. D. biên độ vật lại trở về giá trị ban đầu. Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực tác dụng lên chất điểm A. đổi chiều. B. bằng không. C. có độ lớn cực đại. D. có độ lớn cực tiểu. Vận tốc của vật dao động điều hòa có độ lớn cực đại khi A. vật ở vị trí có li độ cực đại B. gia tốc của vật đạt cực đại. C. vật ở vị trí có li độ bằng không D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa? A. Dao động điều hòa là dao động có tính tuần hoàn. B. Biên độ của dao động là giá trị cực đại của li độ. C. Vận tốc biến thiên cùng tần số với li độ. D. Dao động điều hòa có quỹ đạo là đường hình sin. Một vật đang dao động điều hòa, khi vật chuyển động từ VTB về VTCB thì A. vật chuyển động nhanh dần đều B. vật chuyển động chậm dần đều. C. gia tốc cùng hướng với chuyển động D. gia tốc có độ lớn tăng dần. Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ, vận tốc và gia tốc là đúng. Trong dao động điều hòa, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có A. cùng biên độ B. cùng pha. C. cùng tần số góc D. cùng pha ban đầu. Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về VTCB. B. tỉ lệ với bình phương biên độ. C. không đổi nhưng hướng thay đổi. D. và hướng không đổi. Một vật dao động điều hòa, khi vật đi qua VTCB thì A. độ lớn vận tốc cực đại, gia tốc bằng không B. độ lớn gia tốc cực đại, vận tốc bằng không. C. độ lớn gia tốc cực đại, vận tốc khác không D. độ lớn gia tốc và vận tốc cực đại. Chọn phát biểu sai về quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa là hình chiếu của nó. A. biên độ của dao động bằng bán kính quỹ đạo của chuyển động tròn đều. B. vận tốc của dao động bằng vận tốc dài của chuyển động tròn đều. C. tần số góc của dao động bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều. D. li độ của dao động bằng toạ độ hình chiếu của chuyển động tròn đều. Trong dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là sai. A. Vận tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB. B. Gia tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB. C. Vận tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai VTB. D. Gia tốc của vật có độ lớn đạt giá trị cực tiểu khi vật chuyển động qua VTCB. Điều nào sau đây sai về gia tốc của dao động điều hòa: A. biến thiên cùng tần số với li độ x. B. luôn luôn cùng chiều với chuyển động. C. bằng không khi hợp lực tác dụng bằng không. D. là một hàm sin theo thời gian. Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của vận tốc là A. vmax = ωA. B. vmax = ω2A. C. vmax = - ωA. D. v max = - ω2A. Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos(2ωt + φ), vận tốc của vật có giá trị cực đại là A. vmax = ωA2 B. vmax = 2ωA C. vmax = ω2A D. vmax = ωA. Trong dao động điều hòa x = 2Acos(ωt + φ), giá trị cực đại của gia tốc là A. amax = ω2A B. amax = 2ω2A C. amax = 2ω2A2 D. amax = -ω2A Trong dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ), giá trị cực tiểu của vận tốc là A. vmin = -2ωA B. vmin =0 C. vmin = -ωA D. vmin = ωA Trong dao động điều hòa x = 2Acos(2ωt + φ), giá trị cực tiểu của gia tốc là A. amin= -ω2A B. amin = 0 C. amin= 4ω2A D. amin= -4ω2A Một vật dao động điều hòa chu kỳ T. Gọi vmax và amax tương ứng là vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật. Hệ thức liên hệ đúng giữa vmax và amax là A. amax = vmax/T B. amax =2πvmax/T C. amax = vmax/2πT D. amax = -2πvmax/T Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa A. v2 = ω2(x2 – A2) B. v2 = ω2(A2 – x2) C. x2 = A2 + v2/ω2 D. x2 = v2 + x2/ω2 Chọn hệ thức đúng về mối liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa A. v2 = ω2(x2 – A2) B. v2 = ω2(A2 + x2) C. x2 = A2 – v2/ω2 D. x2 = v2 + A2/ω2 Một vật dao động điều hòa có x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là: A. v2/ω4 + a2/ ω2 = A2 B. v2/ω2 + a2/ ω2 = A2 C. v2/ω2 + a2/ ω4 = A2 D. ω2/ v2 + a2/ ω4 = A2 Chọn hệ thức sai về mối liên hệ giữa x, A, v, ω trong dao động điều hòa: A. A2 = x2 + v2/ω2 B. v2 = ω2(A2 – x2) C. x2 = A2 – v2/ω2 D. v2 = x2(A2 – ω2) Một vật dao động điều hòa với biên độ A, vận tốc góc ω. Ở li độ x, vật có vận tốc v. Hệ thức nào dưới đây viết sai? A. B. C. D. Một chất điểm có khối lượng m dao động điều hòa xung quanh vị cân bằng với biên độ A. Gọi vmax, amax, Wđmax lần lượt là độ lớn vận tốc cực đại, gia tốc cực đại và động năng cực đại của chất điểm. Tại thời điểm t chất điểm có ly độ x và vận tốc là v. Công thức nào sau đây là không dùng để tính chu kì dao động điều hòa của chất điểm? A. T = B. T = C. T = D. T = 2π. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω và biên độ B. Tại thời điểm t1 thì vật có li độ và tốc độ lần lượt là x1, v1, tại thời điểm t2 thì vật có li độ và tốc độ lần lượt là x2, v2. Tốc độ góc ω được xác định bởi công thức A. B. C. D. . Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω và biên độ B. Tại thời điểm t1 thì vật có li độ và tốc độ lần lượt là a1, v1, tại thời điểm t2 thì vật có li độ và tốc độ lần lượt là a2, v2. Tốc độ góc ω được xác định bởi công thức A. B. C. D. . Phát biểu sai khi nói về dao động điều hòa? A. Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa sớm pha hơn li độ một góc π/2. B. Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa trễ pha hơn gia tốc một góc π/2. C. Khi chất điểm chuyển động từ VTCB ra biên thì thế năng của chất điểm tăng. D. Khi chất điểm chuyển động về VTCB thì động năng của chất điểm tăng. Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ VTCB đến VTB âm thì A. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm B. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng. C. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm D. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa của chất điểm? A. Vận tốc của chất điểm có độ lớn tỉ lệ nghịch với li độ. B. Biên độ dao động không đổi theo thời gian. C. Khi chọn gốc tọa độ tại VTCB thì lực kéo về có độ lớn tỉ lệ thuận với li độ. D. Động năng biến đổi tuần hoàn với chu kì bằng nửa chu kì dao động. Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính A. là một dao động điều hòa B. được xem là một dao động điều hòa. C. là một dao động tuần hoàn D. không được xem là một dao động điều hòa. Chọn câu đúng? Gia tốc trong dao động điều hòa A. luôn cùng pha với lực kéo về B. luôn cùng pha với li độ. C. có giá trị nhỏ nhất D. chậm pha π/2 so với vân tốc. Khi thay đổi cách kích thích ban đầu để vật dao động thì đại lượng nào sau đây thay đổi A. tần số và biên độ B. pha ban đầu và biên độ. C. biên độ D. tần số và pha ban đầu. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và vận tốc là một A. đường hình sin B. đường thẳng C. đường elip D. đường hypebol. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa gia tốc và li độ là một A. đoạn thẳng B. đường parabol C. đường elip D. đường hình sin. Đồ thị biểu diễn mối quanhệ giữa gia tốc và vận tốc là một A. đường hình sin B. đường elip C. đường thẳng D. đường hypebol. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo về và li độ là một A. đoạn thẳng dốc xuống B. đoạn thẳng dốc lên. C. đường elip D. đường hình sin. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acosωt. Nếu chọn gốc toạ độ O tại VTCB của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox. B. qua VTCB O ngược chiều dương của trục Ox. C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox. D. qua VTCB O theo chiều dương của trục Ox. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ VTB về VTCB là chuyển động A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. nhanh dần D. chậm dần. Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính quỹ đạo có chuyển động là dao động điều hòB. Phát biểu nào sau đây sai? A. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều. B. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều. C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều. D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều. Khi một vật dao động điều hòa thì A. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại khi vật ở VTCB. B. gia tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở VTCB. C. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ. D. vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở VTCB. Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa có độ lớn A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về VTCB. B. tỉ lệ với bình phương biên độ. C. không đổi nhưng hướng thay đổi. D. và hướng không đổi. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ VTB về VTCB thì A. độ lớn vận tốc của chất điểm giãm B. động năng của chất điểm giãm. C. độ lớn gia tốc của chất điểm giãm D. độ lớn li độ của chất điểm tăng. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vectơ gia tốc của chất điểm có A. độ lớn cực đại ở VTB, chiều luôn hướng ra biên. B. độ lớn cực tiểu khi qua VTCB luôn cùng chiều với vectơ vận tốc. C. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về VTCB. D. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về VTCB. Vật dao động điều hòa theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng. B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi. C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos. D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động. Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Lực kéo về luôn hướng về VTCB. B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật luôn ngược chiều nhau. C. Chuyển động của vật từ VTCB ra VTB là chuyển động chậm dần. D. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng về VTCB và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ. Tại thời điểm t thì tích của li độ và vận tốc của vật dao động điều hòa âm (x.v<0), khi đó: A. Vật đang chuyển động nhanh dần đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động nhanh dần về VTCB. C. Vật đang chuyển động chậm dần theo chiều âm. D. Vật đang chuyển động chậm dần về biên. Trong dao động điều hòa, khi gia tốc của vật đang có giá trị âm và độ lớn đang tăng thì A. vận tốc và gia tốc cùng chiều B. Vận tốc có giá tr ... trình x = 2cos(4πt + π/3) cm. Chu kỳ và tần số dao động của vật là A. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. B. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz C. T = 0,25 (s) và f = 4 Hz. D. T = 4 (s) và f = 0,5 Hz. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = –4sin(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là A. A = – 4 cm và φ = π/3 rad B. A = 4 cm và j = 2π/3 rad C. A = 4 cm và φ = 4π/3 rad D. A = 4 cm và φ = –2π/3 rad Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = – 5sin(5πt – π/6) cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là A. A = – 5 cm và φ = – π/6 rad B. A = 5 cm và φ = – π/6 rad C. A = 5 cm và φ = 5π/6 rad D. A = 5 cm và φ = π/3 rad Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 2cos(5πt + π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là A. A = 2 cm và ω = π/3 (rad/s). B. A = 2 cm và ω = 5 (rad/s). C. A=-2 cm và ω=5π (rad/s). D. A=2 cm và ω = 5π (rad/s). Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = – 3sin(5πt – π/3) cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là A. A =-3 cm và ω = 5π (rad/s). B. A=3 cm và ω=-5π (rad/s). C. A=3 cm và ω=5π (rad/s). D. A = 3 cm và ω =-π/3 (rad/s). Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Biên độ dao động của vật là A. A = 4 cm. B. A = 6 cm. C. A= –6 cm. D. A = 12 m. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kỳ dao động của chất điểm là A. T = 1 (s). B. T = 2 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 1,5 (s). Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm. Tần số dao động của vật là A. f = 6 Hz. B. f = 4 Hz. C. f = 2 Hz. D. f = 0,5 Hz. Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có tốc độ bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Biên độ và tần số của dao động này là A. A = 36 cm và f = 2 Hz. B. A = 18 cm và f = 2 Hz. C. A = 36 cm và f = 1 Hz. D. A = 18 cm và f = 4 Hz. Một vật dao động điều hòa theo trục Ox, trong khoảng thời gian 1 phút 30 giây vật thực hiện được 180 dao động. Khi đó chu kỳ và tần số động của vật lần lượt là A. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz. B. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz. C. T = 1/120 (s) và f = 120 Hz. D. T = 2 (s) và f = 5 Hz. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Khi nó có li độ là 3 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số góc dao động là A. ω = 5 (rad/s). B. ω = 20 (rad/s). C. ω = 25 (rad/s). D. ω = 15 (rad/s). Một vật dao động điều hòa thực hiện được 6 dao động mất 12 (s). Tần số dao động của vật là A. 2 Hz. B. 0,5 Hz. C. 72 Hz. D. 6 Hz. Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x =-8cos2(2πt + π/6) cm. Biên độ dao động A và pha ban đầu của vật lần lượt là A. A=8cm; φ=-2π/3 B. A=8cm; φ=2π/3 C. A=-8cm; φ=π/3 D. A=8cm; φ=-π/3 Vật dao động điều hòa theo phương trình x = -Acos(ωt + φ) (A > 0). Pha ban đầu của vật là. B. φ +π B. φ C. - φ D. φ + π/2. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình x = 2πcos(πt + 1,5π) cm,với t là thời gian. Pha dao độnglà A. 1,5π B. π C. 2π D. πt +1,5π. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = – 4sin2πt (cm). Biên độ dao động của chất điểmlà A. –4cm B. 8π cm C. 4 cm D. ± 4cm. Một vật dao động điều hòa theo phươngtrình x = 6cos(ωt + π/2) cm. Độ biến thiên góc pha trong 1 chu kỳ là A. 0,5π rad B. 2π rad C. 2,5π rad D. π rad. Một vật dao động trên trục Ox với phương trình có dạng 40x + a = 0 với x và a lần lượt là li độ và gia tốc của vật. Lấy π2 = 10. Dao động của vật là dao động A. điều hòa với tần số góc ω = 40 rad/s B. điều hòa với tần số góc ω = 2π rad/s. C. tuần hoàn với tần số góc ω = 4 rad/s D. điều hòa với tần số góc ω = 4π rad/s. Phương trình dao động của vật có dạng x = Asin2(ωt + π/4)cm. Chọn kết luận đúng. Vật dao động với A. biên độ A/2. B. biên độ A. C. biên độ 2A. D. pha ban đầu π/4. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x =10cos(2πt +π/6) cm thì gốc thời gian chọn lúc vật có li độ A. x = 5 cm theo chiều âm. B. x=-5 cm theo chiều dương. C. x = 5 cm theo chiều âm. D. x = 5 cm theo chiều dương. Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm có dạng x = Acos(ωt + φ). Độ dài quỹ đạo của dao động là A. A. B. 2A. C. 4A D. A/2. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là A. 1 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. –1 cm. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(πt + π/2) cm, pha dao động tại thời điểm t = 1 (s) là A. π (rad). B. 2π (rad). C. 1,5π (rad). D. 0,5π (rad). Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 2cos(4πt) cm. Li độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 0,25 (s) là A. x = –1 cm; v = 4π cm/s. B. x = –2 cm; v = 0 cm/s. C. x = 1 cm; v = 4π cm/s. D. x = 2 cm; v = 0 cm/s. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 =10, gia tốc của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là A. 40 cm/s2 B. –40 cm/s2 C. ± 40 cm/s2 D. – π cm/s2 Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(10t – 3π/2) cm. Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng 2π/3 là A. x = 30 cm. B. x = 32 cm. C. x = –3 cm. D. x = – 40 cm. Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 =10. Gia tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là A. a = 12 m/s2 B. a = –120 cm/s2 C. a = 1,20 cm/s2 D. a = 12 cm/s2 Một chất điểm dao động điều hòa trên quỹ đạo MN = 30 cm, biên độ dao động của vật là A. A = 30 cm. B. A = 15 cm. C. A = – 15 cm. D. A = 7,5 cm. Một vật dao động điều hòa hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ), tại thời điểm t = 0 thì li độ x = A. Pha ban đầu của dao động là A. 0 (rad). B. π/4 (rad). C. π/2 (rad). D. π (rad). Dao động điều hòa có vận tốc cực đại là vmax = 8π cm/s và gia tốc cực đại amax= 16π2 cm/s2 thì tần số góc của dao động là A. π (rad/s). B. 2π (rad/s). C. π/2 (rad/s). D. 4π (rad/s). Dao động điều hòa có vận tốc cực đại là vmax = 8π cm/s và gia tốc cực đại amax= 16π2 cm/s2 thì biên độ của dao động là A. 3 cm. B. 4 cm. C. 5 cm. D. 8 cm. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 20cos(2πt) cm. Gia tốc của chất điểm tại li độ x =10 cm là A. a = –4 m/s2 B. a = 2 m/s2 C. a = 9,8 m/s2 D. a =10 m/s2 Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính gia tốc của một vật dao động điều hòa? A. a = 4x B. a = 4x2 C. a = – 4x2 D. a = – 4x Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm thì A. chu kỳ dao động là 4 (s). B. chiều dài quỹ đạo là 4 cm. C. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm. D. tốc độ khi qua VTCB là 4 cm/s. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(20πt + π/6) cm. Chọn phát biểu đúng ? A. Tại t = 0, li độ của vật là 2 cm. B. Tại t = 1/20 (s), li độ của vật là 2 cm. C. Tại t = 0, tốc độ của vật là 80 cm/s. D. Tại t = 1/20 (s), tốc độ của vật là 125,6 cm/s. Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm. Tại thời điểm t = 1 (s), tính chất chuyển động của vật là A. nhanh dần theo chiều dương. B. chậm dần theo chiều dương. C. nhanh dần theo chiều âm. D. chậm dần theo chiều âm. Trên trục Ox một chất điểm dao động điều hòa có x = 5cos(2πt + π/2) cm. Tại thời điểm t = 1/6 (s), chất điểm có chuyển động A. nhanh dần theo chiều dương. B. chậm dần theo chiều dương. C. nhanh dần ngược chiều dương. D. chậm dần ngược chiều dương. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Vật thực hiện được 5 dao động mất10 (s). Tốc độ cực đại của vật là A. vmax = 2π cm/s. B. vmax = 4π cm/s. C. vmax = 6π cm/s. D. vmax = 8π cm/s. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(πt) cm.Vật qua VTCB lần thứ nhất vào thời điểm A. t = 0,5 (s). B. t = 1 (s). C. t = 2 (s). D. t = 0,25 (s). Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tốc độ của vật khi qua VTCB là vmax. Khi vật có li độ x = A/2 thì tốc độ của nó là A. 1,73vmax B. 0,87vmax C. 0,71vmax D. 0,58vmax Một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T = 3,14 (s) và biên độ A = 1 m. Khi chất điểm đi qua VTCB thì vận tốc của nó bằng A. v = 0,5 m/s. B. v = 2 m/s. C. v = 3 m/s. D. v = 1 m/s. Một vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại là vmax = 16π cm/s và gia tốc cực đại amax = 8π2 cm/s2 thì chu kỳ dao động của vật là A. T = 2 (s). B. T = 4 (s). C. T = 0,5 (s). D. T = 8 (s). Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 3,14 (s). Xác định pha dao động của vật khi nó qua vị trí x = 2 cm với vận tốc v = 0,04 m/s? A. 0 rad B. π/4 rad C. π/6 rad D. π/3 rad Một vật dao động điều hòa khi qua VTCB có tốc độ 8π cm/s. Khi vật qua VTB có độ lớn gia tốc là 8π2 cm/s2. Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật là A. 16 cm B. 4 cm C. 8 cm D. 32 cm Cho một vật dao động điều hòa, biết rằng trong 8 s vật thực hiện được 5 dao động và tốc độ của vật khi đi qua VTCB là 4 cm. Gia tốc của vật khi vật qua VTB có độ lớn là A. 50 cm/s2 B. 5π cm/s2 C. 8 cm/s2 D. 8π cm/s2 Một chất điểm dao động điều hòa với gia tốc cực đại là amax = 0,2π2 m/s2 và vận tốc cực đại là vmax =10π cm/s. Biên độ và chu kỳ của dao động của chất điểm lần lượt là A. A = 5 cm và T = 1 (s). B. A = 500 cm và T = 2π (s). C. A = 0,05 m và T = 0,2π (s). D. A = 500 cm và T = 2 (s). Phương trình dao động điều hòa của một vật là x=4sin(4πt-π/2) cm. Vật đi qua li độ x=-2 cm theo chiều dương vào những thời điểm nào: A. t = 1/12 + k/2, (kϵZ). B. t = 1/12 + k/2 ; t = 5/12 + k/2, (kϵZ). C. t = 5/12 + k/2, (kϵZ). D. t = 5/12 + k/2, (kϵZ). Phương trình li độ của một vật là x = 5cos(4πt – π) cm. Vật qua li độ x = –2,5 cm vào những thời điểm nào? A. t = 1/12 + k/2, (kϵZ). B. t = 5/12 + k/2, (kϵZ). C. t = 1/12 + k/2 ; t = 5/12 + k/2, (kϵZ). D. Một biểu thức khác Dạng 2. Hệ thức độc lập với thời gian: ngược pha, vuông pha Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Khi vật cách VTCB 0,5A thì tốc độ của vật là A. ωA. B. ωA/2 C. ωA√2/2 D. ωA/2 Một vật dao động điều hòa với biên độ A, vận tốc cực đại vmax. Khi vật cách VTCB A√2/2 thì tốc độ của vật là A. vmax. B. vmax/2 C. vmax√2/2 B. vmax/2 Một vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại vmax và gia tốc cực đại amax. Khi tốc độ của vật vmax/2 thì gia tốc của vật có độ lớn là A. amax. B. amax/2 C. amax√2/2 B. amax/2 Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc là ω. Khi gia tốc của vật có độ lớn là ω2A√2/2 thì tốc độ của vật là: A. ωA. B. ωA/2 C. ωA√2/2 D. ωA/2 Một vật dao động điều hòa, khi vật đi qua vị trí x = 1, vận tốc là10cm/s, tần số góc của vật là 10 rad/s. Tìm biên độ dao động của vật? A. 2 cm B. 3cm C. 4cm D. 5cm Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 0,5 (s), biên độ A = 4 cm. Tại thời điểm t vật có li độ x = 2 cm thì độ lớn vận tốc của vật là A. 37,6 cm/s. B. 43,5 cm/s. C. 40,4 cm/s. D. 46,5 cm/s. Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Khi nó có li độ là 2 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số dao động là: A. f = 1 Hz B. f = 1,2 Hz C. f = 3 Hz D. f = 4,6 Hz Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = 2 (s), biên độ A = 4 cm. Tại thời điểm t vật có v = 2π cm/s thì vật cách VTCB một khoảng là A. 3,24 cm/s. B. 3,64 cm/s. C. 2,00 cm/s. D. 3,46 cm/s. Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T = π/5 (s), khi vật có x = 2 cm thì vận tốc là 20 cm/s, biên độ dao động của vật có trị số A. A = 5 cm. B. A = 4 cm. C. A = 2 cm. D. A = 4 cm.
Tài liệu đính kèm: