Chương trình ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn khối 12

Chương trình ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn khối 12

ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN – KHỐI 12

A> PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI BỘ SÁCH :

 I/ Khái quát VHVN từ cách mạng tháng 8/ 1945 đến hết thế kỉ XX:

Câu1: Nêu những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945-1975?

1/ Nền VH phục vụ CM , cổ vũ chiến đấu :

- Văn học trước hết phải là một vũ khí.

- VH phục vụ CM nên quá trình vận động và phát triển hoàn toàn gắn liền với từng bước đi của CM , theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

- Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân , toàn diện , thế giới trong văn học bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi thế hệ trên mọi miền đất nước . Và nhân vật trung tâm của nó phải là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng phục vụ chiến trường.

 

doc 51 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN KHỐI 12
I. Lý thuyết: 4 tiết
II. Nghị luận xã hội: 6 tiết
III. Nghị luận văn học: 10 tiết
ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN – KHỐI 12
A> PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI BỘ SÁCH :
 I/ Khái quát VHVN từ cách mạng tháng 8/ 1945 đến hết thế kỉ XX:
Câu1: Nêu những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945-1975?
1/ Nền VH phục vụ CM , cổ vũ chiến đấu :
- Văn học trước hết phải là một vũ khí. 
- VH phục vụ CM nên quá trình vận động và phát triển hoàn toàn gắn liền với từng bước đi của CM , theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân , toàn diện , thế giới trong văn học bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi thế hệ trên mọi miền đất nước . Và nhân vật trung tâm của nó phải là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng phục vụ chiến trường. 
- Tiêu chuẩn đánh giá con người cao nhất là tư tưởng độc lập , tự do , tinh thần chiến đấu chống xâm lược , thái độ đối với CNXH ..
- Con người trong Vh chủ yếu là con người của lịch sử , của sự nghiệp chung của đời sống cộng đồng. 
2/ Nền Vh hướng về đại chúng :
- Đạichúng vừa là đối tượng thể hiện , vừa là công chúng VH ,cũng là nguồncung cấp lực lượng sáng tác cho VH. 
- Nền VH xác định đối tượng cần tìm hiểu và ca ngợi là nhân dân lao động. Tư tưởng này thể hiện qua hai chủ đề cơ bản :
+ Đem lại cáhc hiểu mới đối với quần chúng lao động về phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong kháng chiến , phê phán tư tưởng coi thường quần chúng. 
+ Ca ngợi quần chúng bằng cách xây dựng hình tượng đám đông sôi động đầy khí thế và sức mạnh hoặc xây d ựng những hình tượng anh hùng kết tinh những phẩm chất tốt đẹp , của giai cấp nhân dân , dân tộc. 
- Khẳng định sự đổi mới của nhân dân nhờ CM. 
- Hình thức nghệ thuật : sử dụng kho tàng VH truyền thống , biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị , trong sáng dễ hiểu đốivới nhân dân. 
- VH còn phát hiện , bồi dững đội ngũ sáng tác từ quần chúng. 
3/ Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi :
+ Đây là nền VH của chủ nghĩa yêu nước , của những sự kiện lịch sử , của số phận toàn dân ,của chủ nghĩa anh hùng. 
+ Nhân vật trung tâm : con người gắn bó số phận mình với số phận của đất nước và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. 
Người cầm bút :nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ , ngợi ca người anh hùng với những chiến công chói lọi. 
- Cảm hứng lãng mạn :Tâm hồn con ngườiluôn hướng về lí tưởng và tương lai -> hai khuynh hướng gắn liền với nhau.
C âu2: Hãy cho biết VHVN từ CMT8 1945 đến 1975 có những thành công và hạn chế gì?
a.Thành công :
Nội dung:
+ Thể hiện nổi bật chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ Khắc họa nổi bật những tập thể và cá nhân anh hùng.
+ Phơi bày được những nổi thống khổ của quần chúng nhân dân dưới ách thống trị của Thực dân_Đế quốc.
+ Vạch rõ tội ác và âm mưu thâm độc của kẻ thù.
+ Phản ánh cuộc sống kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất anh hùng, lạc quan, sáng ngời lý tưởng yêu nước, yêu CNXH.
+ Thơ viết về đề tài xây dựng CNXH ở miền Bắc đã phản ánh được hình ảnh cuộc sống mới và con người mới XHCN.
+ Văn học đô thị miền Nam mặc dù chịu sự kìm kẹp của Mĩ-ngụy vẫn có những tác giả nói lên khát vọng tự do của người cầm bút, lên án nền văn hoánô dịch ở miền Nam và phê phán mặt trái của xã hội.
Nghệ thuật :
+ Có sự tương đồng về các thể loại:
 Thơ : có rất nhiều bài thơ, tập thơ hay mang hơi thở lớm của thời đại.
Văn xuôi : có rất nhiều thành công với nhiều phong cách truyện ngắn nổi tiếng : Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nam Cao, Tô Hoài...truyện ngắn CM với nhiều phong cách đa dạng độc đáo như : Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, MaVăn Kháng.
Tiểu thuyết : có những bước quan trọng, nhiều tác phảm hay ra đời như “ Dấu chân người lính”(Nguyễn Minh Châu), “Rừng U Minh” (Trần Hiếu Minh), “Hòn đất” ( Anh Đức)
Lý luận văn học cũng có nhiều thành tựu đáng kể.
 b.Hạn chế :
- Truyện ngắn và kí thời kháng chiến Pháp còn chưa đi sâu vào phản ánh những mặt khác nhau trong cuộc sống, ít miêu tả sâu trạng thái tâm lí nhân vật. Nhân vật “ đám đông; nổi trội lên, vai trò cá thể bị giới hạn.
- Thơ văn viết về đề tài xây dựng CNXH còn rơi vào chỗ hẹp hòi, công thức, quá lí tưởng, chưa thật đúng với hiện thực cuộc sống.
- Hiện thực hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ và xây dựng CNXH của nhân dân, đất nước ta vô cùng sinh động, phong phú nhưng ta chưa có được những tác phẩm lớn, mang tầm cỡ thế giới.
Câu 3: Trình bày những chuyển biến và một số thành tựu của VH giai đoạn 1975- hết XX:
- Từ sau 1975, thơ không tạo đượcsự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đọạn trước . Tuy nhiên , vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc . Như : tập” Di cảo thơ” của Chế Lan Viên ; và một số sáng tác của Xuân Quỳnh ; Hữu Thỉnh , Thanh Thảo .. 
- Từ sau năm 1975, Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơca . Một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như : Nguyễn Trọng oánh ; Thái Bá lợi ; Nguyễn Mạnh Tuấn; Ma VĂn Kháng , Nguyễn Minh Châu .. .
- 1986, VH chính thức bước vào chặng đường đổi mới ,VH gắn bó hơn , cập nhật hơn nhữgn vấn đề của đời sống hằng ngày . Phóng sự xuất hiện đề cập đến nhữgn vấn đề bức xúc của đời sống . VX thực sự khởi sắc với những tác phẩm tiêu biểu. 
- Từ sau năm 1975 , kịch nói phát triển mạnh. 
Như vậy : Từ năm 1975 và nhất là từ năm 1986 , VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới , VH vận động theo hướng dân chủ hoá mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc . Vh phát triển đa dạng hơn về đề tài , chủ đề ; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật ; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy . VH đã khám phá con người trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp , thể hiện con người ở nhiều phương diện củađời sống , kể cả đời sống tâm linh . Cái mới cảu VH giai đoạn này là tính chất hướng nội , đi vào hành trình tìm kiếm bên trong ,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp , đời thường . Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực , những biểu hiện quá đà ,thiếu lành mạnh . VH có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của XH, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực. 
II/ Tác phẩm Tuyên ngôn Độc Lập: 
Câu1:Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, đối tượng của “ Tuyên ngôn độc lập”_Hồ Chí Minh?
a.Hoàn cảnh sáng tác:
Ngày 19/8/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chủ Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội tại số nhà 48, phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản “Tuyên Ngôn Độc Lập”. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước VNDCCH, đọc “TNĐL” trước hàng chục vạn đồng bào.
b.Mục đích: Tuyên bố chấm dứt chế độ TDPK ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: Kỷ nguyên độc lập – tự do.
c.Nội dung: Khẳng định quyền ĐL-TD và ý chí quyết tâm bảo vệ ĐL-TD ấy
d.Đối tượng: văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn nói với thế giới, đặc biệt là bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta, nấp sau quân đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật: (tiến vào từ Bắc là đội quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, đằng sau là Đế quốc Mỹ; tiến vào từ Nam là quân đội Anh, đằng sau là quân viễn chinh Pháp). Bản “TNĐL” đã bác bỏ luận điệu của chúng một cách dứt khoát.
Câu2: Ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của “ Tuyên ngôn độc lập”_Hồ Chí Minh?
a.Ý nghĩa lịch sử:
- “TNĐL” mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên của độc lập – tự do, đánh đổ ách đô hộ của TDP hơn 80 năm, khai sinh nước VNDCCH. 
- “TNĐL” là sự thể hiện một cách khát vọng, ý chí sức mạnh Việt Nam. 
- “TNĐL” còn là sự khẳng định, tuyên bố với thế giới rằng: nước Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, không ai có thể xâm phạm.
b.Giá trị văn học: “TNĐL” của Hồ Chí Minh rất ngắn gọn, chưa tới 1000 chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và cô đọng. Bản tuyên ngôn chia làm 03 phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là một áng văn chính luận mẫu mực, câu văn ngắn gọn, sắc sảo, lời lẽ hùng hồn, tác động mạnh đến người nghe, người đọc, vừa vạch rõ tội ác của TDP, vừa khơi dậy động viên, khích lệ lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của mọi người dân đối với nền độc lập tự do của dân tộc. Do đó, “TNĐL” của Hồ Chí Minh là một áng văn bất hủ sống mãi trong lòng dân tộc.
III/ Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003- CÔ-PHI AN-NAN
Câu 1: Nêu những nét lớn về tác giả Cô-Phi An – Nan :
 - Cô- Phi An – Nan , sinh ngày 8/4/1938 tại Ga –Na ( Châu Phi). 
 - Kể từ khi LHQ thành lập( 1945) đến năm ( 1997) , tổ chức LHQ mới có một người châu Phi da đen được bầu vào chức vụ Tổng thư kí : Đó là Cô Phi An Nan . Ông là vị tổng tư kí thứ 7 của LHQ. nước Cộng hòa Ga- Na và cả Châu Phi tự hào về ông . Việc đảm đương trọng trách trong hai nhiệm kì liền với cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất , quan trọng và có uy tín nhất , không những là sự thừa nhận những phầm chất ưu tú của ngài Cô-phi-an-Nan mà còn là thắng lợi của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho sự bình đẳng , bình quyền giữa các dân tộc trên trái đất.
 - Giải thưởng Noben về hòa bình mà Cô-Phi-An-Nan được trao tặng năm 2001 , khẳng định những đóng góp to lớn của ông vào việc xây dựng “ một thế giới được tổ chức tốt hơn và hóa bình hơn”. Giữa bao nhiêu bộn bề lo toan cho đời sống của nhân loại , ông vẫn dành sự ưu tiên đặc biệt cho cuộc đấu tranh chống đại dịch HIV? AIDS . Bản “ thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/ 2003 , là một trogn những bằng cứ nói lên sự qaun tâm đặc biệt ấy. 
Câu 2: Vấn đề được nêu trong bản thông điệp : 
 - Bản thông điệp nêu lên hiểm họa cho đời sống các dan tộc và toàn nhân loại , đó là đại dịch HIV/AIDS . AIDS là tên viết tắt của một cụm từ tiếng anh có nghĩa lá hội chứng suy giảm miễn dịch ( còn gọi là bệnh liệt kháng hay SIDA ). HIV là tên viết tắt của cụm từ Tiếng Anh , chỉ loại virut1 gây ra bệnh AIDS ở người . Loại vi rút này tấn công vào các bạch huyết cầu làm cho người bệnh mất khả năng đề kháng với các loại bệnh tật -> tử vong . HIV/AIDS có sức lan truyền nhanh và chưa có kháng sinh đặc trị . Nó là một đại dịch một hiểm họa của nhân loại .
 - Đại dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tỉ lệ tử vongcao trên thế giới và có rất it1 dấu hiệu suy giảm . Dịch be6ng5 quái ác đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại . Vì vậy việc chống lại đại dịch này cần phải đặt lên “ vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân .
Câu 3: Ý nghĩa cảu bản thông điệp :
 - Bản thông điệp có ý nghĩa thời sự nóng bỏng : Đó là sự lên tiếng kịp thời đối với một nguy cơ lớn đang trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của toán thể nhân loại . Tiếng nòi của Cô- Phi An Nan hể hiện một thái độc sống tích cực , đầy trách nhiệm và tình yêu thương con người . Người đọc , người nghe luôn cầu mong cho đại dịch HIV/AIDS sẽ nhanh chóng được dập tắt để nó không còn là vấn đề “ thời sự nóng bỏng nữa”
 - Bản thông điệp còn có ý nghĩa lâu dài : Bài văn vẫn có tác dụng nhắc nhở mỗi người cần quan tâm đế ... t chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két ”
 Khát vọng tìm đến cái đẹp để mong muốn làm cho con người đẹp lên là rất đáng quý nhưng người nghệ sĩ phải tỉnh táo để nhận ra cái thực tế phũ phàng của đời sống. Và đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người: hãy tỉnh táo trước cái đẹp. Bất cứ cái đẹp nào cũng rất có thể ẩn chứa những điều phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người. Cái tình huống nghịch lý này trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan màn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh tuyệt đẹp kia để làm trơ ra cái sự tàn nhẫn của đời thường. Người nghệ sĩ không chỉ nhận thấy cảnh đẹp lãng mạn bên ngoài kia mà còn phải nhìn thấy cả cảnh hành hạ man rợ của lão ngư phủ nọ. Đây là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của nghệ thuật.
- Nhà văn đã sử sụng nguyên tắc nghịch lý, đối lập trong xây dựng nhân vật: cái tốt cái xấu lẫn lộn, đan cài với nhau. 
+ Người đàn bà xấu xí thô kệch ấy có vẻ bề ngoài thật quá nhẫn nhục, cam chịu “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn không chịu “chia tay” với gã chồng vũ phu tàn bạo. Bởi vì, như lời giãi bày gan ruột của người mẹ đáng thương ta mới thấy bà có một tấm lòng hi sinh vô bờ “  đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. + Còn gã đàn ông kia cũng không hẳn hoàn toàn xấu. Theo lời vợ lão thì đó “ là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập..” . Vẫn theo lời vợ lão thì là do lão “khổ quá” vì làm ăn nuôi con. Rồi đói, khi “ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối ”. Trước sau thì hắn vẫn là người lao động lương thiện, hơn nữa lại là lao động chính, kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt của mình để nuôi mười mấy miệng ăn. Lão đánh vợ để giải toả những bức bối. Ta hãy để ý khi đánh vợ lão cũng đau đớn “Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”. Lão cũng không phải là kẻ hiếu chiến, không phải là kẻ chỉ thích gây gổ đánh đấm người khác, bằng cớ là ngay Phùng cũng khẳng định “lão đánh tôi hoàn toàn vì mục đích tự vệ”. 
+ Còn thằng Phác đứa trẻ sớm lam lũ lao động, hồn nhiên và rất thương mẹ Bên cạnh những phẩm chất ấy trong nó cũng ẩn chứa một tính côn đồ nguy hiểm : sẵn sàng cầm dao đâm bố để cứu mẹ. Nó sớm đã có ý thức báo thù bằng cách lấy bạo lực để ngăn cản bạo lực.
 Như vậy, nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa được cấu trúc với tất cả sự phức tạp của nó, không hẳn xấu cũng không hẳn là kẻ tốt. Xét đến cùng lão chồng vừa là thủ phạm gây ra cảnh đau đớn cho người vợ, cho con đẻ đồng thời cũng lại là nạn nhân của cuộc sống còn tăm tối khốn khổ. Người vợ cũng vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, mà theo chính lời mụ thì là do “cái lỗilà đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá”. Thằng Phác cũng thế, vừa là nạn nhân của thói côn đồ lại vừa là thủ phạm kích động thói côn đồ và chính nó cũng sớm có tính côn đồ. Những nhân vật đó chưa mang chiều kích của nhân vật tính cách với những quá trình phát triển tâm lý nhưng nó đã làm tốt chức năng thể hiện chủ đề tác phẩm. 
III.Kết bài
Khái quát các ý chính
Nhận xét đánh giá về nghệ thuật xât dựng tình huống của NMC.
Đề 4:Cảm nhận của Anh (chị) về nhân vật Phùng trong truyễn ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (NMC)
I. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm - Giới thiệu nhân vật : 
- Phùng trước kia là một người lính, đã từng vào sinh ra tử. 
- Phùng đựơc trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh để làm lịch. Và Phùng quyết định về vùng biển cách Hà Nội 600 km.
II. Thân bài
Phùng - một trái tim nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp.
- Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về cảnh biển. Anh rất công phu trong việc chọn một tấm ảnh có hồn. Anh đã “phục kích” mất mấy buổi sang và cả tuần lễ suy nghĩ và tìm kiếm. Và cuối anh mới tìm được một cảnh ưng ý.
- Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạo vật- con người: xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. một khám phá chân lí của nghệ thuật đích thực. một vẻ đẹp toàn bích của tạo vật. “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.
2. Phùng - một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời
- Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một cách tàn bạo. Người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn” và anh đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Trước khi là trái tim nghệ sĩ, Phùng có một trái tim con người. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản xạ tự nhiên của con người có bản chất thiên lương, tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất công, bảo vệ kẻ yếu.
- Với trái tim nghệ sĩ, Phùng đã thức tỉnh. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời thì lại rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm vơí cuộc đời. Bởi lẽ nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một con người.
- Phùng chứng kiến cảnh chị em thằng Phác phản ứng trước hành động vũ phu tàn bạo của cha đối với mẹ. Phùng cũng đã chứng kiến câu chuyện người đàn bà kia ở toà án huyện.
- Nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật của Phùng sau chuyến đi đã có sự thay đổi ở mỗi người trong cõi đời. Nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con ngưòi.
III. Kết bài
Khái quát những nét chính về nhân vật, nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Phùng.
Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của NMC.
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
Đề: Cảm nhận của em về hình ảnh Lor-ca được thể hiện tron bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo)
Gợi ý
I. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ
- Giới thiệu hình ảnh Lor-ca
II. Thân bài
 Lor-ca là người chiến sĩ đấu tranh cho sự tự do, cho những khát vọng chân chính về con người và về nghệ thuật. Hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua thi ảnh và ngôn từ mới mẻ trong bài thơ, hình ảnh này được tác giả gợi nhiều hơn tả.
1. Hai khổ thơ đầu: cho ta cảm nhận hình ảnh một con người nghĩa khí:
- Chàng chủ xướng, tuyên truyền cho khát vọng, cho lí tưởng sống vì con người. Khiêu chiến với chủ nghĩa độc tài thân phát xít. Tiếng đàn là biểu tượng cho tiếng nói tuyên truyền, tuyên ngôn cho trường phái cách tân nghệ thuật trong khung cảnh chính trị sa sút và nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha.
- Chàng đã chết vì khát vọng chân chính của mình “áo choàng bê bết đỏ”. Đó là nỗi kinh hoàng mà bọn độc tài phát xít gây ra.
- Hình tượng Lor-ca mang một vẻ bi tráng.
2. Những khổ thơ sau:
- “Lor-ca bơi sang ngang
 Trên chiếc ghi ta màu bạc’
Lor-ca không thể chết, chàng vẫn tồn tại vĩnh hằng trong thế giới này, kiêu hãnh và khẳng định lí tưởng sống của mình và mãi mãi toả sáng.
- Lor-ca đã làm một cuộc cách mạng “ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước”. Cuộc đấu tranh ấy vẫn còn đang tiếp diễn, đang có mặt Lor-ca. Chàng chỉ “ném trái tim mình vào yên lặng yên bất chợt” mà thôi.
- Cái chết thực sự của nhà cách tân Lor-ca là khi những khát vọng của anh không còn tiếp tục nhưng cái chết đau đớn của một nhà cách tân còn là khi khi tên tuổi và sáng tạo của anh trở thành một bức thành kiên cố cản sự cách tân văn chương của những người đến sau.
- Các hình ảnh đường chỉ tay, con sôngmang ý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc hệ luỵ trần gian.
III. Kết bài
 Nhà thiên tài Lor-ca là một nghệ sĩ vĩ đại, đã chiến đấu, hi sinh vì lí tưởng nghệ thuật, lí tưởng sống của mình. Tên tuổi Lor-ca trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp càc nhà văn hoá Tây Ban Nha và thế giới, chống chủ nghĩa phát xít , bảo vệ văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại.
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - Nguyễn Khải
Đề: Phân tích hình tượng nhân vật cô Hiền trong “Một người Hà Nội” – Nguyễn Khải.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu về cô Hiền.
II.Thân bài:
“Cô Hiền” là nhân vật trung tâm của tác phẩm, lớn lên ở Hà Nội cùng Hà Nội và đất nước trải qua những biến động lịch sử lớn lao.
Những đặc điểm của nhân vật “cô Hiền”
+ Cô Hiền mang những nét trữ tình rất Hà Nội – với tư cách một con người. Giao tiếp rộng, lịch sự, sống theo phong cách có văn hóa.
Tính tình nhỏ nhẹ, dịu dàng và cương quyết.
Nuôi dạy con rất công phu, đúng chuẩn mực của gia đình gia giáo và giá trị sống của xã hội . . .
Là người vợ đảm, mẹ hiền, biết lo toan tính toán, không viển vông.
+ Cô Hiền mang trách nhiệm của một người dân, với tư cách công dân.
Nhận xét thẳng thắn về mọi hiện tượng xung quanh, không giấu giếm quan điểm thái độ. Trên niềm vui kháng chiến tắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhân xét: “ vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”
Thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ: cô có bộ mặt tư sản nhưng “không bóc lột ai cả”, cửa hàng đồ lưu niệm do cô tự tay làm ra sản phẩm. Cô không cho chồng mở xưởng in và thuê thợ làm. Thương con, nhưng cô sẵn sàng cho con ra trận để đóng góp sức người, để mình cũng được sống trong vui buồn lo âu cùng những bà mẹ Việt Nam khác. Những suy nghĩ của cô Hiền rất bình dị, là suy nghĩ của một công dân yêu nước.
+ Cô Hiền là “ một hạt bụi vàng của Hà Nội ”
Cũng như những người khác, cuộc đời cô Hiền song hành cùng những biến động lớn lao trên chặn đường dài của đất nước. Số phận mỗi con người được soi sáng bởi lịch sử dân tộc và ngược lại. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại cô Hiền cũng giữ được phẩm giá của mình.
Cô luôn sống với trách nhiệm công dân yêu nước, hành động vì lợi ích của cộng đồng dân tộc, vì vận mệnh đất nước.
Cô Hiền là một người Hà Nội vô danh, bình thường, nhưng ở cô thấm sâu các chất “Người Hà Nội” – những tinh hoa trong bản chất của người Hà Nội. Bởi thế “ đất kinh làm kỳ chói sáng những ánh vàng” từ những người như cô, từ những hạt bụi vàng bé nhỏ.
III.Kết bài:
Khẳng định tài hoa của Nguyễn Khải: Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật cô Hiền – một người Hà Nội – Nguyễn Khải đã thể hiện đổi mới trong cách khám phá, thể hiện con người. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với dân tộc, với quan hệ gia đình . . . để rồi khẳng định, ca ngợi những giá trị nhân văn cao dẹp của con người và cuộc sống.
 Hết!

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on thi TN PTTH 0910.doc