Phần một
ÔN TẬP VÀ NÂNG CAO KĨ NĂNG
LÀM CÁC BÀI VĂN TỰ SỰ, BIỂU CẢM, THUYẾT MINH
A. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn tự sự
I. Một số lưu ý khi viết bài văn tự sự
II. Thực hành viết bài văn tự sự
III. Tham khảo
B. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn biểu cảm
I. Một số lưu ý khi viết bài văn biểu cảm
II. Thực hành viết bài văn biểu cảm
III. Tham khảo
Chương trình ôn thi học sinh giỏi lớp 10 Buổi Nội dung Ghi chú Phần một ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh A. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn tự sự I. Một số lưu ý khi viết bài văn tự sự II. Thực hành viết bài văn tự sự III. Tham khảo B. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn biểu cảm I. Một số lưu ý khi viết bài văn biểu cảm II. Thực hành viết bài văn biểu cảm III. Tham khảo C. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn thuyết minh I. Một số lưu ý khi viết bài văn thuyết minh II. Thực hành viết bài văn thuyết minh III. Tham khảo Phần hai rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận I. Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận II. Thực hành viết bài văn nghị luận III. Tham khảo những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10 nguyễn phương an – ngô trí sơn (Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu) những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10 nhà xuất bản đại học quốc gia TP. hồ chí minh lời nói đầu Phần thực hành Làm văn lớp 10 Trung học phổ thông vừa chú trọng ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh vừa rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, đáng chú ý là các đề văn sau: Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích; Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại câu chuyện Bố của Xi-mông; Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó; Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất; Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Hãy kể lại câu chuyện đó theo giọng kể ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba (mở rộng truyện Chuyện người con gái Nam Xương); Hãy hóa thân vào những que diêm kể lại câu chuyện theo diễn biến và kết thúc của truyện ngắn "Cô bé bán diêm" (hoặc diễn biến sự việc tương tự, nhưng kết thúc khác); Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây; Viết bài văn tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau khi chiến thắng Mtao Mxây; Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp một nhân vật văn học mà anh (chị) yêu thích; Viết bài thuyết minh về dòng văn học dân gian Việt Nam với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường; Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"; Sau hai tuần đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường muốn biết về tình hình của lớp. Trong trường hợp này cần phải viết loại văn bản nào? Anh (chị) hãy thay mặt lớp viết văn bản đó; Lênin nói: "Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất. Bằng vốn sống và kinh nghiệm, hãy kể một câu chuyện về "một học sinh tốt, phạm một số sai lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, chiến thắng bản thân; Sáng tác một truyện ngắn (theo đề tài tự chọn) mang ý nghĩa xã hội, có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay; Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch,...) trong bảo vệ môi trường sống; Hãy viết một bài văn thuyết minh về: một danh lam thắng cảnh hoặc một loại hình văn học, một ngành thủ công mĩ nghệ, hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực, một lễ hội truyền thống; Học bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) Tuy nhiên, vì khuôn khổ nhất định, cuốn sách này chỉ giới thiệu được một số bài viết theo cấu trúc như sau: - Phần một: Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh. - Phần hai: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận. Đây không phải là cuốn văn mẫu để học sinh sao chép. Chính vì vậy, trong mỗi phần thuộc mỗi kiểu văn, sau các đề bài tiêu biểu cho kiểu văn đó, người biên soạn nêu dàn ý chi tiết để học sinh hình dung được cách thức, bước đi và hướng thực hành viết bài văn. Như vậy, khái niệm "mẫu" ở đây được hiểu là bài văn do chính học sinh tự viết, tự lựa chọn cách diễn đạt phù hợp của mình. Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau. Xin chân thành cảm ơn. nhóm biên soạn Phần một ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm A. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn tự sự I. Một số lưu ý khi viết bài văn tự sự 1. Tìm hiểu đề - Đề bài yêu cầu tạo lập kiểu văn bản nào (kể chuyện hay miêu tả)? Để tạo lập văn bản ấy cần sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? - Nội dung cần biểu đạt là gì? - Để thực hiện yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị những tri thức và kĩ năng gì? 2. Lập dàn ý - Mở bài: Mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp? Xác định những nội dung cần biểu đạt trong phần Mở bài tuỳ theo từng cách mở bài. + Đối với đề bài kể chuyện: Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, chủ đề truyện,) + Đối với đề bài miêu tả: Giới thiệu khái quát về đối tượng miêu tả. Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn thì giới thiệu đối tượng miêu tả ở câu mở đoạn. - Thân bài: + Đối với đề bài kể chuyện: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự mở đầu, diễn biến, kết thúc. Chú ý: Phát huy trí tưởng tượng để xây dựng nội dung kể phong phú, sinh động; Lựa chọn ngôi kể cho hợp lí (khi nhập vai nhân vật để tự kể về mình thì ngôi kể phải là “tôi”); Có thể kết hợp giữa kể với tả hoặc biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, bộc lộ được thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc, chi tiết. + Đối với đề bài miêu tả: Tả lại đối tượng theo trình tự nhất định. Đối với văn tả người, chú ý tả từ đặc điểm về chân dung, cử chỉ, hành động đến tiếng nói; có thể điểm xuyết khung cảnh. Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn, thì đây là phần thân đoạn. - Kết bài: + Đối với đề bài kể chuyện: Có thể kết bài bằng chính sự kết thúc của câu chuyện hoặc kết bài theo kiểu mở rộng. Tuy nhiên, tốt nhất là biết đưa ra những suy nghĩ, đánh giá của mình về câu chuyện vừa kể đồng thời có thể mở rộng liên tưởng, tưởng tượng. + Đối với đề bài miêu tả: Nêu cảm nghĩ của mình về đối tượng vừa tả. Trong trường hợp đề bài yêu cầu viết đoạn văn, có thể phần này tương ứng với câu kết đoạn. 3. Gợi ý thực hành Đề 1: Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (Ví dụ: Sọ Dừa, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi). Gợi ý: Bài làm phải đảm bảo vừa đúng vừa đủ nội dung cốt truyện. Kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Tuy nhiên, trong khi kể vẫn có thể dẫn y nguyên câu văn hoặc lời đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Có thể tham khảo dàn ý dưới đây (kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa). (A) Mở bài - Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa - Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa. (B) Thân bài Lần lượt kể các sự việc sau: - Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi. - Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa. + Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa. + Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. - Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng. - Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông. - Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng, - Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân. - Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụngcá. - Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình. (C) Kết bài - Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích. - Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau. * Lưu ý : Với kiểu loại đề bài này, người viết phải biết lựa chọn những chi tiết, những sự việc tiêu biểu trong tác phẩm rồi diễn đạt lại bằng văn phong của mình, tránh kể dài dòng, quá tham chi tiết. Đề 2 : Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông. Gợi ý : Đây là kiểu loại để kể chuyện tưởng tượng nhập vai. Muốn làm tốt cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của Xi-mông, biến chuyện của Xi-mông thành lời tự thuật của mình. Có thể xây dựng dàn ý kể chuyện như sau: (A) Mở bài - Giới thiệu: + Tôi là Xi-mông, là con của mẹ Blăng-sốt và bố Phi-líp yêu thương. + Thế nhưng, các bạn biết không, trước đây tôi đã vô cùng đau khổ vì bị coi là đứa trẻ không có bố. (B) Thân bài Kể lại lần lượt các sự kiện trong đoạn trích “Bố của Xi-mông”. (1) Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi đi học: - Bị bạn bè trêu như thế nào ? - Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,) - Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè (2) Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy. - Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông. - Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến “tôi” cảm giác ra sao ? (3) Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp. - Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao. - Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào. (4) Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. - Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố. (C) Kết bài - Đây là câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với bản thân tôi. - Kể từ ngày ấy tôi luôn hạnh phúc và tự hào vì được sống trong tình thương yêu của cả bố mẹ tôi. Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyện đó. Gợi ý: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cầnn phát huy khả năng tưởng tượng liên tưởng (các sự việc, các chi tiết để tạo thành cốt truyện). Yêu cầu các chi tiết, sự việc phải đảm bảo lôgic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế cách giải quyết được đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc. Có thể tham khảo một dàn ý dưới dây: (A) Mở bài - Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não. - Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết. (B) Thân bài (1) Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung. - Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung. - Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại rất dông). (2) Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu. - Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện. - Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa. - Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng rưng rưng nước mắt. (3) Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ. - Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi. - Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ. + Trách chàng là người phản bội. + Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước. - Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất. (4) TrọngThuỷ còn lại một mình : Buồn rầu, khổ não, Trọng ... chúng ta đang sống là nước mặn. Trong số nước ngọt còn lại thì hầu hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. Vậy thì con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ở sông, suối, đầm, ao, hồ và nguồn nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có mà đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người. Đủ thứ rác thải, từ rác thải vô cơ, hữu cơ, những thứ rác có thể tiêu hủy được tới cả những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cả những chất độc hại được vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại càng khan hiếm hơn nữa. Theo tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có khoảng hai tỉ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Dự báo tới năm 2015 một nửa dân số trên hành tinh sẽ rơi vào hoàn cảnh không đủ nước để dùng. Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho mọi nhu cầu của mình, trong khi dân số thì ngày mỗi tăng lên. Người ta đã tính được những phép tính đơn giản rằng để có một tấn ngũ cốc cần phải sử dụng 1.000 tấn nước, một tấn khoai tây cần từ 500 đến 1.500 tấn nước. Để có một tấn thịt gà ít nhất cũng phải dùng tới 3.500 tấn nước, còn để có một tấn thịt bò thì số nước cần sử dụng còn ghê gớm hơn: từ 15.000 đến 70.000 tấn. Rồi còn bao thứ con vật nuôi, cây trồng khác để phục vụ nhu cầu của con người, mà chả có thứ gì mà lại không cần có nước. Thiếu nước, đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi. Mà nguồn nước ngọt lại phân bố rất không đều, nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại rất khan hiếm. ở nhiều nơi, chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, để có chút nước ngọt, bà con phải đi xa vài cây số để lấy nước. Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng ở vùng núi đá này đang có nguồn nước ngầm chảy sâu dưới lòng đất. Để có thể khai thác được nguồn nước này sẽ vô cùng gian khổ và tốn kém vì khắp mọi nơi đều trập trùng núi đá. Chớ nghĩ rằng nơi nào không có sông suối chảy qua thì cứ khoan sâu, khoan thật sâu xuống lòng đất là có thể lấy được nước. Do việc sử dụng bất hợp lý và rất lãng phí, các nguồn nước ngầm cũng đang cạn kiệt dần. Thì ở khu vực Tây Nguyên, mấy năm nay, vào mùa khô, bà con ta phải khoan thêm rất nhiều giếng mới có thể có nước để dùng hằng ngày đấy thôi. Vùng Ca-ta-lô-nhi-a của Tây Ban Nha bao đời nay, mấy triệu người dân ở đây vẫn sống nhờ vào nước ngầm. Nay nguồn nước này đang cạn kiệt tới mức Nhà nước phải đàm phán với Pháp để dẫn nước ngọt từ sông Rôn sang nước mình. Nói như vậy để thấy mục tiêu mà nhà nước ta đề ra trong chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn là phấn đấu để đến năm 2010 sẽ có 85% dân cư sống ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (60 lít/người mỗi ngày), và tới năm 2020 thì tất cả người dân sống ở nông thôn đều được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Để đạt được mục tiêu này cần một cuộc phấn đấu gian khổ, để có nước ngọt để dùng ở các vùng rộng lớn như vùng cao, vùng sâu, vùng xa - nơi địa hình phức tạp, mức sống của người dân còn rất thấp, đã rất khó huống chi phải có nước sạch, hợp vệ sinh cho sinh hoạt hằng ngày của người dân. Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và để có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt để dùng, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước. Trịnh Văn (Báo Nhân dân, số ra ngày 15-6-2003) Đạo đức cách mạng Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư - đó là đạo đức cách mạng. Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng. Đại đa số chiến sĩ cách mạng đều là người có đạo đức: Cả đời hết lòng phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công,... Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới, và xây dựng mỹ tục thuần phong. Không phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng. Trái lại, chúng ta phấn đấu hi sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng. Nhưng chúng ta biết rằng: Muốn cải thiện đời sống, thì trước phải ra sức thi đua phát triển sản xuất; và trước phải nâng cao mức sống của nhân dân, rồi mới nâng cao mức sống của cá nhân mình. Tức là: "Lo, thì trước thiên hạ; hưởng, thì sau thiên hạ". Nhưng chúng ta cũng phải nhận rằng: ảnh hưởng xấu của xã hội cũ làm cho một số đảng viên và cán bộ (trong Đảng và ngoài Đảng) hủ hóa. Họ tưởng rằng cách mạng là nòng cốt để làm cho họ có địa vị, được hưởng thụ. Do đó mà họ mắc những sai lầm: kiêu ngạo, chưng diện, hưởng lạc, lãng phí của công, tự tư tự lợi, không tiết kiệm đồng tiền bát gạo là mồ hôi nước mắt của nhân dân. Họ quên mất tác phong gian khổ phấn đấu, lạt lẽo với công việc cách mạng, xa rời Đảng, xa rời quần chúng. Dần dần họ mất cả tư cách và đạo đức người cách mạng, sa vào tham ô, hủ bại và biến thành người có tội với Đảng, với Chính phủ, với nhân dân. Để ngăn ngừa cái xấu ấy, Đảng ta từ trên đến dưới phải chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng, tăng cường tinh thần cảnh giác, mở rộng phê bình và tự phê bình. Hồ Chí Minh (Tuyển tập văn chính luận, NXB Giáo dục, 1997) Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển Dân ta thông minh, hiếu học, chuộng tri thức, nhưng còn nghèo trí tưởng tượng. Hãy bình tĩnh nhìn qua các kiểu nhà biệt thự mới mọc ở thành phố thời mở cửa và dạo qua các cửa hiệu, các chợ đầy ắp hàng nước ngoài. Từ quần áo đến đồ chơi trẻ em, từ đồ dùng văn phòng cho đến xe đạp, quạt máy. Nhiều hàng nội của ta không cạnh tranh được vì thua kém cả phẩm chất, hình dáng lẫn mẫu mã. Thật ra đã từ lâu chúng ta quen sao chép, ít chịu khó nghĩ ra ý tưởng mới. Nhìn lại cái giường, cái bàn cho đến cây bút, cái cặp... có thể nói 50 năm không hề thay đổi! Có lẽ do truyền thống học tập từ chương, khoa cử, ông bà ta bị gò bó quá nhiều, cho nên ta ít có những nhà tư tưởng lớn, ít có những công trình đồ sộ với sức tưởng tượng phóng khoáng, diệu kỳ. Ngay cả những tác phẩm văn học hay nhất cũng chủ yếu làm ta say đắm bởi văn chương mượt mà, gợi những tình cảm sâu sắc tha thiết, nhưng ít có hoặc không có những pho truyện lớn với tình tiết phức tạp, ý tưởng kỳ lạ tầm cỡ như Tam quốc, Thủy Hử, Hồng lâu mộng hay tiểu thuyết của V.Huy-gô, L. Tôn-xtôi, Ph. Đốt-xtôi-ép-xki. Hơn bất cứ lúc nào, câu nói của Anh-xtanh cần được khẳng định: "Tri thức mà thiếu sức tưởng tượng dễ biến thành tri thức chết, tri thức không có tiềm năng phát triển". Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, chứ hoàn toàn chưa đủ để sáng tạo, khám phá. Phải có trí tưởng tượng mới chắp cánh cho tri thức làm ra cái mới, mới tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh. Ước mong một ngày trí tuệ Việt Nam chứng tỏ cho thế giới thấy sức tưởng tượng sáng tạo của mình trong xây dựng cũng không kém gì trong chiến đấu. Hoàng Tụy Đam mê Mỗi người trước sau phải rước một đam mê. Đam mê phát nguyên từ bản chất con người vốn chất chứa nửa lý nửa tình, thường khởi đầu bằng lý và được nuôi dưỡng bằng tình. Thường là như vậy, vì lý trí vượt lên đầu để cân nhắc, chọn lựa. Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên bằng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy. Người không ham thích một cái gì cả là một người bệnh, một người không bình thường, hay là một người chuẩn bị đi tu, vì đã diệt dục. Nhưng ai dám bảo người tu hành là người không đam mê? Vẫn là một người sống xuất thần trong một cảnh giới khác với vạn vật không còn nguyên hình tướng. Và đam mê một ý niệm thường mãnh liệt hơn đam mê một cái gì cụ thể. Trong tình yêu, con người thường đòi hỏi hình ảnh bằng chứng và giá trị cụ thể, nhưng chính những cái cụ thể này, suy cho cùng, làm suy giảm tình yêu. Tình yêu lý tưởng vẫn là tình yêu suốt đời vươn tới và suốt đời không đạt. Các bậc cha mẹ thường hay đón đường đam mê của con cái bằng cách mớm cho chúng nó một đam mê đầu đời: tập cho con thích vẽ, thích đàn và nhất là thích đọc. Đam mê học hỏi là đam mê không bao giờ phản bội con người. Ngày nay, bởi có lắm cám dỗ chầu chực ngay ngưỡng cửa gia đình và trường học, muốn cho con mình khỏi rơi vào một đam muội tối đen, cha mẹ nào cũng dốc sức làm lụng kiếm tiền cho con cái đầu tư vào một cuộc chơi có ích (chơi tem...) hay một môn thể dục thể thao (võ thuật...), mong sao cột buộc sinh lực và năng khiếu vào cỗ xe đam mê cho đứa trẻ trên con đường đời. Đó cũng là đầu tư vào một đam mê để tránh rơi vào những đam mê khác. Bản thân tôi đến nay hãy còn vào ra lớp học với một nỗi cần cù say mê trẻ mãi, ngay cả trong những giờ giấc không thuận lợi hay những ngày mưa dầm, nắng rát. Ngồi nhẩm lại, tôi làm công việc như thế này đã trên bốn mươi năm. Làm sao vẫn cần cù, làm sao vẫn say mê? Tôi xuất thần tự hỏi: Cái tôi năm xưa và cái tôi năm nay vẫn là một chăng? Hóa ra bộ máy người cũng bền như (hoặc hơn) một cái máy cơ khí. Dầu mỡ thường xuyên nhỏ vào chiếc máy người là một niềm khao khát biết thêm, biết hơn hoàn toàn phi vật chất và những tế bào não bộ sẵn lòng bổ sung cho nhau trong một trường luân vũ thường xuân. Giả như, do một trớ trêunào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? Rất có thể tôi đang mặc một chiếc áo ren vàng rua bạc và rủng rẻng dây kim khí và bây giờ tôi đang co ro vì gió lùa qua lỗ rách. May quá, tôi chỉ đam mê với nghề dạy học. Tài sản mà tôi để lại gồm toàn giấy trắng mực đen và xác chữ. Đam mê là một ngọn lửa mà các thế hệ nối tiếp truyền trao cho nhau. Khổ nỗi, phần phật bốc cao cùng một lúc là ngọn lửa sinh tồn và ngọn lửa hủy diệt, cả hai quấn quýt nhau bao nhiêu là để sớm loại trừ nhau bấy nhiêu. Sống chết đều bằng một ngọn lửa do ta tự đốt lên thôi. Bửu ý (Tạp chí Tia sáng, 9-1999) mục lục TT Trang Lời nói đầu Phần một ôn tập và nâng cao kĩ năng làm các bài văn tự sự, biểu cảm, thuyết minh A. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn tự sự I. Một số lưu ý khi viết bài văn tự sự II. Thực hành viết bài văn tự sự III. Tham khảo B. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn biểu cảm I. Một số lưu ý khi viết bài văn biểu cảm II. Thực hành viết bài văn biểu cảm III. Tham khảo C. Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài văn thuyết minh I. Một số lưu ý khi viết bài văn thuyết minh II. Thực hành viết bài văn thuyết minh III. Tham khảo Phần hai rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận I. Một số lưu ý khi viết bài văn nghị luận II. Thực hành viết bài văn nghị luận III. Tham khảo những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 10 Nguyễn Phương An - Ngô Trí Sơn (Biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu) _____________________ Nhà xuất bản đại học quốc gia tp. hồ chí minh 03 Công trường Quốc tế, Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh ĐT: 8239 170 – 8239 171; Fax: 8239 172 Email: VNUHP@Fmail.vnn.vn ***** Chịu trách nhiệm xuất bản PGS, TS. nguyễn Quang Điển Biên tập nội dung Trình bày bìa Sửa bản in _________________________________________ In lần thứ nhất... cuốn (khổ 17 cm x 24 cm) tại Xí nghiệp in.... Giấy phép xuất bản số: cấp ngày....... tháng...... năm 2006 In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2006.
Tài liệu đính kèm: