CHỦ ĐỀ
a) Dao động điều hoà. Các đại lượng đặc trưng
b) Con lắc lò xo. Con lắc đơn
c) Dao động riêng. Dao động tắt dần
d) Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng. Dao động duy trì
e) Phương pháp giản đồ Fre-nen
PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN VẬT LÍ LỚP 12 THPT MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là : a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương. b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm : - Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề. - Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành. - Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này ở các cấp độ khác nhau và được để trong dấu ngoặc vuông [ ]. Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ cơ bản nhất để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THPT. - Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện. 2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nông thôn còn có những khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo. Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực. Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học. A. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Chương I. DAO ĐỘNG CƠ 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ a) Dao động điều hoà. Các đại lượng đặc trưng b) Con lắc lò xo. Con lắc đơn c) Dao động riêng. Dao động tắt dần d) Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng. Dao động duy trì e) Phương pháp giản đồ Fre-nen Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà. - Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì. - Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà. - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do. - Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen. - Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà cùng tần số và cùng phương dao động. - Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì. - Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra. - Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì. Kĩ năng - Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn. - Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay. - Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm. Dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn khi bỏ qua các ma sát và lực cản là các dao động riêng. Trong các bài toán đơn giản, chỉ xét dao động điều hoà của riêng một con lắc, trong đó : con lắc lò xo gồm một lò xo, được đặt nằm ngang hoặc treo thẳng đứng: con lắc đơn chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây treo. 2. Hướng dẫn thực hiện 1. DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà. [Thụng hiểu] Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của một vật là một hàm côsin (hay hàm sin) của thời gian. Phương trình của dao động điều hoà có dạng: x = Acos(wt + j) trong đó, x là li độ, A là biên độ của dao động (là một số dương), j là pha ban đầu, w là tần số góc của dao động, (wt + j) là pha của dao động tại thời điểm t. Chuyển động của vật lặp đi lặp lại quanh một vị trí đặc biệt (gọi là vị trí cân bằng), gọi là dao động cơ. Nếu sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí cũ và chuyển động theo hướng cũ thì dao động của vật đó là tuần hoàn. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hoà. 2 Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì. [Thông hiểu] · Li độ x của dao động là toạ độ của vật trong hệ toạ độ có gốc là vị trí cân bằng. Đơn vị đo li độ là đơn vị đo chiều dài. · Biên độ A của dao động là độ lệch lớn nhất của vật khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo chiều dài. · (wt + j) gọi là pha của dao động tại thời điểm t, có đơn vị là rađian (rad). Với một biên độ đã cho thì pha là đại lượng xác định vị trí và chiều chuyển động của vật tại thời điểm t. · j là pha ban đầu của dao động, có đơn vị là rađian (rad). · w là tần số góc của dao động, có đơn vị là rađian trên giây (rad/s). · Chu kì T của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s). · Tần số (f) của dao động điều hoà là số dao động toàn phần thực hiện trong một giây, có đơn vị là một trên giây (1/s), gọi là héc (kí hiệu Hz). Hệ thức mối liên hệ giữa chu kì và tần số là Với một biên độ đã cho thì pha là đại lượng xác định vị trí và chiều chuyển động của vật tại thời điểm t. Giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều có mối liên hệ là: Điểm P dao động điều hoà trên một đoạn thẳng luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm M chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thẳng đó. Vận tốc của dao động điều hoà là . Gia tốc của dao động điều hoà là 2. CON LẮC LÒ XO STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo. [Thông hiểu] · Phương trình động lực học của dao động điều hoà là F = ma = - kx hay a = - trong đó F là lực tác dụng lên vật m, x là li độ của vật m. Phương trình có thể được viết dưới dạng : x" = - w2x · Phương trình dao động của dao động điều hoà là với Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn vào lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k, một đầu gắn vào điểm cố định. Điều kiện khảo sát là lực cản môi trường và lực ma sát không đáng kể. Lực luôn hướng về vị trí cân bằng gọi là lực kéo về, có độ lớn tỉ lệ với li độ và gây ra gia tốc cho vật dao động điều hoà. 2 Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo. [Thông hiểu] · Công thức tính tần số góc của dao động điều hoà của con lắc lò xo là . · Công thức tính chu kì dao động của dao động điều hoà của con lắc lò xo là Trong đó, k là độ cứng lò xo, có đơn vị là niutơn trên mét (N/m), m là khối lượng của vật dao động điều hoà, đơn vị là kilôgam (kg). 3 Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà. [Thông hiểu] Trong quá trình dao động điều hoà, có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng. Động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại. Nhưng cơ năng của vật dao động điều hòa luôn luôn không đổi. Với dao động của con lắc lò xo, bỏ qua mọi ma sát và lực cản, chọn mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng, thì - Động năng : Wđ = mv2 = Wsin2(wt + j). - Thế năng : Wt = kx2 = Wcos2(wt + j). - Cơ năng : W = kA2 = mw2A2 = hằng số. 4 Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo [Vận dụng] · Biết cách chọn hệ trục toạ độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật dao động. · Biết cách lập phương trình dao động, tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc lò xo. Chỉ xét dao động điều hoà của riêng một con lắc, trong đó, con lắc lò xo dao động theo phương ngang hoặc theo phương thẳng đứng. Chú ý mốc thời gian để xác định pha ban đầu của dao động. 3. CON LẮC ĐƠN STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc đơn. [Thông hiểu] · Với con lắc đơn, thành phần lực kéo vật về vị trí cân bằng là Pt = - mg = ma = ms" hay s" = - g = -w2s trong đó, s là li độ cong của vật đo bằng mét (m), l là chiều dài của con lắc đơn đo bằng mét (m). Đó là phương trình động lực học của con lắc đơn. · Phương trình dao động của con lắc đơn là là trong đó, s0 = la0 là biên độ dao động. Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m treo vào sợi dây không dãn có khối lượng không đáng kể và chiều dài l. Điều kiện khảo sát là lực cản môi trường và lực ma sát không đáng kể. Biên độ góc a0 nhỏ (a0 £ 10o). Động năng của con lắc đơn là động năng của vật m. Thế năng của con lắc đơn là thế năng trọng trường của vật m. Chọn mốc tính thế năng là vị trí cân bằng thì Nếu bỏ qua ma sát, thì cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn. = hằng số 2 Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc đơn. [Thông hiểu] · Công thức tính tần số góc của dao động con lắc đơn : là . · Công thức tính chu kì dao động : của con lắc đơn là Trong đó, g : là gia tốc rơi tự do, có đơn vị là mét trên giây bình phương (m/s2), l là chiều dài con lắc, có đơn vị là mét (m). Ở mét n¬i trªn Tr¸i §Êt (g kh«ng ®æi), chu k× dao ®éng T cña con l¾c ®¬n chØ phô thuéc vµo chiÒu dµi l cña con l¾c ®¬n. 3 Nªu ®îc øng dông cña con l¾c ®¬n trong viÖc x¸c ®Þnh gia tèc r¬i tù do. [Th«ng hiÓu] · Dïng con l¾c ®¬n cã chiÒu dµi 1 m. Cho dao ®éng ®iÒu hoµ. §o thêi gian cña mét sè dao ®éng toµn phÇn, tõ ®ã suy ra chu k× T. · TÝnh g theo c«ng thøc :: . 4 Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc đơn. [Vận dụng] · Biết cách chọn hệ trục toạ độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật dao động. · Biết cách lập phương trình dao động, tính chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của con lắc đơn. Chỉ xét con lắc đơn chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của dây treo. Chú ý mốc thời gian để xác định pha ban đầu. 4. DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC STT CHUẨN KT ... 1 phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi. Đó là phản ứng dây chuyền điều khiển được. Khi k > 1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian, dẫn tới vụ nổ nguyên tử. Đó là phản ứng dây chuyền không điều khiển được. Ngoài ra, để giảm số nơtron bị mất vì thoát ra ngoài, đảm bảo cho phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra, thì khối lượng của chất phân hạch (nhiên liệu phân hạch) phải có một giá trị tối thiểu gọi là khối lượng tới hạn. 3 Nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân. [Thông hiểu] Các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân, chất tải nhiệt sơ cấp, lò sinh hơi, tua bin phát điện. Phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì, có điều khiển, được tạo ra trong lò phản ứng hạt nhân. Nhiên liệu phân hạch trong phần lớn phản ứng hạt nhân là 235U hoặc 239Pu. Để đảm bảo k = 1, trong lò phản ứng hạt nhân người ta dùng các thanh điều khiển có chứa bo hoặc cađimi, là các chất có tác dụng hấp thụ mạnh nơtron thừa. Cùng với thanh nhiên liệu, trong lò phản ứng hạt nhân còn có chất làm chậm nơtron (nước thường, D2O, than chì) 5. PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì và điều kiện để phản ứng này xảy ra. [Thông hiểu] · Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó các hạt nhân nhẹ hợp lại thành các hạt nhân nặng hơn. · Điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra : là: - Mật độ hạt nhân trong plasma (n) phải đủ lớn. - Thời gian duy trì trạng thái plasma (t) ở nhiệt độ cao (từ 50 đến 100 triệu độ) phải đủ lớn. Phản ứng toả ra năng lượng Q = 17,6 MeV/hạt nhân Con người mới chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được (bom H). 2 Nêu được những ưu điểm của năng lượng do phản ứng nhiệt hạch toả ra [Thông hiểu] Ưu điểm của việc sản xuất năng lượng do phản ứng nhiệt hạch toả ra là: - Năng lượng toả ra trong phản ứng nhiệt hạch rất lớn. - Nguồn nhiên liệu nhiệt hạch có trong thiên nhiên dồi dào gần như là vô tận. - Chất thải từ phản ứng nhiệt hạch không làm ô nhiễm môi trường. Năng lượng toả ra bởi các phản ứng nhiệt hạch được gọi là năng lượng nhiệt hạch. Năng lượng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của hầu hết các sao. Chương VIII. TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ 1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ a) Hạt sơ cấp. b) Hệ Mặt Trời. c) Sao. Tinh vân. Thiên hà. Thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn). Kiến thức - Nêu được hạt sơ cấp là gì và các đặc trưng cơ bản của chúng. - Nêu được tên gọi một số hạt sơ cấp. - Trình bày được sự phân loại các hạt sơ cấp. - Nêu được phản hạt là gì. - Nêu được những đặc điểm chính về cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời. - Nêu được sao là gì, thiên hà là gì. - Trình bày được những nét khái quát về sự tiến hoá của các sao. - Nêu được những nét sơ lược về thuyết Big Bang. 2. Hướng dẫn thực hiện 1. CÁC HẠT SƠ CẤP STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Nêu được hạt sơ cấp là gì và các đặc trưng cơ bản của chúng. Nêu được tên gọi một số hạt sơ cấp. [Thông hiểu] · Hạt sơ cấp, còn gọi là các hạt cơ bản, là các hạt có kích thước và khối lượng nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử. Chẳng hạn như êlectron, prôtôn, nơtron, mêzôn, muyôn, piôn. · Các đặc trưng cơ bản của hạt sơ cấp là khối lượng nghỉ, điện tích, spin, thời gian sống trung bình. · Một số hạt sơ cấp là phôtôn (), êlectron (), pôzitron (), prôtôn (p), nơtron (n), nơtrinô (). 2 Trình bày được sự phân loại các hạt sơ cấp. [Thông hiểu] Sự phân loại các hạt sơ cấp theo khối lượng nghỉ tăng dần : a) Phôtôn (lượng tử ánh sáng) có m0 = 0. b) Leptôn gồm các hạt nhẹ : êlectron, muyôn (m+, m-). c) Mêzôn, gồm các hạt nhân có khối lượng trung bình trong khoảng (200 ¸ 900) me, gồm hai nhóm : mêzôn p và mêzôn K. d) Barion, gồm các hạt có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng prôtôn. Có hai nhóm barion là nuclôn và hipêron cùng với các phản hạt của chúng. Tập hợp các mêzôn và các barion có tên chung là hađrôn. 3 Nêu được phản hạt là gì. [Thông hiểu] Phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành cặp, mỗi cặp gồm hai hạt có khối lượng nghỉ m0 như nhau, còn một số đặc trưng khác thì có trị số bằng nhau nhưng trái dấu. Trong mỗi cặp có một hạt và phản hạt của hạt nó. Pôzitron là phản hạt của êlectron có điện tích là e, antiprôtôn là phản hạt của prôtôn, có điện tích là -e,... Tương tác của các hạt sơ cấp có thể dẫn đến sinh hoặc huỷ một cặp hạt - phản hạt, ví dụ như quá trình hủy cặp hoặc sinh cặp của êlectron và pôzitron : e+ + e- ® g + g (huỷ cặp) g + g ® e+ + e- (sinh cặp) 2. MẶT TRỜI. HỆ MẶT TRỜI STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Nêu được những đặc điểm chính về cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời. [Thông hiểu] · Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời ở trung tâm hệ và là thiên thể duy nhất nóng sáng, tám hành tinh lớn và các tiểu hành tinh, trong đó đa số các hành tinh có thể có các vệ tinh chuyển động xung quanh. Ngoài ra, trong hệ Mặt Trời còn có các sao chổi, thiên thạch,... Các hành tinh, theo thứ tự từ Mặt Trời ra xa là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Xung quanh mỗi hành tinh có các vệ tinh. Mặt Trời và các hành tinh đều quay quanh mình nó và đều quay theo chiều thuận (trừ Kim tinh). Toàn bộ hệ Mặt Trời quay quanh tâm Thiên Hà của chúng ta. · Mặt Trời được cấu tạo gồm hai phần : quang cầu và khí quyển. Nhiệt độ bề mặt của nó là 6000 K. Khối lượng Mặt Trời lớn hơn khối lượng Trái Đất 333000 lần, cỡ 1,99.1030 kg (khối lượng Trái Đất 5,98.1024 kg). Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh. Lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn trong một đơn vị thời gian gọi là hằng số Mặt Trời H. Các phép đo cho giá trị H = 1360W/m2. Từ đó, ta suy ra công suất bức xạ của Mặt Trời là P = 3,9.1026 W. Sự bức xạ của Mặt Trời được duy trì là do trong lòng Mặt Trời luôn xảy ra các phản ứng nhiệt hạch. · Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo tròn. Trục quay của Trái Đất hợp với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23o27'. Trái Đất dạng phỏng cầu, bán kính xích đạo bằng 6378 km, bán kính hai cực là 6357 km, khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m3. · Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, chuyển động xung quanh Trái Đất. · Sao chổi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip rất dẹt. Sao chổi có kích thước và khối lượng nhỏ, được cấu tạo bởi các chất dễ bốc hơi. Khi chuyển động lại gần Mặt Trời, sao chổi chịu tác động của áp suất ánh sáng Mặt Trời nên bị "thổi" ra, tạo thành cái đuôi. Khoảng cách 150.106km được lấy làm đơn vị đo độ dài trong thiên văn gọi là đơn vị thiên văn (đvtv). 3. SAO. THIÊN HÀ STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Nêu được sao là gì. [Thông hiểu] · Sao là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời. Khối lượng các sao nằm trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số 5 lần) khối lượng Mặt Trời. Đa số các sao ở trong trạng thái ổn định. Ngoài ra có các sao đặc biệt như sao biến quang (trong đó có sao đôi), sao mới, sao siêu mới, punxa, sao nơtron. Ngoài ra trong hệ thống các thiên thể còn có lỗ đen và tinh vân. 2 Trình bày được những nét khái quát về sự tiến hoá của các sao. [Thông hiểu] Các sao được cấu tạo từ một đám "mây" khí và bụi. Đám mây này vừa quay vừa co lại do tác dụng của lực hấp dẫn và sau vài chục nghìn năm, vật chất dần dần tập trung ở giữa, tạo thành một tinh vân dày. Ngôi sao được hình thành ở trung tâm tinh vân. Sao tiếp tục co lại và nóng dần, do trong lòng sao xảy ra phản ứng nhiệt hạch, và trở thành sao nóng sáng. Khi "nhiên liệu" trong các sao cạn kiệt, sao biến thành các thiên thể khác. Các sao có khối lượng cỡ Mặt Trời có thể "sống" tới 10 tỉ năm, sau đó biến thành sao trắt trắng. Các sao có khối lượng lớn hơn Mặt Trời (từ 5 lần trở lên) thì chỉ sống được khoảng 100 triệu năm và biến thành sao kềnh đỏ, sau đó biến thành sao nơtron hoặc lỗ đen. 3 Nêu được thiên hà là gì. [Thông hiểu] · Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. Tổng số sao trong một thiên hà có thể lên đến vài trăm tỉ. Có 3 loại thiên hà chính : thiên hà xoắn ốc, thiên hà elip, thiên hà không định hình (hay thiên hà không đều). Đường kính các thiên hà cỡ 100 000 năm ánh sáng. Toàn bộ các sao trong mỗi thiên hà đều quay xung quanh tâm thiên hà. Thiên hà của chúng ta, trong đó có hệ Mặt Trời, có dạng hình xoắn ốc, đường kính 100 000 năm ánh sáng và có khối lượng khoảng 150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. 4. THUYẾT BIG BANG STT CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN GHI CHÚ 1 Nêu được những nét sơ lược về thuyết Big Bang. [Thông hiểu] Vũ trụ bắt đầu dãn nở từ một "điểm kì dị", lúc tuổi và bán kính của vũ trụ là số không. Sau đó vũ trụ dãn nở rất nhanh. Các nuclôn được tạo ra sau 1 giây. Ba phút sau, xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên. Ba trăm nghìn năm sau mới xuất hiện các nguyên tử đầu tiên. Đến ba triệu năm sau mới xuất hiện các sao và thiên hà. Hiện nay, vũ trụ đang ở tuổi 14 tỉ năm, nhiệt độ trung bình là 2,7 K. · Vũ trụ dãn nở : Các thiên hà đang chạy ra xa hệ Mặt Trời, tốc độ chạy ra xa của thiên hà tỉ lệ với khoảng cách d giữa thiên hà và chúng ta (định luật Hớp-bơn) : v = Hd với H là một hằng số gọi là hằng số Hớp-bơn, H = 1,7.10-2 m/(s.năm ánh sáng). · Bức xạ "nền" vũ trụ : đó là bức xạ được phát ra đồng đều từ mọi phía trong vũ trụ và tương ứng với bức xạ phát ra từ vật có nhiệt độ khoảng 3 K. Tại thời điểm 10-43 s sau vụ nổ lớn, vũ trụ có kích thước khoảng 10-35 m, nhiệt độ là 1032 K và khối lượng riêng là 1091 kg/cm3 và vũ trụ tràn ngập bởi các êlectron, nơtrino, và quac. Thuyết Big Bang chưa giải thích hết các sự kiện trong vũ trụ và đang được các nhà vật lí thiên văn phát triển và bổ sung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 12. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Sách giáo viên Vật lí lớp 12. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Vật lí lớp 10, 11,12. Nhiều tác giả. MỤC LỤC Trang Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung : Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Trung học NGUYỄN HẢI CHÂU Giám đốc CTCP Dịch vụ xuất bản Giáo dục Hà Nội PHAN KẾ THÁI Biên tập nội dung : PHẠM ĐÌNH LƯỢNG - ĐỖ THỊ BÍCH LIÊN Trình bày bìa : LƯU CHÍ ĐỒNG Sửa bản in : PHẠM ĐÌNH LƯỢNG - ĐỖ THỊ BÍCH LIÊN Chế bản : CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ quyền công bố tác phẩm. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN VẬT LÍ LỚP 12 Số đăng kí KHXB : Mã số : In :.......bản (QĐ.......), khổ 29 ´ 20,5 cm. In tại :................... Số in :.................... In xong và nộp lưu chiểu tháng... năm 2010
Tài liệu đính kèm: