Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 THPT

Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 THPT

CHỦ ĐỀ

a) Điện tích. Định luật bảo toàn điện tích. Lực tác dụng giữa các điện tích. Thuyết êlectron.

b) Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện.

c) Điện thế và hiệu điện thế.

d) Tụ điện.

e) Năng lượng của điện trường trong tụ điện.

 

doc 146 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 2899Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ HAI
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THPT
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Phần “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” của tài liệu này được trình bày theo từng lớp và theo các chương. Mỗi chương đều gồm hai phần là :
a) Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình : Phần này nêu lại nguyên văn các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình hiện hành tương ứng đối với mỗi chương.
b) Hướng dẫn thực hiện : Phần này chi tiết hoá các chuẩn kiến thức, kĩ năng đã nêu ở phần trên dưới dạng một bảng gồm có 4 cột và được sắp xếp theo các chủ đề của môn học. Các cột của bảng này gồm :
- Cột thứ nhất (STT) ghi thứ tự các đơn vị kiến thức, kĩ năng trong mỗi chủ đề.
- Cột thứ hai (Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình) nêu lại các chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với mỗi chủ đề đã được quy định trong chương trình hiện hành. 
- Cột thứ ba (Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN) trình bày nội dung chi tiết tương ứng với các chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trong cột thứ hai. Đây là phần trọng tâm, trình bày những kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS cần phải đạt được trong quá trình học tập. Các kiến thức, kĩ năng được trình bày trong cột này ở các cấp độ khác nhau, và được để trong dấu ngoặc vuông [ ]. 
Các chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết hóa trong cột này là những căn cứ cơ bản nhất để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập cấp THPT.
- Cột thứ tư (Ghi chú) trình bày những nội dung liên quan đến những chuẩn kiến thức, kĩ năng được nêu ở cột thứ ba. Đó là những kiến thức, kĩ năng cần tham khảo vì chúng được sử dụng trong SGK hiện hành khi tiếp cận những chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình, hoặc đó là những ví dụ minh hoạ, những điểm cần chú ý khi thực hiện.
2. Đối với các vùng sâu, vùng xa và những vùng nông thôn còn có những khó khăn, GV cần bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình chuẩn, không yêu cầu HS biết những nội dung về chuẩn kiến thức, kĩ năng khác liên quan có trong các tài liệu tham khảo. 
Ngược lại, đối với các vùng phát triển như thị xã, thành phố, những vùng có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội, GV cần linh hoạt đưa vào những kiến thức, kĩ năng liên quan để tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực.
Trong quá trình vận dụng, GV cần phân hoá trình độ HS để có những giải pháp tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.
Trên đây là những điểm cần lưu ý khi thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT tổ chức cho tổ chuyên môn rà soát chương trình, khung phân phối chương trình của Bộ, xây dựng một khung giáo án chung cho tổ chuyên môn để từ đó các GV có cơ sở soạn bài và nâng cao chất lượng dạy học.
A. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Chương I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
a) Điện tích. Định luật bảo toàn điện tích. Lực tác dụng giữa các điện tích. Thuyết êlectron.
b) Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện.
c) Điện thế và hiệu điện thế.
d) Tụ điện.
e) Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Kiến thức
- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
- Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích. 
- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
- Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.
- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
- Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.
- Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.
- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.
Kĩ năng
- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
- Vận dụng được định luật Cu-lông và khái niệm điện trường để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
- Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.
2. Hướng dẫn thực hiện
1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
[Thông hiểu]
Có ba cách làm nhiễm điện cho vật :
Nhiễm điện do cọ xát : Cọ xát hai vật, kết quả là hai vật bị nhiễm điện. 
Nhiễm điện do tiếp xúc : Cho một vật nhiễm điện tiếp xúc với vật dẫn khác không nhiễm điện, kết quả là vật dẫn bị nhiễm điện.
Nhiễm điện do hưởng ứng : Đưa một vật nhiễm điện lại gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hoà về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.
Ôn tập kiến thức ở chương trình vật lí cấp THCS.
Cọ xát thuỷ tinh vào lụa, kết quả là thuỷ tinh và lụa bị nhiễm điện. 
Vật dẫn A không nhiễm điện. Khi cho A tiếp xúc với vật nhiễm điện B thì A nhiễm điện cùng dấu với B.
Cho đầu A của thanh kim loại AB lại gần vật nhiễm điện C, kết quả đầu A tích điện trái dấu với C và đầu B tích điện cùng dấu với C.
2
Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
[Thông hiểu]
· Định luật Cu-lông :
Lực hút hay lực đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng :
F = 
trong đó, F là lực tác dụng đo bằng đơn vị niutơn (N), r là khoảng cách giữa hai điện tích, đo bằng mét (m), q1, q2 là các điện tích, đo bằng culông (C), k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị đo. Trong hệ SI, k = 9.109 .
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau.
Khi hai điện tích được đặt trong điện môi đồng chất, chiếm đầy không gian, có hằng số điện môi e, thì :
F = 
Hằng số điện môi của không khí gần bằng hằng số điện môi của chân không (e = 1). 
[Vận dụng]
· Biết cách tính độ lớn của lực theo công thức định luật Cu-lông.
· Biết cách vẽ hình biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích.
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
Điện môi là môi trường cách điện. Khi các điện tích điểm được đặt trong điện môi đồng tính chiếm đầy không gian xung quanh các điện tích, thì lực tương tác giữa chúng yếu đi e lần so với khi đặt chúng trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1). 
Hai lực tác dụng vào hai điện tích là hai lực trực đối: cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và đặt vào hai điện tích.
2. THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron. 
[Thông hiểu]
· Thuyết dựa trên sự cư trú và di chuyển của các êlectron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết êlectron.
· Thuyết êlectron gồm các nội dung chính sau đây :
- Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất êlectron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
- Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có thể nhận thêm êlectron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.
- Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (prôtôn). Nếu số êlectron ít hơn số prôtôn thì vật nhiễm điện dương.
Ôn tập một phần kiến thức của bài trong chương trình Vật lí cấp THCS và ở môn Hóa học.
Theo thuyết êlectron, vật (hay chất) dẫn điện là vật (hay chất) có chứa điện tích tự do, là điện tích có thể dịch chuyển từ điểm này đến điểm khác bên trong vật (hay chất) dẫn điện. Kim loại, dung dịch axit, bazơ, muối... là các chất dẫn điện. Còn vật (hay chất) cách điện là vật (hay chất) không chứa điện tích tự do, như không khí khô, thuỷ tinh, sứ, cao su...
2
Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích. 
[Thông hiểu]
 Định luật :
Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
3
Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
[Vận dụng]
Giải thích các hiện tượng nhiễm điện :
Sự nhiễm điện do cọ xát : Khi hai vật cọ xát, êlectron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa êlectron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu êlectron và nhiễm điện dương.
Sự nhiễm điện do tiếp xúc : Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện, thì êlectron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.
Sự nhiễm điện do hưởng ứng : Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy êlectron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu vật này thừa êlectron, một đầu thiếu êlectron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điện trái dấu.
 3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
[Thông hiểu]
 Điện trường là một dạng vật chất bao quanh điện tích và tồn tại cùng với điện tích (trường hợp điện trường tĩnh, gắn với điện tích đứng yên). 
Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó.
Nơi nào có điện tích thì ở xung quanh điện tích đó có điện trường.
2
Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
[Thông hiểu]
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
trong đó E là cường độ điện trường tại điểm ta xét.
Cường độ điện trường là một đại lượng vectơ : .
Vectơ có điểm đặt tại điểm đang xét, có phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương đặt tại điểm đang xét và có độ dài (mô đun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ xích nào đó.
Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m).
Một vật có kích thước nhỏ, mang một điện tích nhỏ, được dùng để phát hiện lực điện tác dụng lên nó gọi là điện tích thử.
Thực nghiệm chứng tỏ rằng lần lượt đặt các điện tích thử q1, q2, ... khác nhau tại một điểm thì:
Cường độ điện trường tại một điểm M cách điện tích điểm Q một khoảng r trong chân không được tính bằng công thức:
Nguyên lí chồng chất điện trường: Khi một điện tích chịu tác dụng đồng thời củ ...  ảnh. Khi chiếu phim, cứ sau 0,033 s hay 0,04 s người ta lại chiếu một cảnh. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên người xem có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục.
4. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Nêu được đặc điểm của mắt cận về mặt quang học và nêu cách khắc phục các tật này.
[Thông hiểu]
· Mắt cận là mắt nhìn xa kém hơn so với mắt bình thường. Điểm cực viễn Cv chỉ cách mắt cỡ 2m trở lại. Khi không điều tiết, thấu kính mắt của mắt cận có tiêu điểm nằm trước màng lưới. Điểm cực cận Cc của mắt cận ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.
· Có hai cách khắc phục tật mắt cận :
- Dùng một thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
Trong thực tế, người ta hay chọn cách dùng thấu kính phân kì, sao cho khi đeo kính, có thể nhìn được vật ở vô cực mà mắt không cần điều tiết. Khi đeo kính này, điểm gần nhất nhìn thấy rõ ở xa hơn điểm cực cận khi không đeo kính.
2
Nêu được đặc điểm của mắt viễn về mặt quang học và nêu cách khắc phục các tật này.
[Thông hiểu]
· Mắt viễn là mắt nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường. Điểm cực cận của mắt viễn Cc nằm xa mắt hơn. Khi không điều tiết, thấu kính mắt của mắt viễn có tiêu điểm nằm sau màng lưới. Khi nhìn vật ở vô cực, mắt viễn đã phải điều tiết.
· Có hai cách khác phục tật mắt viễn :
- Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
Trong thực tế, người ta hay dùng thấu kính hội tụ. Chọn kính sao cho khi đeo kính, mắt viễn nhìn được vật ở gần như mắt không có tật. Khi đeo kính này, mắt viễn nhìn vật ở vô cực đỡ phải điều tiết hơn.
3
Nêu được đặc điểm của mắt lão về mặt quang học và nêu cách khắc phục các tật này.
[Thông hiểu]
· Lão thị là tật thông thường của mắt ở những người nhiều tuổi, thường từ 40 tuổi trở lên. Mắt lão nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường. Khi tuổi tăng, khoảng cực cận Đ của mắt lão tăng lên so với khoảng cực cận của mắt hồi trẻ.
· Có hai cách khắc phục bệnh mắt lão :
- Dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt hay gắn nó sát giác mạc.
- Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.
4
Giải được các bài tập về mắt cận và mắt lão.
[Vận dụng]
· Biết cách phân tích, nhận dạng ra mắt cận hay mắt lão và nguyên tắc đeo kính để sửa các tật này.
· Biết cách tính độ tụ của kính đeo trong các trường hợp ngắm chừng đối với người mắt cận và mắt lão.
5. KÍNH LÚP
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp.
[Thông hiểu]
· Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (cỡ vài xen-ti-mét). Đó là một dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
· Vật cần quan sát phải được đặt cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn tiêu cự.
Ôn tập lại kiến thức kĩ năng về kính lúp trong chương trình Vật lí THCS.
2
Nêu được số bội giác là gì. 
[Thông hiểu]
Số bội giác G là tỉ số góc trông ảnh a qua kính lúp và kính hiển vi và góc trông trực tiếp vật a0 khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt :
3
Viết được công thức tính số bội giác của kính lúp đối với các trường hợp ngắm chừng.
[Thông hiểu]
· Nếu vật và ảnh rất nhỏ so với khoảng cách đến mắt, thì a và a0 rất bé, a » tana, a0 » tana0. Ta có :
 ; . Do đó, 
trong đó AB là kích thước của vật quan sát, A’B’ là kích thước của ảnh, d’ là khoảng cách từ ảnh tới kính lúp, l là khoảng cách từ mắt tới kính lúp, Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt.
Số bội giác của kính lúp là , trong đó k là số phóng đại cho bởi kính lúp.
· Khi ngắm chừng ở vô cực, thì vật đặt ở tiêu diện của kính lúp, tana = nên số bội giác là .
· Khi ngắm chừng ở điểm cực cận, thì |d’|+l =Đ, nên GC = k.
Cách ngắm chừng:
Muốn quan sát rõ một vật qua kính, ta phải điều chỉnh vị trí của vật hoặc kính sao cho ảnh của vật hiện trong khoảng nhìn rõ của mắt. Cách quan sát và điều chỉnh như vậy gọi là cách ngắm chừng.
Khi ngắm chừng, nếu chỉnh kính sao cho ảnh hiện lên ở điểm cực cận Cc thì đó là ngắm chừng ở điểm cực cận. Khi đó, thể thuỷ tinh phồng nhiều nhất, mắt chóng mỏi.
Để mắt đỡ mỏi, người ta thường điều chỉnh sao cho ảnh nằm ở điểm cực viễn Cv. Cách đó được gọi là ngắm chừng ở điểm cực viễn. Đối với mắt không có tật, do điểm cực viễn ở vô cực, nên ngắm chừng ở điểm cực viễn gọi là ngắm chừng ở vô cực.
4
Dựng được ảnh của vật tạo bởi kính lúp.
[Vận dụng]
Biết cách vẽ ảnh của vật tạo bởi kính lúp. Ta coi kính lúp là một thấu kính hội tụ và dựng ảnh nhờ đường đi của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính. 
Chỉ xét kính lúp gồm một thấu kính.
6. KÍNH HIỂN VI
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính hiển vi.
[Thông hiểu]
· Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ. Nó có số bội giác lớn hơn nhiều lần số bội giác của kính lúp. 
· Kính hiển vi gồm :
- Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ thấu kính có độ tụ dương có tiêu cự rất ngắn (cỡ mm) có tác dụng tạo thành một ảnh thật lớn hơn vật.
- Thị kính là một thấu kính hội tụ hay hệ thấu kính hội tụ có tác dụng như một kính lúp dùng để quan sát ảnh thật tạo bởi vật kính.
Hệ thấu kính được lắp đồng trục sao cho khoảng cách giữa các kính không đổi (O1O2=l). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F’1F2= d gọi là độ dài quang học của kính hiển vi. Ngoài ra còn có bộ phận chiếu sáng cho vật cần quan sát (thông thường là một gương cầu lõm). 
2
Viết được công thức tính số bội giác của của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực.
[Thông hiểu]
Khi ngắm chừng ở vô cực thì số bội giác của kính hiển vi là
trong đó, G2 là số bội giác của thị kính. G2= và , vì vậy số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực còn có thể xác định từ công thức:
trong đó d là độ dài quang học của kính hiển vi, f1 là tiêu cự của kính vật, f2 là tiêu cự của kính mắt, Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất. 
3
Dựng được ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi.
[Vận dụng]
Biết cách vẽ ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi. Ta coi kính hiển vi là một hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục và dựng ảnh của vật nhờ đường đi của các tia sáng đặc biệt qua hệ thấu kính. 
7. KÍNH THIÊN VĂN
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính thiên văn.
[Thông hiểu]
· Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể). Đó là một dụng cụ quang dùng để quan sát các thiên thể ở rất xa.
· Kính thiên văn khúc xạ gồm có hai bộ phận chính: 
- Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự. Nó có tác dụng tạo ra ảnh thật của vật tại tiêu diện của vật kính.
- Thị kính, có tác dụng quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.
Khoảng cách giữa thị kính và vật kính có thể thay đổi được.
Chỉ xét kính thiên văn khúc xạ.
2
Viết được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
 [Thông hiểu]
 Số bội giác của kính thiên văn (khi ngắm chừng ở vô cực) là tỉ số góc trông vật qua kính a và góc trông vật trực tiếp a0 khi vật ở vị trí của nó (vô cực) và tính được bằng công thức :
trong đó, f1, f2 là tiêu cự của vật kính và thị kính. Trong trường hợp này, số bội giác không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt sau thị kính.
3
Dựng được ảnh của vật tạo bởi kính thiên văn.
[Vận dụng]
Biết cách dựng ảnh của vật tạo bởi kính thiên văn. Ta coi kính thiên văn là một hệ hai thấu kính hội tụ đồng trục và dựng ảnh của vật nhờ đường đi của tia sáng đi dọc theo trục chính và dọc theo trục phụ qua hệ thấu kính. 
4
Giải được các bài tập về kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn.
[Vận dụng]
· Biết cách dựng ảnh của vật tạo bởi kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn. 
· Biết cách tính số bội giác, các đại lượng trong công thức cho các trường hợp ngắm chừng đối với kính lúp, cho các trường hợp ngắm chừng ở vô cực đối với kính hiển vi và thiên văn.
Chỉ xét mắt người quan sát không có tật.
8. Thực hành: XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT CỦA NƯỚC VÀ TIÊU CỰ CỦA KÍNH PHÂN KÌ
STT
CHUẨN KT, KN QUY ĐỊNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MỨC ĐỘ THỂ HIỆN CỤ THỂ CỦA CHUẨN KT, KN
GHI CHÚ
1
Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thí nghiệm.
[Thông hiểu]
Hiểu được cơ sở lí thuyết:
Phương án đo chiết suất của nước:
- Vẽ được đường đi của tia sáng qua bình nước hình trụ tròn.
- Viết được biểu thức định luật khúc xạ, từ đó suy ra các khoảng cách cần đo để tìm mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
Phương án đo tiêu cự của thấu kính phân kì:
- Viết được công thức tính vị trí ảnh tạo bởi thấu kính.
- Lập được mối quan hệ giữa vị trí ảnh và tiêu cự thấu kính qua hệ gồm thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.
[Vận dụng]
· Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí được thí nghiệm:
Phương án đo chiết suất của nước:
- Bố trí được thí nghiệm như hình vẽ.
- Đo được các khoảng cách bằng thước.
Phương án đo tiêu cự của thấu kính phân kì:
- Nhận dạng được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật, màn chắn.
- Lắp ráp được thí nghiệm thực hành.
- Sử dụng an toàn nguồn điện.
- Biết cách đo khoảng cách giữa các thấu kính và khoảng cách d, d’ trên giá.
· Biết cách tiến hành thí nghiệm:
Phương án đo chiết suất của nước:
- Dán băng dính lên cốc.
- Rạch một khe hẹp dọc đường sinh của cốc.
- Đổ nước chừng nửa cốc.
- Bố trí ngọn nến đang cháy, xoay cốc để ánh sáng từ ngọn nến qua khe hẹp.
- Tiến hành các bước thí nghiệm. Đo các khoảng cách. 
- Ghi số liệu.
Phương án đo tiêu cự của thấu kính phân kì:
- Biết điều chỉnh khoảng cách vật, thấu kính, màn chắn phù hợp để thu được ảnh thật rõ nét trên màn chắn.
- Đo được các khoảng cách d, d’.
- Ghi chép số liệu một cách khoa học.
· Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả.
- Tính được đại lượng cần đo theo công thức.
- Tính được sai số của phép đo.
- Nhận xét kết quả thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sách giáo khoa Vật lí lớp 11. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Sách giáo viên Vật lí lớp 11. Nhiều tác giả. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Vật lí lớp 10, 11. Nhiều tác giả.
MỤC LỤC
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung :
...
...
Biên tập nội dung và sửa bản in :
PHẠM THỊ NGỌC THẮNG
Thiết kế sách và biên tập kĩ thuật :
NGUYỄN THANH THUÝ
Trình bày bìa :
LƯU CHÍ ĐỒNG
Chế bản :
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ VÀ PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
MÔN VẬT LÍ LỚP 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN VÀ NÂNG CAO)
Mã số :
In ............... cuốn, khổ 29 ´ 20,5 cm, tại ......................................... Số in : ............. 
Số xuất bản : ....................................... In xong và nộp lưu chiểu tháng ..... năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan KTKN VL11.doc