Chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12

Chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước;

 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam

 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

2. Kĩ năng:

 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 

doc 23 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
TRƯỜNG THPT ĐỨC LINH
 CHUẨN KIẾN THỨC-KĨ NĂNG
MÔN NGỮ VĂN
LỚP 12
GVBM: Nguyễn Anh Dũng
NĂM HỌC 2010-2011
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước;
	- Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam
	- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.
	- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
2. Kĩ năng:
	Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
1. Tìm hiểu chung:
	a) Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
	- Những chặng đường phát triển:
	+ 1945 – 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
	+ 1955 – 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.
	+ 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước
	- Những thành tựu và hạn chế:
	+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
	+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
	+ Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
	+ Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức
	- Những đặc điểm cơ bản:
	+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
	+ Nền văn học hướng về đại chúng;
	+ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
	b) Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
	- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
	- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống.
2. Luyện tập:
	- Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam.
	- Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 với các giai đạon khác.
	- Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
3. Hướng dẫn tự học:
Suy nghĩ của anh (chị) về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
——&––
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(HỒ CHÍ MINH)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh;
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
	1. Kiến thức:
- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
- Tác phẩm: Gồm ba phần:
+ Phần một: Nguyên lí chung; 
+Phần hai: Vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; 
+ Phần ba: Tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
	2. Kĩ năng:
	- Vận dụng kiến thức về qunan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
	- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
	1. Tìm hiểu chung:
	a) Tác giả:
	- Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân với nước, với sụ nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
	- Sự nghiệp văn học:
	+ Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: Người coi nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. Người coi trọng tính chất chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng ( Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận ( Viết để làm gì? ) để quyết định nội dung ( Viết cái gì? ) và hình thức (Viết thế nào? ) của tác phẩm.
	 + Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
	 + Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng hấp dẫn.
	Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy – mua của phương Tây.
 Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
	Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, trữ tình và tính chiến đấu.
	b) Tác phẩm:
	- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là áng văn chính luận mẫu mực.
	- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất
2. Đọc – hiểu văn bản:
	a) Nội dung:
	- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
	Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
	- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
	+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
	+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
	+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
	- Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
	b) Nghệ thuật:
	- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
	- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa chính xác vừa gợi cảm.
	- Giọng văn linh hoạt
	c) Ý nghĩa văn bản:
	- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
	- Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
	- Là một áng văn chính luận mẫu mực.
	3. Hướng dẫn tự học:
	- Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập.
	- Chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực./.
——&––
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU,
 NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
( PHẠM VĂN ĐỒNG)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu;
	- Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
	1. Kiến thức:
	- Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay.
	- Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh.
	2. Kĩ năng:
	- Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại.
	- Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghi luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
	1. Tìm hiểu chung:
	a) Tác giả:
	Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) không chỉ là một cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX.
	b) Tác phẩm:
	Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu ( 3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963.
	2. Đọc – hiểu văn bản:
	a) Nội dung:
	- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
	- Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.:
	 + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu-một chiến sĩ yêu nước, tron đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bàả vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ sử dụng văn chương làm điều phi nghĩa. 
	 + Thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu tranh chống ngoại xâm bằng hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương trung đại: hình tượng người nông dân.
	 + Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”.
	- Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc.
	b) Nghệ thuật:
	- Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm..
	- Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.
	- Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
	- Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa,
	c) Ý nghĩa văn bản:
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học:
- Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua đoạn văn nào? Tác giả đã bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về Truyện Lục Vân Tiên như thế nào?
- Mô hình hóa bố cục và lập sơ đồ hệ thống luận điểm, luận cứ của bài v ... ột tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm)
	- Chiến: Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công.
	b) Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ-cứu nước.
2) Nghệ thuật:
	- Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc ngất) của người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
	- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam bộ.
	- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh
3) Ý nghĩa văn bản:
Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với CM, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người VN, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ-cứu nước.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	-Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
	- So sánh hai nhân vật Việt và Chiến./.
——&––
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(NGUYỄN MINH CHÂU)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả: 	Nguyễn Minh Châu (1930-1989): 
	Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng(Nguyên Ngọc)của VHVN thời kì đổi mới.
2) Tác phẩm: 
	Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1) Nội dung: 
	a) Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
	- Một cảnh đắt trời cho là cảnh chiec1 thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vàoVới người nghệ sị, khung cảnh đó chứa đựng chân lí của sự hoàn thiện , làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
	- Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính(người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha,)giống như trò đùa quái ác, làm phùng ngơ ngác không tin vào mắt mình.
	=>Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đờichứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
	b) Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
	- Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ
	- Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chai (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha); về người chồng của chị(bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
	=> Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đứng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
c) Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời).
-Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
2) Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
3) Ý nghĩa văn bản:
 Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 
- Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm.
——&––
THUỐC
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả: 
Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc, người đã từ bỏnghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần..
2) Tác phẩm: 
Truyện viết năm 1919, nhằm chỉ ra thực trạng: nhân dân đắm chìm trong mê muội còn người cách mạng thì xa lạ với quần chúng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1) Nội dung: 
- Tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
+ Phân tích hành động, thái độ, tâm lí của vợ chồng lão Hoa khi đi mua thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người), khi cho thằng Thuyên uống thuốc( ăn chiếc bánh bao) với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh.
+ Phân tích thái độ, lời nói của số đông người trong quán trà (người râu hoa râm, câu Năm Gù, người mặt thịt ngang phè, bác Cả Khang,) bàn luận về thuốc, cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu người; kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạnh để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng
- Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mô Hạ Du:
+ Phân tích hình ảnh bà mẹ Hạ Du ra nghĩa địa: “tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ sơn xanh cũ nát”; suy nghĩ và băn khoăn của bà khi đứng trước mộ con: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên ! Ai đã đến đây ? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi !... Thế này là thế nào?”.
+ Chú ý lời bà mẹ khóc con: “Du ơi ! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi !” và hình ảnh “con quạ xòe đôi cánh nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
2) Nghệ thuật:
- Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng.
- Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lối cuốn.
3) Ý nghĩa văn bản:
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
- Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Lỗ Tấn đã cảm nhận được “căn bệnh” của người dân Trung Hoa như thế nào trong truyện ngắn Thuốc ?
——&––
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1) Tác giả: 
 Mi-khai-in Sô- lô-khốp (1905 – 1984), nhà văn Nga Xô viết, Giải Nô-ben Văn học năm 1965; được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX. 
 2) Tác phẩm: 
 Số phận con người được viết năm 1957, mười hai năm sau khi thế giới lần thứ hai kết thúc.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1) Nội dung: 
- Chiến tranh và thân phận con người:
+ Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi: đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu, về đâu.
+ Chú bé Va-ni-a lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đệm bạ đâu ngủ đó; cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích.
- Nghị lực vượt qua số phận:
+ Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.
+ Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.
Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.
2) Nghệ thuật:
- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
3) Ý nghĩa văn bản:
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Đọc nhiều lần đoạn cuối: “Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ [] những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lan trên má anh” để thấy được ý chí và nghị lực, niềm tin ở tương lai của người dân Xô viết sau chiến tranh cũng như bút pháp trữ tình đằm thắm của Sô-lô-khốp.
——&––
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1) Tác giả: 
 Hê-minh-uê (1899 – 1961), một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX, nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi” ; với hoài bão viết cho được “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
2) Tác phẩm: 
	Đoạn trích nằm ở gần cuối truyện, thuật lại việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1) Nội dung:
- Đề cao sức mạnh của con người – ông lão đánh cá – trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người.
- Thể hiện niềm tinh vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người. 
2) Nghệ thuật:
- Lối kể chuyện độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật đối thoại và độc thoại nội tâm.
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ.
3) Ý nghĩa văn bản:
Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là chứng minh cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Đọc kĩ đoạn trích, phân tích hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm; kết quả và ý nghĩa của cuộc săn đuổi con cá kiếm./.
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docChuan_kien_thuc_ky_nang_12.doc