Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 4

Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 4

Đề 4: Tình cảm nhân đạo trong “NHẬT KÝ TRONG TÙ” của Hồ Chí Minh

GỢI Ý:

I. Trong những lý do mà UNESCO (Tổ chức văn hóa Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc) tiến hành

kỉ niệm danh nhân Hồ Chí Minh năm 1990 có lí do: Hồ Chí Minh – nhà nhân văn. Đúng, Hồ Chí

Minh là một nhà nhân văn; Điều này được thể hiện trong toàn bộ hoạt động chính trị và xã hội của

Người, trong toàn bộ các trước tác của Người, trong từng bài thơ mà người đã viết trong nhiều hoàn

cảnh khác nhau, đặc biệt là trong một tập thơ được viết trong khoảng một năm bị tù đày: tập thơ

“Nhật ký trong tù”. Đó là một tập thơ lớn mà bên cạnh nhiều giá trị khác, giá trị nhân đạo, chủ

nghĩa nhân đạo luôn luôn lấp lánh trên từng dòng chữ.

pdf 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 10: NGỤC TRUNG NHẬT KÝ – ĐỀ TỔNG HỢP 
Đề 4: Tình cảm nhân đạo trong “NHẬT KÝ TRONG TÙ” của Hồ Chí Minh 
GỢI Ý: 
I. Trong những lý do mà UNESCO (Tổ chức văn hóa Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc) tiến hành 
kỉ niệm danh nhân Hồ Chí Minh năm 1990 có lí do: Hồ Chí Minh – nhà nhân văn. Đúng, Hồ Chí 
Minh là một nhà nhân văn; Điều này được thể hiện trong toàn bộ hoạt động chính trị và xã hội của 
Người, trong toàn bộ các trước tác của Người, trong từng bài thơ mà người đã viết trong nhiều hoàn 
cảnh khác nhau, đặc biệt là trong một tập thơ được viết trong khoảng một năm bị tù đày: tập thơ 
“Nhật ký trong tù”. Đó là một tập thơ lớn mà bên cạnh nhiều giá trị khác, giá trị nhân đạo, chủ 
nghĩa nhân đạo luôn luôn lấp lánh trên từng dòng chữ. 
II. 1/ Chỗ bắt nguồn của chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng là lòng yêu thương con người. 
Đầu tiên thương con người vì thấy con người khổ quá. Không ở đâu cho bằng ở trong tù, nỗi khổ 
của con người được phơi bày ra ở những mức độ tột cùng. Người tù khổ vì đói, vì rét, vì ghẻ lở, vì 
bệnh tật, vì đủ thứ áp bức bóc lột, mà sự bất công được nhân lên gấp năm gấp mười, gấp trăm lần so 
với bên ngoài, nhưng tự mình sống giữa nỗi khổ ấy, người ta cũng dễ quên mất nỗi khổ của người 
khác. Không có một tình cảm nhân đạo lớn, thật khó mà quan tâm đến người khác trong hoàn cảnh 
này. Trong nỗi khổ của chính mình, vượt lên nỗi khổ ấy, nhiều khi tự mình quên đi nỗi khổ ấy, Hồ 
Chí Minh đã có sự thông cảm sâu sắc với nỗi khổ của người khác, cái lớn trong tình cảm Hồ Chí 
Minh là chỗ đó. Một buổi mai nào đấy, vừa tỉnh giấc trong nhà giam, thấy bên cạnh mình một người 
tù đã chết, thông thường lúc này người ta dễ có nỗi sợ hãi hơn lòng thương cảm. Nhưng ở Hồ Chí 
Minh, lúc này bỗng oà lên nỗi xót xa cho cả một cuộc đời: 
Thân anh da bọc lấy xương 
Khổ đau đói rét hết phương sống rồi 
Hôm qua còn sống bên tôi 
Sớm nay anh đã về nơi suối vàng 
 Cái người tù chết mà Hồ Chí Minh thương xót ở đây là một người tù cờ bạc, bị tù vì tội đánh 
bạc. Có lẽ anh ta đã không phải là một con người tốt. Nhưng chuyện tốt hay xấu là chuyện khác, có 
những điều cần giải quyết khác. Còn bây giờ anh ta là một người khổ, vì thế mà đáng thương. Tình 
thương của Hồ Chí Minh là như thế, mênh mông biết bao! 
Trong tù, có rất nhiều chuyện khổ khác nhau nên cũng có rất nhiều cảnh khổ, người khổ. 
Một người vợ tù đến thăm chồng, nhìn thấy chồng mà lại “biển trời cách mặt”. Nỗi khổ này thật 
đáng xót và thương. Vì thế mà trong những câu thơ của Hồ Chí Minh toát lên một sự cảm thông rất 
sâu sắc khi nhà thơ hình dung qua cảnh tượng đôi vợ chồng đứng đối diện nhau qua song sắt: 
Muốn nói, chẳng thành lời 
Nói lên bằng khóe mắt 
II. 2/ Có lúc, trên đường đi, “bị trói chân tay” và bị lính áp tải, Hồ Chí Minh gặp những phu 
làm đường. Có lẽ những người phu làm đường sẽ ngẩng nhìn người tù với ánh mắt xót thương. Bởi 
vì, dầu sao thì họ cũng đang được tự do, không bị ép phải đi, không khổ sở vì phải đi. Thế mà, ở 
đây, ánh mắt thương xót lại đi từ phía người tù đến, về phía người phu đường. Mà sự thương xót 
mới chân thành làm sao: 
Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi 
Phu đường vất vả lắm ai ơi. 
 Trong tình thương của con người đối với nhau, quý nhất là sự thông cảm. Thông cảm là biết 
tường tận về nỗi khổ của nhau, biết nguyên nhân của nỗi khổ biết lúc nào người ta khổ và cần làm 
gì để chia sẻ cái nỗi khổ ấy. Trong tình cảm của Hồ Chí Minh đối với những nỗi khổ của con người, 
luôn hàm chứa sự thông cảm ấy ở mức độ cao. Nếu không có một sự thông cảm thật sâu, làm sao 
người ta có thể, chỉ lắng nghe một tiếng sáo cất lên trong nhà ngục, mà thấy được đằng sau tiếng 
sáo là hình ảnh con người: 
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu 
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu 
Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi 
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau 
 II. 3/ Từ xưa đến nay, phương Đông cũng như phương Tây, những nhà nhân đạo chủ nghĩa 
vẫn dành cho người phụ nữ và trẻ em một tình cảm đặc biệt. Vì sao? Vì do những đặc điểm về vị trí 
xã hội và đặc điểm tâm sinh lí của mình, trẻ em và phụ nữ có những nỗi khổ riêng, lớn hơn những 
nỗi khổ của nam giới trong cùng một hoàn cảnh. Trong thơ Hồ Chí Minh, có tình cảm đặc biệt ấy. 
Lời thơ của Hồ Chí Minh như nức lên khi nói đến hoàn cảnh trớ trêu của một em bé mới nửa tuổi 
mà đã làm thân tù: 
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi 
Phải theo mẹ đến ở nhà pha 
 Còn với người phụ nữ thì: 
Quan trên xót nỗi em cô quạnh 
Nên lại mời em tạm ở tù 
 Đằng sau cái mỉm cười pha chua chát của nhà thơ là những giọt nước mắt nhỏ xuống những 
thân phận khổ đau. 
 Bắt đầu bằng tình thương, tình cảm nhân đạo bao gồm những mức độ lớn hơn thế: đó là sự 
trân trọng đối với khát vọng cho con người trở nên tốt đẹp và hạnh phúc. 
 II. 4/ Nhà tù vốn là một nơi khác thường, trong tù thường chỉ có hai thứ được tồn tại: nỗi 
khổ và cái ác. Nhưng thật ra, không phải chỉ có như thế. Hồ Chí Minh đã nhận ra và chỉ cho ta thấy 
rằng: cái đẹp như thế, cái tử tế vẫn tồn tại ở trong tù và tự nó không phải có sức mạnh. Nỗi nhớ quê 
hương đằm thắm của những người tù, những khúc ca ngâm của người tù khi chiều xuống (có lúc 
khiến cho nhà tù như “nhạc quán viện hàn lâm”), sự thương cảm của người tù đối với nhau, tình yêu 
tự do khiến một người tù dám liều thân nhảy xe chạy trốn há chẳng là những minh chứng sinh 
động cho cái tốt đẹp của con người đó sao? 
 Về mặt này, đọc thơ Hồ Chí Minh, ta thấy có một khía cạnh đặc biệt: ấy là niềm tin ở phẩm 
chất con người nơi một số người cụ thể thuộc giới thống trị trong nhà tù. Nói chung, giới mà thường 
ác và đê tiện. Nhưng đối với một cốt lõi nhân cách trong sáng, Hồ Chí Minh nhận ra trong cái giới 
chung đó, một số người (tất nhiên ít thôi) có tâm hồn thật đáng quí. Ấy là một ông trưởng ban họ 
Mạc. Thật là một cánh sen trong bùn. Ngoài ông Mạc, theo quyển “Nhật ký trong tù” mới in gần 
đây, ta còn biết có một “Tướng quân họ Hầu” thật tốt, tốt đến mức nhà thơ Hồ Chí Minh ca ngợi 
bằng những từ đẹp nhất mà nhà thơ gọi là “công ơn tái tạo” đối với mình. “Hầu tướng quân” tức là 
một nhân vật bậc cao của lực lượng thù địch, điều đó không hề khiến cho tình cảm nhân đạo nơi nhà 
thơ bị lúng túng. 
Hầu công sáng suốt ta gặp may 
Quyền tự do mừng được trả rồi 
Nhật ký trong tù bài chót quyển, 
Công ơn tái tạo tạ lòng người. 
(Kết luận) 
 II. 5/ Trong thơ một năm Hồ Chí Minh bị giam cầm trong tù thì ngoài nhà tù, cuộc sống của 
nhân dân, trực tiếp là nhân dân Trung Quốc - rất nhiều khốn khó. Sự khốn khó ấy đã tác động vào 
đến tận nhà tù, nhưng dẫu sao, trong những dịp ít ỏi trên đường đi, được nhìn thấy cảnh khốn khổ 
của người nông dân Trung Quốc vì chiến tranh, vì hạn hán, mất mùa, đói kém, Hồ Chí Minh thật 
xót xa. Cũng vì thế, mà khi nhìn thấy hay cảm thấy họ được no đủ, tấm lòng của Hồ Chí Minh trải 
ra cùng với họ. Bài thơ này thật sự là niềm vui: 
Tới đây khi lúa còn con gái 
Gặt hái hôm nay quá nửa rồi 
Khắp chốn nông dân cười hớn hở 
Đồng quê vang dậy tiếng ca vui. 
 Người đọc khó mà quên ánh lửa bếp nồng ấm hiện lên cuối bài thơ “Chiều tối” như một 
niềm phấn chấn của tâm hồn nhà thơ trước cuộc sống bình dị của người nông dân nơi một xóm 
miền núi hiu quạnh: 
Cô em xóm núi xay ngô tối 
Xay hết, lò than đã rực hồng 
 II. 6/ Người ta thường nói đến lòng yêu nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Lòng yêu nước 
ấy thật ra là một biểu hiện tập trung của lòng yêu thương con người. Không phải xuất phát từ một 
khái niệm quốc gia trừu tượng nào, yêu nước trước hết và chủ yếu là yêu thương “nhân dân bị đọa 
đày, đau khổ”, cứu nước chính là vì hạnh phúc của nhân dân đau khổ ấy. Chính vì thế, tình cảm yêu 
nước trong “Nhật ký trong tù” luôn luôn có những đối tượng cụ thể, một con người, những con 
người cụ thể. Chính vì thế, lòng yêu nước của Hồ Chí Minh luôn luôn là một tình cảm cụ thể đưa 
đến những tâm trạng đầy ý nghĩa nhân đạo: 
Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng 
Tin tức quê nhà bữa bữa trông 
và: Ở tù năm trọn thân vô tội 
 Hòa lệ thành thơ tả nỗi này 
 Chính vì thế trong “Nhật ký trong tù”, khát vọng tự do, một khát vọng đầy ý nghĩa nhân văn, 
được cảm nhận một cách cụ thể, trở thành một tình cảm tốt đẹp nhưng rất giản dị của con người. 
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng 
Cay đắng chi bằng mất tự do 
 7/ Tưởng ở đây cũng cần nói đến tình yêu thiên nhiên của tác giả “Nhật ký trong tù”. Thật 
ra thì tình yêu thiên nhiên là một tình cảm, một thái độ mang tính tổng hợp từ một quan niệm triết 
học, một khí phách, một nhân cách, một nhân sinh quan, nhưng với Hồ Chí Minh, rất nhiều khi tình 
yêu ấy chỉ là sự bộc lộ bình dị của một tình yêu đối với cuộc sống và con người, đối với phần tốt 
đẹp của cuộc sống và con người. Vì thế nó là một tình cảm nhân đạo. 
III. Thưởng thức thơ Hồ Chí Minh, nhất là một tập thơ chữ Hán như “Nhật ký trong tù” không phải 
dễ. Ngoài sự sâu sắc của chữ nghĩa, tập thơ còn có sự sâu sắc về tư tưởng mà không phải ai cũng 
lãnh hội được. Tuy vậy đó là một tác phẩm thơ, có những vấn đề mà người đọc có thể trực tiếp cảm 
nhận. Trong những vấn đề ấy, có tấm lòng của nhà thơ, tấm lòng Hồ Chí Minh, một con người đã 
nâng tình yêu lên thành một tiêu chuẩn phẩm chất của con người, một tiêu chuẩn trong những mối 
quan hệ giữa người với người. 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap10-de4.pdf