Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 2

Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 2

Đề 2: Viết về “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: “Tập

Nhật ký trong tù là một tiếng nói chứa chan tình nhân đạo”. Hãy chứng minh ý kiến trên. thể

dựa vào để phân tích đặc điểm của người chiến sĩ cộng sản.

* Bài tham khảo

“Nhật ký trong tù” là cuốn nhật ký bằng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chí khí vững như

thép trước lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch vạn ác, tâm hồn sáng như gương của một vị lãnh tụ,

của một con người đã đưa đến sự ra đời của một tác phẩm văn học xuất sắc ngoài ý muốn của

Người. Sức sống của “Nhật ký trong tù” thể hiện ở nhiều mặt: Một bản cáo trạng đanh thép, một

tấm lòng yêu nước thiết tha, một tinh thần quốc tế vô sản đứng đắn, một tinh thần lạc quan đến lạ

lùng, một bút pháp tả cảnh, tả tình điêu luyện Song, cái giá trị lớn nhất, cái đi vào lòng người

mạnh mẽ nhất chính là tinh thần nhân đạo cao cả bao trùm toàn bộ tập thơ.

pdf 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề: Ngục trung nhật ký – Đề tổng hợp - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 10:NGỤC TRUNG NHẬT KÝ – ĐỀ TỔNG HỢP 
Đề 2: Viết về “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: “Tập 
Nhật ký trong tù là một tiếng nói chứa chan tình nhân đạo”. Hãy chứng minh ý kiến trên. thể 
dựa vào để phân tích đặc điểm của người chiến sĩ cộng sản. 
* Bài tham khảo 
 “Nhật ký trong tù” là cuốn nhật ký bằng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chí khí vững như 
thép trước lao tù của chế độ Tưởng Giới Thạch vạn ác, tâm hồn sáng như gương của một vị lãnh tụ, 
của một con người đã đưa đến sự ra đời của một tác phẩm văn học xuất sắc ngoài ý muốn của 
Người. Sức sống của “Nhật ký trong tù” thể hiện ở nhiều mặt: Một bản cáo trạng đanh thép, một 
tấm lòng yêu nước thiết tha, một tinh thần quốc tế vô sản đứng đắn, một tinh thần lạc quan đến lạ 
lùng, một bút pháp tả cảnh, tả tình điêu luyện Song, cái giá trị lớn nhất, cái đi vào lòng người 
mạnh mẽ nhất chính là tinh thần nhân đạo cao cả bao trùm toàn bộ tập thơ. 
 Tinh thần nhân đạo chính là tình thương yêu và kính trọng con người. Là người Việt Nam 
được kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, cả cuộc đời hy sinh phấn đấu của Bác chính là thể 
hiện cao đẹp cái tính người ấy. Ngay từ những ngày đầu ra đời tìm đường cứu nước, Bác đã biết bao 
lần “nhỏ lệ” cho nỗi đau của con người. Ở nước ngoài, Bác lên tiếng bênh vực “người cùng khổ”. 
Khi về nước lãnh đạo cuộc đấu tranh Bác suốt đời nêu tấm gương sáng vì nước, vì dân. 
 Tâm nguyện lớn lao của Bác là mong cho “nước nhà chóng được độc lập, ai ai cũng có cơm 
ăn, áo mặc, ai ai cũng được học hành”. Con người suốt đời “mong manh, áo vải” ấy lại luôn luôn 
dành “sữa để em thơ, lụa tặng già”. 
 Tinh thần nhân đạo sâu sắc có trong máu thịt của vị lãnh tụ. Tình người bao la ấy cũng được 
thể hiện đẹp đẽ trong văn chương. Nhận định về thơ Bác, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhấn 
mạnh: “Cái ánh sáng tỏa ra từ tâm hồn Bác, qua thơ Bác, trước hết là ánh sáng của tình thương 
người”. 
 Ở trong tù, bản thân mình bị đày đọa, đau đớn, ghẻ lở, mất tự do nhưng Bác tự quên mình. 
Bác thương “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương” 
“Oa! Oa1 Oa! 
Cha trốn không đi lính nước nhà 
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi 
Phải theo mẹ đến ở nhà pha” 
 Có chế độ nào tàn ác hơn thế. Một cháu bé mới vừa nửa tuổi cũng phải theo mẹ vào nhà tù. 
Tiếng khóc của cháu bé cất lên từ tù ngục, phải chăng cũng chính là tiếng khóc của Người! 
 Khóc cho người sống, khóc cho người chết, nhìn thấy nỗi thống khổ của người là tim Bác 
quặn đau: 
“Thân anh da bọc lấy xương 
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi 
Đêm qua còn ở bên tôi 
Sáng nay, anh đã về nơi suối vàng” 
 Tiếng khóc báo hiệu cho cái chết. Biết bao người đã chết trong nhà lao vạn ác này. Và sự 
cảm thông với nỗi đau của con người lại được diễn tả tiếp trong thơ Bác: 
“Than ơi! chàng ơi, hỡi chàng ơi 
Duyên cớ vì sao lại lánh đời 
Nào biết tìm đâu cho thấy được 
Bạn đời gắn bó một đời tôi” 
 (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng) 
 Tiếng khóc chồng não ruột giữa đêm khuya đã làm tan nát một gia đình. Nỗi đau sâu thẳm 
về một kiếp người trong bài thơ là thể hiện tấm lòng nhân đạo mênh mông của Bác. 
 Thương người Trung Quốc bị đau đớn. Bác đã thể hiện một tinh thần nhân đạo mang tính 
quốc tế vô sản, là thể hiện lòng thương nước, thương nòi: 
“Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh 
“Nội thương” đất Việt cảnh lầm than 
Trong tù mắc bệnh càng đau khổ 
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn. 
(Ốm nặng) 
 Rõ ràng là ở trong tù, Bác thương người chính là thương mình, thương dân mình. Bị giam 
hãm ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, chứng kiến nỗi đau của người dân Trung Hoa, Bác muốn gởi 
gắm về với “Đất Việt” lòng nhớ thương da diết của mình với đồng bào. Thật là có lý khi Tố Hữu 
viết: 
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế 
Ôm cả non sông mọi kiếp người” 
 Nhà phê bình văn học Nga Bêilinxki, trong các tác phẩm phê bình văn học bất hủ của mình 
có nói tới tình yêu thương mênh mông và lòng kính trọng vô hạn đối với con người. Điều nhận xét 
sâu sắc ấy đối với các tác phẩm văn học Nga cũng thật đúng với giá trị của tập thơ “Nhật ký trong 
tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi cái tình nhân đạo của con người và thơ của Bác là sự kết tinh 
chẳng những cái nhân văn Việt Nam vốn có từ trong cốt lõi tâm hồn người dân Việt “thương cái 
chất người nói chung của nhân loại hòa nhập trong tâm hồn Bác” Cho nên, trong “Nhật ký trong tù” 
của Bác, chúng ta còn thấy lòng kính trọng vô hạn đối với con người. Đó là nỗi lo lắng chân thành 
về cuộc sống khốn khổ của người dân và phẩm chất tốt đẹp, trong sáng của họ: 
“Vùng đây tuy ruộng đất khô cằn 
Vì thế nhân dân kiệm lại cần 
Nghe nói xuân này trời đại hạn 
Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần” 
 Trong bài “Người bạn tù thổi sáo”, Bác như cảm thương cái sầu chia ly của họ, cảm thông 
với mất mát tinh thần của họ. 
 Cảm thương kính trọng con người trong bài thơ Bác còn chính là thấy được công việc vất 
vả, cực nhọc của con người. 
“Dãi năng dầm mưa chẳng nghỉ ngơi 
Phu đường vất vả lắm ai ơi 
Ngựa xe hành khách thường qua lại 
Biết cảm ơn anh được mấy người” 
(Phu làm đường) 
 Từ nhân sinh quan đúng đắn và đẹp đẽ, Bác như nói với mọi người hãy chú ý, quan tâm, biết 
ơn người lao động. Bởi cái “dãi nắng dầm mưa” của họ chính là cái lao động đem lại hạnh phúc cho 
con người, Bát cơm chúng ta ăn, tấm áo chúng ta mặc, con đường chúng ta đi chính là do mồ hôi 
nước mắt của bao người đem tới. Đây không chỉ là lòng thương người mà chính là sự kính trọng, 
biết ơn con người rất Việt Nam “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của Bác. 
 Đọc “Nhật ký trong tù” của Bác chúng ta thấy được cái vĩ đại, cái nhân sinh, cái tài hoa của 
một con người, một lãnh tụ, một nhà thơ. Sức sống của tập nhật ký bằng thơ ấy chẳng những “Đọc 
trăm bài trăm ý đẹp” mà trước hết, chính là chúng ta thấy được cái “mênh mông bát ngát tình” được 
thể hiện chân thực trong thơ Bác. Trái tim , tâm hồn và tài hoa ấy như ánh sáng của ngọn lửa ngời 
lên trong đêm tối, ánh sáng của một tấm lòng yêu thương con người vô hạn. Và chính bằng thứ ánh 
sáng đó, bằng nghị lực của chính mình; Bác đã hun đúc cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khổ 
đau, biết tin, biết mơ ước, biết hành động cho ngày mai tự do, ấm no, hạnh phúc. 
* * * 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvantap10-de2.pdf