Chí phèo của Nam Cao

Chí phèo của Nam Cao

Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại. Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại khác nhau.

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá. nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu. Toàn bộ nội dung, kết cấu tác phẩm gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính là Chí Phèo, có một chi tiết đáng lưu ý là: các biến cố làm nên những đổi thay to lớn, những bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo cũng như trong kết cấu tác phẩm lại đến từ hình bóng những người đàn bà. Tuy nhiên có bóng dáng đẩy Chí Phèo vào chốn tăm tối những cũng có gương mặt tuy xấu xí nhưng lại đưa Chí Phèo ra nơi ánh sáng của cõi minh triết.

 

doc 15 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2560Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chí phèo của Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO
TS.Hoàng ThỊ HuẾ
Trường ĐHSP Huế '
Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại. Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại khác nhau.
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá... nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu. Toàn bộ nội dung, kết cấu tác phẩm gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính là Chí Phèo, có một chi tiết đáng lưu ý là: các biến cố làm nên những đổi thay to lớn, những bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo cũng như trong kết cấu tác phẩm lại đến từ hình bóng những người đàn bà. Tuy nhiên có bóng dáng đẩy Chí Phèo vào chốn tăm tối những cũng có gương mặt tuy xấu xí nhưng lại đưa Chí Phèo ra nơi ánh sáng của cõi minh triết.
Cuộc đời Chí Phèo đột nhiên chuyển hướng do việc tiếp xúc miễn cưỡng với bà Ba Bá Kiến, một người “đàn bà phốp pháp, má hây hây”, để từ một anh nông dân hiền lành chất phác trở thành một tên tù, một tên lưu manh mất hết nhân tính, mất luôn cả ý thức về mình lẫn ý thức làm người. Tuy nhiên, lần gặp gỡ với Thị Nở lại mang đến một hệ quả ngược, nó làm đảo lộn tất cả. Chính cuộc gặp gỡ với Thị Nở chứ không phải một biến cố xã hội nào đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Chí Phèo và quyết định số phận của cả Chí Phèo lẫn Bá Kiến. Chút tình cảm tưởng chừng rất vu vơ giữa Chí Phèo và Thị Nở ấy đã tác động, chi phối một cách sâu sắc đến quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Từ đó có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo bắt đầu từ buổi tối trước khi gặp Thị Nở, cái buổi tối mà hắn “vừa đi vừa chửi”, để rồi từ đó mối quan hệ dây mơ rễ má với Bá Kiến, những khúc, đoạn trong cuộc đời Chí Phèo như một cuốn phim quay chậm được tái hiện. Tất cả những chi tiết này có tính chất như một đường truyền, một lời đề dẫn hay như những hoạ tiết có tính chất phông nền để làm nổi bật tác động của tình yêu, tình người đến cuộc đời Chí qua nhân vật Thị Nở.
Một trong những đặc trưng phong cách của Nam Cao là sử dụng những yếu tố trái khoáy, ngược nhau để mô tả hiện thực. Tên của tác phẩm cũng thường hàm chứa một điều trái khoáy như Lang rận, Chí Phèo, Tình già... Bản thân sự tồn tại nhếch nhác của nhân vật Lang rận cùng với vẻ bề ngoài bẩn thỉu là một sự trái ngược, mâu thuẫn với nghề nghiệp, vị thế xã hội mà nhân vật mang vác. Tất cả những đối nghịch đó được thâu tóm trong một cái tên: Lang rận, và được khắc sâu hơn trong sự tương phản giữa vẻ bên ngoài nhếch nhác, thấp kém với đời sống tâm hồn cao đẹp. Hay trong truyện Nửa đêm, người cha có tên là Thiên Lôi nhưng lại đặt tên con là Đức - như hai mặt của một quá trình biện chứng nhân quả...v.v.
Từ những chi tiết đó có thể hiểu tại sao Nam Cao lại lạ hoá câu chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở như vậy. Không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của Tự Lực Văn Đoàn, buổi tối gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở bắt đầu bằng hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi... chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo”, cuộc đời hắn chìm trong những cơn say. Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để “nhớ rằng hắn có ở đời”. Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành “cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại”. Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người.
Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành” và một đôi môi “cũng cố to cho không thua cái mũi” hơn nữa, lại dày và có “màu thịt trâu xám ngoách”. Toàn bộ “nhan sắc” của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là “xấu đến ma chê quỷ hờn”. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Đó là Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
Với Nam Cao, tình yêu không đi liền với sự lý tưởng hoá đối tượng, với sự hâm mộ sùng bái người yêu mà bắt đầu chỉ thuần tuý là bản năng. Ánh trăng trong mắt của Chí Phèo đêm gặp Thị Nở mang đầy màu sắc nhục thể, cứ “xanh rời rợi như là ướt nước”. Cây dâu tây gần bờ sông thì “thân mềm oặt”, những tàu chuối trong vườn nhà hắn thì “nằm ngửa, ưỡn cong cong lên” thỉnh thoảng lại “giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Cái bóng - dấu ấn về sự hiện hữu méo mó của bản thân Chí Phèo cũng được phát hiện trong lúc này. Hành động chiếm đoạt Thị Nở của Chí Phèo lúc đầu chỉ thuần tuý là bản năng nhưng chính trong cõi âm u của bản năng ấy một ánh loé diệu kỳ đã bùng dậy hé mở cho ta nhìn thấy bản thể tốt đẹp của con người.
Nam Cao đã vượt trước những nhà văn của thời đại ông ở chỗ không dừng lại ở những tình yêu lý tưởng thuần tuý tinh thần như của Loan và Dũng trong Đoạn Tuyệt (Khái Hưng), Lan và Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng), Thanh và Ngọc trong Dòng sông Thanh Thuỷ (Nhất Linh), mà ông đã hợp nhất tình yêu trong sự hoà hợp tinh thần và thể xác. Đó là những chi tiết làm căn cứ để khẳng định đây là tình yêu chứ không thuần tuý là bản năng khi Nam Cao tiếp tục miêu tả thêm lúc Chí Phèo đau bụng và ói mửa, được Thị Nở dìu về lều... Hành động ban đầu là bản năng đã làm sống dậy tình yêu, sống dậy phần nhân tính tưởng không có hay đã chết trong con người của cả Chí Phèo lẫn Thị Nở. Ở đây có sự tái sinh, phục sinh của tinh thần nhờ tình yêu và sự gắn kết hai thân xác. Nó đã cải hóa, tái sinh Chí Phèo, tình yêu cho Chí Phèo và Thị Nở ý thức về chính mình. Trước đây, họ chỉ là hai khối mông muội, Chí Phèo thì hung bạo và triền miên trong vô thức và những cơn say vô tận: “Ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say để rồi say nữa, say vô tận”. Vậy nhưng trong tình cảm với Thị Nở, Chí Phèo đã tìm thấy chính mình, khám phá ra chính mình, hơn thế nữa khám phá ra sự sống. Con người ý thức, con người cảm xúc của Chí Phèo sống dậy. Lần đầu tiên hắn tỉnh hẳn rượu, đó là cái tỉnh của ý thức. Tại sao Chí Phèo “càng uống lại càng tỉnh ra?”. Bởi vì tình yêu của hắn và Thị Nở đã làm thay đổi tâm điểm cuộc sống của hắn. Tâm điểm đó đã trượt từ cõi u minh của vô thức những ngày trước đây về với cõi thực tại, bắt Chí Phèo thừa nhận một thực tại cuộc sống đang tồn tại dù có hay không có hắn. Nó định vị tâm điểm cuộc sống của Chí Phèo từ những cơn say nghiêng ngả vào một cuộc sống bình thường. Chính vì vậy mà hắn tỉnh, hắn đã nhìn thấy chính bản thân mình. Thấy “bâng khuâng” rồi “lòng mơ hồ buồn”rồi “nghĩ vẩn vơ” Thị Nở cũng thế, lần đầu tiên Thị lắng nghe cảm xúc của tâm hồn mình để “trằn trọc” “nghĩ ngợi” “tưởng tượng bâng quơ” .v.v..
Những giới hạn của cuộc đời Chí Phèo như đã được phá bỏ, nó mở rộng, liên thông với cuộc đời bên ngoài. Chính tình yêu đã mở thông lối về với cuộc đời của Chí Phèo, hắn cảm nhận được cuộc sống xung quanh: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn !”.
Tình yêu cũng gia tăng thêm kích thước cho cuộc đời hắn. Trước đây Chí Phèo vô cảm, vô tâm, không có ý thức về chính bản thân mình nhưng nay hắn có cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là quá khứ với những kỷ niệm yêu thương đầm ấm, là mùi hương từ bát cháo hành và những săn sóc ân cần của Thị Nở, những kỷ niệm xa xưa cũng hiện về. Hắn từng mơ tới một viễn cảnh bình yên với chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải hắn còn sợ già, sợ cô độc và muốn làm hòa với mọi người, muốn làm người lương thiện. Sự chuyển vị này là hệ quả tất yếu do tình yêu đem lại, nó khắc họa một cách sâu sắc bản thể bất toàn và cô độc của Chí Phèo lẫn Thị Nở trước khi yêu và được yêu. Chính tình yêu đã bù đắp khiếm khuyết trong tâm hồn, tái sinh một cuộc đời và làm giàu có đời sống nội tâm của nhân vật này rất nhiều.
Chính vì thức tỉnh, vì đã được khai hóa và giàu có nhờ tình yêu nên khi bị Thị Nở từ chối “và ngoay ngoáy cái mông đít ra về”, Chí Phèo mới cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ. Sức mạnh của tình yêu đã đưa hai nhân vật này đến một tâm điểm tuyệt đối của cuộc sống, trong khi thực tại lại không như vậy, nó vẫn tồn tại những định kiến xã hội không dễ buông tha cho con người nên thiên đường tình yêu, khát vọng làm người của Chí rơi tõm vào hiện thực trần trụi và vỡ toang, buộc Chí Phèo phải đối diện với hiện thực với nỗi đau khổ, tuyệt vọng để vùng lên cầm dao giết chết Bá Kiến.
Lời chì chiết của bà cô Thị Nở như là một chi tiết “giải thiêng” tình yêu của Chí Phèo. Nó thực tế, trần trụi đến tàn nhẫn. Đó là cái giá mà Chí Phèo và Thị Nở phải trả để đến với nhau, những thành trì xung quanh tình yêu ấy không dễ gì phá nên Chí Phèo tự kết liễu đời mình là một cách chọn lựa thích hợp nhằm chối bỏ sự thỏa hiệp, quay lại cuộc sống trước kia.
Sau những tác phẩm về tình yêu của Tự Lực Văn Đoàn của chủ nghĩa lãng mạn thì Chí Phèo của Nam Cao là một khám phá. Bởi Nam Cao vẫn viết về tình yêu nhưng không phải về bản thân tình yêu Chí Phèo – Thị Nở, mà sâu xa hơn, Nam Cao muốn hướng người đọc đến những vấn đề ngoài tình yêu. Đó là vấn đề về văn hóa, về con người và xã hội, về bản năng và vô thức, những ý niệm về thân phận con người, sự tự do thoát khỏi những buộc ràng của định kiến xã hội, khao khát làm người. Chính vì vậy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không mang dáng dấp của truyện tình theo nghĩa thông thường ta vẫn hiểu, cũng không chuyển tải nội dung tình yêu theo cách thông thường mà theo một cách rất trái khoáy, rất nghịch dị mang dấu ấn riêng của Nam Cao. Nó làm cho hiện thực cuộc sống không còn bị gò ép trong cái khuôn khổ thông thường, quen thuộc trong cái nhìn của mọi người mà hiện ra một cách đột ngột bất ngờ tạo sự ngạc nhiên trong cảm nhận.
__________________
Phân tích CHí Phèo
GS.Phong Lê 
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác phẩm: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI  ... m nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT THÚY KIỀU TRONG TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA NAM CAO để làm nổi bật bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc. 
Hơn năm mươi năm đã trôi qua, tác phẩm Chí Phèo ngày thêm được khẳng định, được khám phá từ những góc độ mới mẻ và chắc chắn sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử văn học Việt Nam như một tác phẩm ưu tú. 
Dưới một ngọn bút tài hoa, linh hoạt, giàu biến hoá: khi kể, khi tả, khi sắc lạnh tàn nhẫn, lúc hài hòa bỡn cợt, lúc trữ tình thắm thiết, khi triết lý sắc bén, khi quằn quại đau đớn... cuộc sống cứ hiện lên với biết bao tình huống, bao cảnh ngộ, bao chi tiết sống động. Đôi khi, chỉ một cử chỉ, một lời nói, một phác thảo đơn sơ... mà hiện lên một chân dung, lộ nguyên hình một tính cách... Cứ thế, tác phẩm tạo nên một sức lôi cuốn hấp dẫn từ dòng đầu tiên cho đến dòng kết thúc. Gấp sách lại rồi, ta vẫn bị ám ảnh không thôi bởi tiếng kêu cứu của một con người bị tước mất quyền làm người. Một tiếng nói khát khao muốn trở về lương thiện nhưng bị chặn đứng ở mọi nẻo, và một kết thúc bi thảm đắng cay. 
“Bi kịch của một con người bị khước từ quyền làm người” đó là chủ đề xuyên suốt toàn bộ hình tượng của tác phẩm, được nhà văn đặt ra như một tiếng kêu cứu thảm thiết, bức xúc, tạo nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm Chí Phèo. 
Khác với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao không đi sâu miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ... của người nông dân, mặc dù trong thực tế, đó cũng là một hiện thực phổ biến. Nam Cao trăn trở, băn khoăn suy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc, bức xúc hơn cả đói rét bần cùng, đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời; về nhân phẩm bị vùi dập, chà đạp bởi cả một guồng máy thống trị bạo tàn. Vấn đề nhân phẩm, vấn đề quyền con người được đặt ra, chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao, trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp, tập trung và mãnh liệt hơn cả. 
Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trên đường say, đập vào ý thức người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Hãy nghe nhà văn miêu tả: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn 
chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng tự nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”. 
Đây là tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô thức. Nhưng nhiều khi trong vô thức, con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi tỉnh. 
Qua tiếng chửi của Chí Phèo, người đọc cảm thấy như đang đối diện với một con “người - vật” quái gỡ đơn độc ở tận cùng của sự khổ đau, đang trút lên cuộc đời – tất cả cuộc đời - tiếng nói hằn học, phẫn uất, đầy thống khổ của mình. 
Và cũng qua tiếng chửi của Chí Phèo, cùng một lúc người đọc nhận ra ba thái độ khác nhau: thái độ hằn học thù địch của Chí; thái độ khinh miệt dửng dưng của người đời; thái độ phẫn uất thương cảm của tác giả thể hiện qua giọng văn vừa xót xa vừa tàn nhẫn. 
Đằng sau một tiếng chửi vô thức của người say, hay rõ hơn, hòa nhập vào tiếng chửi vô thức ấy, là tiếng nói đầy ý thức nhân văn của nhà nghệ sĩ, tiếng nói phản kháng mãnh liệt đối với hiện thực, tiếng nói xót xa đau đớn trước số phận bi thảm của con người. Và chính tiếng nói ấy, ngay từ trang đầu tiên đã thực sự đánh thức tấm lòng nhân ái nơi người đọc. 
Và cứ thế, cuộc đời Chí Phèo, theo lời kể của nhà văn, hiện lên dần như một cuộn phim bi thảm. 
Kể từ khi hắn là một đứa trẻ trần truồng và xám ngắt bên cái lò gạch cũ bỏ không, cho đến khi hắn bơ vơ, đi ở cho người này đến người khác rồi làm canh điền cho Lý Kiến và cuối cùng bị bắt giam vô cớ và tù tội oan uổng... Nhà văn không miêu tả thật chi tiết quá trình Chí Phèo bị đối xử ra sao trong suốt chặng đường dài ấy, nhà văn chỉ tập trung miêu tả cái kết cục, cái hậu quả thảm khốc của nó. 
Qua một kết cấu không theo trình tự thời gian - chủ yếu theo mạch dẫn dắt tâm lý của người kể chuyện - người đọc hiểu ra: trước kia Chí vốn là người lương thiện. Chỉ sau khi ở tù về, hắn mới hoá thành một người khác hẳn, bị tước mất cả nhân tính lẫn nhân hình với “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cong cong, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Với vẻ dường như lạnh lùng, nhà văn viết: “Bây giờ thì hắn đã trở thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người; nó là mặt một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?”. Sau khi ở tù về, hắn đã trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên. “Hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới doạ nạt trong lúc say, uống rượu 
trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh táo để nhớ rằng hắn có ở đời. Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỉ dữ của làng Vũ Đại để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện... Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua” 
Đoạn văn chất chứa biết bao nỗi thống khổ của một thân phận đã không còn được sống cuộc sống của một con người. Những năng lực vốn có của con người - năng lực cảm xúc, ý thức - hầu như bị tiêu hủy, chỉ còn lại một năng lực đâm chém, phá phách. Bị đối xử tàn bạo. Chí Phèo đã phản kháng lại bằng sự bạo tàn. Đó là “sự phẫn nộ tối tăm” như Lênin đã từng nói. Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã chỉ ra rằng Chí Phèo không phải là một ngoại lệ. Cùng với hắn còn có Binh Chức, Năm Thọ. Đó là kết quả tất yếu của một lôgic: một khi đã có Bá Kiến, Lý Cường, Đội Tảo thì ắt là sẽ có Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức. Đó không phải chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà thậm chí còn là một phương tiện tối cần thiết để thống trị. “Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò”. Chính Bá Kiến đã rút ra kết luận quan trọng ấy. 
Như thế, xã hội không chỉ đẻ ra Chí Phèo mà còn tiếp tục nuôi dưỡng Chí Phèo, biến những con người như Chí Phèo thành một công cụ thống trị của chúng. Nguy cơ và thảm hại thay, những người nông dân vốn lương thiện, bị huỷ hoại về nhân cách, bị biến thành công cụ, phương tiện thống trị cho kẻ thù mà không tự biết. Đúng như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “Khi Chí Phèo ngất ngưởng bước ra từ những trang sách của Nam Cao thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào xé, bị huỷ hoại, từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa nhưng chị còn được là con người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại”. 
Chỉ ra hậu quả thảm khốc của sự bạo tàn, lên tiếng chất vấn và tố cáo gay gắt sự thống trị bạo tàn, nhà văn đã soi sáng vào quá trình miêu tả một cảm hứng nhân văn sâu sắc. 
Nhưng điều đặc sắc và đáng quí hơn nữa ở Nam Cao là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến chỗ tận cùng, Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có, chỉ cần một chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu “ma chê quỷ hờn” ấy, kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tăm tối của Chí Phèo, thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã bị ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập, hắt hủi. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe ra một tiếng chim vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải Những âm thanh ấy bao giờ chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn, trong cái phút tỉnh táo ấy, Chí Phèo như đã thấy tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc - cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau. 
Cũng may Thị Nở mang bát cháo hành tới. Nếu không, hắn đến khóc được mất Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí xao xuyến bâng khuâng. “Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ Ôi sao mà hắn hiền! Hắn thèm lương thiện - Hắn khát khao làm hòa với mọi người” Từ một con quỷ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có của con người: thương yêu, cảm xúc, ao ước Té ra, chỉ cần một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết chừng nào! 
Bằng chi tiết này, Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ - Nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông, chia sẻ những giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo 
Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Một chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí trỗi dậy, cũng là lúc Chí hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa. Xã hội đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại. Những vết dọc ngang trên mặt, kết quả của bao nhiêu cơn say, bao nhiêu lần đâm chém, rạch mặt ăn vạ đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời. Và, như Đỗ Kim Hồi nói, “một khi người được nếm trải chút ít hương vị làm người thì cái xúc cảm người sẽ không thể mất Đấy là mối bi thảm tột cùng mà cách giải quyết chỉ có thể là cái chết”. (Tạp chí Văn học số 3, 1990 trang 32) 
Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người! 
Đó là giá trị nhân văn đặc sắc khiến cho tác phẩm Chí Phèo luôn luôn mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHI PHEO CUA NAM CAO.doc