Đột biến
1: Đột biến nhiễm sắc thể (NST) gồm các dạng:
A. Đa bội và dị bội
B. Thêm đoạn và đảo đoạn
C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ
D. Đột biến số lượng và cấu trúc NST
2: Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do:
A. Đứt gãy NST
B. Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường
D. Rối loại phân li NST trong phân bào
3: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng đột biến nào?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể (NST)
B. Đảo đoạn NST
C. Chuyển đoạn NST tương hỗ
D. Chuyển đoạn NST không tương hỗ
Đột biến 1: Đột biến nhiễm sắc thể (NST) gồm các dạng: A. Đa bội và dị bội B. Thêm đoạn và đảo đoạn C. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ D. Đột biến số lượng và cấu trúc NST 2: Hiện tượng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là do: A. Đứt gãy NST B. Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác C. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp NST bất thường D. Rối loại phân li NST trong phân bào 3: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng đột biến nào? A. Mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) B. Đảo đoạn NST C. Chuyển đoạn NST tương hỗ D. Chuyển đoạn NST không tương hỗ 4: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối bất thường giữa các crômatit trong cặp tương đồng ở kì đầu 1 phân bào giảm nhiễm dẫn đến xuất hiện đột biến: A. Dị hợp B. Đa bội C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể (NST) D. Đảo đoạn NST 5: Hội chứng nào say đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: A. Hội chứng Đao B. Hội chứng mèo kêu C. Hội chứng Tớcnơ D. Hội chứng Claiphentơ 6: Tác nhân gây ra đột biến: A. Các tác nhân vật lí như tia X, tia cực tím... B. Các tác nhân hoá học như cônxixin, nicôtin... C. Các rối loạn sinh lí, sinh hoá nội bào D. A, B và C đều đúng 7: Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến: A. Gây chết B. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền C. Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng D. Gây chết ở động vật 8: Những đột biến cấu trúc nào sau đây làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền: A. Mất đoạn B. Thêm đoạn C. Đảo đoạn D. Tất cả các đột biến trên 9: Những đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 NST của cặp NST tương đồng: A. Chuyển đoạn tương hỗ B. Chuyển đoạn không tương hỗ C. Mất đoạn D. Lặp đoạn 10: Những đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm chất liệu di truyền: A. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ B. Mất đoạn và lặp đoạn C. Đảo đoạn và chuyển đoạn D. Lặp đoạn và chuyển đoạn 11: Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Cơ thể mang đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể không có biểu hiện trên kiểu hình nhưng gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ sau do kết quả của sự tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường ở tế bào sinh dục của cơ thể mang đột biến B. Cơ thể mạng đột biến đảo đoạn có những biểu hiện nghiêm trọng trên kiểu hình mặc dù không có sự mất hay thêm chất liệu di truyền C. Đột biến mất đoạn ở các đầu mút nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nặng nền hơn trường hợp mất đoạn giữa đầu mút và tâm động D. Đột biến lặp đoạn xảy ra do sự trao đổi chéo bất thường giữa các NST thuộc các cặp đồng dạng khác nhau 12: Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào: A. Loại tác nhân đột biến B. Cường độ, liều lượng của tác nhân đột biến C. Thời điểm xảy ra đột biến D. Tất cả đều đúng 13: Hình vẽ dưới đây mô tả hiện tượng: A. Mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) B. Chuyển đoạn NST không tương hỗ C. Chuyển đoạn NST tương hỗ D. Trao đổi đoạn NST 14: Đoạn nhiễm sắc thể (NST) đứt gãy không mang tâm động sẽ: A. Không nhân đôi và tham gia vào cấu trúc của 1 trong 2 tế bào con B. Tiêu biến trong quá trình phân bào C. Trở thành NST ngoài nhân D. Di chuyển vào trong cấu trúc của ti thể và lạp thể 1 5: Một người có kiểu hình bình thường mang đột biến chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể (NST) 14 và 21, lập gia đình với một người hoàn toàn bình thường, con của họ sẽ có thể: A. Bình thường nhưng mang đột biến chuyển đoạn B. Bất thường về số lượng NST 14 hoặc 21 C. Hoàn toàn bình thường về kiểu hình và bộ NST D. A, B và C đều đúng 16: Cơ chế chính dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST): A. Rối loạn phân li của NST trong quá trình phân bào B. Rối loạn phân li của toàn bộ bộ NST trong gián phân C. Rối loạn phân li của NST trong giảm phân D. Rối loạn phân li của toàn bộ NST trong giảm phân 17: Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài NST được gọi là trường hợp: A. Thể đa bội B. Thể dị bội C. Thể một nhiễm D. Thể đa nhiễm 18: Sự rối loạn phân li của nhiễm sắc thể có thể xảy ra: A. Ở kì giữa của giảm phân B. Ở kì sau của gián phân C. Ở kì sau của lần phân bào 1 phân bào giảm nhiễm D. B, C đúng 19: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở các dạng tế bào: A. Tế bào xôma B. Tế bào sinh dục C. Hợp tử D. A, B và C đều đúng 20: Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử: A. 2n; n B. n; 2n + 1 C. n; n+1; n-1 D. 2n+1; 2n-1 22: Cơ thể khảm là cơ thể: A. Mang hai dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) khác nhau B. Mang bộ NST bất thường về số lượng C. Ngoài dòng tế bào 2n bình thường còn có một hay nhiều dòng tế bào khác bất thường về số lượng hoặc về cấu trúc D. Mang bộ NST bất thường về cấu trúc 23: Hội chứng Đao xảy ra do: A. Rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 B. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35 C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21 D. A và C đúng 24: Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra: A. Tinh trùng không có NST 18 (chỉ có 22 NST, không có NST 18) B. 2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2 NST 18) C. 2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST, thiếu 1 NST 18) D. 4 tinh trùng bình thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18) 25: Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của một tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra: A. 4 tinh trùng bình thường B. 2 tinh trùng bình thường và 2 tình trùng thừa 1 NST 21 C. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường D. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21 26: Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 13 trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng sẽ dẫn đến sự xuất hiện: A. 1 trứng bình thường B. 1 trứng bất thường mang 22 NST, thiếu 1 NST 13 C. 1 trứng bất thường mang 24 NST, thừa 1 NST 13 D. Cả 3 khả năng trên đều có thể xảy ra 27: Hội chứng Đao có những đặc điểm: I. Đầu nhỏ, cổ ngắn, mắt xếch II. Trán cao, tay chân dài III. Mắc bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm IV. Cơ quan sinh dục không phát triển V. Chậm phát triển trí tuệ VI. Chết sớm A. I, II, V B. I, V, VI C. I, IV, V, VI D. I, III, IV, V, VI 28: Một người mang bộ nhiễm sắc thể (NST) có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này: A. Người nam mắc hội chứng Claiphentơ B. Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ C. Người nam mắc hội chứng Tớcnơ D. Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ 29: Một cặp vợ chồng sinh ra một đứa con mắc hội chứng Đao, nguyên nhân của trường hợp này là: A. Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 xảy ra ở tế bào sinh trứng của người mẹ làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21, tinh trùng của bố bình thường B. Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 xảy ra ở tế bào sinh tinh của người bố làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21, trứng của mẹ bình thường C. Hợp tử bình thường nhưng rối loạn phân li cặp NST 21 xảy ra trong lần phân bào đầu tiên và tế bào mang 45 NST, thiếu 1 NST 21, bị chết do không có khả năng phát triển D. A, B và C đều đúng 30: Hội chứng Tớcnơ là hội chứng có đặc điểm: A. Người nam, tầm vóc cao, tay chân dài, vô sinh B. Người nam hoặc nữ, đầu nhỏ, mắt xếch, cổ ngắn, chậm phát triển trí tuệ C. Người nữ, tầm vóc thấp, cơ quan sinh dục không phát triển, chậm phát triển trí tuệ D. Chết từ giai đoạn phôi thai 32: Đặc điểm phổ biến của các hội chứng liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở người: A. Si đần B. Vô sinh, chậm phát triển trí tuệ nhưng kiểu hình bthg C. Bất thường của đầu, mặt D. Bất thường của cơ quan sinh dục 33: Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người: A. Chỉ xảy ra ở nữ B. Chỉ xảy ra ở nam C. Có thể xảy ra ở nữ hoặc nam D. Chỉ xảy ra ở người mẹ tuổi hơn 40 34: Đột biến thể đa bội là dạng đột biến: A. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc B. Nộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST C. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥2n D. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n 35: Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở: A. Động, thực vật bậc thấp B. Động vật C. Cơ thể đơn bào D. Thực vật 36: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể (NST) trong gián phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào: A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n+2 37: Rối loạn phân li trong toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong lần phân bào 1 của phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh dục sẽ tạo ra: A. Giao tử n và 2n B. Giao tử 2n C. Giao tử n D. Giao tử 2n và 3n 38: Động vật đa bội có đặc điểm: A. Cơ quan sinh dưỡng lớn, thời gian sinh trưởng kéo dài B. Thường không có hạt C. Có khả năng chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường D. Tất cả đều sai 39: Cơ thể 3 n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) xảy ra ở: A. Tế bào xôma B. Giai đoạn tiền phôi C. Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục D. Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái 40: Tác nhân được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội: A. Tia gamma B. Tia rơnghen C. Hoá chất ÉM (êtil mêtilsulfonat) D. Cônsixin 444441: Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do: A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc C. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc D. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu 42: Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do: A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng 43: Trong thực tiễn đột biến đa bội được sử dụng để: A. Tạo ra những giống năng suất cao B. Đa bội hoá các dạng lai xa để khắc phục tính bất thụ của các cá thể lai C. Tạo ra các giống quả không hạt D. A, B và C đều đúng 44: Khả năng khắc phục tính bất thụ lai xa của đột biến đa bội là do: A. Gia tăng khả năng sinh trưởng của cây B. Tế bào có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội C. Giúp các nhiễm sắc thể (NST) trượt ... những loài khác nhau 552: Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng: A. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự B. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau, thuộc những nhóm phân loại khác nhau C. Tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc D. Sinh vật vẫn giữ nguyên tổ chức nguyên thuỷ của chúng trong quá trình tiến hóa 553: Trong các chiều hướng tiến hoá của sinh giới, chiều hướng nào dưới đây là cơ bản nhất: A. Thích nghi ngày càng hợp lí B. Tổ chức ngày càng cao C. Ngày càng đa dạng và phong phú D. B và C đúng 554: Trải qua lịch sử tiến hóa, ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì: A. Trong 3 chiều hướng tiến hoá, hướng ngày càng đa dạng và phong phú là cơ bản nhất B. Nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những biến động của điều kiện sống C. Do hướng thích nghi là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ mà vẫn tồn tại phát triển bên cạnh nhóm có tổ chức cao D. Hiện tượng thoái bộ sinh học 555: Dấu hiệu nào dưới đây đặc trưng cho hiện tượng thoái bộ sinh học: A. Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp B. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn C. Nội bộ ngày càng phân hoá D. A và B đúng 556: Dấu hiệu nào dưới đây không đặc trưng cho sự tiến bộ sinh học: A. Số lượng cá thể tăng dần B. Khu phân bố mở rộng và liên tục C. Nội bộ phân hoá ngày càng đa dạng D. Nội bộ ngày càng ít phân hoá 557: Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng tiến bộ sinh học là: A. Sinh sản nhanh B. Tỉ lệ sống sót cao C. Khả năng thích nghi hoàn thiện hơn với điều kiện sống D. Phân hoá đa dạng 558: Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng thoái bộ sinh học là: A. Sinh sản kém, số lượng cá thể giảm B. Khu phân bố bị thu hẹp và gián đoạn C. Nội bộ ít phân hoá D. Kém thích nghi với môi trường 559: Nhóm sinh vật nào dưới đây đang thoái bộ sinh học: A. Cây hạt kín B. Giun tròn C. Các động vật kí sinh D. Bò sát 560:Tiến bộ sinh học đạt được bằng: A. Cấu trúc cơ thể ngày càng phức tạp và hoàn thiện B. Sự hoàn thiện những đặc điểm thích nghi đã có hoặc phát sinh những đặc điểm thích nghi mới C. Sự gia tăng số lượng cá thể và khả năng sống sót D. Mở rộng khu phân bố Phát sinh loài người 561: Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất: A. Vượn B. Đười ươi C. Gôrila D. Tinh tinh 562: Dấu hiệu nào dưới đây ở người chứng tỏ quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống: A. Cấu tạo cơ thể B. Cơ quan thoái hoá C. Quá trình phát triển phôi D. Tất cả đều đúng 563: Hiện tượng lại tổ (lại giống) ở người là hiện tượng: A. Lập lại các giai đoạn lịch sử của động vật trong quá trình phát triển phôi B. Tái hiện một số đặc điểm của động vật do sự phát triển không bình thường của phôi C. Tồn tại những cơ quan thoái hoá tức là di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống D. A và B đúng 564: Trong quá trình phát triển của phôi người,ở giai đoạn 3 tháng, phôi có đặc điểm đáng chú ý sau: A. Còn dấu vết khe mang ở phần cổ B. Bộ não có 5 phần rõ rệt C. Ngón chân cái nằm đối diện với các ngón chân khác như ở vượn D. Bán cầu não xuất hiện các khúc cuộn và các nếp nhăn 565: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của vượn người là: A. 46 B. 48 C. 44 D. 42 566: Dạng vượn người nào dưới đây sống ở Đông Nam Á: A. Vượn B. Đười ươi C. Gôrila D. A và B đúng 567: Những điểm giống nhau giữa người và thú, chứng minh: A. Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi B. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống C. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người D. Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch 568: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người thể hiện ở: I. Kích thước và trọng lượng của não II. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong bộ NST lưỡng bội III. Kích thước và hình dạng tinh trùng IV. Dáng đi V. Chu kì kinh và thời gian mang thai VI. Số đôi xương sườn VII. Hình dạng cột sống và xương chậu A. I, III, IV, V, VI B. I, II, V, VII C. III, IV, V, VII D. III, V, VI 569: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon 570: Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Crômanhon 571: Dạng vượn người hoá thạch sống ở thời kì: A. Cuối kỉ Tam điệp B. Cuối kỉ Giura C. Cuối kỉ Phấn trắng D. Cuối kỉ Thứ ba 572: Dạng vượn người hoá thạch Ôxtralôpitec được phát hiện đầu tiên ở: A. Úc B. Nam phi C. Java (Inđônêxia) D. Bắc Kinh 573: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất sống cách đây khoảng: A. 80 vạn đến 1 triệu năm B. Hơn 5 triệu năm C. Khoảng 30 triệu năm D. 5 đến 20 vạn năm 574: Đặc điểm của Ôxtralôpitec là: A. Mình hơi khom về phía trước B. Đã chuyển hẳn xuống đất C. Đi bằng hai chân sau D. Tất cả đều đúng 575: Trình tự xuất hiện các dạng vượn người hoá thạch nào dưới đây là đúng: A. Parapitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec B. Ôxtralôpitec, Parapitec, Đriôpitec, Prôpliôpitec C. Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec, Parapitec D. Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec 576: Vượn và đười ươi ngày nay phát sinh từ: A. Ôxtralôpitec B. Parapitec C. Đriôpitec D. Khỉ hoá thạch nguyên thuỷ 577: Dạng người tối cổ (người vượn) đầu tiên là: A. Ôxtralôpitec B. Pitecantrốp C. Xinantrốp D. Clômanhon 578: Hoá thạch người tới cổ đầu tiên được phát hiện ở: A. Úc B. Nam phi C. Java (Inđônêxia) D. Bắc Kinh 579: Dạng người tối cổ Pitecantrốp sống cách đây: A. Hơn 5 triệu năm B. Khoảng 30 triệu năm C. 80 vạn đến 1 triệu năm D. 5 đến 20 vạn năm 580: Đặc điểm hộp sọ nào mô tả dưới đây thuộc về Pitecantrốp: A. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt nhô cao, xương hàm thô, chưa có lồi cằm B. Trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ C. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt đã mất, chưa có lồi cằm D. Trán rộng và thẳng, gờ trên hốc mắt nhô cao, hàm dưới có lồi cằm rõ 581: Sự khác biệt giữa hộp sọ của hai loại người tối cổ Pitecantrốp và Xinantrốp là: A. Xinantrốp không có lồi cằm B. Pitecantrốp có gờ mày C. Trán Xinantrốp rộng và thẳng D. Thể tích hộp sọ của bé Pitecantrốp hơn 582: Người Xinantrốp sống cách đây: A. 80 vạn đến 1 triệu năm B. Khoảng 30 triệu năm C. 5 đến 20 vạn năm D. 50 đến 70 vạn năm 583: Đặc điểm nào sau đây của người Pitecantrốp là không đúng: A. Tay và chân đã có cấu tạo gần giống người B. Sống thành đàn trong các hang đó C. Đã biết chế tạo công cụ lao động bằng đá D. Đã có dáng đi thẳng 584: Đặc điểm nào sau đây của người tối cổ Xinantrốp là đúng: A. Đã biết dùng lửa thông thạo B. Che thân bằng da thú C. Biết giữa lửa D. Sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng 58585: Hoá thạch điển hình của người cổ Nêanđectan được phát hiện đầu tiên ở: A. Đức B. Pháp C. Inđônêxia D. Nam Phi 586: Thể tích hộp sọ nào dưới đây là của người cổ Nêanđectan: A. Khoảng 1400 cm3 B. Khoảng 1700 cm3 C. Khoảng 1200 cm3 D. Khoảng 500 cm3 587: Đặc điểm nào dưới đây không phải của người cổ Nêanđectan: A. Công cụ lao động khá phong phú, được chế từ đá silic B. Sống trong thời kì băng hà phát triển C. Sống thành từng đàn trong các hang đá D. Tiếng nói đã phát triển 588: Việc dùng lửa thông thạo được bắt đầu từ giai đoạn: A. Người tối cổ Pitecantrốp B. Người cổ Nêanđectan C. Người hiện đại Crômanhon D. Người tối cổ Xinantrốp 589: Người hiện đại Crômanhon sống cách đây: A. 50 đến 70 vạn năm B. 5 đến 20 vạn năm C. 10 vạn năm D. 3 đến 5 vạn năm 590: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về người hiện đại Crômanhon: A. Hàm dưới có lồi cằm rõ B. Không còn gờ trên hốc mắt C. Răng và xương hàm giống hệt người ngày nay D. Đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo 591: Việc chuyển từ giai đoạn tiến hóa sinh học sang tiến hóa xã hội bắt đầu từ giai đoạn: A. Người Nêanđectan B. Người Crômanhon C. Người Xinantrốp D. Người Pitecantrốp 592: Quan hệ thị tộc được thay thế bằng chế độ cộng sản nguyên thuỷ và giai đoạn: A. Thời đại đồ sắt B. Thời đại đồ đồng C. Thời đại đá giữa D. Thời đại đá cũ 593: Bàn tay người đã trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động dưới tác dụng của: A. Dáng đi thẳng B. Cột sống cong hình chữ S và bàn chân có dạng vòm C. Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm D. Săn bắn và chăn nuôi 594: Yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật: A. Dùng lửa B. Biết sử dụng công cụ lao động C. Hệ thống tín hiệu thứ hai D. Lao động 595: Dáng đứng thẳng được củng cố dưới tác dụng của: A. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động B. Việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải C. Việc dùng lửa để nấu chính thức ăn D. Đời sống tập thể 596: Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người: A. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển B. Lồng ngực chuyển thành dạng uốn cong hình chữ S C. Bàn chân có dạng vòm D. Bàn tay được hoàn thiện dần 597: Biến đổi nào dưới đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển: A. Xương hàm thanh B. Không có gờ mày C. Trán rộng và thẳng D. Hàm dưới có lồi cằm rõ 598: Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là: A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ Thứ 3 B. Lao động, tiếng nói, tư duy C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên 599: Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người hiện đại là: A. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ Thứ 3 B. Lao động, tiếng nói, tư duy C. Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên 600: Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết được gọi là: A. Di truyền sinh học B. Di truyền tín hiệu C. Di truyền qua tế bào chất D. Di truyền trung gian
Tài liệu đính kèm: