Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học – chương trình nâng cao

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học – chương trình nâng cao

CHƯƠNG 1 ESTE – LIPIT

Câu 1: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este mạch hở là đồng phân của nhau?

 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2: Trong phân tử este X, đơn chức, mạch hở, oxi chiếm 37,21% khối lượng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn công thức phân tử của X là

 A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.

 

doc 40 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2194Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hoá học – chương trình nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP
HỘI ĐỒNG BỘ MÔN HOÁ HỌC
----------------------
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN HOÁ HỌC – CT NÂNG CAO
ù
Năm học 2009 - 2010
CẤU TRÚC ĐỀ THI năm 2009 ( Bộ GD-ĐT)
A. THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH [32] 
Nội dung
Số câu
Este, lipit
2
Cacbohiđrat
1
Amin. Amino axit và protein
3
Polime và vật liệu polime
1
Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ
6
Đại cương về kim loại
3
Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
6
Sắt, crom
3
Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
1
Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ
6
	II. PHẦN RIÊNG [8 câu]
Nội dung
Số câu
Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp
1
Cacbohiđrat
1
Amin. Amino axit và protein
1
Polime và vật liệu polime
1
Đại cương về kim loại
1
Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
1
Sắt, crom, đồng, phân biệt một số chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường 
2
B. THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO [ 8 Câu]
Nội dung
Số câu
Este, lipit, chất giặt rửa tổng hợp
1
Cacbohiđrat
1
Amin. Amino axit và protein
1
Polime và vật liệu polime
1
Đại cương về kim loại
1
Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
1
Sắt, crom, đồng, phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch; hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường 
2
CHƯƠNG 1 – Hoá 12 Chương trình nâng cao
CHƯƠNG 1    ESTE – LIPIT
***
Câu 1: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este  mạch hở là đồng phân của nhau?
  A. 2.   B. 3.    C. 4.    D. 5.   
Câu 2: Trong phân tử este X, đơn chức, mạch hở, oxi chiếm 37,21% khối lượng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn công thức phân tử của X là
      A. 4.   B. 3.    C. 5.    D. 6.
Hướng dẫn giải
 	Gọi công thức phân tử  của este là CxHyO2       
Kkối lượng phân tử  của este là M = 86 
  	12x + y + 32 = 86 suy ra y = 54 – 12x, chọn x = 4 và y = 6
  	CTPT của este là C4H6O2 
Các công thức cấu tạo có thể có là
Este là este không no, đon chức có các đồng phân (cấu tạo và hình học): 
 	 HCOOCH = CHCH3 (cis và trans); HCOOCH2CH = CH2
  	HCOOC(CH3) = CH2; CH3COOCH = CH2; CH2 = CHCOOCH3.
6 đồng phân đáp án là D
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam este X thu được 1,344 lit khí CO2 (đktc) và 1,08 gam nước. Công thức phân tử của X là
  A. C2H4O2.   B. C3H6O2.    C. C4H8O2.   D. C4H6O2.
Hướng dẫn giải
     	 Số  mol CO2 1,344 : 22,4 = 0,06 mol
  	Số mol nước 1,08 : 18 = 0,06 mol
  	Vì số mol nước bằng số mol CO2 nên este chỉ có 1 liên kết đôi, vậy este phải là este no, đơn chức, mạch hở. 
  	CnH2nO2 --------->  nCO2  + nH2O
  	(14n + 32) gam n mol 
  	1,48 gam  0,06 mol
Ta có
  	 suy ra n = 3, CTPT của X là C3H6O2, đáp án là B.
Câu 4: Thủy phân 7,4 gam este X có công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 gam một ancol Y và 
      A. 8,2 g muối.  B. 6,8 g muối.    C. 3,4 g muối.   D. 4,2 g muối.
Hướng dẫn giải
      RCOOR’  + NaOH ------> RCOONa + R’OH
Số mol este = số  mol NaOH và bằng 7,4 : 74 = 0,1 mol
Định luật bảo toàn khối lượng cho:  
     	 meste + mNaOH = mmuối + mancol
  	7,4 + 0,1x40 = mMuối + 4,6 suy ra mmuối = 6,8 gam, đáp án là B.
Câu 5: Đun sôi hỗn hợp X gồm 12 gam axit axetic và 11,5 gam ancol với H2SO4 đặc làm xúc tác đến khi phản ứng kết thúc thu được m gam este. Biết hiệu suất phản ứng este hóa bằng 65%. Giá trị của m là
 	 A. 11,44 gam.    B. 17,6 gam.   C. 22 gam.  D. 10,50 gam
Hướng dẫn giải
Số mol CH3COOH 12 : 60 = 0,2 mol 
Số mol ancol là  11,5 : 46 = 0,25 mol
Khi H = 100% thì CH3COOH phản ứng hết, nên hiệu suất phản ứng tính theo số mol CH3COOH. Số mol CH3COOH phản ứng là 0,2 x 0,65 = 0,13 mol
      	CH3COOH + HOCH2CH3 CH3COOCH2CH3 + H2O
 	 0,13 mol          0,13 mol
Khối lượng este thu được là m = 88 x 0,13 = 11,44 gam đáp án là A.
Câu 6: Đun soôi hỗn hợp X gồm 9 gam axit axetic và 4,6 gam ancol etylic với H2SO4 đặc làm xúc tác đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,6 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
 	 A. 75%.  	 B. 80%.  	 C. 65%. 	 D. 90%.
Hướng dẫn giải
Số mol CH3COOH 9 : 60 = 0,15 mol
Số mol ancol etylic 4,6 : 46 = 0,1 mol
Khi H = 100% thì ancol etylic phản ứng hết và axit dư, hiệu suất phản ứng được tính theo lượng ancol etylic.
Số mol este là  6,6 : 88 = 0,075 mol
    	  CH3COOH + HOCH2CH3 CH3COOCH2CH3 + H2O
                         0,075 mol        0,075 mol
Số mol CH3CH2OH phản ứng là 0,075 mol.
      H= đáp án là A.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể tích O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là
      A. metyl axetat. 	 B. propyl fomat. 	 C. etyl axetat. 	  D. metyl fomat.
Hướng dẫn giải
   	CnH2nO2 + (1,5n – 1)O2 -------> nCO2 + nH2O
Theo đề bài ta có: (1,5n – 1) = n suy ra 0,5n = 1 vậy n = 2, CTPT là C2H4O2 
CTCT là HCOOCH3 metyl fomat, đáp án là D.
Câu 8: Có bao nhiêu chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C3H6O2 đều tác dụng được với NaOH. 
      	A.4 .   	 B. 3.   	C. 5.   	 D. 6. 
Hướng dẫn giải
C3H6O2 có các đồng phân tác dụng với NaOH là axit và este 
   	   CH3COOH; HCOOCH2CH3; CH3COOCH3.
Câu 9: Từ các ancol C3H8O và axit C3H6O2 có thể tạo ra bao nhiêu este là đồng phân cấu tạo của nhau?
 	 A. 2. 	 	  B. 3.   	 	C.4.   	D. 5.
Hướng dẫn giải
* C3H8O có hai ancol là
   	CH3CH2CH2OH và CH3CHOHCH3
* C3H6O2 có 1 axit là CH3CH2COOH
* Vậy số đồng phân cấu tạo este tạo thành là hai
  CH3CH2COOCH2CH2CH3 và CH3CH2COOCH(CH3)2, đáp án là A.
Câu 10: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tao của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2 đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
 	 A. 5.   	B. 3. 	 	  C. 6.   	 D. 4.
Hướng dẫn giải 
* Axit có: CH3CH2CH2COOH và CH2CH(CH3)COOH
* Este có: HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)CH3; CH3COOCH2CH3; CH3CH2COOCH3 
Câu 11: Este X no đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxy là 2,75 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra ancol etylic. Công thức cấu tạo của X là 
A.HCOOCH2CH3. B. CH3COOCH2CH3
C. CH3CH2 COOCH3. D.CH3CH2 CH2 COOCH3
Câu 12: Khi đun hồi lưu một hỗn hợp gồm 1 mol axit axetic và 1 mol 3-metylbutan-1-ol ( ancolisoamylic ) có H2SO4 làm xúc tác, đến khi đạt trạng thái cân bằng hoá học thu được 0,67 mol isoamylaxetat ( dầu chuối ). hằng số cân bằng của phản ứng este hoá trong điều kiện trên là 
A.Kc = 4,12 B.Kc = 0,45. C.Kc = 0,67. D. Kc = 0,54 
Hướng dẫn giải: 
RCOOH + HOR’ → RCOOR’ + H2O 
Ban đầu: 1 mol 1 mol 0 0
[ ] (1-0,67) (1-0,67) 0,67 0,67
Hằng số cân bằng: 
Câu 13: Khi đun hồi lưu một hỗn hợp gồm 2 mol axit axetic và 1 mol 3-metylbutan-1-ol ( ancolisoamylic ) có H2SO4 làm xúc tác, đến khi đạt trạng thái cân bằng hoá học thu được bao nhiêu mol este. Biết hằng số cân bằng của phản ứng Kc = 4,12 
A. 2 mol. B. 1 mol. C. 0,85 mol. D. 0,88 mol.
Hướng dẫn giải: 
RCOOH + HOR’ → RCOOR’ + H2O 
Ban đầu: 2 mol 1 mol 0 0
Phản ứng x x x x
[ ] (2-x) ( 1-x) x x 
Hằng số cân bằng: 
 x = 0,85 mol
Câu 14: Để phản ứng hoàn toàn với 6,0 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và metylfomat cần bao nhiêu gam dung dịch NaOH 5%. 
A. 40 gam. B. 100 gam. C. 80 gam. D.60 gam.
Hướng dẫn giải: 
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
HCOOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH
Axit axetic và metylfomat là 2 đồng phân có cùng phân tử lượng M = 60
Tổng số mol hỗn hợp axit và este là: 6/60 = 0,1 mol 
Tổng mol NaOH = 0,1 mol
Khối lượng NaOH = 0,1 . 40 = 4 gam.
Khối lượng DD NaOH = 
Câu 15: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetandehyt. Công thức cầu tạo của este đó là 
A.HCOOCH=CH-CH3 
B.HCOO-C(CH3)=CH2 
C.CH3COO-CH=CH2 
D.CH2=CH-COOCH3. 
Câu 16: Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là 
A.CH3COOCH3. B.CH3COOCH2CH3. C.CH3CH2COOCH3. D.C2H3COOC2H5
Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một triglixerit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là 
A.C17H33COOH và C17H35COOH
B. C17H33COOH và C15H31COOH
C.C15H31COOH và C17H35COOH
D.C15H31COOH và C17H33COOH
Hướng dẫn giải: 
Số mol của glixerol = 46:92 = 0,5 mol 
Công thức trung bình của các chất béo là R’COOC3H5 (OOCR)2
R’COOC3H5 (OOCR)2 + 3H2O → C3H5 (OH)3 + 2RCOOH + R’COOH 
 0,5 mol 1,5 mol 0,5 mol 1 mol 0,5 mol
Áp dụng ĐLBTKL = 444 + 0,15.18 = 46 + ( R + 45) + 0,5 ( R’ + 45)
 R + 0,5R’ = 357,5 
Suy ra R = 239 và R’ = 237 
Vây hai axit có trong triglixerit là: C17H33COOH và C15H31COOH 
Câu 18: Để trung hoà 1,4 gam chất béo cần 1,5 ml dung dịch KOH 0,1M . Chỉ số axit của chất béo trên là 
A.4. B.6. C.8. D.10. 
( Trích hướng dẫn của BGDĐT năm 2008)
Hướng dẫn giải: 
Cần nhớ: Chỉ số axit là gì ? là số miligam KOH để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O 
Số mol KOH = 0,1 x 0,0015 = 0,00015 mol 
Số gam KOH đã phản ứng với 1,4 gam chất béo là : 0,00015 x56 = 0,0084 gam
Chỉ số của axit béo là 8,4/1,4 = 6 
Câu 19: Chất béo là 
A.triglixerit
B.este của glixerol và các axit béo.
C.dieste của glixerol và các axit béo.
D.tri este của glixerol và các axit mạch thẳng.
Câu 20: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm axit panmitic và axit stearic , số loại tri este được tạo tối đa là 
 5. B.3. C. 6. D.4
( Trích hướng dẫn của BGDĐT năm 2008)
Hướng dẫn giải
Viết nghiêm chỉnh mất thời gian: 
OCOR OCOR’ OCOR’ OCOR OCOR’ OCOR’
OCOR OCOR’ OCOR OCOR’ OCOR’ OCOR
OCOR OCOR’ OCOR OCOR OCOR OCOR’
Đáp án là C
Viết không nghiêm chỉnh nhanh hơn.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
  A.Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài, không phân nhánh.
  B. Lipit gồm chất béo, sáp steroit, photpholipit, . . .
  C. Chất béo chưa no chủ yếu các gốc axit không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
      D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trườngn kiềm là phản ứng thuận nghịch. 
CHƯƠNG 2 –Hoá 12 CT Nâng cao        CACBONHIDRAT
Câu 1: Câu 12 mã đề 173 (đề thi thử Ban KH – TN 2007)
      Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
 	 A. glucozơ, glixerol, mantozơ, axit axetic.
  	B. glucozơ, glixerol, mantozơ, ancoletylic.
  	C. glucozơ, glixerol, andehit axetic, natri axetat.
  	D. glucozơ, glixerol, mantozơ, natri axetat.
Câu 2: Câu 5 mã đề 173 (đề thi thử Ban KH – TN 2007)
  Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tiinh bột X Y axit axetic. X và Y lần lượt là
      A. ancol etylic, andehit axetic.  	B. glucozơ, ancol etylic.
  	C. glucozơ, etyl axetat.   	D. mantozơ, glucozơ.
Câu 3: Câu 18 mã đề 173 (đề thi thử Ban KH – TN 2007)
      Hai chất đồng phân của nhau là
      	A. glucozơ và mantozơ.   	B. fructozơ và glucozơ.
 	 C. fructozơ và mantozơ.   	D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 4: Câu 38 mã đề 173 (đề thi thử Ban KH – TN 2007)
      Mantozơ  và tinh bột đều có phản ứng
  	A. với dung dịch NaCl.   	B. thủy phân trong môi trường axit.
  	C. tráng gương.    	D. màu với iot.
Câu 5: Câu 25 TNTHPT năm 2007 mã đề 138
      Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
      A. saccarozơ.   	B. protein.  	C. xenlulozơ.   	D. tinh ...  tan có khối lượng là (cho H = 1, Fe = 56 , Cu =64 )
A. 6,4g    	B. 3,2g
C. 5,6g     	D. 2,8g
Câu 7. Cho bốn dung dịch muối: Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 , AgNO3 , Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả bốn dung dịch muối trên?
      A. Zn     	B. Fe
      C. Cu     	D. Pb
Câu 8. Ở điều kiện thường, Fe(OH)2 phản ứng được với
A. H2     	B. H2O  
C. dung dịch HNO3  	D. dung dịch NaNO3 
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít H2 (ở đktc) và dung dịch chứa m (gam) muối. Giá trị m là (cho H=1, O=16, Mg=24, S=32, Fe=56, Zn=65)
      A. 9,52    	B. 7,25 
      C. 8,98    	D. 10,27
Câu 10. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X, cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
      A. Al     	B. Fe 
      C. Zn     	D. Mg
Câu 11. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư 
A. Kim loại Mg   	B. Kim loại Cu
C. Kim loại Ag   	D. Kim loại Ba
Câu 12. Có 2 chất rắn Fe2O3 và Fe3O4. Dung dịch có thể phân biệt được 2 chất rắn đó là
      A. HCl    	B. H2SO4 loãng	C. HNO3 loãng   	D. NaOH
Câu 13. Khử hoàn toàn 100g oxit của sắt bằng CO thu được 72,414 gam Fe. Công thức của oxit đó là
      A. FeO    	B. Fe3O4 	C. Fe2O3     	D. FeO3
Câu 14. Tính chất của Fe2O3 là:
A. Vừa có  tính bazơ, vừa có tính oxi hóa
B. Vừa có tính bazơ, vừa có tính khử
C. Có tính bazơ, có tính khử và có tính oxi hóa
D. Vừa có tính axit và tính khử.
Câu 15. Ngâm 1 thanh sắt trong 200ml dung dịch FeCl3 , sau khi các phản ứng xảy ra hòan toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 5,6 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch FeCl3 là (Fe=56)
      A. 1M    	B. 0,5M	C. 1,5M    	D. 2M
Câu 16. Để phân biệt các chất Fe, FeS, Fe3O4 trong các bình mất nhãn người ta dùng dung dịch
      A. HCl    	B. HNO3 loãng
      C. H2SO4 đặc nguội 	D. CuCl2
Câu 17. Nhúng thanh Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi màu xanh của dung dịch mất, lấy Fe ra (giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám hết vào thanh Fe) thấy khối lượng thanh Fe
A. Tăng 1,28g   	B. Tăng 1,6g  
C. Tăng 0,16g   	D. Giảm 1,12g
Câu 18. Khối lượng Fe3O4 là bao nhiêu để khi hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư thì chỉ sinh ra hỗn hợp khí gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO (Fe=56, O=16)
A. 11,6g   	 B. 20,88g	C. 33,92g    	D. 32,48g
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 1,68 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,02 mol NO và 0,01 mol NO2 (Biết chỉ xảy ra 2 quá trình khử) kim loại M là (Mg=24, Fe=56, Al=27, Zn=65)
A. Mg    	B. Al	C. Fe   	  D. Zn
Đồng:
Câu 20. Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch
      A. HCl    	B. H2SO4 loãng	C. H2SO4 đặc nóng  	D. FeSO4
Câu 21. Tính thể tích khí SO2 sinh ra (ở đktc) khi cho 6,4gam Cu phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng là (O=16, S=32, Cu=64)
      A. 2,24 l    	B. 4,48 l	C. 6,72 l    	D. 1,12 l
Câu 22. Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ
      A. ion Cu2+ nhận electron ở catot
      B. ion Cu2+ nhường electron ở anot
      C. ion Cl- nhường electron ở catot
      D. ion Cl- nhận electron ở anot
Câu 23. Chất nào sau đây tan được trong dung dịch NH3?
      A. Al(OH)3    	B. Cu(OH)2	C. Mg(OH)2    	D. Fe(OH)3
Câu 24. Thể tích khí NO2 (giả sử là khí duy nhất ở đktc) sinh ra khi cho 6,4 gam Cu phản ứng với axit HNO3 đặc (dư) là (cho N=14, O=16, Cu=64)
      A. 2,24 l    	B. 4,48 l	C. 6,72 l    D. 1,12 l
Câu 25. Ở nhiệt độ cao CuO không phản ứng được với chất nào
      A. Ag     	B. H2	C. Al     	D. CO
Câu 26. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+; 0,03 mol K+; x mol Cl- và y mol SO42- Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là (cho O=16, S=32, Cl=35,5, K=39, Cu=64)
      A. 0,05 và 0,01    B. 0,01 và 0,03	C. 0,03 và 0,02    D. 0,02 và 0,05
Câu 27. Cho hỗn hợp Fe và Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là.
      A. Fe(NO3)2  	  B. Fe(NO3)3	C. Cu(NO3)2    	D. HNO3
Câu 28. Trong pin điện hóa Zn – Cu, quá trình khử trong pin là 
      A. Cu → Cu2+ + 2e
      B. Cu2+ + 2e → Cu
      C. Zn2+ + 2e → Zn
      D. Zn → Zn2+ + 2e
Câu 29. Dung dịch CuSO4 phản ứng được với:
      A. Mg, Al, Ag   	B. Fe, Mg, Na
      C. Ba, Zn, Hg   	D. Na, Hg, Ni
Câu 30. Nhúng thanh Cu (dư) vào dung dịch FeCl3, thấy 
      A.  Bề mặt thanh kim loại có màu trắng
      B. Dung dịch có màu vàng nâu
      C. Màu dung dịch chuyển từ  vàng nâu chuyển sang xanh
      D. Khối lượng thanh kim loại tăng
Câu 31. Để tinh chế Ag trong hỗn hợp (Fe, Cu, Ag) sao cho khối lượng Ag không đổi so với ban đầu thì có thể dùng dung dịch
      A. HCl    	B. Fe(NO3)3	C. AgNO3    D. H2SO4 đặc nóng
Câu 32. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, có thể dùng chất nào dưới đây có thể loại bỏ được tạp chất.
      A. Bột Fe dư   	B. Bột Cu dư
      C. Bột Al dư   	D. Na dư
Crôm:
Câu 33. Hai chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính
      A. Al và Al2(SO4)3  	B. Cr và Cr2O3
      C. Cr(OH)3 và Al2O3  	D. Al2(SO4)3 và Al(OH)3
Câu 34. Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
      A. Cr(OH)3 , Zn(OH)2 , Mg(OH)2
      B. Cr(OH)3 , Fe(OH)2 , Mg(OH)2
      C. Cr(OH)3 , Pb(OH)2 , Mg(OH)2
      D. Cr(OH)3 , Zn(OH)2 , Pb(OH)2
Câu 35. Phát biểu không đúng là:
      A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxy hóa mạnh.
      B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
      C. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất luỡng tính
      D. thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối Cromat.
Câu 36. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ 
      A. Màu da cam sang màu vàng
      B. Không màu sang màu vàng
      C. Màu vàng sang màu da cam
      D. Không màu sang màu da cam
Câu 37. Cho phản ứng:
      NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O
      Khi cân bằng phản ứng trên hệ số của NaCrO2 là :
      A. 1     	B. 2	C. 3     	D. 4
Câu 38. Cho các phản ứng :
      M + 2HCl  → MCl2 + H2
      MCl2 + 2NaOH → M(OH)2 + 2NaCl
      4M(OH)2 + O2 + 2H2O → 4M(OH)3
      M(OH)3 + NaOH → Na[M(OH)4]
      M là kim loại nào sau đây?
      A. Fe    	  B. Al	C. Cr  	   D. Pb
Câu 39. Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78g Crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
      A. 13,5g   	  B. 27g	C. 40,5g  	  D. 54g
Câu 40. Đổ dung dịch chứa 2 mol KI và dung dịch K2Cr2O7 trong axit H2SO4 đặc, dư được đơn chất X. Số mol của X là
      A. 1mol    	B. 2mol	C. 3mol    	D. 4mol
CHƯƠNG 8,9 – HOÁ 12 CT NÂNG CAO
PHÂN BIỆT, CHUẨN ĐỘ, MÔI TRƯỜNG
***
Câu 1. Có 5 dung dịch đựng trong 5 bình mất nhãn: CaCl2, MgCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl. Để phân biệt 5 dung dịch trên cần dùng:
      A. Mg    	B. Al
      C. Cu     	D. Na
Câu 2. Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết tối đa đuợc :
      A. 1 chất    	B. 2 chất
      C. 3 chất    	D. 4 chất
Câu 3. Sục một khí vào nuớc Br2 thấy nước Brôm bị nhạt màu, khí đó là 
      A. CO2    	B. CO
      C. SO2    	D. HCl
Câu 4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: NaCl, NH4Cl, AlCl3, FeCl2, CuCl2, (NH4)2SO4?
      A. Dung dịch BaCl2  	B. Dung dịch Ba(OH)2
      C. Dung dịch NaOH 	D. Quỳ tím
Câu 5. Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa các cation: Na+, Mg2+, Al3+
      A. HCl    	B. BaCl2
      C. NaOH    	D. K2SO4
Câu 6. Có 4 dung dịch Al(NO3)3 , NaNO3, Na2CO3, NH4NO3. Chỉ dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt các cation trong các dung dịch trên?
      A. H2SO4    	B. NaCl
      C. K2SO4   	 D. Ba(OH)2
Câu 7. Khối lượng K2Cr2O7 đã phản ứng khi chuẩn độ dung dịch chứa 15,2g FeSO4 (có H2SO4 loãng làm môi trường) là
      A. 4,5g   	 B. 4,9g
      C. 9,8g   	 D.14,7g
Câu 8. Hòa tan ag FeSO4 . 7H2O vào nước được dung dịch A khi chuẩn độ dung dịch A cần dùng 20ml dung dịch KMnO4 0,1M (có H2SO4 loãng làm môi trường). giá trị của a là:
      A. 1,78g    	B. 2,78g
      C. 3,78g    	D. 3,87g
Câu 9. Dùng dung dịch KMnO4 0,02M để chuẩn độ 20ml dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi cho được 20ml dung dịch KMnO4 vào thì dung dịch bắt đầu chuyển sang màu hồng. Nồng độ mol của dd FeSO4 là
      A. 0,025M    	B. 0,05M
      C. 0,1M    	D. 0,15M
Câu 10. Chuẩn độ 30ml dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 30ml dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là:
      A. 0,02M   	 B. 0,03M
      C. 0,04M    	D. 0,05M
Câu 11. Có các lọ hóa chất mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4 , FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch trên?
      A. 2     	B. 3
      C. 4    	 D. 5
Câu 12. Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khí: N2, O2, NH3, Cl2, CO2. Để nhận biết ngay bình chứa khí NH3 ta dùng:
      A. Khí HCl    	B. Khí Cl2
      C. Khí HCl hay khí Cl2  	D. Khí O2
Câu 13. Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:
      A. Quỳ tím    	B. Dung dịch NaOH
      C. Dung dịch Ba(OH)2  	D. Dung dịch BaCl2
Câu 14. Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:
      A. Dung dịch HCl   	B. Nước Brom
      C. Dung dịch Ca(OH)2 	 D. Dung dịch H2SO4
Câu 15. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2, và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng:
      A. Nước Brom và tàn đóm cháy dở
      B. Nước Brom và dung dịch Ba(OH)2
      C. Nước vôi trong và nước Brom
      D. Tàn đóm cháy dở và nước vôi trong
Câu 16. Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
      A. Tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom
      B. Tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3
      C. Dung dịch Na2CO3 và nước brom
      D. Tàn đóm cháy dở và nước brom
Câu 17. Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được Clo một cách tương đối an toàn?
      A. Dung dịch NaOH loãng
      B. Dùng khí NH3 hoặc dung dịch NH3
      C. Dùng khí H2S
      D. Dùng khí CO2
Câu 18. Để phân biệt các dung dịch : ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng
      A. Dung dịch NaOH và dung dịch NH3
      B. Quỳ tím
      C. Dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3
      D. Natri kim loại
Câu 19. Để phân biệt các dung dịch: Na2SO3, Na2CO3, NaHCO3 và NaHSO3 đựng trong các lọ riêng biệt, có thể dùng
      A. Axit HCl và nước brom
      B. Nước vôi trong và nước brom
      C. Dung dịch CaCl2 và nuớc brom
      D. Nước vôi trong và axit HCl
Câu 20. Để phân biệt các dung dịch loãng : HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
      A. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại
      B. Kim loại sắt và đồng
      C. Dung dịch Ca(OH)2
      D. Kim loại nhôm và sắt

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Trac Nghiem Hoa 12 NC.doc