Câu hỏi ôn tập Sinh học 12

Câu hỏi ôn tập Sinh học 12

PHẦN 1: CƠ Ở VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

Câu 1: Trình bày cấu tạo hoá học và mô hình cấu trúc không gian của ADN

Câu 2: Chức năng của ADN. Để thực hiện những chức năng đó, phân tử ADN có những đặc điểm cấu tạo phù hợp và hoạt động như thế nào?

Câu 3: Cấu tạo và chức năng của ARN. Cơ chế tổng hợp ARN?

Câu 4: So sánh về cấu tạo, chức năng và hoạt động của ADN, ARN và prôtêin trong tế bào

Câu 5: So sánh quá trình tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã

Câu 6: Cấu tạo và chức năng của prôtêin.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2357Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Cơ ở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Câu 1: Trình bày cấu tạo hoá học và mô hình cấu trúc không gian của ADN
Câu 2: Chức năng của ADN. Để thực hiện những chức năng đó, phân tử ADN có những đặc điểm cấu tạo phù hợp và hoạt động như thế nào?
Câu 3: Cấu tạo và chức năng của ARN. Cơ chế tổng hợp ARN?
Câu 4: So sánh về cấu tạo, chức năng và hoạt động của ADN, ARN và prôtêin trong tế bào
Câu 5: So sánh quá trình tự nhân đôi, phiên mã và dịch mã
Câu 6: Cấu tạo và chức năng của prôtêin.
Câu 7: Giải thích chi tiết các cơ chê di truyền ở cấp độ phân tử theo sơ đồ:
ADN ARN Prôtêin Tính trạng
Câu 8: Nguyên tắc bổ sung là gì? Những cấu trúc và cơ chế di truyền nào đã thể hiện nguyên tắc bổ sung? ý nghĩa của nó?
Câu 9: Giải thích tính đa dạng và tính đặc thù của ADN, ARN và prôtêin. Mối liên quan và ý nghĩa của hai tính chất trên trong di truyền ở sinh vật.
Phần 2: Cơ ở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tê bào
Câu 1: NST là gì? Các tế bào bình thường có bộ NST như thế nào? Vì sao nói bộ NST có tính đặc trưng? Cơ chế của tính ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ khác nhau?
Câu 2: Chức năng của NST? Để thực hiện những chức năng đó NST có những đặc điểm gì phù hợp và hoạt động như thế nào?
Câu 3: Mô tả các hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân? chỉ rõ sự khác nhau cơ bản của 2 quá trình này?
Câu 4: Thế nào là NST kép? NST tương đồng trong tế bào bình thường? Phân biệt NST kép và NST tương đồng?
Câu 5: Khái niệm về NST, axit nuclêic và gen? Quan hệ giữa 3 loại cấu trúc đó trong cấu trúc và các cơ chế di truyền thể hiện như thế nào?
Phần 3: Biến dị
Câu 1: Trình bày khái nịêm; phân loại; nguyên nhân; cơ chế phát sinh; cơ chế biểu hiện và hậu quả của đột biến gen? Tại sao nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
Câu 2: Thường biến là gì? Hãy lấy một ví dụ để từ đó kết luận về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 3: Giải thích các hoạt động bình thường và không bình thường của NST trong quá trình phân bào? Cho biết hậu quả của sự hoạt động không bình thường đó?
Câu 4: Vẽ sơ đồ, giải thích nguyên nhân phát sinh và hậu quả của các dạng đột biến cấu trúc NST?
Câu 5: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân phát sinh và hậu quả của các dạng đột biến số lượng NST? So sánh đột biến đa bội thể và đột biến lệch bội thể?
Câu 6: Thế nào là thể lưỡng bội, thể lệch bội và thể đa bội? Giữa các thể trên có những đặc điểm gì khác nhau?
Phần 4: Các quy luật di truyền
Câu 1: Giải thích các phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen? Dự trên cơ sở nào mà Menđen đã phát hiện ra định luật phân ly độc lập? Phát biểu định luật và nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật trên?
Câu 2: Giải thích cơ sở tế bào học và nêu ý nghĩa của định luật phân ly độc lập?
Câu 3: Nêu khái niệm và lấy ví dụ giải thích hiện tượng di truyền trung gian với trội lặn hoàn toàn? So sánh hai hiện tượng trên trong phép lai một cặp tính trạng?
Câu 4: Khái niệm về nhóm gen liên kết? Vì sao liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp? Giải thích và cho ví dụ? ý nghĩa của liên kết gen trong sản xuất? 
Câu 5: So sánh hai hiện tượng di truyền là liên kết gen và hoán vị gen? Để phát hiện ra hiện tượng hoán vị gen người ta đã dùng phep lai nào? Lấy vi dụ chứng minh?
Câu 6: Trong di truyền học người ta hay sử dụng hai phép lai là lai phân tích và lai thuận nghịch, khái niệm và ứng dụng của các phép lai này?
Câu 7: Thế nào là hiện tượng hoán vị gen và hiện tượng đột biến chuyển đoạn NST? Hai hiện tượng trên có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 8: So sánh hiện tượng hoán vị gen và phân ly độc lập?
Câu 9: Cho ví dụ và so sánh hai hiện tượng di truyền tương tác gen không alen giữa kiểu tương tác có tỷ lệ kiểu hình là 9:6:1 với kiểu tương tác có tỷ lệ kiểu hình là 12:3:1?
Câu 10: Khái niệm về NST giới tính? Giữa NST thường và NST giới tính có những điểm gì giống và khác nhau?
Câu 11: Giải thích cơ chế xác định giới tính ở người và các loài động vật khác? Tại sao trong mỗi loài, tỷ lệ đực cái thường ngang nhau?
Câu 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính của động vật? í nghĩa của việc hiểu biết về di truyến giới tính?
Câu 12: Nêu khái niệm, cho ví dụ, giải thích và lập sơ đồ lai cho hiện tượng di truyền chéo và hiện tượng di truyền thẳng?
Câu 13: Khái niệm và đặc điểm của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính. Vì sao bệnh mù màu và máu khó đông ở người thường xuất hiện ở nam giới còn tật dính ngón tay số 2 và số 3 là tật của nam giới?
Câu 14: So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất di truyền của các gen trong nhân và gen nằm ở tế bào chất?
Phần 5: Sinh Thái học
Câu 1: Khái niệm về môi trường và các nhân tố sinh thái? Cho một ví dụ về tác động của nhiệt độ lên cơ thể sinh vật? Qua đó khái quát về quy luật giới hạn của các nhân tố sinh thái?
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và nước lên sinh vật? Trong các nhân tố sinh thái đó nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Tại sao?
Câu 3: Giải thích và nêu ví dụ về các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong hệ sinh thái? ý nghĩa của các mối quan hệ đó?
Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến các đặc điểm hoạt động, sinh trưởng và phát dục của sinh vật?
Câu 5: Khái niệm về nhịp sinh học? Giải thích và nêu ví dụ về các loại nhịp sinh học ở sinh vật? Vai trò của các yếu tố tham gia hình thành nhịp sinh học?
Câu 6: Giải thích những biểu hiện biến động số lượng cá thể của quần thể và những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên?
Câu 7: Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể? Hãy vẽ đường biểu diễn trạng thái cân bằng của quần thể trên sơ đồ? Những mối tương quan cơ bản nào trong quần thể và trong quần xã đảm bảo cho trạng thái cân bàng của quần thể?
Câu 8: Các đặc trưng của quần thể sinh vật? Trong các đặc trưng thì đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 9: Khái niệm và phân loại quần xã sinh vật? Giải thích mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh?
Câu 10: Khái niệm và nguyên nhân diễn thế sinh thái. Nêu các loại diễn thế sinh thái?
Câu 11: Khái niệm về chuỗi thức ăn? Các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn? Phân loại chuỗi thức ăn? Từ sơ đồ sau hãy thiết lập sơ đồ lưới thức ăn phù hợp với các trường hợp: + 5 là sinh vật sản xuất
	+ 5 là sinh vật phân giải
3
5
6
4
2
1
Câu 12: Thế nào là qui luật hình tháp sinh thái? Nguyên nhân của qui luật? Vẽ sơ đồ và giải thích ý nghĩa của các loại hình tháp sinh thái?

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi on tap.doc