Câu hỏi ôn tập Phần V chương I - Sinh 12

Câu hỏi ôn tập Phần V chương I - Sinh 12

Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:

 A. Tấc cả các loài đều dùng chung một mã di truyền.

 B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axitamin.

 C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin.

 D. Tấc cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

Câu 2: Vùng mã hóa của gen là vùng:

 A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

 B. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

 C. Mang thông tin mã hóa các axit amin.

 D. Mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1827Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Phần V chương I - Sinh 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN V CHƯƠNG I
Câu 1: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là:
 A. Tấc cả các loài đều dùng chung một mã di truyền.
 B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axitamin.
 C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin.
 D. Tấc cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
Câu 2: Vùng mã hóa của gen là vùng:
 A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
 B. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
 C. Mang thông tin mã hóa các axit amin.
 D. Mang bộ ba mã mở đầu, các bộ ba mã hóa và bộ ba mã kết thúc.
Câu 3: Một gen có chiều dài 0,408 micromet .Gen này quy định tổng hợp một phân tử protein. Vậy số axit amin của phân tử prôtein này là:
 A. 398. 
 B. 400. 
C. 399. 	 
D. 798.
Câu 4: Tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có bộ NST 2n=16. Trong tế bào sinh dưỡng của thể 3 nhiễm , bộ NST là:
 A. 48 NST. 
 B. 17 NST. 
C. 19 NST. 
 D. 18 NST.
Câu 5: Dạng đột biến làm biến đổi nhiều nhất đến cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là:
 A. Thêm 1 cặp nu vào phía cuối của gen.
 B. Mất 1 cặp nu ở phía đầu của gen.
 C. Thay thế 1 cặp nu ỏ giữa gen .
 D. Đảo vị trí của cặp nu này với cặp nu khác ở giữa gen.
 Câu 6: Bệnh ở người do đột biến cấu trúc NST là:
 A. Bệnh Đao. 	
B. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
 C. Bệnh ung thư máu. 	
D. Bệnh mù màu đỏ - lục.
 Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thể đa bội?
 A. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội.
 B. Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 2n+2.
 C. Những giống cây ăn quả không hạt thường là đa bộ lẽ.
 D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, khỏe, chống chịu tốt.
Câu 8:Cơ sở tế bào học cuả quy luật Menđen là:
 A. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân.
 B. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng ( dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh.
 C. Sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân. 
 D. Sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân.
Câu 9: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P:Aa x Aa lần lượt là:
 A. 1:2:1 và 3:1. 
 B. 1:2:1 và 1:2:1.
 C. 3:1 và 1:2:1. 
 D. 3:1 và 3:1. 
 Câu 10: Sự mềm dẻo kiểu hình( thường biến) là:
 A. Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
 B. những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
 C. Những biến đổi ở môi trường của cùng một kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của kiểu hình.
 D. Những biến đổi giống nhau ở kiểu hình của nhiều kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.
Câu 11: Để xác định 1 tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp:
 A. Lai gần. 
B. Lai xa. 
C. Lai phân tích. 
D. Lai thuận nghịch.
Câu 12: Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn, đời con thu được hai loại kiểu hình hạt vàng, trơn và hạt xanh trơn với tỉ lệ 1:1. Kiểu gen của 2 cây bố mẹ là:
 A. AAbb x aaBB. 	
 B. Aabb x aaBb. 
 C. Aabb x aaBB. 	
 D. Aabb x aabb . 
Câu 13: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
 A. Sự phân li độc lập của các tính trạng. 
 B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1. 
 C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
 D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 14:Thế nào là gen đa hiệu?
 A. Gen tạo ra nhiều loại Marn.
 B. Gen điều khiển hoạt động của các gen khác.
 C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác.
 D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
 Câu 15: Máu khó đông là bệnh do gen lặn liên kết với NST giới tính X quy định , không có alen tương ứng trên Y . Người phụ nữ bình thường có bố mắc bệnh lấy chồng bình thường. Xác xuất để cặp vợ chồng này sinh một đứa con trai bị bệnh là:
 A. 50%. 
B. 25%. 
C.12.5%. 
D. 0%.
Câu 16: Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit. 
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. 
C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN. 
D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN. 
Câu 17: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ sung là AGX TTA GXA?
	A. TXG AAT XGT.	B. UXG AAU XGU.	
	C. AGX TTA GXA.	D. AGX UUA GXA.
Câu 3: Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
B. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A. 
C. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.
D. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc.
Câu 18: Đột biến gen là
	A. sự biến đổi tạo ra những alen mới.
	B. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
	C. sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen.
	D. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
Câu 19: Cặp NST tương đồng là cặp NST
A. giống nhau về hình dạng nhưng khác về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. 
B. giống nhau về hình dạng, kích thước và có cùng nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ. 
C. giống nhau về hình dạng, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. 
D. khác nhau về hình dạng nhưng giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 20: Loại đột biến nào dưới đây thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể?
A. mất đoạn, đảo đoạn chứa tâm động. 	B. đảo đoạn, lặp đoạn ở đầu mút.
C. lặp đoạn, chuyển đoạn nhỏ NST.	D. mất đoạn, chuyển đoạn lớn NST.
Câu 21: Đột biến làm thay đổi số lượng của một hay vài cặp NST tương đồng được gọi là
	A. đột biến đa bội chẵn.	B. đột biến lệch bội.
	C. đột biến đa bội lẻ.	D. đột biến cấu trúc NST.
Câu 22: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
	1 – Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
	2 – Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3.
	3 – Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
	4 – Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
	A. 4 2 3 1.	B. 4 2 1 3.
	C. 4 3 2 1.	D. 4 1 2 3.
Câu 23: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
	A. sự phân li độc lập của các tính trạng.	
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
	C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
	D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 24: Tính đa hiệu của gen là 
A. một gen tác động át trợ gen khác để quy định nhiều tính trạng.
B. một gen quy định nhiều tính trạng.
 C. một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
 D. một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng
Câu 25: Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng
	A. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.
	B. tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
	C. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.
	D. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.
Câu 26: Ý nghĩa thực tiễn của di truyền giới tính là gì?
	A. Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.
	B. Phát hiện các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
	C. Phát hiện các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
	D. Điều khiển giới tính của cá thể.
Câu 27: Trong sự di truyền qua tế bào chất (di truyền ngoài nhân) thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?
A. Vai trò của bố và mẹ là như nhau đối với sự di truyền tính trạng.
B. Vai trò của bố và mẹ là khác nhau đối với sự di truyền tính trạng.
C. Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ đối với sự di truyền tính trạng.
D. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
Câu 28: Sự mềm dẻo của kiểu hình có nghĩa là
A. một kiểu hình có thể do kiểu gen quy định trong quá trình phát triển của cơ thể.
B. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
C. nhiều kiểu gen biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D. một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trong cùng một điều kiện môi trường.
Câu 29. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. AUG, UGA, UAG.	B. AUU, UAA, UAG.
C. AUG, UAA, UGA.	D. UAG, UAA, UGA.
Câu 30. Trong quá trình nhân đôi AND, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ ezim nối, enzim nối ở đây là
A. hêlicaza.	B. AND giraza. 
C. AND ligaza.	D. AND pôlimeraza.

Tài liệu đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM ON TAP CHUONG I PHAN V.doc